Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ...

Tài liệu Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh trong môn ngữ văn 6 trường thcs nga trung

.PDF
16
127
78

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 3 1 Cơ sở lý luận của SKKN 3 2 Thực trạng vấn đề 3 3 Các giải pháp giải quyết vấn đề 5 3.1 Hiểu được giá trị của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 5 3.2 Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 5 3.3 Ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS. 6 3.4 Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 6 3.5 Những chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 7 3.6 Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS 7 3.7 Những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6 8 3.8 Vận dụng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các văn bản lớp 6 9 Hiệu quả SKKN 11 4 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12 Tài liệu tham khảo 14 Danh mục các sáng kiến đã được đánh giá 15 I. MỞ ĐẦU 0 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Với môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Do vậy môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt trong việc hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông; có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp; có tư duy sáng tạo và bước đầu cảm nhận được chân thiện - mỹ trong nghệ thuật. Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, môn văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế cuộc sống hơn. Cho nên vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Điều đó cũng thể hiện một cách rõ ràng sự tích cực và nghiêm túc của mỗi giáo viên trong việc tham gia hưởng ứng cuộc vận động manh tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trong và sâu sắc này. Bởi như chúng ta đều biết: “Mỗi bài nói, bài viết, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời”. ( Tài liệu phục vụ cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2007). Đặc biệt trong phiên họp lần thứ 24 tại Pari, tổ chức UNESCO đã tôn vinh: Hồ Chí Minh là một vị anh hùng giải phóng dân tộc và là một danh nhân văn hóa thế giới . Trực tiếp giảng dạy và phụ trách chuyên môn Trường THCS Nga Trung, tôi thấy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học ở trường phổ thông góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho các em học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội, trong đó bộ môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng. 1. 2. Cơ sở thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do tác động của xã hội trong cơ chế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết, là cấp bách bởi mục tiêu môn học chứa nội dung giáo dục nhân cách con người. Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo con người của xã hội Việt Nam hiện đại . 1 Hơn nữa học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp. Học sinh còn mới bước vào THCS chưa hình thành rõ nhân cách. Nên việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi chọn nội dung “Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn 6 Trường THCS Nga Trung” để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN: “Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn 6 Trường THCS Nga Trung” được vận dụng trong giảng dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn 6 nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu đối với Bác Hồ kính yêu... Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Ngoài ra, còn có mục đích mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy theo hướng đổi mới: tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó, chúng ta đã tìm tòi nghiên cứu, áp dụng và đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các văn bản trong nhà trường THCS nói riêng và các tác phẩm văn thơ trong nước và ngoài nước nói chung. Góp phần mang lại cho chúng tôi hiệu quả cao trong việc “Nâng cao chất lượng dạy-học” và phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt – Học tốt” của ngành. Giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế để có thể giải quyết các tình huống ngoài ý muốn một cách thuận lợi theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG Đối tượng nghiên cứu SKKN: Tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn Lớp 6 trường THCS Nga Trung năm học 2016 – 2017 (đến tháng 4 năm 2017). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy và các tài liệu về tấm gương đạo đức của Bác. 4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Khảo sát đầu năm, điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa. 4.3. Phương pháp đàm thoại, thuyết trình Đàm thoại, thuyết trình trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ. 4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá Sau mỗi giờ học có kiểm tra đánh giá kết quả một cách nhẹ nhàng, trung thực. Sau tiết kiểm tra có đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể, động viên những em 2 thực hiện tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. Giáo viên rút kinh nghiệm cho giờ giảng, bài giảng sau được tốt hơn và hình thức kiểm tra sát hơn, thiết thực hơn. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ngữ văn là 1 môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Chính vì thấy được tầm quan trọng trong việc dạy và học môn ngữ văn nói chung và môn ngữ văn cấp THCS nói riêng đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thuận lợi Công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM” đã phát triển rộng khắp trong cả nước: trong các ngành nghề, các cơ quan đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là ngành giáo dục. Công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM” tại trường THCS Nga Trung đã được đưa vào kế hoạch dạy học trong nhiều năm nay ở tất cả các bộ môn. Ngoài những hoạt động ngoại khóa của Liên Đội thì giáo viên cũng cũng đã tìm tòi vận dụng tích hợp vào trong bài dạy của mình đặc biệt là ở bộ môn ngữ văn. 3 Nhà trường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội, Công đoàn tổ chức các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa tập thể vui tươi lành mạnh theo chủ điểm của tháng, giáo dục cho các em kỹ năng sống khiến cho học sinh yêu trường, yêu lớp, điều đó giúp giáo viên dễ tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với học sinh. Đối với học sinh lớp 6, các em mới vào đầu cấp, còn non nớt, ngây thơ có tư tưởng đạo đức ngoan, có ý thức học tập nên việc giảng dạy và việc tích hợp liên môn và các bài giảng được tiến hành thuận lợi. Đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Bản thân là giáo viên giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn lâu năm, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi và tự học để nâng cao trình độ, hiểu biết xã hội, đọc, thuộc các câu chuyện, câu thơ, câu văn về Bác nên được học sinh tin tưởng, yêu mến, kính trọng. Từ đó, học sinh thích học, thích nghe và thích được làm theo lời thầy giáo hướng dẫn để thể hiện mình là học sinh đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong nhà trường, với đặc trưng của môn KHXH & NV và với tính giáo dục thẩm mỹ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nội dung SGK cấp THCS có rất nhiều văn bản có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách của Người. 2.2. Khó khăn Học sinh lớp 6 nói riêng và học sinh THCS nói chung có hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa có nhiều, một số còn nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Một phần nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. Hiểu biết của học sinh phổ thông về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm tính, tác động của tư tưởng HCM đến suy nghĩ, hành động của học sinh chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, học sinh đã “Sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác. Kết quả khảo sát: (Khảo sát trong tháng 8 năm 2016) : Nội dung khảo sát Có hiểu biết về cuộc đời của Bác Không hiểu biết về cuộc đời của Bác Có vận dụng học tập và làm theo Không vận dụng Mức độ 11/42(26%) 31/42 (74%) 6/42(14%) 36/42(86%) 4 Về phía giáo viên, tuy giáo viên rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng về nội dung và phương pháp tích hợp nội dung này bởi tài liệu hướng dẫn giảng dạy việc tích hợp này không nhiều mà lại mang tính hàn lâm, phần lớn giáo viên phải tự mày mò, nghiền ngẫm, thử nghiệm… Phương pháp tích hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính thuyết giáo không gây hứng thú cho học sinh. 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay đang có giá trị to lớn trong xã hội, đặc biệt là đối với giáo dục. Ðể thực hiện tốt nội dung học tập và làm theo Bác theo hướng tích hợp phân môn Ngữ văn, giáo viên cần quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây: 3.1. Hiểu được Giá trị của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3.1.1.Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại - Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích - Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân - Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn 3.1.1. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh - Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là: + Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. + Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay. - “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”. 3.2. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS - Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành thói quen và nếp sống của học sinh. 5 - Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước. 3.3. Ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS. - Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. - Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn. Tác phong đạo đức đã hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đức cho dân tộc. - Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về đạo đức và văn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới. - Hồ Chí Minh là người luôn chú ý đến việc bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ để họ trở thành những con người có phẩm chất "vừa hồng, vừa chuyên". - Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh. - Trong nhà trường với đặc trưng của môn Khoa học xã hội và nhân văn, với tính giáo dục thẩm mỹ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 3.4. Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Với giáo viên dạy ngữ văn THCS, nội dung tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình, điều đó thể hiện trong kế hoạch dạy học bộ môn ở nhà trường. - Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp học, bậc học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. - Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa phù hợp với đặc trưng môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Tức là dựa trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của học sinh, tạo hứng thú, chủ động, tích cực của học sinh. - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh để tiết dạy có hiệu quả giáo dục cao. 6 3.5. Những chủ đề có thể tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS - Tấm gương đạo đức Hồ Chỉ Minh về trung thực, trách nhiệm. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và tẩm gương đạo đức Hồ Chí Minh về suốt đời gắn bó với nhân dân. - Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. - Tấm gương cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. - Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết. Tùy theo lứa tuổi học sinh ở các lớp, các cấp học, bậc học mà nội dung giáo dục ở các mức độ khác nhau, thông qua môn học và hoạt động giáo dục khác nhau. 3.6. Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài giảng Ngữ văn THCS - Tùy theo nội dung từng bài, đặc điểm môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp. Không thể lấy việc dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho bài học Ngữ văn. Do vậy giáo viên cần đảm bảo tính tích hợp theo các mức độ sau: + Tích hợp giáo dục toàn phần (cả bài) mức độ cao nhất + Tích hợp giáo dục bộ phận (một phần của bài học) + Tích hợp giáo dục bằng liên hệ vào nội dung bài học. - Đối với các tiết dạy có nội dung tích hợp bộ phận thì GV có thể vào lớp trước giờ dạy trong giờ nghỉ giữa hai tiết học chuẩn bị phương tiện dạy học và trình chiếu một số hình ảnh, mở một bài hát, kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như một nội dung giao lưu bình thường giữa giáo viên và học sinh, nhằm tạo ra tâm lí thoải mái cho HS tiếp nhận những nội dung giáo dục tích hợp sẽ thực hiện trong bài đồng thời định hướng cho HS tự giác liên hệ so sánh đối chiếu với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khi học những nội dung bài học có liên quan. Như vậy khi giáo viên có câu hỏi gợi ý, gợi mở liên hệ học sinh sẽ tự liên hệ và rút ra bài học cần thiết cho mình mà giáo viên không cần phải thuyết giáo suông mang tính áp đặt khiên cưỡng. - Với các tiết dạy mà nội dung tích hợp chỉ ở mức liên hệ, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh liên hệ tới các câu chuyện mà các em biết hoặc những hiểu biết của các em về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để HS tự liên hệ và rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên cũng có thể trình chiếu một số hình ảnh có tính so sánh đối chiếu để HS tự nhìn nhận đánh giá và có nhận thức sâu sắc về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Từ những cách làm trên, giáo viên có thể đạt được mục tiêu tích hợp của mình, vừa trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời với việc phát triển kĩ năng thực hành, phát hiện của 7 HS về những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tấm gương đạo đức của Bác Hồ, từ đó hoàn thành mục tiêu giáo dục thái độ đạo đức dự kiến tích hợp trong bài . 3.7. Những chủ đề và mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6 Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều địa chỉ tích hợp, song trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua các văn bản trong chương trình Ngữ văn 6. Để có một tiết giảng văn hay, hấp dẫn, nội dung tích hợp đúng, vừa đủ, giáo viên cần xác định đúng chủ đề và nội dung tích hợp: Tên bài Chủ đề Con Rồng Đoàn kết, tự cháu Tiên hào dân tộc Mức độ Nội dung tích hợp Ghi chú Liên hệ - Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.117189, HVHCQG, 2002. Thánh Gióng Yêu nước và Liên hệ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc - Quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.40, HVHCQG, 2002. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) Thương dân, Toàn bộ quên mình vì mọi người - Ngợi ca vẻ đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh: hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đối với nhân dân (đoàn dân công, anh bộ đội). Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 71-79, NXBGD, 2003. 8 Lòng yêu Yêu nước, nước (Iđộc lập dân li-a Ê-ren- tộc bua) Liên hệ - Liên hệ với tư tưởng độc lập dân tộc, lòng yêu nước của Bác. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện HCQG, tr.40, HVHCQG, 2002. 3.8. Vận dụng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các văn bản lớp 6 3.8.1. Tiết 1: Đọc thêm văn bản: Con Rồng cháu Tiên (truyền thuyết). Đối với văn bản này, giáo viên tích hợp ở mức độ: liên hệ. Do vậy, giáo viên ngoài việc rèn cho học sinh kỹ năng sống: Tự nhận thức và xác định được nguồn gốc tổ tiên, xác định giá trị bản thân: lòng biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm với việc gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết. Giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào văn bản theo mức độ liên hệ về việc: Đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của dân tộc Việt Nam. Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt như sau: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? (Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt). Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? (Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người). Sau đó giáo viên hỏi câu hỏi liên hệ tích hợp gần gũi với vấn đề trao đổi ở trên: Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói điều gì? (Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước). Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao? (Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính tinh thần đoàn kết đã thấm sâu vào con tim, khối óc của mỗi người Việt Nam. Đó là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược). Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác? (Ra sức học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; yêu thương, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. ). 3.8.2. Tiết 5,6: Văn bản: Thánh Gióng ( Truyền thuyết) Đây là văn bản truyền thuyết với chủ đề yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ưa chuộng hòa bình. Đối với văn bản này sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về sự ra đời của Gióng, Thánh Gióng lớn lên và ra trận. Từ hình ảnh này giáo viên tích hợp về tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của 9 nhân dân ta. Giáo viên hỏi: Em nào biết ngày nay ở làng Gióng vẫn truyền lại phong tục gì? Điều đó có ý nghĩa gì? (Thi nấu cơm, hái cà. Đây là hình thức tái hiện lại quá khứ. Gióng lớn lên bằng thức ăn đồ mặc của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị). Chi tiết Gióng nhổ tre đánh giặc giáo viên tích hợp câu nói của Bác trong: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc” để thấy được nhân dân ta ai cũng yêu nước, không chỉ đánh giặc bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng tất cả những gì giết được giặc. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Em thuộc câu thơ, câu văn nào có nội dung tương tự không? Giáo viên cung cấp cho các em thêm các địa chỉ về lòng yêu nước: Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ, Bao hoa trái cũng trở thành vũ khí. (Tố Hữu) Hay: Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. (Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải) Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với chi tiết Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời. Trong kịch bản phim “Ông Gióng”, Tô Hoài kết thúc với hình ảnh tráng sĩ Gióng cùng ngựa thu nhỏ lại thành em bé cưỡi trâu trở về trên con đường làng mát rượi bóng tre. Giáo viên cho học sinh so sánh hai kết thúc ấy để làm nổi bật tư tưởng yêu hòa bình của dân tộc, khi có giặc ngoại xâm thì: Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi dòng sông đều muốn hóa Bạch Đằng. Khi hòa bình thì các em lại trở thành những em bé chăn trâu hồn nhiên, ngây thơ: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Các em thực hiện đúng lời Bác dạy: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình. Để tham gia kháng chiến. Và gìn giữ hòa bình. Các cháu hãy xứng đáng. Cháu Bác Hồ Chí Minh. Hàng năm các em vẫn tham gia thi: “Hội khỏe Phù Đổng” trong các nhà trường nhằm rèn luyện sức khỏe để học tập tốt, lao động tốt, thực hiện tốt năm điều Bác dạy góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 3.8.3. Tiết 93, 94: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) Đối với văn bản này, giáo viên tích hợp ở mức độ: Toàn bộ. Vì đây là một tác phẩm trữ tự sự trữ tình viết về Bác. Giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu xem trong bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về: Thời gian, không gian? Hình dáng? Cử chỉ? Lời nói? Tâm tư? Sau đó, giáo viên 10 dẫn dắt hỏi học sinh xem trong văn bản: Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? ( Chi tiết: Người cha mái tóc bạc: Gợi cảm xúc thương cảm, biết ơn Bác. Chi tiết: Bác đi “nhón” chân để dém chăn cho từng người gợi cảm xúc thân thương, cảm phục đối với Bác...). Nhận xét của em về cách tác giả miêu tả Bác trong văn bản này? Thứ tự miêu tả? Cấu tạo lời văn? Sử dụng ngôn từ? Tác dụng của cách miêu tả này? (Miêu tả Bác theo trình tự: Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng. Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu. Dùng nhiều từ láy gợi hình “trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc” làm cho hình ảnh Bác hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực. Cách miêu tả dễ đọc, dễ nhớ, nhớ lâu). Từ sự cảm nhận về hình ảnh Bác qua văn bản như trên, giáo viên dễ dàng tích hợp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, quí trọng, tự hào về Bác. Đồng thời giáo dục cho học sinh biết yêu thương, quan tâm đến người khác. Giáo viên có thể gợi mở: Tưởng tượng của em về Bác Hồ qua các chi tiết miêu tả của tác giả? (Bác như là người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc đàn con cháu). Em cảm nhận đức tính cao đẹp nào của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ? (Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân ta. Đó là một tình thương yêu giản dị, sâu sắc, đến độ quên mình, một phẩm chất tinh thần cao quí để chúng ta gọi Bác là Cha, là Bác, là anh...). 3.8.4. Tiết 111: Đọc thêm Văn bản: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) Đối với văn bản này, sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu những biểu hiện về lòng yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước theo nội dung bài học. Giáo viên tích hợp về ý thức độc lập dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản. Giáo viên có thể hỏi: Theo em, lòng yêu nước của con người Xô viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta? Giáo viên: Liên hệ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân ta với nhiều điều gần gũi: + Mọi người Việt Nam đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần sẽ chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi bờ sông” (Chế Lan Viên) + Lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông. Đến lúc tột cùng là dòng huyết chảy” (Xuân Diệu) Bác đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Ngữ văn 7 – Tập 2). Người đã khẳng định: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. 11 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Qua nhiều năm dạy Ngữ văn và làm công tác chuyên môn nhà trường, tôi nhận thấy rằng: Việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy. Ngoài tiết học trên lớp tôi cho học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác để tổ chức hoạt động ngoại khóa, Hoạt động thi kể chuyện Bác Hồ… Để nắm bắt được hiệu quả của các bước lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ CHí Minh nêu trên tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 6 trường THCS Nga Trung năm học 2016-2017 với 42 học sinh và kết quả thu được như sau: Kết quả: Sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài tính đến tháng 4 năm 2017: Nội dung khảo sát Có hiểu biết về cuộc đời của Bác Không hiểu biết về cuộc đời của Bác Có vận dụng học tập và làm theo Không vận dụng Mức độ 38/42(90%) 4/42(10%) 37/42(88%) 5/42(12%) Qua kết quả đạt được đó cho thấy rằng các em đã yêu thích bộ môn văn học, phần nào đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngữ văn. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã thấm vào trong tâm tư tình cảm của các em, giúp các em phát triển nhân cách toàn diện. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN - Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS. Đáp ứng mục tiêu môn học và mục tiêu cấp học, mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nước. - Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho toàn bộ giáo viên dạy Ngữ văn 6 ở trường THCS. Giúp giáo viên ngữ văn thuần thục hơn trong việc sử tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ dạy học; đáp ứng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng. - Bài học kinh nghiệm rút ra: giáo viên cần xác định rõ địa chỉ bài, tên bài, mục đích, nguyên tắc, những chủ đề, những nội dung, mức độ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng linh hoạt để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh một cách hiệu quả nhất mà không làm mất đi đặc trưng bộ môn. Nên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học sinh động, hiệu quả cao. 12 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo - Nên có nhiều hơn nữa những buổi tọa đàm, hội thảo các chuyên đề để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tối ưu trong công tác giảng dạy - Quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị: máy chiếu ở các lớp cho giáo viên tiện sử dụng khi giảng dạy và tra cứu tài liệu. 2.2. Đối với nhà trường - Kiểm tra việc thực hiện giáo dục tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của giáo viên giảng dạy bộ môn qua giáo án, qua cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, qua kết quả rèn luyện của học sinh. Lấy đó làm tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa để hằng năm tổ chức cho học sinh tham quan những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác để tư tưởng đạo đức của Người thấm sâu vào tâm hồn các em. Trên đây, là một vài kinh nghiệm, mà tôi đã và đang vận dụng trong thời gian qua. Bản thân khả năng có hạn, chỉ muốn trao đổi một vài kinh nghiệm, trong công tác giảng dạy và quản lý chuyên môn; rất mong được nhận sự tham gia, góp ý, nhận xét và đánh giá của các cấp quản lí và đồng nghiệp để cho bài viết được phong phú, đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 11 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đào Văn Bằng 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK, SGV Ngữ văn (T1,2 NXB GD 2005) 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn ngữ văn THCS (NXB GD - Bộ GD & ĐT 2010). Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 3. Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS. (NXB GDVN - Bộ giáo dục và Đào tạo 2010) 4. Di chúc Hồ Chí Minh. 5. Cuộc đời hoạt động Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên 6. 175 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban tuyên giáo Trung ương) 7. Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (NXB Chính trị quốc gia) 8. Tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác 14 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên: Đào Văn Bằng Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường THCS Nga Trung TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá Kết quả Năm học xếp loại đánh giá đánh giá (Phòng, Sở, xếp loại xếp loại Tỉnh…) 1 2 Một số điều cần lưu ý trong việc sử dụng giáo án điện tử ở giờ giảng văn Kinh nghiệm tổ chức dạy học kiểu bài: “Hoạt động ngữ văn Tập làm thơ” ở Trường THCS Nga Hải, Nga Sơn. Sở GD&ĐT Sở GD&ĐT C 2009-2010 B 2013-2014 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan