Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1946...

Tài liệu Lịch sử việt nam thời kỳ 1945 – 1946

.PDF
20
1373
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC CHUYÊN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1946 MÃ: SU11 Môn: Lịch sử Người thực hiện: Hoàng Thị Huyền Vũ Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, xuất phát từ vị trí ảnh hưởng của chuyên đề LSVN thời kỳ 1945 – 1946 đối với chương trình dạy học tại các lớp chuyên sử. Nội dung chuyên đề nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam thời kì 1945 – 1946, đảm bảo chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng của môn học, vừa đảm bảo tri thức về lịch sử. Hệ thống các câu hỏi liên quan mật thiết với kiến thức cơ bản được trả lời một cách khoa học, logic.. Mặt khác, chuyên đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn, quyết định đến chất lượng thi HSGQG môn lịch sử: hàng năm nội dung liên quan tới lịch sử VN thời kỳ 1945 -1946 được vận dụng nhiều trong các đề thi HSGQG như năm 2003, 2004, 2005, 2011. Thứ hai, thực tiễn đã xác nhận rằng, trong nhiều năm qua việc lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho HSGQG khi giảng dạy chuyên đề cụ thể theo từng chương từng bài, từng giai đoạn lịch sử, từng nội dung kiến thức đã được khối các trường THPT chuyên khu vực duyên hải, Đồng bằng Bắc Bộ đưa ra trao đổi, thảo luận và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Lịch sử Việt Nam thời kỳ 19451946. II. Mục đích của đề tài Việc chọn đề tài lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 nhằm cung cấp cho học sinh một số nội dung và phương pháp ôn tập, các giải pháp mang hiệu quả, tính khả thi cao trong hoạt động giáo dục và đào tạo, có khả năng áp dụng ở nhiều đối tượng, nhiều nơi...đã được kiểm chứng qua thực tiễn giảng dạy, ôn tập và bồi dưỡng HSGQG nhiều năm của nhóm giáo viên dạy Sử trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc. Từ mục đích trên, nội dung chuyên đề lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 tập trung vào những chủ đề sau: Phần I. Lựa chọn nội dung ôn tập phần lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946 I, Nội dung cơ bản của Lịch Sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 II. Một số chủ đề chuyên sâu về lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946 Phần II. Phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho HSGQG khi ôn tập chuyên đề lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946 B. PHẦN NỘI DUNG PHẦN I. LỰA CHỌN NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1946 VẤN ĐỀ I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 -1946 NỘI DUNG - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946 Phần nội dung kiến thức Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946 được đề cập chi tiết trong phần hai, chương III, bài 20 SGK lớp 12 – ban Nâng cao. Vì vậy, nội dung kiến thức cơ bản chúng tôi không đi vào chi tiết mà chỉ định hướng, các vấn đề dạy và ôn tập, bồi dưỡng cho HSG. I – Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 1. Khó khăn 2. Thuận lợi II. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng 1. Về chính trị - quân sự a, Chính trị b, Quân sự c, Ý nghĩa 2. Về kinh tế - tài chính a, Về kinh tế b, Ý nghĩa 3. Về văn hóa – giáo dục 4. Ý nghĩa III – ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc a,Chủ trương b,Biện pháp c,Kết quả d,Ý nghĩa 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta a. Hiệp định Sơ bộ b, Tạm ước 14-9-1946 VẤN ĐỀ 2 - MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946 Chủ đề 1 – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ NHIỆM VỤ MỚI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM KHI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP 1.Tình hình thế giới Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành. Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô đang phát triển mạnh mẽ. Liên Xô có vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị quốc tế, là trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới. Cách nạng giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa đòi cải thiện đời sống đã diễn ra sôi nổi và rộng lớn. Tại một số nước như Italia, Pháp, Đảng Cộng sản có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa đang bị chấn động: ba đế quốc Đức, Italia, Nhật đã bị các lực lượng đồng minh đánh bại, Anh, Pháp thì suy yếu nhiều. Riêng đế quốc Mĩ đã vượt lên sau chiến tranh đang ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động ở các nước đế quốc để chống lại các lực lượng cách mạng trên thế giới. Một đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản cách mạng dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau. Song các lực lượng đế quốc và các thế lực phản cách mạng cũng đang tìm mọi cách để phục hồi và phát triển vai trò của mình, phản kích mạnh mẽ các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (do Liên Xô làm trụ cột) với các nước đế quốc và lực lượng phản động do đế quốc Mĩ cầm đầu. 2.Nhiệm vụ mới Việt Nam là một bộ phận của thế giới nên chịu tác động lớn của cuộc đối đầu gay gắt và phức tạp đó. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt. Giặc ngoài thù trong khó khăn chồng chất khó khăn đè nặng lên đất nước ta, đặt chính quyền cách mạng trước một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”! Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng nguy cơ mất còn! Trọng trách nặng nề đối với dân tộc đã giao phó cho Đảng và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Hồ Chí Minh đứng đầu, với tư cách là người lãnh đạo và quản lí điều hành cao nhất của đất nước. Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ, chiến lược và sách lược do Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp tháng 8 – 1945 đã thông qua, ngay sau khi về Hà Nội, Ban thường vụ Trung Ương Đảng và Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp cấp bách đầu tiên để bảo vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt ngày 25 – 11 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị quan trọng Kháng chiến, kiến quốc, xác định nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng,toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ mới. Phân tích cụ thể tình hình thế giới và trong nước, đánh giá thái độ, âm mưu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dương, bản chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước ta chưa hoàn thành độc lập. Khẩu hiệu vẫn là: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết. Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách, song rất cơ bản của nhân dân ta lúc này là : 1- Củng cố chính quyền cách mạng 2- Chống thực dân Pháp xâm lược 3- Bài trừ nội phản 4- Cải thiện đời sống nhân dân Bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn và nặng nề nhất vì trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ “việc giành chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu”. Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đó, Đảng phải tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao; chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt. Các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được khái quát thành khẩu hiệu chiến lược – “Kháng chiến và kiến quốc”. CHỦ ĐỀ 2 - MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Thực hiện khẩu hiệu “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và cấp bách nhất của nhân dân ta lúc bầy giờ. Vì vậy phải mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gạt bỏ những bất đồng trong nội bộ quốc gia – dân tộc nhằm chỉa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược bên ngoài và các lực lượng phản động tay sai. Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng Việt Minh làm cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng lôi kéo cả địa chủ phong kiến, đồng bào công giáo, phát triển và thống nhất các tổ chức trong toàn quốc, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc mới vào Việt Minh v.v… Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực thi nhiều biện pháp để tập hợp sử dụng những nhân sĩ tri thức, tìm kiếm nhân tài của đất nước phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Nhiều nhân sĩ trí thức được chính phủ mời tham gia bộ máy hành chính, các cơ quan chuyên môn ở các cấp nhất là trung ương, Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại), vừa mới thoái vị ngôi vua để làm người công dân tự do của một nước độc lập, đã được cử làm cố vấn Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa theo sắc lệnh số 23-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10-9-1945. Mặt trận Việt Minh được củng cố và chấn chỉnh lại. Một số đoàn thể quần chúng và đảng phái dân chủ lần lượt ra đời, như Công thương cứu quốc, sinh viên cứu quốc, Công giáo cứu quốc, Hướng đạo cứu quốc, Viên chức cứu quốc, Cựu binh sĩ cứu quốc….Các hội Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ lần lượt mở hội nghị để thống nhất hệ thống tổ chức. Số lượng hội viên của đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh tăng lên nhanh chóng. Công tác vận động tổ chức, đoàn kết các dân tộc ít người được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nha dân tộc thiểu số được thành lập để giúp chính phủ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trong toàn cõi Việt Nam. Hội nghị các dân tộc thiểu số toàn quốc được tổ chức tháng 12 – 1945 và Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số khu vực miền Nam họp tháng 4-1946 đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng quốc gia thống nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “ Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia – rai hay Ê – đê, Xơ – đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn núi có thể mòn,nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữu vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”. Do nhu cầu mở rộng hơn nửa cuộc vận động, tổ chức công nhân và lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã được thành lập (20-7-1946). Đảng xã hội Việt Nam ra đời (22-7-1946) nhằm tập hợp, đoàn kết mọi trí thức yêu nước và dân chủ. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành lập ngày 20-10-1946. Đặc biệt, ngày 29 -5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam đã tuyên bố chính thức thành lập tại Hà Nội. Đây là một hình thức tổ chức rộng rãi của mặt trận trong thời kì mới, một sự kiện chính trị quan trọng. Hội có mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam được Độc lập, Thống nhất, Dân chủ, Phú cường. Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời đã tạo thêm khả năng mới để đoàn kết và tranh thủ những ai có thể tranh thủ được để thống nhất các lực lượng quốc gia dân tộc,thực hiện mục đích chung của Hội là: vì nước. Hơn bao giờ hết, “bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh đảng phái, bao nhiêu đố kị về tôn giáo và nòi giống phải hất ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Từ nay quốc dân Việt Nam đã liên hiệp, không phải chỉ liên hiệp ở trong chính phủ, mà còn liên hiệp ở quảng đại quần chúng nhân dân…Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ như một của báu…lúc này bí quyết của sự thành công ở chỗ tinh thần đoàn kết”. PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1945 – 1946 Thực hiện tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…trong chuyên đề này, chúng tôi đề cập đến phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. I. Giới thiệu một số câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá theo hướng năng lực khi ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia môn sử chuyên đề: lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 Câu 1: Nêu và phân tích những sự kiện trên thế giới đã tác động đến cách mạng Việt Nam trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2: Hãy nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao? Câu 3: Sự câu kết giữa thực dân Pháp với quân Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc trong việc xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Câu 4: Hãy nêu những kết quả đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 5: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng đã diễn ra như thế nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Câu 6 : Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp (từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946) như thế nào? Câu 7 : Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946. Câu 8 : Vì sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Trình bày ý kiến về từng sách lược của Việt Nam trong việc hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp. Câu 9 : Trong hơn một năm sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã giải quyết những khó khăn về chính trị, quân sự như thế nào? Nêu ý nghĩa của việc giải quyết đó. Câu 10 : Phân tích những biện pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đối phó với quân đội Trung Hoa Dân quốc từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 6-3-1946. Câu 11: Thiện chí hòa bình của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quan hệ với Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 được thể hiện như thế nào? Câu 12: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi mới ra đời. Câu 13: Dựa vào dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy nhận xét những nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến trước ngày 19-12-1946. Nêu ý nghĩa của Việc giải quyết những nhiệm vụ đó. Thời gian Ngày 3-9-1945 Nội dung Trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ xác định vấn đề giải quyết nạn đói là một trong những nhiệm vụ cấp bách Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”. Ngày 23-9-1945 Quân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 6-1-1946 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Ngày 6-3-1946 Đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Ngày 22-5-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Mu tê – Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp bản Tạm ước. Ngày 9-11-1946 Quốc hội thông qua Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 11-11- Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”. 1946 Ngày 23-11- Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước 1946 thay cho đồng tiền Đông Dương. Câu 14: Tình hình nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì ? Khó khăn nào là lớn nhất ? Vì sao? Câu 15: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp trong thời gian : từ 2/9/1945 đến trước 6/3/1946? Câu 16: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp trong thời gian từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946. Câu 17: Hãy cho biết những biện pháp và kết quả đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. II.Giới thiệu một số câu hỏi có hướng dẫn chấm, đáp án Câu 2 (3 điểm): Hãy nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao? Câu Đáp án - Chỉ 10 ngày sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, quân đội các nước Đồng Minh với dnah nghĩa vào giải giáp Điểm quân đọi Nhật, đã kéo vào nước ta. Ngoài Pháp, Nhật vẫn chưa rút quân thi quân THDQ, quân Anh đã kéo vào nước ta . Họ có danh nghĩa hợp pháp, là quân đồng minh giải giáp quân đội Nhật, nhưng bản chất chung là chống phá cách mạng Việt Nam. Chưa bao giờ nước ta lại có đông kẻ thù đến như vậy. Đây là khó khăn lớn nhất nghiệm trọng nhất của CMVN. - Quân Trung Hoa Dân quốc: Ngay sau khi nước VNDCCH được thành lập 20 vạn quân THDQ ồ ạt kéo vào Hà Nội và hầu khắp các tỉnh Miền Bắc. Âm mưu của chúng là nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản, phá tan Mặt trận Việt Minh, lật đổ chính quyền Cm còn non trẻ của nhân dân ta, THDQ sử dụng những phần tử tay sai nằm trong các tổ chức phản động : Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với âm mưu xúc tiến thành lập một chính phủ bù nhìn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng của Cm TQ đang phát triển mạnh, trực tiếp đe dọa lợi ích chiến lược của THDQ. Vì thế, sớm hay muộn họ cũng phải rút về nước để đối phó với lực lượng Cm TQ. Mặt khác nội bộ phía THDQ đang có mâu thuẫn tranh giành quyền lực. Đây là những khó khăn của quân THDQ mà VN có thể lợi dụng để hào hoãn, hạn chế những hoạt động chống phá của chúng. Như vậy quân THDQ ko phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của CMVN. - Đế quốc Mĩ: Lúc này, Mĩ đang hậu thuẫn cho THDQ để chiếm nước ta. Tuy nhên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đang tập trung đối phó ở khu vực châu Âu và TQ nên chua có điều kiện can thiệp sâu vào Đông Dương. - Thực dân Anh: Hơn 1 vạn quân Anh vào miền Nam, dưới danh nghĩa là quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, nhưng thực chất là để dọn đường cho quân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh đòi độc lập đang phát triển ở các thuộc địa của Anh. Chính vì thế, Anh phải tập trugn lực lượng để đối phó. Trong hoàn cảnh đó, thực dân Anh không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài. Do bản chất đế quốc, thực dân Anh lo ngại ảnh hưởng của THDQ ở khu vực này nên đã hậu thuẫn cho quân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Như vậy thực dân Anh không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Cm Đông Dương. - Nhật Bản: Sau chiến tranh, 6 vạn quân Nhật đang chờ để giải giáp, trong đó có một bộ phận theo lệnh đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng. Nhật là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Nhật ở Đông Dương đang chờ về nước. Vì thế, Nhậ Bản không phải là kẻ thù chính của Cm VN lúc đó. - Thực dân Pháp: Thực dân Pháp có âm mưu quay lại xâm lược VN. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Chính phủ Pháp đã lập một đội quân viễn chinh do tướng Lơ cơ léc chỉ huy nhằm chiếm lại Đông Dương. Được sự ủng hộ của quân Anh, ngày 23-9-1945, Pháp tiến công SG, mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta. Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản cách mạng miền Nam như Đại Việt, Tờrốtkít, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp. Như vậy, với ý chí thực dân, cả trong tư duy và hành động, thực dân Pháp đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược VN. Phân tích về âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương Đảng nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược,phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Câu 3 (3 điểm) : Sự câu kết giữa thực dân Pháp với quân Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc trong việc xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Câu Đáp án - Sau CMT8, ở VN đã có mặt các nước đế quốc Pháp, Anh, Trung Hoa Dân quốc cùng các đảng phái phản động của chúng. Tuy mỗi đế quốc có âm mưu riêng, song đều thống nhất trong mục đích là muốn lật đổ chính quyền Cách mạng VN, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống khu vực Đông Nam Á. - Sự câu kết giữa Anh và Pháp: + Ngày 6-9-1945, quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật đến Sài Gòn, kéo theo sau là một đại đội quân Pháp. Vừa đến SG, quân Anh yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp do Nhật giam giữ sau ngày 9-3-1945, trang bị vũ khí cho số tù binh này và cho quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố. + Ngày 23-9-1946, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai. + Ngày 5-10-1945, lực lượng quân viễn chinh Pháp đến SG. Với lực lượng được tăng cường, lại có sự hỗ trợ của quân Anh và Nhật, quân Pháp phá vòng vây SG, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ. - Sự câu kết của Pháp và Trung Hoa Dân quốc: Để đàn áp phong trào Cm TQ đang lên cao, THDQ cần huy động 20 vạn quân về nước, Pháp muốn nhân cơ hội này đưa quân ra miền Bắc nhằm thực hiện ý đồ xâm lược cả nước ta. Ngày 28-21946, hai bên kí hiệp ước Hoa – Pháp. Theo đó, THDQ được Pháp trả lại các tô giới và các nhượng địa của Pháp trên đất TQ và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được phép đưa 15.000 quân ra Bắc thay thế quân THDQ làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Điểm Câu 6 (3 điểm) : Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp (từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946) như thế nào? Câu Đáp án a, Chủ động kháng chiến (từ ngày 2-9-1946 đến trước ngày 63-1946) - Sau CMT8, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 2-9-1945, trong khi nhân dân SG – Chợ Lớn mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”, thực dân Pháp đã cho quân bắn vào đoàn dự mít tinh làm 47 người chết và nhiều người khác bị thương. Ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự về SG, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Như vậy, âm mưu và hành động của thực dân Pháp đã chứng tỏ dã tâm dùng vũ lực để quay lại xâm lược nước ta của chúng. - Nhận thức được ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập (2-9-2945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ : “Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập…..độc lập ấy” - Ngay khi thực dân Pháp xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai (23-9-1945), xứ ủy Nam Kì đã tổ chức cho nhân dân SG – Chợ Lớn cũng như nhân dân Nam Bộ đứng lên chống quân xâm lược. lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, phá kho tàng, triệt phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật trên đường phố…. Bao vây và tấn công quân Pháp trong thành phố. - Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước hướng về Nam Bộ - “Thành Đồng Tổ quốc”, đồng thời, tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến. - Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ đã ngăn chặn được Điểm bước tiến công đầu tiên của địch, giữ vững và mở rộng lực lượng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền Cm, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau. b, Chủ động đàm phán và kí kết Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) - Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến công ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện âm mưu đó, Pháp dùng thủ đoạn chính trị điều đình với chính phủ THDQ để đưa quân ra Miền Bắc. Về phía THDQ, lúc đó cần phải rút quân về nước, tập trung đối phó với phong trào Cm do Đảng Cộng sản TQ lãnh đạo. Vì vậy, ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa _ Pháp đã được kí kết. Theo đó, Pháp đưa quân ra Bắc thay thế quân THDQ làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại THDQ được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyền hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam ko phải đóng thuế. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân VN phải chọn một trong hai con đường, hoặc là cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp khi chúng ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 van quân THDQ ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp về sau. - Trên cơ sở phân tích toàn diện ngày 3-3-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng do Chủ Tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. Ngày 6-3-1946, đại diện của Chính phủ cách mạng nước ta là Hồ Chí Minh đã kí kết với đại diện Chính phủ Pháp là G. Xanhtơni bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội. (HS trình bày nội dung của bản Hiệp định) - Ý nghĩa: + Việc kí Hiệp định Sơ bộ, tạm thời hòa hoãn với Pháp là chủ trương đúng đắn và kịp thời của chính Phủ Cm. + Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, nhanh chóng gạt 20 vạn quân THDQ và tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền Cm, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. + Với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), dã tỏ rõ thiện chí hòa bình của nhân dân ta để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới. - Sau Hiệp định Sơ bộ ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Pháp để đi đến kí kết một hiệp chính thức, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ VN và Pháp đã được tổ chức ở Phôngtennơblô (7-1946). Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ko chịu công nhận độc lập và thống nhất cảu nước ta. Trong lúc đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt – Pháp căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh. - Với tư cách thượng khách sang thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động kí với Mute (đại diện chính phủ Pháp) bản tạm ước 14-9-1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở VN. Việc kí tạm ước 14-9-1946 nhằm mục đích kéo dài thời gian hòa hoãn, tích cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến. Qua đó, còn thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân VN trong việc giải quyết cuộc xung đột Việt – Pháp. c, Chủ động kháng chiến toàn quốc (19-12-1946) - Chính phủ Pháp ko thành thật trong việc kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước với VN, nên ngay khi sau khi kí xong chúng lại tìm cách phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa. Từ cuối tháng 11-1946,thực dân Pháp tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Tháng 12-1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng và Đà Nẵng. Ở Hà Nội, tình hình nghiêm trọng hơn. Ngày 15-12-1946, chúng gây ta một số vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và chiếm đóng cơ quan bộ tài chính và Bộ giao thông công chính. Ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư đòi ta phá bỏ mọi công sự trên đường phố, giải tán các lực lượng chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nêu yêu cầu đó ko được chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946, quân Pháp sẽ hành động. - Khả năng hòa hoãn không còn nửa, mọi nhân nhượng của VN đã đến giới hạn cuối cùng. Nhân dân VN chỉ có một con đường duy nhất là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc. - Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tối 19-12-1946, thay mặt Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 7 (3 điểm) : Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946. Câu Đáp án - Nước VNDCCH vừa ra đời mong muốn được các nước công nhận quyền tự do, độc lập, nhưng Pháp âm mưu thôn tính và chia cắt nước ta một lần nửa…(hs lấy dẫn chứng) - Ngày 28-2-1946, thực dân Pháp và THDQ kí Hiệp ước Hoa – Pháp để cho quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Hiệp ước Hoa – Pháp đặt VN trước một cuộc chiến tranh trên quy mô cả nước. - Chủ tịch HCM và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai thác mọi khả năng, chủ động đàm phán với Pháp để đẩy lùi nguy cơ Điểm chiến tranh, tiếp tục phát triển thực lực cách mạng mọi mặt để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược và làm cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao. - Ngày 3-3-1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp, đưa ra quyết định chọn giải pháp “hòa để tiến”. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ: …(hs cần ghi rõ nội dung bản Hiệp định) - Việc kí Hiệp định Sơ bộ, tạm thời hòa hoãn với Pháp là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Chính phủ Cm. Ta đã ngăn chặn được âm mưu bắt tay của thực dân Pháp với THDQ, nhanh chóng gạt 20 vạn quân THDQ và tay sai về nước, tránh được một cuộc đụng độ nổ ra quá sớm và bất lợi cho ta, tạo thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu về sau. - Sau Hiệp sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Pháp để đi đến kí kết một Hiệp định chính thức. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu đã cử đoàn đàm phán với Pháp ở Hội Nghị trù bị ở Đà Lạt (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5-1946) và Hội nghị Phôngtennơblô (6-9-1946). Do thái độ hiếu chiến của Pháp nên các cuộc đàm phán đều thất bại. Quan hệ Việt – Pháp càng trở nên căng thẳng, nguy cơ của một cuộc chiến tranh sắp nổ ra. - Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là thượng khách sang thăm nước Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp, đã chủ động đàm phán và kí với đại diện của Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946: ta tiếp tực nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam, nhằm mục đích kéo dài thời gian hòa hoãn, tích cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến. - Cuộc đấu tranh ngoai giao của chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta trong năm 1946 tuy chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản nhưng đã làm cho nhân dân Pháp và thế giới hiểu rõ hơn vấn đề VN, làm cho số đông người Pháp đồng tình ủng hộ nền độc lập của VN, tranh thủ có thêm thời gian để xây dựng lực lượng đối phó với âm mưu xâm lược trở lại của thực dân Pháp. - Kiên trì con đường đàm phán hòa bình với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thiện chí hòa bình của chính phủ và nhân dân VN, đẩy được quân THDQ về nước và phá tan âm mưu câu kết giữa chúng chống lại nhân dân ta. Đồng thời ta cũng kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi. C- KẾT LUẬN Nhận thức được vai trò của chuyên đề trong việc giảng dạy bồi dưỡng HSGQG, vì vậy, trong đề tài “Lịch sử Việt Nam thời kì 1945-1946”, chúng tôi tập trung làm rõ các vấn đề quan trọng như: Việc lựa chọn nội dung cơ bản; một số chủ đề chuyên sâu ôn tập cho HSG khi giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam thời kì 1945- 1946. Đề xuất phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS (theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và phù hợp với bối cảnh chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đề án đổi mới kiểm tra, đánh giá sau năm 2015 của Bộ GD – ĐT) Chuyên đề có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan như SGK lịch sử – Nâng cao, lớp 12; Lịch sử Việt Nam toàn tập – NXB giáo dục (GS. Trương Hữu Quýnh – chủ biên), Tài liệu tập huấn: dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (vụ giáo dục Trung học – năm 2014)….nhằm hỗ trợ thêm cho các đồng nghiệp THPT chuyên khi ôn tập chuyên đề Lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946 và cùng trao đổi, thảo luận về nhận thức mới kĩ thuật biên soạn câu hỏi/ bài tập theo định hướng năng lực…Từ đó, đi đến thống nhất chung về nội dung cơ bản, các chủ đề chuyên sâu và đặc biệt là hệ thống câu hỏi/ bài tập theo định hướng năng lực có thể áp dụng chung cho các trường THPT chuyên trong cả nước để đem đến hiệu quả cao hơn trong công tác bồi dưỡng HSGQG môn lịch sử. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn vẫn có những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng tôi hoàn thiện đề tài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan