Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản chuyện người con gái nam xương...

Tài liệu Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản chuyện người con gái nam xương

.PDF
26
135
51

Mô tả:

Mục lục STT 1 Nội dung 1.MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài 1.2.Mục đích nghiên cứu 1.3.Đối tượng nghiên cứu 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm 1.4.3. Phương pháp so sánh 1.4.4. Phương pháp thống kê 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng môn học 2.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể 2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS trước khi áp dụng đề tài. 2 2.3.Một số giải pháp đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS. 2.3.1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống; áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại và tích hợp kiến thức liên môn Trang 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 6 8 9 10 11 2.3.2. Sử dụng tích cực, triệt để và hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại , đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin. 11 2.3.3. Tổ chức hướng dẫn đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể. 12 2.3.4. Dạy đọc hiểu văn bản bám vào nhan đề của văn bản 12 1 2.3.5. Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế giáo án và thực hiện quá trình dạy học. 2.3.6. Phân loại đối tượng học sinh và thực hiện dạy học thân thiện. 2.4. Giáo án minh họa 2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3 3.1.Kết luận 3.2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 13 14 23 24 24 25 26 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trước tình hình hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; sự hội nhập, giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế, văn hóa của các nước, các vùng, miền, các dân tộc trên thế giới ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo thì sự đổi mới giáo dục đang trở thành một yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với mỗi dân tộc, quốc gia. 2 Đối với nươc ta, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định rõ trong Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 28) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đối với việc thực hiện dạy học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) nói chung, dạy học chương trình Ngữ văn lớp 9 nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh cũng đang được thực hiện rất tích cực và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những phương pháp được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn lớp 9 mà cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) đều quan tâm nhằm giải mã văn bản trong quá trình dạy học các văn bản văn chương là phương pháp đọc - hiểu văn bản theo loại thể. Đối với văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trích tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ là một trong những áng văn hay có giá trị nội dung sâu sắc, giá trị nghệ thuật độc đáo nên được các nhà biên soạn chương trình lựa chọn đưa vào dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 qua hai tiết 16 và tiết 17 nhằm đem đến cho chúng ta hiểu hơn về những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, cho ta những bài học nhân sinh vô cùng quý báu, đặc biệt là bối đắp cho thế hệ trẻ một bài học quý về kĩ năng sống. Qua tìm hiểu thực tế dạy học đọc - hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học của giáo viên để tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám phá và lĩnh hội các đơn vị kiến thức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn có nhiều vấn đề chưa thỏa đáng nên phần nào đã ảnh hưởng đến thái độ học tập, tinh thần tự học, kĩ năng sống của học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ” để nghiên cứu làm sáng kiến kinh nghiệm dạy học trong năm học 2015 - 2016 với mong muốn sẽ đóng góp thêm một cách nhìn và hướng đi rõ hơn trong việc thược hiện đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, đề tài này tập trung nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học hiện đại để áp dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ở hai tiết dạy học 16 và 17 trong chương trình Ngữ văn đem lại cách nhìn mới, hướng tiếp cận giải mã văn bản mang lại hiệu quả cao trong dạy học, để chia sẻ với bạn bè, đồng 3 nghiệp một chút kinh nghiệm dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 1.3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, kĩ thuật dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: 1.4.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích,Tổng hợp, những lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh, các kĩ thuật dạy học hiện đại như kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn phủ bàn, phương pháp đọc hiểu văn bản để làm tiền đề về cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về phương pháp, kĩ thuât dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm Trên cơ sở lí luận, đề tài thiết kế hai tiết giáo án (tiết 16 và tiết 17 theo phân phối chương trình Ngữ văn THCS) đọc hiểu văn bản“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để ứng dụng vào việc dạy thực nghiệm để đánh giá chất lượng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 1.4.3.Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả nghiên cứu trước và sau khi áp dụng đề tài. 1.4.4.Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm. Từ đó xác định được hiệu quả của đề tài. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Như chúng ta đã biết ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nội dung trong Nghị quyết đã khẳng định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực….Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn 4 ngành giáo dục & đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay” đã nhấn mạnh rất rõ ràng và cụ thể: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên" và chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định : " ...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ớ các cấp học, bậc học, ngành học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là hình thành và phát triển ở các em năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy theo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng môn học Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở tường THCS nói riêng cũng không nằm ngoài sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Tuy 5 nhiên hiện nay chúng ta đang được chứng kiến sự phát triển kì diệu của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin thì vấn đền về văn hóa đọc và việc dạy học văn trong nhà trường không còn hứng thú với học sinh như trước. Ai cũng biết rằng văn chương bao giờ cũng là sản phẩm của tâm hồn, con tim và khối óc của người sáng tác. Văn chương có tác động sâu sắc đến bạn đọc, đến cuộc sống con người. So với các môn học khác trong nhà trường, môn văn vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật lại có khả năng bồi dưỡng, khả năng phát triển tư duy thẩm mĩ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học văn thì chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp đổi mới theo đặc trưng môn học như sau: Một, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh như tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. Hai, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Vì không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Ba, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. Bốn, vận dụng dạy học theo tình huống: dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà 6 trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Năm, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học: Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Sáu, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học như kĩ thuật “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy… Bảy, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Tám, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, …. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn. Chín, giáo viên phải rèn cho học sinh luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Học sinh mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn; đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm; tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn. Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, việc đổi mới phương pháp dạy học còn đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và điều kiện về tổ chức dạy học. Bên cạnh đó , đối với môn Ngữ văn, trong quá trình dạy học giáo viên còn phải lưu ý đến đặc trưng loại thể để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả vì mỗi một thể loại văn học có một đặc trưng riêng nên con đường tiếp cận và khai thác kiến thức văn chương theo đặc trưng loại thể là một trong những con đường đem lại hiệu quả trong dạy học. 7 2.1.3.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học các văn bản trong chương trình Ngữ văn, cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo đặc trưng môn học, giáo viên phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề dạy học theo đặc trưng loại thể. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, nên vấn đề đặc trưng loại thể được trình bày ở đây là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam Một là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam mang tính song ngữ trong các thể loại văn học ( do chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nên ngôn ngữ viết của văn học Trung đại là chữ Hán và chữ Nôm). Hai là văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo ( tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại, các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Vì vậy muốn lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại. chẳng hạn, khi tìm hiểu các truyện trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta phải thấy được các truyện được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện); Ba là văn học Trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian (Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả); Bốn là văn học Trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt (Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã. Về tính uyên bác và cách điệu hóa: quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặc khách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Các nhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chương sang trọng. Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩ cao.Về tính sùng cổ: Con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn. Do tính sùng cổ mà văn học trung đại đầy dẫy những điển cố, điển tích, những từ cổ…Trong sáng tác việc lặp lại truyện cũ, mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách mà còn là một cách tạo 8 thêm giá trị cho sáng tác của mình.Về tính phi ngã: Thời trung đại, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển. Sự khinh trong đối với một cá nhân không căn cứ vào phẩm giá của chính cá nhân ấy mà căn cứ cá nhân thuộc dòng họ nào, đẳng cấp nào, có địa vị gì trong bậc thang xã hội. từ đó tạo ra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính chất phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sát của cá nhân mình, cũng như tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có quy định sẵn theo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúc…luật phối thanh của thơ phú cũng quy định chặt chẽ khiến người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính giác phi ngã của cộng đồng “tao nhân mặc khách”…người viết văn có một kho từ điển, kho thi liệu, văn liệu chung được sử dụng trong sáng tác. Và vì vậy, thể loại văn học trung đại cũng mang tính quy phạm; Năm là con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu ngã: Vô ngã là một phạm trù đặc trưng của văn học trung đại. Vì đứng trước xã hội, con người chưa tách khỏi môi trường xã hội, còn gắn chặt với cộng đồng, gắn chặt với nước. cá nhân tồn tại trong đất nước, không tồn tại “tự nó và cho nó”. Cá nhân gắn chặt với gia tộc, với tập đoàn”. “Việc sống trong tập đoàn không đè nặng lên nó, ngược lại, đó là ngọn nguồn khoái cảm cho nó… Con người trung đại thấy mình gắn chặt với cộng đồng là một điều tự nhiên, là vinh dự, là đạo lí nên cảm thấy vui sướng, tự hào. Họ chưa khẳng định rõ bản ngã của mình, một con người vô ngã hoặc chủ yếu là vô ngã. Vì vậy trong quan niệm văn học trung đại, nổi nên chủ đạo như mọi người đã thừa nhận là quan niệm “văn dĩ tải đạo” “văn dĩ minh đạo” “văn dĩ quán đạo”. 2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS trước khi áp dụng đề tài Trong những năm qua, tuy đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, nhưng hiệu quả, chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản văn học Trung đại ở các trường THCS nói chung, việc dạy học văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 nói riêng đem lại kết quả chưa thỏa đáng. Kết quả khảo sát chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ tại trường THCS Quảng A, trường THCS Quảng B năm học 2014 - 2015 cụ thể: Trường Lớp THCS Quảng 9A Sĩ số 24 Giỏi SL % 0 0 Chất lượng Khá TB Yếu SL % SL % SL % 6 25 16 66,7 2 8,3 Kém SL % 0 Ghi chú 0 9 A THCS Quảng B 9B 26 0 0 8 30,7 15 57,8 3 11,5 0 0 9A1 31 0 0 9 29,0 15 48,4 7 22,6 0 0 9A2 32 0 0 10 31,3 16 50,0 6 18,7 0 0 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp như trên. Nhưng có một số nguyên nhân cơ bản sau: + Về phía giáo viên: giáo viên chưa phối hợp linh hoạt phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, còn ngại đầu tư thời gian, vật chất cho việc thực hiện các kĩ thuật dạy học mới. + Về học sinh: do ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin nên có thiên hướng học lệch về các môn học tự nhiên, các môn khoa học xã hội bị xem nhẹ, văn hóa đọc bị lu mờ, việc học văn không có mấy hứng thú nên hiện tượng học tủ, học lệch, học đối phó vẫn còn tồn tại. + Về nhà trường: Các trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho việc đổi mới dạy học ở các trường THCS còn yếu hoặc thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết của việc dạy học . + Về phía gia đình: do trình độ học vấn có hạn chế, áp lực về thời gian, áp lực về công việc ngày càng lớn nên sự đôn đốc kiểm tra việc của học sinh học ở nhà đối với các bậc cha mẹ chưa cao, thậm chí còn phó mặc cho nhà trường chính vì vậy tính tự giác, tích cực học tập ở học sinh thiếu nghiêm túc. 2.3.Một số giải pháp đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS. Như chúng ta đã biết tác phẩm văn chương là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chương thì điều trước tiên đối với người tiếp nhận phải tự mình đọc lấy thì hình tượng, cảm xúc từ văn bản mới dấy lên trong lòng mình. Người ta không ai thưởng thức hộ cái đẹp, phong cảnh,… cho người khác, cũng không ai xem hộ một bộ phim, thưởng thức một bài thơ cho kẻ khác… Vậy dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để giúp các em có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ. Với phạm vi đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra và thể nghiệm một vài giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để cùng được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp, mong góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 10 2.3.1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống; áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại và tích hợp kiến thức liên môn Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống ( đàm thoại, thuyết trình, …) với phương pháp dạy học hiện đại (Phương pháp học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai…) và các kĩ thuật dạy học hiện đại như: Kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật “ bản đồ tư duy”…nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, có sự tích hợp các kiến thức liên môn vào trong bài giảng như môn địa lí, môn GDCD…để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng giao tiếp ứng xử. 2.3.2. Sử dụng tích cực, triệt để và hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại , đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động và đa dạng hơn. Nếu như trước đây, trong một giờ dạy văn bản, giáo viên chỉ có thể đưa ra một vài hình ảnh để học sinh quan sát. Còn bây giờ, khi có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thể kết hợp được rất nhiều phương tiện (như tranh ảnh, các bài hát hoặc các khúc ngâm, các đoạn phim) để xen kẽ vào bài giảng của mình. Điều này đã thu hút được sự chú ý, hứng thú và tập trung của học sinh. Công nghệ thông tin đem lại nhiều tiện ích trong quá trình dạy- học. Tuy nhiên, nếu giáo viên lạm dụng sẽ đưa đến những tác dụng không mong muốn. Nếu bài đưa ra quá nhiều tranh ảnh, hiệu ứng tuỳ tiện, nó sẽ làm học sinh phân tâm, làm giảm chất lượng của bài học. Do vậy, giáo viên cần phải biết lựa chọn những hình ảnh, âm thanh phù hợp với nội dung của từng bài, từng phần để đạt hiệu quả như mong muốn. Không những thế, giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi kĩ năng thực hành, ứng dụng các thao tác trong máy tính, các qui trình thiết kế một bài giảng bằng powerpoint một cách thành thạo để bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất. Một điểm cũng cần lưu ý nữa là phương tiên trực quan mặc dù có nhiều lợi ích như thế cũng không thể thay thế được người thầy. Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên cần phải kết hợp uển chuyển và linh hoạt giữa những phương tiện trực quan với lời giảng, lời bình của mình, có như thế học sinh mới khắc sâu được những kiến thức mà mình đã học. 2.3.3. Tổ chức hướng dẫn đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới một hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phải phù hợp với loại thể đó. Vì vậy vấn đề về loại thể trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề phương pháp” ( Trần Thanh Đạm - “ Vấn đề dạy học theo loại thể”) 11 Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao”. Vậy khi đọc hiểu văn bản thuộc theeir loại truyện truyền kì cần phải chú ý khai thác những yếu tố kì lạ, hoang đường- đây vừa là giá trị nghệ thuật đặc sắc khác biệt so với các loại thể khác vừa là phương tiện để tác giả phản ánh hiện thực. Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trích tập truyện “ Truyền kì mạn lục” được nhà văn Nguyễn Dữ viêt theo thể truyện truyền kì. Những chi tiết kì ảo trong truyện bao gồm: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế, Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan chonàng ở bến Hoàng Giang. Các chi tiết kì ảo ấy đã đem lại ý nghĩa cho tác phẩm: tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú, hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự; tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan đồng thời khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảmcủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 2.3.4. Dạy đọc hiểu văn bản bám vào nhan đề của văn bản Nhan đề hay còn gọi là đầu đề, là tên của một văn bản, một tác phẩm. Nhan đề với tác phẩm giống như gương mặt của một con người; nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Nhan đề (đầu đề) của văn bản thường do người viết đặt ra nhưng cũng có khi do người biên soạn. Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm. Vì vậy để đọc hiểu văn bản hiệu quả điều trước tiên giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác ý nghĩa của nhan đề, lấy nhan đề làm định hướng tiếp cận và khai thác chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức của văn bản. Đối với việc đọc hiểu văn bản “ Chuyên người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, trước khi tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, bài học, ý nghĩa của văn bản là phải tìm hiểu nhan đề. Nhan đề “ Chuyện người con gái Nam Xương” là do nhà văn Nguyễn Dữ tự đặt cho tác phẩm của mình. Với tên gọi ấy đã giúp người đọc bước đầu hình dung được đường đi, hướng tiếp cận để khai thác nội dung của văn bản là sẽ xoay quanh câu chuyện về cuộc đời, số phận người con gái Nam Xương- hình tượng điển hình của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy công. 12 2.3.5. Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế giáo án và thực hiện quá trình dạy học. Chuẩn kiến thức kĩ năng (KT- KN)là khung chương trình chuẩn kiến thức cho từng cấp học, môn học, bài học tạo nên sự thống nhất trong cả nước. Nhưng để giúp cho các nhà quản lí, giáo viên xác định đúng chuẩn KT-KN tối thiểu trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì Bộ giáo dục còn ban hành tài liệu “ Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng” góp phần khắc phục tình trạng chưa đạt chuẩn hoặc quá tải ở HS, tạo khung pháp lý cho giáo viên và các nhà quản lý chuyên môn trong việc thống nhất về nội dung KT-KN ở từng bài học, chủ đề, nhóm chủ đề; lấy đó làm căn cứ khoa học cho việc dạy học và chỉ đạo dạy học, cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được quy định dạy học trong 02 tiết của tuần thứ 4( tiết 16+ tiết 17). Chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng đối với 2 tiết dạy học văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ như sau: - Về kiến thức: + Học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện của tác phẩm. + Hiểu được hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa và vẻ đẹp truyền thống của họ. + Thấy được sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. + Mối liên hệ giữa tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương.” - Về kĩ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu tác phẩm viết theo thể truyền kì. + Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm có nguồn gốc từ dân gian. + Kể lại được truyện 2.3.6. Phân loại đối tượng học sinh và thực hiện dạy học thân thiện. Trong quá trình dạy học, phải có sự phân loại học sinh theo khả năng, mức độ tư duy để giáo viên giao nhiệm vụ phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy học, đồng thời trong quá trình dạy học luôn tỏ ra thân thiện, tránh gây căng thẳng, áp lực đối với học sinh, luôn gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. 2.4. Giáo án minh họa Ngữ văn: Tiết 16 Văn bản CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ) A. Môc tiªu : Giúp học sinh 13 1. KiÕn thøc: - Nắm được sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Dữ . - Hiểu được đặc điểm truyện truyện kì và kể tóm tắt được nội dung cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” - Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. 2. KÜ n¨ng: - Có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm truyền kì. - Kĩ năng đọc diễn cảm và tóm tắt truyện. 3. Th¸i ®é: -HS cã th¸i ®é b×nh tÜnh ,tù tin ,xö lÝ tèt mäi t×nh huèng trong quá trình đọc hiểu văn bản cũng như trong cuộc sống hàng ngày. B. Phương pháp - Sử dụng linh hoạt các phương pháp( thuyết trình, đàm thoại) với phương pháp hiện đại ( nêu vấn đề, hoạt động nhom...). - Sử dụng kĩ thuật dạy học hiện đai: kĩ thuật mảnh ghép C. Phương tiện - thiệt bị dạy học - Máy chiếu. - Phiếu học tập. - Giấy khổ lớn, bút dạ, bảng con. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp : Giáo viên kiểm tra, nắm bắt sĩ số học sinh trong tiết dạy học. 2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS : 3. Giới thiệu vào bài mới : GV giới thiệu vào bài học mới : “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung » Đó không chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du mà hơn như thế, đó còn là một lời tổng kết vô cùng xác đáng cho cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái xưa. Cũng bởi vì người phụ nữ chịu nhiều bất công như thế hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen thuộc trong văn chương Trung đại. Hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng trở lại với đề tài này trong tác phẩm nổi tiếng của văn xuôi trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVI – XVII – “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Tổ chức, hướng dẫn cho HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm thông qua phương pháp phát vấn, đàm thoại cùng hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Nguyễn Dữ (?-?) người huyện Trường Tân ( nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương), là học 14 Câu hỏi 1 : Qua những thông tin trong phần chú thích (*) SGK trang 48 và trang 49 cho em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Dữ và văn bản «  Chuyện người con gái Nam Xương » ?  trò giỏi của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm( 1491 - 1585), sống ở thế kỉ XVI - thời kì nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng.Vốn là người học rộng tài cao, nhân cách cao khiết. Sáng tác còn lại duy nhất và cũng là tác phẩm nổi tiếng của ông là tập “ Truyền kì mạn HS : Đứng dậy tại chỗ trả lời câu hỏi. lục” ( Ghi chép tản mạn những Tập thể lớp chú ý lắng nghe câu trả chuyện kì lạ được lưu truyền) viết lời để đưa ra nhận xét, bổ sung ( nếu bằng chữ Hán, được đánh giá là “ thiếu thông tin) Thiên cổ kì bút” ( GV giới thiệu thêm về đặc điểm trí 2. Tác phẩm thức đương thời có 2 kiểu : Kiểu thứ nhất là hòa cùng với đời để « vinh thân - Văn bản “ Chuyện người con gái phì gia » ; kiểu thứ 2 là quay lưng, thoát Nam Xương” là truyện thứ 16/20 của li sự nhiễu nhương đương thời để quay tập truyện “ Truyền kì mạn lục”- được về « độc thiện kì thân », Nguyễn Dữ xây dựng trên nội dung câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương” nhưng thuộc kiểu trí thức thứ 2) phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc GV :Trình chiếu những thông tin cơ bản hơn về cảm hứng nhân văn. Văn bản về cuộc đời và sự nghiệp văn chương thuộc thể loại truyện truyền kì, một của Nguyễn Dữ và những nét khái quát thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc về văn bản “ Chuyện người con gái Nam từ Trung Quốc, thường có yếu tố Xương” để học sinh kiểm chứng. hoang đường kì lạ, nội dung thường GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu từ khó, khai thác từ các truyện cổ dân gian... đọc diễn cảm, tóm tắt chia bố cục văn - Đọc diễn cảm, phân vai. bản “ Chuyện người con gái Nam - Tóm tắt nội dung văn bản: “ Chuyện Xương” người con gái Nam Xương” là câu Câu hỏi số 2: Trong số những chú thích chuyện kể về cuộc đời , số phận oan sau văn bản, chú thích khiến em còn nghiệt của nhân vật Vũ Nương tên boăn khoăn? đối với văn bản này, để đọc thật là Vũ Thị Thiết, con nhà nghèo, phân vai cần mấy bạn? yêu cầu giọng quê ở Nam Xương, là người đẹp đọc của từ vai ra sao? văn bản có mấy sự người đẹp người đẹp nết. Do cảm mến việc chính, xoay quanh nhân vật nào? dung hạnh của nàng, nên Trương Sinh đó là những sự việc gì? Căn cứ vào con nhà giáu, người cúng làng đã nói nhan đề và chuỗi các sự việc chính để với mẹ mang 100 lạng vàng đến cưới chia bố cục? Nội dung của từng phần? hỏi nàng về làm vợ. Dù Trương Sinh HS: (6 em) đọc diễn cảm, phân vai ít học lại có tính đa nghi, với vợ thì ( người dẫn truyện, Vũ Nương, Trương phòng ngừa quá mức, nhưng nàng Sinh, bé Đản, bà mẹ chồng, Phan Lang), luôn biết giữ gìn khuôn phép nên cuộc nêu những sự việc chính và xác định bố sống vợ chồng không để thất hòa…. cục văn bản. Nhưng cuộc đời phải chịu oan nghiệt, 15 Lớp chú ý, nhận xét, bổ sung ( nếu còn thiếu sót) GV: Trình chiếu lên màn hình một số tranh minh họa các sự việc chính của truyện để HS đặt tên, sắp xếp thứ tự hợp lí theo sự việc nhằm khắc ghi các sự việc chính của truyện. bất hạnh. - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “ Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết”: Các sự việc khai thác từ câu chuyện HS: Quan sát, đặt tên cho các bức tranh dân gian. + Phần 2: Phần còn lại - > sự việc có liên quan đến nội dung văn bản. sáng tạo thêm của Nguyễn Dữ. GV: Tổ chức, hướng dẫn HS đọc hiểu II. Đọc hiểu văn bản văn bản qua việc hướng dẫn và tổ chức 1. Nhân vật Vũ Nương: cho HS thực hiện kĩ thuật mảnh ghép. - Vũ Nương được xây dựng trên những chuẩn mực đạo đức Nho giáo Câu hỏi 3: Có ý kiến cho rằng “nhân về người phụ nữ. vật Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp + Giới thiệu bao quát toàn bộ tính tâm hồn và phẩm chất thật đáng quý”. cách, phẩm chất của nhân vật: “Vũ chúng ta có đồng ý với ý kiến này Thị Thiết, quê Nam Xương, tính tình không? Vì sao? thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Để làm sáng tỏ ý kiến trên, GV hướng -> Cách giới thiệu bao quát toàn bộ dẫn HS thực hiện kĩ thuật mảnh ghép, tính cách, phẩm chất của nhân vật -> kết hợp với việc xây dựng bản đồ tư duy tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ để khai thác kiến thức trong tác phẩm trả hoàn hảo. lời cho câu hỏi trên thông qua các câu + Khảo sát cụ thể: hỏi chia nhỏ hơn qua phiếu học tập: Trong quan hệ với chồng ( Khi mới - Vòng 1: Xây dựng nhóm chuyên gia về nhà chồng, khi tiễn chồng đi lính, trả lời câu hỏi theo các phiếu1,2,3,4. khi vắng chồng, khi bị chồng nghi oan): Vũ Nương là người vợ hiền Phiếu số 1: (Nhóm 1)Trong quan hệ với thục, thủy chung, tình nghĩa và giàu chồng? Chỉ ra những chi tiết trong văn lòng tự trọng. bản? Nhận xét về cách trình bày của tác giả ? tác dụng? Trong quan hệ với mẹ chồng ( chăm Phiếu số 2 (Nhóm 2): Trong quan hệ với sóc mẹ chồng khi chồng vắng, thuốc mẹ chồng? Chỉ ra những chi tiết trong thang, lễ bái thần phật, chôn cất chu văn bản? Nhận xét về cách trình bày của đáo): Vũ Nương là người con dâu tác giả ? tác dụng? hiếu thảo. Phiếu số 3 (Nhóm 3): Trong quan hệ với Trong quan hệ với con -bé Đản con? Chỉ ra những chi tiết trong văn (nàng sinh con, sáng tạo ra cái bóng 16 bản? Nhận xét về cách trình bày của tác nói với con là cha): Nàng là người mẹ giả ? tác dụng? đảm đang, rất mực yêu thương con. Phiếu số 4 (Nhóm 4): Trong quan hệ với mọi người ( Làng xóm, Phan Lang, Linh Phi)? Chỉ ra những chi tiết trong văn bản? Nhận xét về cách trình bày của tác giả ? tác dụng? - Vòng 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm mảnh ghép: Các nhóm chuyên gia chia ra thành các nhóm mảnh ghép và thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau khi các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ, cả nhóm tổng hợp, chia sẻ và báo cáo kết quả. Đại diện các nhóm trình bày trên giấy, trình chiếu lên màn hình để lớp nhận xét và chốt kiến thức. GV: Trình chiếu một số tranh minh họa các sự việc chính của nội dung câu chuyện, yêu cầu HS xác định nội dung của bức tranh đạt tên cho từng bức tranh và sắp xếp theo đúng trình tự các sự việc trong văn bản. Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản qua hệ thống nội dung các bức tranh? cha tôi lại đến kia kìa Trong quan hệ với mọi người ( Làng xóm, Phan Lang, Linh Phi): Nàng là người tốt, ăn ở đúng mực, ân nghĩa, giữ trọn lời hứa => Với sự trân trọng, ngợi ca nhà văn Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương-hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp chuẩn mực theo quan niệm Nho giáo: “ Tam tòng, tứ đức” III. Luyện tập 1. Xác định nội dung, đặt tên cho từng bức tranh và sắp xếp chúng theo đúng trình tự các sự việc trong văn bản. Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản qua hệ thống nội dung các bức tranh. Sứ giả loa tin chiến tranh sảy ra 17 Số 2 Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời Cha của Đản đây này. Số 3 Ô hay, ông cũng là cha của tôi ư? Đồ hư thân mất nết Số 4 Nói rồi nàng gieo mình xuống sông Bóng nàng loang loáng mờ dẫn và biến mất Bài tập 2: Làm bài tập trắc nghiệm dưới hình thức như trò chơi “Rung chuông vàng” ( Thực hiện theo luật chơi trong phần luyện tập PowerPoit)? E. Hướng dẫn học ở nhà GV: Tổ chức, hướng dẫn HS học bài ở nhà: nắm vững những đơn vị kiến thức đã học ở tiết 16; làm bài tập trong vở bài tập; chuẩn bị chu đào cho tiết học tiếp theo: Tiết 17 văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” (tiếp) HS: Lên kế hoạch học tập nghiêm túc, hiệu quả. H. ĐÁNH GIÁ - ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................... 18 Ng÷ v¨n : TiÕt 17 Văn bản CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ) A. Môc tiªu : Giúp học sinh A. Môc tiªu cÇn ®¹t: Gióp häc sinh: 1- KiÕn thøc: - HiÓu ®îc nh÷ng gi¸ trÞ néi dung ( Giá trị hiện thưc, giái trịnh nhân đạo), gi¸ trÞ nghÖ thuËt ( qua chi tiÕt c¸i bãng) và ý nghĩa cña v¨n b¶n “ ChuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng” cña NguyÔn D÷. 2- KÜ n¨ng: - Cã kÜ n¨ng ®äc hiÓu v¨n b¶n truyÖn Trung ®¹i. 3- Th¸i ®é: - Th¬ng c¶m, xãt xa cho nh÷ng th©n phËn phô n÷ trong x· héi phong kiÕn xa. - Lªn ¸n, ®Êu tranh sù bÊt b×nh ®¼ng giíi, sù gia trëng ®éc ®o¸n, thãi ghen tu«ng mï qu¸ng… vÉn cßn tµn d trong x· héi hiÖn nay. B. Phương pháp - Sử dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống( thuyết trình, đàm thoại) với phương pháp hiện đại ( nêu vấn đề, hoạt động nhom...). - Sử dụng kĩ thuật dạy học hiện đai: mảnh ghép, khăn phủ bàn, động não C. Phương tiện - thiệt bị dạy học - Máy chiếu. - Phiếu học tập. - Giấy khổ lớn, bút dạ, bảng con. C. Tiến trình dạy học 1. Ổn ®Þnh líp: - GV æn ®Þnh nÒ nÕp líp, n¾m b¾t sÜ sè HS trong tiÕt häc. * KiÓm tra bµi cò: ? Tãm t¾t v¨n b¶n “ ChuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng” ? Nhân vật Vũ Nương là hình tượng của người phụ nữ xưa với những vẻ đẹp chuẩn mực, chỉ ra những vẻ đẹp, đức tính ấy? HS lªn b¶ng tr¶ lêi, líp chó ý theo dâi, nhËn xÐt, bæ sung. GV NhËn xÐt chung, cho ®iÓm. * Giíi thiÖu vµo bµi míi:: Tõ viÖc kiÓm tra bµi , GV chuyÓn tiÕp vµo bµi míi: Đề tài về người phụ nữ là một trong những đề tài quen thuộc trong văn chương nói chung, văn chương Trung đại nói riêng bởi trái tim người nghệ sĩ thường nhạy cảm trước vẻ đẹp cũng như nhạy cảm trước nỗi đau. Mà trong xã hội 19 phong kiến bất công xưa, người phụ nữ vừa mang vẻ đẹp thật đấy nhưng họ lại mang nỗi đau về thân phận do chế độ phong kiến bất công gây nên. Ở tiết học trước, các em đã đọc hiểu và cảm nhận về nhân vật Vũ Nương - hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp chuẩn mực theo quan niệm Nho giáo: “ Tam tòng, tứ đức” . Vậy,nàng có mang nỗi đau về cuộc đời, thân phận hay không ? Nếu có thì nguyên do từ đâu? Nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm vấn đề gì về câu chuyện nhân tình thế thái ấy ? Tiết học hôm nay các em sẽ cùng cô tìm hiểu nhé. Mời các em lấy sách, vở chúng ta cùng đọc hiểu tiếp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GV : Tổ chức, hướng dẫn HS khai thác II. Đọc hiểu văn bản ( tiếp) tiếp những kiến thức của văn bản linh 1. Cuộc đời, số phận của Vũ Nương hoạt bằng các phương pháp, kĩ thuật - Là người có phẩm chất tốt đẹp, nhưng dạy học để giúp HS khai thác và chiếm Vũ Nương lại phải chịu cuộc đời, số lĩnh triệt để những kiến thức của văn phận bất hạnh oan nghiệt. Xã hội phong bản. kiến đấy bất công không có chỗ cho những người như Vũ Nương sống. HS: Thực hiện linh hoạt các kĩ thuật dạy - So với truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã học theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV sáng tạo trong tác phẩm của mình thêm để tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. những tình tiết, lời nói của Vũ Nương (tiễn chồng đi lính, cách cư xử khi bị (GV hướng dẫn HS thực hiện phương chồng nghi oan..) để nhân vật có suy pháp giải quyết vấn đề để giải đáp câu nghĩ, tính cách không phải là nhân vật hỏi số 1 và câu hỏi số 2) chức năng. Dù sáng tạo nhưng Nguyễn Câu hỏi 1 : Với những phẩm chất tốt Dữ vẫn phải tuân thủ phản ánh hiện đẹp như vậy, Vũ Nương có được hưởng thực xã hội, nên Vũ Nương vẫn phải cuộc sống xứng đáng không ? Tại sao ? chấp nhận cái chết thương tâm. Câu hỏi 2 : so với cốt truyện cổ dân gian «  Vợ chàng Trương », «  chuyện người con gái Nam Xương » của Nguyễn Dữ đã có những sáng tạo gì ? Tác dụng của những sáng tạo ấy ? ( GV hướng dẫn HS thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề và kĩ thuật «  động não » để giải đáp câu hỏi số 3) Câu hỏi 3 : Những nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của Vũ Nương ? Trong những nguyên nhân đó nguyên nhân nào là cơ bản ? Nếu là nhà 2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương: + Do lời nói ngây thơ của con trẻ.( Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ) + Do sự hồ đồ, đa nghi mù quáng của Trương Sinh ( cơ bản nhất).( sống thiếu niềm tin, tư tưởng mập mờ, không có sự chia sẻ) + Do xã hội bất công, chiến tranh loạn lạc thì cuộc sống của con người khó mà hạn phúc. 3. Chịu ảnh hưởng “quan niệm tập cổ” (lấy xưa để nói nay) - một trong những đặc trưng quy phạm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan