Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Kinh nghiệm sử dụng mẫu vật để nâng cao chất lượng giờ thực hành môn sinh học 7 ...

Tài liệu Kinh nghiệm sử dụng mẫu vật để nâng cao chất lượng giờ thực hành môn sinh học 7 ở trường thcs chu văn an.

.PDF
21
85
80

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.4 3 3.1 3.2 NỘI DUNG MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Những điểm mới của SKKN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lý luận SKKN Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Thực trạng về thiết bị đồ dùng dạy học Thực trạng về giáo viên Thực trạng về học sinh Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Một số yêu cầu khi dạy bài thực hành Một số dạng bài thực hành trong chương trình Sinh học 7 Thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học Bài giảng thực nghiệm Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TRANG 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 6 9 10 17 19 19 19 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong dạy học hiện nay vấn đề tự nghiên cứu, lấy học sinh làm trung tâm của nhận thức được đặt lên hàng đầu, do đó phải có yếu tố gây hứng thú học tập, phương tiện kích thích tư duy tích cực ở học sinh, hướng học sinh vào hoạt động tư duy cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập. 1 Hiện nay việc kết hợp giữa tư duy và các mô hình, tranh vẽ là yếu tố không thiếu được trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh học 7 nói riêng. Đó là mẫu, tranh vẽ hoặc các biểu bảng mà giáo viên và học sinh chuẩn bị trước vừa giúp các em có sự say mê với môn học. Dạy tốt- Học tốt được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, trong giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác tìm tòi của học sinh. Muốn vậy trong mỗi bài giảng cần phải cải tiến được nội dung, phương pháp giảng dạy, cũng như sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý để khai thác sâu kiến thức, rèn trí thông minh, óc suy nghĩ sáng tạo cho học sinh giúp các em nắm kiến thức nhanh và chính xác. Để đạt được như vậy thì mỗi giáo viên phải biết vận dụng phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học cho phù hợp với từng tiết học của môn học là việc hết sức quan trọng. Trong đó việc sử dụng thiết bị dạy học vào giảng dạy bộ môn Sinh học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn giúp học sinh nắm bắt được kiến thức nhanh hơn, nâng cao chất lượng dạy – học là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay. Sinh học 7 là bộ môn nghiên cứu về động vật nên đồ dùng học tập có vai trò rất quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi tri thức mới nên phải tận dụng tối đa và tạo mọi điều kiện để học sinh được hoạt động với đồ dùng dạy học, với thí nghiệm, thực hành. Chuyển dần cách sử dụng đồ dùng dạy học theo hướng giúp học sinh tự lực phát triển trí tuệ và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Bên cạnh đó xu hướng chung của việc cải cách giáo dục hiện nay ở trong nước và trên thế giới là học sinh phải tự tìm ra kiến thức thông qua thiết bị, đồ dùng dạy học, qua các bài thí nghiệm, thực hành giáo viên chỉ là người hướng dẫn, uốn nắn các em tìm ra kiến thức. Do vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học sao cho thích hợp với mỗi tiết học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy bộ môn Sinh học 7 THCS sẽ giúp cho học sinh được tự mình quan sát, thực hành, thí nghiệm. Tự mình phân tích đối tượng, thu thập thông tin theo yêu cầu của từng bài và vận dụng các thao tác tư duy để so sánh, phân tích, nhận xét, khái quát hoá, trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng tìm ra các đặc điểm chung, đặc điểm riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng,... Do đó đã kích thích được tính tích cực, chủ động trong tư duy của học sinh khi lĩnh hội tri thức mới. Chính vì những lý do đã phân tích ở trên, để góp phần giúp học sinh học môn Sinh học 7 tốt hơn tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng mẫu vật nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS Chu Văn An” để nghiên cứu và áp dụng. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm tạo ra sự kích thích tính tò mò, kích thích hứng thú học tập và sự tìm hiểu của học sinh. đặc biệt ở bộ môn sinh học còn giúp các em mô tả đực hình thái, giải thích được cơ chế sinh lý, mô tả được hình thái, cấu tạo của mọi cơ thể sống từ đơn giản đến phức tạp thông qua các đại diện của mỗi lớp, bộ, nhóm, ngành trong mối qua hệ với môi trường sống. 2 vì thế đây là một trong những thuận lợi đáng kể trong việc thực hiện chuyên đề này. Một trong những thuận lợi khi thực hiện đề tài này là các tiết dạy môn sinh học đều có đồ dùng dạy học: mô hình, tranh ảnh hoặc vật mẫu trong thực tế. Học sinh rất hăng hái, say mê và thích thú khi học bộ môn Với phương pháp dạy học đổi mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều đặc biệt với những bài có đồ dùng dạy học: mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu thảo luận nhóm để rút ra kiến rồi trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Nếu giáo viên thường xuyên sử dụng thì tạo cho các em một thói quen học tập, làm việc thì sẽ dễ dàng hơn trong tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh và giáo viên dạy khối 7 trường THCS Chu Văn An - Các thiết bị được cấp, các thiết bị giáo viên tự làm và một số dụng cụ thực hành do học sinh chuẩn bị. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. a) Tham khao tài liệu - Sách tham khảo: + Động vật không xương sống, + Động vật có xương sống. - Sách giáo khoa sinh học 7 - Sách giáo viên sinh học 7 b) Điều tra, đàm thoại qua đó biết chính xác kỹ năng thực hành, hứng thú học tập của học sinh để có phương pháp giảng dạy các bài thực hành phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. c) Dự giờ đồng nghiệp. d) Kiểm tra, đối chiếu - Kiểm tra: + Giáo viên áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên lớp. + Cho học sinh làm bài kiểm tra. - Quan sát: + Cách tiến hành của học sinh + Quan sát khả năng vận dụng kiến thức đã học ở bài thực hành vào việc tiếp thu kiến thức. - Phân tích, tổng hợp: Sau khi đọc tài liệu và phân tích đối tượng học sinh đã tìm hiểu để vận dụng các phương pháp phù hợp, có hiệu quả. Tổng hợp kết quả thu thập được trong thực tế, qua đó thấy được hiệu quả của việc áp dụng SKKN. 1.5. Những điểm mới của SKKN. Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng mẫu vật nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành môn Sinh học 7 ở trường THCS Chu Văn An” lần đầu được áp dụng. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Sinh học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong thực tế, gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích, tính tò mò thích tìm hiểu của học sinh. đặc biệt ở môn học này giúp các em mô tả được đặc điểm hình thái, 3 cấu tạo cơ thể sinh vật, lợi ích và tác hại qua các đại diện của mỗi nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống. Trong môn Sinh học 7 kiến thức rất đa dạng, phong phú, nếu học sinh không thực hành sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, tính sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là trong giảng dạy theo phương pháp mới, học sinh giữ vai trò chủ động trong tiếp thu tri thức, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tìm tri thức. Việc thực hành vừa phù hợp với phương pháp mới, vừa phù hợp với đặc thù bộ môn, giúp học sinh: + Có được kỹ năng, kỹ xảo: quan sát, mổ, nhận xét, vẽ hình. Khi mổ nhiều động vật học sinh có được thao tác mổ nhanh, đẹp, chính xác, sử dụng đồ mổ một cách thành thạo, qua mẫu mổ học sinh quan sát được các cơ quan, hệ cơ quan, thông qua sự khác biệt về cấu tạo, học sinh thấy được sự tiến hóa, nguồn gốc của động vật giúp các em có kỹ năng phân tích tổng hợp… + Khắc sâu kiến thức đã học: khi tự tay mình tiến hành thực hành thì bản thân các em sẽ dễ hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn. + Có được hứng thú học tập động vật học, thích tìm hiểu. Trong quá trình thực hành các em thấy được những điều mới lạ về giới động vật, làm “trỗi dậy” tính tò mò, tìm hiểu, khám phá về động vật để chủ động tiếp thu tri thức và trở thành nhà nghiên cứu nên có được sự hứng thú học tập. + Có năng lực tư duy, trí thông minh, sáng tạo: khi làm thực hành học sinh tự mình quan sát, ghi chép, phán đoán kết quả và tự mình rút ra kết luận buộc các em phải tư duy, suy nghĩ, từ đó phát triển thông minh, óc sáng tạo. Chính vì vậy, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực hành để các em tự mình khám phá, tìm hiểu về giới động vật nhằm phát triển kỹ năng, kỹ xảo và tạo ra những con người năng động, sáng tạo. 2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 2.2.1. Thực trạng về thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy môn Sinh học của nhà trường. - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành môn Sinh học cơ bản đủ để cho học sinh tiến hành thực hành. Tuy nhiên một số tranh ảnh, mô hình, đồ thí nghiệm hiện nay đã cũ, xuống cấp chưa được cấp mới bổ sung. - Số lớp học đông, nhà trường chỉ có 1 phòng thực hành do đó nhiều tiết thực hành chồng chéo không tiến hành được. - Ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.2.2. Thực trạng về giáo viên: * Thuận lợi: - Nắm vững phương pháp giảng dạy loại bài thực hành. - Có kỹ năng, kỹ xảo mổ động vật. * Khó khăn: - Nhà trường chưa có cán bộ phụ tá thí nghiệm nên việc chuẩn bị cho một bài thực hành, một thí nghiệm... rất vất vả và khó khăn. - Do nội dung chương trình SGK mới biên soạn theo hướng ưu tiên thực hành, giảm lý thuyết hàn lâm dẫn đến một số giáo viên chưa bắt nhịp kịp thời nên 4 việc vận dụng giảng dạy, hướng dẫn các em thao tác, kỹ năng thực hành còn lúng túng, chưa thường xuyên, chưa có hiệu quả. 2.2.3. Thực trạng về học sinh: - Đa số học sinh rất thích tiến hành thực hành, khi tự tay mình tiến hành mổ động vật các em có được kỹ năng: mổ chính xác, thực hiện thao tác nhanh, trình bày mẫu mổ đẹp, nêu được cấu tạo cơ thể động vật vững chắc. - Tuy nhiên kỹ năng thực hành của một số học sinh còn hạn chế nên không biết cách trình bày mẫu mổ, thực hiện thao tác mổ còn lúng túng dẫn đến: mổ chưa đạt, thao tác chậm, xác định các hệ cơ quan trên mẫu chưa chính xác, vẽ hình và ghi chú thích hình vẽ chưa rõ ràng… - Trình độ của học sinh không đồng đều tính tự giác, khả năng tư duy của các em còn hạn chế. Do đó các em ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ nại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham khảo…Điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong việc cung cấp kiến thức, giao việc chuẩn bị đồ dùng, rèn kỹ năng thực hành trong các tiết học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng giải quyết vấn đề: 2.3.1. Một số yêu cầu khi dạy bài thực hành. 2.3.1.1. Mẫu vật và phương tiện khi dạy các bài thực hành: - Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, và đầy đủ các loại mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo giờ dạy thành công. - Trong khi tiến hành dạy học giáo viên phải: Nêu mục tiêu mẫu vật và phương tiện, tên của từng loại mẫu vật phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục tiêu của từng loại mẫu vật, phương tiện để làm gì? - Hướng dẫn học sinh cách tiến hành tìm hiểu mẫu vật dụng cụ, phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục đích của nó trong làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào? - Trong quá trình thực hành học sinh cần chú ý đến những đặc điểm của mẫu vật và dụng cụ, thiết bị. - Để hoàn thành tốt mục tiêu bài học cũng như giúp giáo viên áp dụng thành công phương pháp dạy học tích cực, và nhẹ nhàng trong từng tiết dạy nhưng học sinh vẫn hăng say tích cực học tập lĩnh hội tốt kiến thức ngay tại lớp. Với suy nghĩ đó tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: 2.3.1.2. Phải đảm bảo nguyên tắc trực quan. Sử dụng sự quan sát và làm thí nghiệm phải được xem là phương pháp đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh lớp 7 là lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy thực nghiệm, tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc và chắc hơn. Chúng gây hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với quá trình nhận thức. 2.3.1.3. Lập kế hoạch giảng dạy: 5 Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy các bài thực hành cần phải chuyên tâm vào tiết dạy, nghiên cứu kỹ SGK, SGV, tài liệu tham khảo liên quan, làm thử các thí nghiệm trực quan trước khi lên lớp. Đồng thời phải nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp giảng dạy thuộc bộ môn của mình bằng cách kiểm tra kiến thức ít nhất 3 lần bằng hình thức trắc nghiệm hoặc kiểm tra viết tại lớp sau đó thống kê kết quả kiểm tra và phân loại học sinh. Qua kết quả phân tích đánh giá phân loại học sinh, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy cho cả năm học, cụ thể đến từng tuần học, thông qua kế hoạch giảng dạy giáo viên thiết kế bài dạy đối với từng tiết học cụ thể có tính sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh, cũng như việc chuẩn bị phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đề ra. 2.3.1.4. Rà soát các bài thực hành trong chương trình: Trong quá trình nghiên cứu nội dung chương trình SGK, SGV để định hướng thiết kế giáo án dạy các bài thực hành thì ở mỗi tiết dạy giáo viên cần phải luôn luôn có suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đặc biệt trong mỗi tiết dạy học sinh phải sôi nổi học tập hoàn thành được nhiệm vụ do giáo viên đề ra. Để có được điều đó người giáo viên luôn luôn phải tìm tòi suy nghĩ để tìm ra con đường dạy học ngắn nhất. 2.3.2 Một số dạng bài thực hành trong chương trình sinh học 7. 2.3.2.1. Đối với loại bài thực hành quan sát: Loại bài thực hành này dễ tiến hành nên GV thường yêu cầu học sinh tiến hành quan sát mẫu vật để nhận biết về đặc điểm hình thái, tập tính của động vật, môi trường sống của sinh vật .... Đối với loại bài này, để tổ chức thành công giờ dạy thì giáo viên phải biết kích thích, phát huy được tư duy, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập, sưu tầm mẫu vật. Bằng cách giáo viên phân công nhóm học sinh về nhà sưu tầm trước mẫu vật để chuẩn bị cho tiết thực hành. Điều lưu ý ở đây là giáo viên phải biết cách phân công, hướng dẫn, kích thích các nhóm để làm sao các em không những sưu tầm đầy đủ mà còn đa dạng các loại mẫu vật, đảm bảo yêu cầu quan sát được và không làm ảnh hưởng đến môi trường chung, không mang tính chất hủy hoại sinh vật… Làm được như thế thì khi đến bài dạy, học sinh có đầy đủ mẫu vật để quan sát trực tiếp, từ đó rút ra được kiến thức và sẽ ghi nhớ được lâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài 29- Tiết 29 – Sinh học 7: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ - Giáo viên chuẩn bị sẵn băng hình về tập tính của lớp Sâu bọ - Giáo viên phân công các nhóm học sinh về nhà sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về tập tính như: Môi trường sống, cách dinh dưỡng, cách làm tổ, tự vệ tấn công, sinh sản…của một số sâu bọ thường gặp như: Dế mèn, Ong, Bướm, Kiến, Châu chấu , Bọ xít, Bọ ngựa, chuồn chuồn… - Đến khi thực hành, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm để phân tích, sắp xếp các tranh theo chủ đề, so sánh những điều rút ra từ tư liệu sau đó các nhóm trao đổi tranh ảnh, tư liệu của nhóm mình với nhóm khác và tiếp tục thảo luận. Qua đó các em sẽ nắm vững được các tập tính của Sâu bọ. Tôi xin giới thiệu một số tranh ảnh mà các em đã thu thập, sưu tầm được. - Tranh mô tả về tập tính bắt mồi và dinh dưỡng của một số sâu bọ: 6 Chuồn chuồn bắt mồi Kiến bắt mồi - Tranh mô tả về tập tính làm tổ của một số sâu bọ: Tổ Kiến Đen Tổ Ong Mật Tranh mô tả về tập tính tự vệ, tấn công của một số sâu bọ: Sâu Rọm dựng lông tự vệ Bọ ngựa tự vệ Đối với bài khó sưu tầm, thu thập được mẫu vật thật như dạng bài: Thực hành quan sát tập tính hoạt động của động vật hoặc thực hành quan sát mối quan hệ dinh dưỡng của sinh vật… ngoài việc giáo viên chuẩn bị một số tài liệu như: Tranh ảnh, băng hình, video…thì để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập, sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên phải phân công cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh tự thu thập tài liệu để bổ sung cho tiết học: Tranh ảnh, mô hình, đoạn băng hình, video…liên quan đến bài học. Đến tiết thực hành, giáo viên tổ chức cho các em xem các đoạn băng hình hoặc video kết hợp với tài liệu của các em thu thập được để trao đổi, thảo luận kết quả quan sát, tư liệu thu thập, trả lời các câu hỏi hoặc làm bài tập của giáo viên 7 đưa ra...Từ đó các em tự rút ra kiên thức bài học dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên. 2.3.2.2. Đối với loại bài thí nghiệm thực hành. Đối với dạng bài này, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tiến hành đúng theo trình tự các bước của một bài thực hành: - Nêu mục tiêu, yêu cầu của thí nghiệm, hoặc tiết học thực hành. - Phân chia nhóm học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm. - Nêu từng nội dung thực hành và hướng dẫn tỉ mỉ về phương tiện thiết bị, ý nghĩa của các dụng cụ, cách bảo quản và các điều kiện để thí nghiệm thành công. - Hướng dẫn cả lớp tiến hành theo nhóm nhỏ. - Sau mỗi nội dung thực hành, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày các bước tiến hành và nêu kết quả thí nghiệm - Tổ chức cho các nhóm thảo luận giải thích kết quả thí nghiệm, rút ra kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức đã học. Ở đây, học sinh đóng vai trò của người nghiên cứu thực sự, chủ động tìm hiểu, phát hiện các hiện tượng, sự thay đổi các hiện tượng trong quá trình thí nghiệm. Tự thiết lập các mối quan hệ nhân quả, giải thích các kết quả thí nghiệm để tìm ra kết luận. Ví dụ: Tiết 38 – Sinh học 7: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ - Bước 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. - Bước 2: Xác định yêu cầu của tiết thực hành. +Xác định hệ tiêu hóa. + Xác định hệ hô hấp. + Xác định hệ tuần hoàn. + Xác định hệ bài tiết. + Xác định hệ thần kinh. + Xác định hệ sinh dục. => Đặc điểm của mỗi hệ cơ quan và vẽ hình quan sát được. - Bước 3: Phân nhóm. Mỗi nhóm làm nội dung thực hành theo yêu cầu trên. Mỗi thành viên trong nhóm đảm nhiệm một yêu cầu thực hành, sau đó các nhóm lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành nội dung thực hành. - Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ thuật mổ ếch, quan sát các hệ cơ quan bên trong. - Bước 5: Mỗi nhóm viết một bài thu hoạch về các yêu cầu được giao. - Bước 6: Các nhóm nộp bài thu hoạch, có chấm điểm. Giáo viên đánh giá và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành trên lớp. Như vậy với tiết thực hành nêu trên, việc sử dụng kết hợp hai hình thức tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung bài thực hành. Chúng tôi thấy đạt được những kết quả như sau: - Hình thức này giúp học sinh khá – giỏi phát huy được năng lực, tính sáng tạo của mình; giữa học sinh yếu – kém và học sinh khá- giỏi có sự giúp đỡ lẫn nhau để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành. 8 - Hình thành cho học sinh kinh nghiệm áp dụng vào thực tế cuộc sống. Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc chính xác, trung thực, khoa học, phát triển tư duy lôgic, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Thông qua đó lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn. - Khi tiến hành cho học sinh hoạt động theo nhóm sẽ giúp cho các em rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, đây là năng lực rất cần thiết để các em có điều kiện học tập và trao đổi lẫn nhau để giải quyêt các vấn đề giáo viên yêu cầu. Đây là một trong những yếu tố góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở nhà trường hiện nay. Không những thế nó còn giúp các em có được những kĩ năng cơ bản tránh bở ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới. 2.3.3. Thi làm và sử dụng đồ dùng học tập. - Yêu cầu đồ dùng học tập tự làm dự thi: + Tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng... + Mô hình, mẫu vật, tiêu bản... - Tiêu chuẩn về sản phẩm dự thi: + Phù hợp với nội dung chương trình học tập + Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính thẩm mỹ. + Sử dụng thuận tiện, an toàn, hiệu quả. + Đảm bảo chất lượng và độ bền để có thể sử dụng nhiều lần. - Đánh giá: GV tổ Sinh cùng đánh giá đồ dùng học tập tự làm của các em. - Lựa chọn những đồ dùng đẹp, sáng tạo có tính ứng dụng cao để trao thưởng. Việc tổ chức thi tự làm và sử dụng đồ dùng học tập cho học sinh có ý nghĩa rất lớn: phát huy tính tích cực và tiềm năng, trí tuệ của các em trong việc nghiên cứu tự làm đồ dùng học tập, các sản phẩm sáng tạo phục vụ thiết thực cho việc học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tôi xin trích giới thiệu một số đồ dùng HS tự làm có chất lượng tốt. Cây phát sinh động vật (HSthực lớp 7C) 2.3.4. Bài giảng nghiệm: Bộ sưu tập Côn trùng ( HS lớp 7B) Bài 16: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (Thực hành củng cố) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: 9 - Thấy được cấu tạo ngoài của giun đất như sự phân đốt của cơ thể. Vòng tơ xung quanh ở mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, sinh dục đực và cái, hậu môn. - Nắm được cấu tạo trong của giun đất trên mẫu mổ. 2. Kỹ năng: Quan sát, mổ, sử dụng thành thạo dụng cụ mổ, vẽ hình chính xác, vận dụng, biết cách trình bày mẫu mổ, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì, có tinh thần hợp tác trong thí nghiệm thực hành. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bộ đồ mổ, chậu thủy tinh, lúp tay, khay mổ, tranh giun đất, cồn Tranh câm hình 16.1, 16.2 SGK/ 56, 57, tranh cấu tạo ngoài và trong của giun đất. 2. Học sinh: - Chuẩn bị mỗi nhóm “1 con giun đất to” để thực hành. - Xem trước nội dung bài thực hành. III. Tiến trình bài dạy A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên chia nhóm (6-8 em). - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên giới thiệu về dụng cụ thực hành được sử dụng đã mổ giun đất: kéo, phanh, đinh ghim, dao. C. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu của bài thực hành. - Mục tiêu: học sinh biết được mục tiêu của bài thực hành. Yêu cầu: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành. - Biết cách mổ giun đất. - Quan sát, xác định đúng cấu tạo của giun đất trên mẫu vật thật. - Có kỹ năng mổ, quan sát, nhận biết, vẽ hình cấu tạo cơ thể giun đất. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. - Mục tiêu: học sinh biết được cách tiến hành và tự mình tiến hành mổ, quan sát được các cơ quan của giun đất. II. Tổ chức thực hành 1. Cách tiến hành a. Tìm hiểu về cấu tạo ngoài: - Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý mẫu: Gây mê bằng ête hay cồn loãng hoặc cho giun đất vào nước trong thời gian dài. - Xác định vòng tơ, mặt lưng, mặt bụng. - Cho giun đất lên tờ giấy. kéo lê giun theo chiều ngược xem có tiếng động gì? Giải thích vì sao có tiếng động? - Đặt giun lên khay mổ xác định mặt lưng, mặt bụng (dựa vào màu sắc, lỗ sinh dục), hoàn thành hình vẽ 16.1/ SGK (thay số bằng chữ). 10 1 2 3 4 b. Tìm hiểu cấu tạo trong: * Cách mổ giun đất - Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. - Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. - Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. 11 - Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu. * Lưu ý: Khi mổ giun phải mổ ở mặt lưng, trong khi mổ phải nâng mũi kéo lên để tránh làm tổn thương các nội quan. - Xác định vị trí, tên các hệ cơ quan - Dựa vào hình 16.3A,16.3B/SGK xác định hệ tiêu hóa và hệ sinh dục trên mẫu mổ. - Gạt ống tiêu hóa sang một bên quan sát hệ thần kinh. Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành phần chú thích ở hình 16.3B và 16.3C/SGK (thay số bằng chữ). 1 2 3 4 5 8 9 10 6 10 7 - Vẽ hình mẫu mổ. * Hướng dẫn viết thu hoạch: - Mô tả hình dạng ngoài, nêu cấu tạo các hệ cơ quan của giun đất. - Hoàn thành chú thích hình 16.3B và 16.3C/SGK. - Vẽ hình mẫu mổ. 2. Tiến hành thực hành: - Học sinh: 12 + Tiến hành xử lý mẫu, quan sát cấu tạo ngoài. + Mổ giun, quan sát cấu tạo trong của giun đất. + Vẽ hình mẫu mổ - Giáo viên: + Mô tả hình dạng ngoài và cấu tạo trong của cơ thể giun + Hoàn thành chú thích trong hình vẽ + Vẽ hình mẫu mổ * Hoạt động 3: Nhận xét tiết thực hành - Mục tiêu: Học sinh tự mình đánh giá được kết quả của việc thực hành để củng cố cầu tạo của giun đất. + Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả của bài thu hoạch. + Học sinh trình bày kết quả của bài thu hoạch: đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. Giáo viên tổng kết. + Giáo viên nhận xét:  Sự chuẩn bị  Quá trình tiến hành thực hành  Nội dung bài thu hoạch  Tinh thần thái độ D. Củng cố và luyện tập - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của giun đất, các bước mổ giun. - Thu dọn vệ sinh. E. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch - Xem bài “ Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt” - Hoàn thành bảng 1, bảng 2 vở bài tập. Giáo viên rút kinh nghiệm để tiết dạy: Khi chính tay mổ và tận mắt nhìn thấy được cấu tạo của giun đất trên mẫu thật làm cho các em củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về cấu tạo giun đất, có các kỹ năng: quan sát, nhận biết, giải phẫu động vật, vẽ hình chính xác, khi mổ các em được đặt vào vị trí nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhỏ, nên các em rất hứng thú, say mê tìm hiểu. Khi tiến hành thực hành các em đã vận dụng kiến thức đã học vào bài thu hoạch nên kết quả bài thu hoạch chính xác, rõ ràng. Bài 32: THỰC HÀNH: MỔ CÁ (Thực hành khảo sát) - Đây là bài thực hành mới, do đó giáo viên phải hướng dẫn tỉ tỉ, cụ thể về các bước tiến hành, khâu chuẩn bị là rất quan trọng, nó quyết định sự thành công của giờ thực hành nên giáo viên phải chuẩn bị chu đáo. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS xác định được vị trí, bộ phận trên cơ thể của cá. - Nêu vai trò của cơ quan ở cá. 2. Kỹ năng: - Quan sát, mổ động vật không xương sống. 3. Thái độ: - Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận. 13 II. Chuẩn bị Giáo viên: Mô hình (tranh) cá chép, bộ đồ mổ. Học sinh: - xem bài “Thực hành mổ cá”. - Chuẩn bị 1 con cá chép. III. Tiến trình dạy học A. Ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên chia nhóm (6-8 em). - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên giới thiệu về dụng cụ thực hành được sử dụng: bộ đồ mổ, chậu, khay mổ, mẫu mổ. C. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành - Mục tiêu: học sinh nắm được yêu cầu của bài thực hành. I. Yêu cầu: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành: + Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ và quan sát bộ xương cá. + Rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Mục tiêu: Học sinh biết cách mổ và xác định được các bộ phận của cá, vẽ hình chính xác, trình bày mẫu mổ đẹp, khoa học. II. Tổ chức thực hành: 1. Các tiến hành: a. Cách mổ: (mổ theo hình bên) - Cắt một vết trước hậu môn và bắt đầu từ a dọc bụng cá cho đến b. Khi mổ phải nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan vùng bụng và tim nằm ở vùng vây ngực. - Cắt tiếp theo đường b đến c vòng theo nắp mang (sử dụng kéo mũi cong). - Cắt theo đường edc qua các xương sườn, dưới cột sống và lật bỏ (sử dụng mũi kéo cong cắt khoảng 2/3 chiều ngang cơ thể cá). - Cắt xương nắp mang theo đường cb’ để lộ nội quan (sử dụng kéo mũi nhọn) b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ 14 - Dựa vào tranh vẽ hình 32.3/SGK, xác định các hệ cơ quan của cá trên mẫu mổ. (Gỡ mẫu mổ theo hướng dẫn của giáo viên mới quan sát được cấu tạo trong). + Xác định vị trí, tên các bộ phận (nằm ở vị trí nào của cơ thể: phần nào, cạnh cơ quan nào của cơ thể theo phiếu học tập) + Tìm chức năng của các hệ cơ quan đó. - Vẽ hình mẫu mổ c. Quan sát xương cá và bộ não - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình SGK để xác định các bộ phận của cơ thể các trên tranh câm do giáo viên chuẩn bị bằng cách thay số bằng chữ vào tranh câm. - Giáo viên giới thiệu về cấu tạo bộ não cá cho học sinh biết. * Hướng dẫn thu hoạch - Dựa vào hình SGK, xác định cấu tạo các hệ cơ quan trên mẫu vật thật, nêu cấu tạo trong của các chép theo phiếu học tập sau: - Dựa vào hình vẽ SGK hoàn thành tranh câm về cấu tạo bộ xương. - Vẽ hình mẫu mổ cá. 2. Tiến hành thực hành: - Học sinh: + Tiến hành mổ cá, quan sát cấu tạo trong để xác định các hệ cơ quan. 15 + Dựa vào hình vẽ xương cá xác định các bộ phận của xương cá để hoàn thành tranh câm. Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò - Mang (hệ hô hấp) - Tim (hệ tuần hoàn) - Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan) - Bóng hơi - Thận (hệ bài tiết) - Tuyến sinh dục (hệ sinh sản) - Não (hệ thần kinh) + Vẽ hình mẫu mổ. - Giáo viên: + Quan sát cách tiến hành của học sinh, hướng dẫn, giúp đỡ những thao tác khó. + Uốn nắn những sai sót của học sinh về cách mổ và xác định các hệ cơ quan. + Dựa vào hình vẽ SGK: xác định cấu tạo các hệ cơ quan của cá trên mẫu mổ, hoàn thành phiếu học tập. + Hoàn thành tranh câm về cấu tạo bộ xương. + Vẽ hình mẫu mổ. * Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét tiết thực hành - Mục tiêu: Học sinh tự mình đánh giá được kết quả thực hành để biết cấu tạo trong của cá nhằm tiếp thu tri thức bài mới dễ dàng. - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thực hành. - Học sinh báo cáo kết quả thực hành: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. Giáo viên tổng kết và nhận xét: + Sự chuẩn bị + Quá trình tiến hành thực hành + Nội dung bài thu hoạch + Tinh thần thái độ D. Củng cố và luyện tập: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo trong của cá. - Nhận xét các nhóm trong giờ thực hành. - Dọn vệ sinh. - Vẽ hình cấu tạo trong của cá vào vở bài học. E. Hướng dẫn học sinh tự ở nhà: - Xem bài “Cấu tạo trong của cá chép”. 16 - Hoàn thành bài tập “Hệ hô hấp và tuần hoàn”. Giáo viên rút kinh nghiệm tiết thực hành: - Tất cả học sinh đều biết cách mổ động vật có xương sống, đặc biệt là mổ cá. - Có kỹ năng: giải phẩu động vật, quan sát, vẽ hình, nhận biết. Trong quá trình mổ các em sẽ gặp một số khó khăn buộc các em phải tìm hướng khắc phục từ đó làm trổi dậy sự hứng thú và tính sáng tạo. - Học sinh vận dụng được kiến thức ở bài thực hành vào bài mới một cách hiệu quả. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Sau quá trình áp dụng việc sử dụng mẫu vật thật vào dạy học thực hành môn Sinh học 7 ở trường THCS Chu văn An- huyện Nga Sơn năm học 2018-2019 tôi đã thu được những kết quả như sau: * Đối với học sinh: - Bài thực hành củng cố có tác dụng giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, có được các kỹ năng như quan sát, nhận biết, vẽ hình, vận dụng, phân tích, tổng hợp, có niềm tin khoa học. - Bài thực hành khảo sát có tác dụng giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc lĩnh hội tri thức mới một cách chính xác, khoa học. Có được các kỹ năng như giải phẫu, quan sát, nhận biết, vẽ hình, vận dụng, có được sự sáng tạo trong khi giải phẫu, có niềm tin khoa học. - Tôi đã cho các em ở khối 7 làm bài kiểm tra 15 phút: Câu 1: Hệ tiêu hóa của cá chép được cấu tạo như thế nào? Câu 2: Hệ tiêu hóa của châu chấu có cấu tạo như thế nào? (Châu chấu không có bài thực hành). Kết quả: Ở câu 1 có 151/169 chiếm 89,3% học sinh trả lời được, ở câu 2 có 113/169 chiếm 66,9% trả lời được. - Qua quan sát học sinh tiến hành thực hành, điều tra phỏng vấn và căn cứ vào kết quả kiểm tra tôi nhận thấy tiết dạy thực hành làm cho học sinh nắm bài kỹ hơn, nhớ lâu hơn. Khi thực hành, các em có được hứng thú học tập, làm “trổi dậy” ở các em tính tò mò, khám phá từ đó phát huy tính sáng tạo và có được kỹ năng quan sát, nhận biết, giải phẫu, phân biệt, vẽ hình, vận dụng. - So với bài lý thuyết “Cấu tạo trong của châu chấu” thì chất lượng của bài “Cấu tạo trong cá chép” đạt kết quả cao hơn. * Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: - Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo để đạt được hiệu quả cao là một tất yếu có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. - Việc sử dụng mẫu vật thật vào dạy học môn Sinh học 7 là rất quan trọng và cần thiết. Nó chống lại cách dạy chay mà một số giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng đã làm thui chột khả năng tư duy quan sát, tự nghiên cứu cũng như mất đi lòng yêu thích học tập bộ môn Sinh học của các em. 17 - Bổ sung và làm phong phú, đa dạng thêm đồ dùng dạy học cho chuyên môn nhà trường. 3. KẾT LẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Qua kết quả đã trình bày ở trên, ta thấy khi sử dụng các mẫu vật, thiết bị dạy học một cách hợp lí và có hiệu quả thì đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm và mục tiêu bài học. Từ kết quả đó giúp chúng ta mạnh dạn khẳng định rằng: Đưa mẫu vật thật vào giảng dạy các bài thực hành là một phương pháp dạy học tích cực mang đến thành công trong tiết dạy. - Để học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo thực hành, có tính năng động, sáng tạo, hứng thú học tập thì giáo viên phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các loại bài mổ và quan sát động vật. Vì qua thực hành, học 18 sinh có được kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tư duy đặc biệt là phát hiện ra những học sinh có năng khiếu bộ môn, góp phần trong việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi môn Sinh học ở các trường, giáo dục hướng nghiệp ngay từ đầu cho học sinh. Muốn thực hiện tốt điều này, mỗi giáo viên phải có phương pháp, nội dung, chuẩn bị chu đáo và quan trọng nhất là định thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm, đảm bảo sự thành công của bài dạy thực hành. 3.2. Kiến nghị. - Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc thực hành trong các giờ học chính khóa để học sinh học tập đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt là bổ sung kinh phí để mua các mẫu mổ trong các giờ thực hành. - Ngành giáo dục cần phổ biến, giới thiệu những sáng kiến kinh nghiệm hay của cán bộ giáo viên cho bộ phận chuyên môn của các trường học tập. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã nghiên cứu, đúc rút, trong quá trình giảng dạy và thấy có hiệu quả. Tuy nhiên trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi trình bày khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 15 tháng 14 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Hoàng Mạnh D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Giáo Khoa Sinh Học 7 2. Sách Giáo Viên Sinh Học 7 3. Danh sách các thiết bị đồ dùng dạy học sinh học 4. Giáo Trình: Động vật không xương sống- Tác giả: GS TSKH Thái Trần Bái- Nhà xuất bản giáo dục. 5. Giáo trình: Động vật học có xương sống- Tác giả: GS Lê Vũ Khôi- Nhà xuất bản giáo dục 6. Thực hành động vật học (Phần hình thái- giải phẫu)- Tác giả: Lê Trọng Sơn 19 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Hoàng Mạnh Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng- Trường THCS Chu Văn An. TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá Kết quả Năm học xếp loại đánh giá đánh giá (Ngành GD xếp loại xếp loại cấp huyện/tỉnh; (A, B, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan