Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận tốt nghiệp vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc h...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn hai đứa trẻ của thạch lam - dương thị duyên

.PDF
119
207
121

Mô tả:

tr-êng ®¹i häc s- ph¹m Hµ Néi KHOA ng÷ v¨n --------- khãa luËn tèt nghiÖp ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : TS. Trịnh Thị Lan : Dương Thị Duyên : A - K61 Hµ Néi - 2015 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức chuyên ngành sâu sắc và ý nghĩa trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, Em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trịnh Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm và động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 28 tháng 05, năm 2015 Sinh viên thực hiện Dương Thị Duyên Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. GV : Giáo viên 2. HS : Học sinh 3. PPDH : Phương pháp dạy học 4. GT : Giao tiếp 5. GTNN : Giao tiếp ngôn ngữ 6. GTVH : Giao tiếp văn học 7. TPVH : Tác phẩm văn học 8. TPVC : Tác phẩm văn chương 9. THPT : Trung học phổ thông 10.VH : Văn học 11. TC : Tạp chí 12. NXB 13. SGK : Nhà xuất bản : SGK 14. TS : Tiến sĩ 15. PGS.TS : Phó giáo sư Tiến sĩ 16. GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ 17. ĐHSP : Đại học Sư phạm Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ........................................................................................... 3 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................................ 7 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................ 7 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 7 VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 8 VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8 VIII. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ..................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................................10 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM .........................................................................10 1.1 Lí thuyết về hoạt động giao tiếp và hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường THPT.............................................................................................. 10 1.1.1 Quan niệm về giao tiếp. ......................................................................... 10 1.1.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. ........................ 10 1.1.3. Giao tiếp văn học. ................................................................................. 13 1.1.4. Lí luận về hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường THPT.............. 19 1.2. Đặc điểm nhận thức của HS THPT trong quá trình GT văn học. ........ 25 1.3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường. ........... 27 1.3.1. Về tác giả Thạch Lam. .......................................................................... 27 1.3.2. Về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ................................... 29 1.3.3. Vị trí truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn lớp 11. ...................................................................................... 33 1.4. Thực tiễn dạy và học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ở trường THPT hiện nay. .................................................................................... 33 1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. .................................................. 34 Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên 1.4.2. Những mặt hạn chế và tích cực trong việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. .............................................................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................37 Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM THEO LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP. ....................................................................................................... 38 2.1. Định hướng chung cho việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp. ....................................................... 38 2.1.1. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn "Hai đứa trẻ" theo tinh thần bám sát đặc điểm người viết. ........................................................................................ 38 2.1.2. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cần chú ý đến các yếu tố tham gia giao tiếp khác của lí thuyết hoạt động giao tiếp. ...... 41 2.2. Các nguyên tắc thực hiện bài học “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp. ............................................................... 45 2.2.1. Nguyên tắc người học phải xác định được đích giao tiếp trong dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. ............................................ 45 2.2.2. Nguyên tắc luôn bám sát nội dung giao tiếp, cắt nghĩa các yếu tố nội tại và các quan hệ của văn bản truyện. .................................................... 46 2.2.3. Nguyên tắc tôn trọng sự trao đổi, đối thoại, thảo luận đa chiều của HS khi tiếp nhận truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. ...................... 49 2.3. Đề xuất quy trình dạy học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp........................................................................................ 50 2.3.1. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn HS tự đọc tác phẩm và xây dựng các quan hệ giao tiếp. ............................................................................................ 50 2.3.2. Bước 2: Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về những vấn đề nảy sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. ........................................................ 51 2.3.3 Bước 3: Tổ chức đánh giá kết quả đọc hiểu văn bản bằng tái hiện các cuộc giao tiếp............................................................................................ 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................60 Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục đích của thực nghiệm. ....................................................................... 61 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. .......................................................... 62 3.3. Nội dung thực nghiệm. ............................................................................... 63 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ................................................................. 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................69 PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................73 PHỤ LỤC Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Xuất phát từ định hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp. Trước đây, lí thuyết về hoạt động GT chỉ được đặt ra trong việc dạy học Tiếng Việt và Làm văn. Vì vậy trong xu thế nghiên cứu phức hợp, đa ngành, người ta nhận ra sự hữu ích của việc dạy học TPVC theo hướng GT. Hướng dạy học mới này cho rằng văn bản văn học như là một cuộc GT, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Đây là hướng dạy học mới coi “giờ học văn là giờ giao tiếp ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh với nhau, giáo viên trở thành người hướng dẫn, gợi mở, quan tâm khai thác các yếu tố giao tiếp tư tưởng, tình cảm, các quan hệ giữa con người và con người thông qua tác phẩm văn học” [16]. Mục đích của hướng dạy học này là “Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp là dạy cách giao tiếp ứng xử”, “Dạy văn - dạy cách sử dụng phương tiện giao tiếp” [16] và mở rộng thêm các quan hệ GT khác, GT với hình tượng nghệ thuật, GT với nhà văn, GT giữa những người tham gia tiếp nhận văn học.Từ thực tế trên, chúng tôi thấy yêu cầu đặt ra cho việc dạy học TPVC phải theo hướng “trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu của bộ môn Văn trong nhà trường” [11], “Văn học phải được hiểu trong quá trình giao tiếp”, “Giảng dạy văn học là một quả trình giao tiếp và đối thoại nghệ thuật có cơ sở khoa học dựa trên sự cảm thụ, thấu hiểu tác phẩm sâu sắc”. GV- người tổ chức giờ học sao cho “Giờ văn phải tạo được không khí cảm xúc, sự đồng cảm, giao cảm, sự cộng hưởng giữa nhà văn - giáo viên - học sinh. Học sinh trò chuyện với nhà văn thông qua tác phẩm trung gian” [3] 2. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Muốn dạy - học tốt phải đề cập đến nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố không kém phần quan trọng là PPDH. Một thời gian dài trong nhà trường đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học một chiều “thầy giảng trò nghe”, HS thụ động tiếp nhận kiến thức và ít có những ý kiến phản hồi trong quá trình lĩnh hội. Ngày nay, nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá vỡ những ràng buộc nhằm đổi mới Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 1 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên theo hướng dân chủ hóa và nhân dân hóa. Trong dạy học TPVC ở nhà trường, vấn đề người đọc với tư cách là chủ thể của giờ học càng được quan tâm. Nhiệm vụ của giờ dạy học văn là làm sao phải tạo ra mối quan hệ tương tác của ba mối quan hệ vốn có: tác phẩm - nhà văn, GV và bản thân HS. Muốn như vậy, người dạy phải có hệ thống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá TPVC như một đối tượng nhận thức thẩm mĩ. Có thể thấy PPDH được đổi mới bằng việc nhìn nhận HS là chủ thể cảm thụ trong quá trình tiếp nhận TPVC, có sự trao đổi GT trong quá trình dạy học giữa GV và HS. Chúng tôi cho rằng việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học một TPVC sẽ phát huy được tính chủ thể của HS, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH Ngữ văn, làm cho chất lượng dạy học TPVC trong nhà trường ngày càng được cải thiện, cụ thể là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 3. Xuất phát từ vị trí của nhà văn Thạch Lam và tình hình dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ở nhà trường phổ thông. - Thạch Lam (1910 - 1942) là một trong những tác giả lớn, có đóng góp đáng kể cho văn học trong nước và cả văn học thế giới. Những tác phẩm của nhà văn được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông (Một thứ quà của lúa non cốm, lớp 7; Hai đứa trẻ, lớp 11) đều là những tác phẩm thành công, ngoài giá trị thẩm mĩ còn phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục: Phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Các nhà nghiên cứu đánh giá Thạch Lam là một trong những hiện tượng văn học độc đáo. Ông bắt đầu tham gia hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn chương uy tín theo khuynh hướng lãng mạn trước năm 1945, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, Thạch Lam vẫn có nhiều điểm khác biệt.Văn phong của ông nhẹ nhàng, dung dị mà thấm thía; những trang viết đầy chất thơ mà phập phồng hơi thở sự sống hàng ngày như nó vẫn diễn ra nơi cuộc đời ngoài kia. Có thể thấy những sáng tác của Thạch Lam đọng lại trong lòng người đọc thật bền lâu với những tâm tình êm dịu, ngọt ngào. Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 2 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên - Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam, được chọn giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 11, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, NXB Giáo dục năm 2004. Thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông cho thấy, việc dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn chỉ dừng lại ở những lối mòn, chưa theo kịp công tác nghiên cứu. GV và HS chưa nhận thức đúng đắn về bản chất TPVC (vừa là một bộ môn nghệ thuật vừa là một bộ môn khoa học). Chúng tôi cho rằng việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một hướng đi khắc phục phần nào tình trạng trên, đồng thời giúp HS tiếp nhận một cách tích cực nhất, đem lại hiệu quả giảng dạy. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam với mong muốn tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để khai thác tối đa các giá trị trong giờ học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam nói riêng và cũng là định hướng để áp dụng vào các TPVC nói chung. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 1. Vấn đề dạy học theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp. Hiện nay, GT và vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học là nội dung được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Ở Việt Nam, dạy học theo lí thuyết về hoạt động GT vẫn là khá mới mẻ, song việc nghiên cứu đã đạt được hiệu qua cao: + Trong giảng dạy Tiếng Việt, GS.TS Bùi Minh Toán trong bài: Về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt (TC Nghiên cứu Giáo dục, 5/1995), từ việc khẳng định “Hoạt động giao tiếp là hoạt động phát và nhận thông điệp”, tác giả đưa ra những cơ sở đề xuất quan điểm GT trong giảng dạy. Điều này vừa xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ, vừa xuất phát từ mục tiêu của môn học. Từ đó, hướng GT được thể hiện trong nội dung và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. Về nội dung, quan điểm GT đòi hỏi môn Tiếng Việt cung cấp cho HS Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 3 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên không chỉ tri thức về hệ thống kết cấu của tiếng Việt mà cả tri thức về quy tắc hoạt động sử dụng và tri thức về sản phẩm của hoạt động. Về phương pháp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng lực hoạt động bằng ngôn ngữ. + Đối với môn Làm văn, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh trong bài: Quan điểm giao tiếp và việc dạy làm văn (TC Nghiên cứu Giáo dục 1/1995) cũng đưa ra một số cơ sở trong việc đề xuất quan điểm GT: Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ; xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ; xuất phát từ mục đích của việc dạy tiếng là việc dạy cho HS cách tư duy và giao tiếp tốt. Trong quan điểm này tác giả cho rằng HS học tiếng không phải chỉ để nắm những tri thức khoa học hệ thống về tiếng mà quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức khoa học tiếp thu được HS phải nắm được cách sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Công trình cũng chỉ ra việc làm văn chính là cách tổ chức GT hay nói một cách chính xác là cách dạy cách thức tổ chức GT bằng văn bản. + Trong công trình Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông theo hướng giao tiếp (Luận án tiến sĩ, ĐHSP, Hà Nội, 2009), TS Phạm Văn Nam cho rằng hoạt động GT có nhiều ưu thế trong việc phát triển nhận thức của HS, hoàn toàn có thể ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học TPVC nói riêng. Từ đó tác giả làm rõ hoạt động GT trong giờ học TPVC bao gồm hai phương diện: GT văn học và GT sư phạm, về GT văn học tác giả chủ trương tổ chức cho HS thực hiện GT văn học là để các em trực tiếp đối thoại với tác phẩm, tìm ra giá trị thẩm mĩ của tác phẩm biểu hiện qua hệ thống ngôn ngữ và hình tượng văn học. Về GT sư phạm, tác giả đề xuất bài học TPVC phải tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá trong một quy trình dạy và học chặt chẽ với sự tham gia của GV - người dạy và HS - người học. GT sư phạm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức: giữa GV và cá nhân HS, giữa GV và nhóm HS, giữa GV và tập thể lớp. Điều này giúp HS biết ứng dụng các kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ vào GT đời sống, GT văn hóa, sử dụng văn học như một phương tiện GT. Luận án cũng nghiên cứu một cách khá hệ thống từ quan điểm, nguyên Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 4 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên tắc đến các bước thực hiện bài học TPVC theo hướng GT. Đây chính là cơ sở gợi mở cho đề tài của chúng tôi khi áp dụng vào dạy học một tác phẩm cụ thể trong nhà trường phổ thông. + Trong luận văn Dạy học thơ trữ tình giai đoạn sau 1975 cho học sinh THPT theo hướng giao tiếp của Trần Thị Nga, ĐHSP, Hà Nội, 2010, tác giả đã nêu được những kiến thức lí luận cơ bản về vấn đề dạy học thơ trữ tình theo hướng GT. Đề tài khẳng định bản chất của thơ ca là GT bằng tâm hồn, tình cảm. Trong đó thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ, tình cảm trong thơ gắn với tình cảm của nhân dân và nhân loại, tình cảm trong thơ là tình cảm được cá thể hóa. Và từ đó tác giả đưa ra các nguyên tắc, phương pháp dạy học thơ trữ tình theo hướng GT sao cho việc truyền đạt của GV cũng như sự tiếp nhận của HS đạt kết quả cao nhất. Luận văn đã nêu ra định hướng GT cụ thể cho quá trình dạy học, mở ra chân trời mới cho cách tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trong nhà trường. + Trong khóa luận tốt nghiệp Dạy học tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu theo định hướng giao tiếp của sinh viên Đào Thị Thu Trà, ĐHSP, Hà Nội, 2012, đã vận dụng những phương pháp, biện pháp vốn quen thuộc vào một tác phẩm cụ thể nhưng được soi chiếu dưới định hướng GT: đọc sáng tạo; gợi tìm, nêu vấn đề; tái tạo kết hợp các biện pháp cắt nghĩa, so sánh, giảng bình. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở và hướng gợi mở để chúng tôi tiếp tục vận dụng vào dạy học đọc hiểu một TPVC mà cụ thể là thể loại truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Vấn đề nghiên cứu dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường phổ thông. Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam.Về phương pháp dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có các công trình, bài viết sau: - Bài soạn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, sách GV lớp 11, tập 2, NXB Giáo Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 5 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên dục 2004 đưa ra cách phân tích truyện theo trình tự diễn biến qua các giai đoạn tâm trạng của nhân vật. - Thiết kế bài giảng “Hai đứa trẻ” của GS Phan Trọng Luận và Thiết kế bài giảng của Trần Thanh Xuân - Nguyễn Thị Hương (Thiết kế tác phẩm văn chương, tập 1, NXB Giáo dục 1999) đã vận dụng và kết hợp các thao tác mang tính nghiệp vụ vào việc tổ chức HS chiếm lĩnh tác phẩm theo cơ chế dạy văn mới. - Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, PGS.TS Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam là cần làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm dựa trên đặc trưng loại thể, “phải xác định được thi pháp tư tưởng, cái phong cách, cái tạng riêng của từng nhà văn” [3], tác giả cũng khẳng định “chúng ta phải dạy học tác phẩm của Thạch Lam theo hướng với tác phẩm trữ tình cho dù nó truyện” [3]. - Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ở lớp 11 của Ngô Thị Lùng Em, ĐHSP Hồ Chí Minh, năm 2009, đã xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ tác phẩm dựa trên đặc trưng của môn học và đối tượng người học. - Luận văn Dạy học “Hai đứa trẻ” ở lớp 11 theo đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn của Thạch Lam của Nguyễn Anh Dinh, ĐHSP Hà Nội, năm 2012, và luận văn Từ góc độ loại thể xác định một phương hướng dạy - học truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong nhà trường trung học phổ thông của Nguyễn Tiến Dũng, ĐHSP Hà Nội, năm 2003, đều đưa ra được một số biện pháp dạy học dựa trên đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn là: Phân tích tác phẩm theo điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật; đọc kết hợp khơi gợi hình ảnh và tâm trạng; từng bước gợi mở, dẫn dắt định hướng HS bằng những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi cảm xúc; thông qua lời giảng và bình, phát huy những thế mạnh truyền thống trong dạy học TPVC; so sánh để mở rộng và khắc sâu ấn tượng của HS. - Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống câu hỏi tối ưu cho tác phẩm “Hai đứa trẻ” của sinh viên Nguyễn Thị Vân, ĐHSP Hà Nội, năm 2000, đã dựa Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 6 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên trên đặc điểm thi pháp truyện ngắn, ưu và nhược điểm của hệ thống câu hỏi tác phẩm Hai đứa trẻ, thực trạng dạy và học văn chương Thạch Lam để tiến hành xây dựng một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn phương pháp giảng dạy tác phẩm này là phương pháp đặt câu hỏi cảm thụ. Nhìn chung các công trình nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học Hai đứa trẻ của Thạch Lam đều dựa trên đặc trưng thi pháp, loại thể của truyện ngắn Thạch Lam để xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ nhằm khai thác các giá trị của tác phẩm. Có thể thấy việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là hướng đi mới mẻ, hứa hẹn đem lại hiệu quả tiếp nhận cao ở người học. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Xác định những tiền đề lí luận và thực tiễn để vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Áp dụng những nguyên tắc, tổ chức các hoạt động dạy học TPVC theo lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 3. Tiến hành các thực nghiệm sư phạm minh chứng cho việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Lựa chọn văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn chuẩn, lớp 11, NXB Giáo dục năm 2004. 2. Soi chiếu văn bản để dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Với việc thực hiện đề tài: Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: 1.GT; GT văn học; GT trong dạy học TPVC; đặc điểm nhận thức của HS Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 7 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên THPT, thực trạng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường THPT hiện nay. 2. Vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy học TPVC theo lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Khái quát, khẳng định vai trò của lí thuyết về hoạt động GT để tăng hiệu quả dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Thiết kế giáo án thực nghiệm vận dụng các nguyên tắc và quy trình dạy học bài học TPVC vào truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Các tài liệu về GT, GT văn học; tài liệu về lí luận văn học; tài liệu về tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS THPT…được chúng tôi tập trung nghiên cứu, làm tiền đề lí luận cho việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Tham gia dự giờ, quan sát, tìm hiểu nắm bắt tình hình dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường THPT bao gồm các hoạt động như dạy học, chất lượng dạy học, các PPDH, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng cũng như phương hướng phát triển dạy học tác phẩm này đạt hiệu quả cao hơn. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Tổ chức dạy thực nghiệm tại trường THPT. - Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả của HS bằng phiếu quan sát, phiếu hỏi, bài kiểm tra cả trong và sau quá trình học tập. 4. Phương pháp thống kê, so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các biện pháp thống kê, so Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 8 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên sánh, đối chiếu...để đi đến những kết luận cần thiết cho khóa luận. VIII. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Khóa luận bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần mở đầu. Phần nội dung: Gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam theo lí thuyết về hoạt động GT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Phần kết luận: Trình bày những kết luận rút ra từ đề tài nghiên cứu. Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 9 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM. 1.1 Lí thuyết về hoạt động giao tiếp và hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường THPT. 1.1.1 Quan niệm về giao tiếp. Giao tiếp (GT) là quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động…) giữa ít nhất hai chủ thể GT (kể cả trường hợp một người GT với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và một tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định. 1.1.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động GT bao gồm các nhân tố: nhân vật GT (người phát thông tin, người nhận thông tin), nội dung GT, đích GT, phương tiện GT, kênh GT, hoàn cảnh GT...Các nhân tố này có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình GT để đạt hiệu quả cao nhất. Kênh GT Người phát TT Nội dung GT Người nhận TT Phương tiện GT Sơ đồ 1.1 Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 10 Mục đích GT Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên Hoạt động GT bằng ngôn ngữ bao giờ cũng diễn ra trong một tình huống nhất định với những biểu hiện cụ thể: mối tương quan giữa các nhân tố trong hoạt động GT, mục đích GT, thời gian, không gian của hoạt động GT. Người nói (người phát thông tin) là người sản sinh ra văn bản hoặc phát ngôn. Người nghe (người nhận thông tin) là người lĩnh hội văn bản hoặc phát ngôn. Đối tượng được đề cập hay phản ánh là những ý nghĩ hoặc những tình cảm mà người nói có và muốn truyền đạt, hoặc nói một cách chính xác hơn là muốn kích thích ở người nghe. Ngôn ngữ là hệ thống các kí hiệu và những quy tắc sử dụng những kí hiệu này, mà cả người nói và người nghe đều có thể vận dụng trong GT. Đường kênh là môi trường được sử dụng để truyền đạt và tri giác văn bản (Chẳng hạn, trong kĩ thuật đó là dây điện thoại dẫn những dao động điện từ, không gian truyền lan của những sóng vô tuyến; còn trong ngôn ngữ học đó là những phương thức phát âm bằng miệng hay viết ra bằng văn tự; trong nghiên cứu văn học, đó là thể loại truyện ngắn hay truyện vừa, tiểu thuyết hay thơ). Văn bản hoặc ngôn bản là sản phẩm của hoạt động lời nói. Trong hoạt động GT sẽ có các mối tương quan: giữa người nói và người nghe, giữa người nói và người nghe với nội dung GT, giữa người nói và người nghe với đối tượng được đề cập, giữa người nói và người nghe với ngôn ngữ, giữa văn bản với đường kênh, giữa văn bản với ngôn ngữ. Những hiểu biết về các nhân tố và tình huống của hoạt động GT ở trên là thực sự cần thiết đối với cả người nói lẫn người nghe. Ở người nói (người phát thông tin), năng lực GT thể hiện ở chỗ có ý thức rõ ràng về điều định nói, biết quan tâm tới người nghe, biết cách tổ chức một văn bản để truyền qua đường kênh sao cho đúng chuẩn mực, biết lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt, biết chọn điều gì cần nói cho phù hợp, biết nói đúng lúc, đúng chỗ, có khi còn phải biết chọn nhân vật GT. Ở người nghe (người nhận thông tin), năng lực GT thể hiện ở: khả năng lĩnh hội được những điều người ta nói hoặc viết, khả năng nhận biết thái độ tình cảm của người nói và khả năng ứng xử bằng ngôn ngữ trước thông điệp mà người ta chuyển đến cho mình. Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 11 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên Trong hoạt động GT, sản sinh và lĩnh hội văn bản là hai quá trình thống nhất với nhau. Chúng ta có thể hình dung quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói qua sơ đồ của TS Nguyễn Thị Hiên sau đây: S S’ MÃ HÓA D’ GIẢI MÃ D’ LỜI NÓI TIẾP NHẬN TẠO LẬP N N’ Sơ đồ 1.2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Theo sơ đồ trên, khi có nội dung D xuất hiện trong đầu, người phát tin tìm cách truyền nó đến người nhận. Nhưng nội dung D lại thuộc lĩnh vực tinh thần nên để truyền được nội dung D ấy đến cho người nhận, người phát phải tìm cách vật chất hoá nó. Để vật chất hoá nội dung ấy, người phát có thể sử dụng ngôn ngữ. Trong hoạt động GT bằng ngôn ngữ, quá trình chuyển nội dung D từ bình diện tinh thần sang nội dung D thuộc lĩnh vực ngôn ngữ được gọi là quá trình mã hoá ngôn ngữ. Đây chính là quá trình sản sinh, tạo lập lời nói. Trong sơ đồ trên, S - S’ được gọi là những kiến thức, những hiểu biết mà người phát và người nhận có được ở thời điểm GT. Những hiểu biết đó đã được tích luỹ qua việc học hỏi trong nhà trường và qua đời sống của bản thân người phát cũng như người nhận, vốn sống của con người vô cùng phong phú, bởi vậy, trong một cuộc GT, người phát không cần và cũng không thể đưa hết vào trong một lời nói. Nhưng vốn sống, vốn hiểu biết đa dạng, phong phú đó sẽ tạo thành cái nền cho người phát trình bày những vấn đề trong văn bản, giúp cho người Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 12 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên phát thể hiện vấn đề một cách hàm súc và sâu sắc hơn. Thiếu điều này, người phát khó có thể tạo ra được lời nói có nội dung GT và người nhận cũng khó có thể tiếp nhận đầy đủ nội dung GT mà người phát truyền đi. Ngoài vốn sống, trong hoạt động GT người phát cần có vốn ngôn ngữ nhất định. Vốn ngôn ngữ là những hiểu biết về ngôn ngữ nói chung cũng như những kĩ năng sử dụng vốn hiểu biết đó vào một tình huống GT cụ thể. Ngôn ngữ luôn là yếu tố mở và có sự biến động. Chúng có thể thêm đặc tính mới, hoặc rút bớt giá trị. Như vậy, hiệu quả của lời nói phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động GT của các nhân vật GT. Trong GT, vốn sống, vốn hiểu biết được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Vốn ngôn ngữ càng phong phú thì khả năng diễn đạt của người phát càng tinh tế và hiệu quả GT càng cao. 1.1.3. Giao tiếp văn học. Văn học là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người. TPVH là một đơn vị cơ sở của VH, là cầu nối, là phương tiện GT giữa người sáng tác và người tiếp nhận. “Sáng tác văn chương là một nhu cầu giao tiếp, là một hoạt động giao tiếp với đời sống, với mọi người và với chính bản thân chủ thể sáng tạo” [20, 225]. Những hoạt động “giao lưu” giữa người sáng tác và người tiếp nhận qua tác phẩm VH gọi là hoạt động GTVH. 1.1.3.1. Sáng tác và tiếp nhận văn học là những hoạt động giao tiếp. - Sáng tác văn học là hoạt động của nhà văn muốn được bộc lộ mình, muốn nói với ai đó về các vấn đề của cuộc sống. GT là một nhu cầu có tính chất xã hội của con người. Nhà văn bắt tay vào sáng tác VH cũng là đang GT, muốn mời gọi người đọc, hướng tới một ai đó, một người đọc giả định nào đó. Sự ra đời của AQ chính truyện (Lỗ Tấn) không phải ngẫu nhiên mà đã nằm trong ý muốn chủ quan của nhà văn: “Tôi muốn viết cho chú AQ một thiên chính truyện như thế đã lâu lắm rồi”. Hay Nguyễn Du khi viết Độc tiểu thanh kí, trước hết là muốn nói với chính bản thân mình bằng sự suy ngẫm trước cuộc đời của một con người tài hoa yểu mệnh, sau đó cũng Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 13 Khóa luận tốt nghiệp Dương Thị Duyên mong mỏi một ngày nào đó có sự đồng cảm của người đọc; “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Sáng tác VH còn là một nhu cầu muốn giải thoát nội tâm của nhà văn. Cũng giống như những người bình thường khác, nhà văn cũng có những ấn tượng cảm xúc về thế giới. Ở nhà văn, những ấn tượng cảm xúc này thường là mãnh liệt đến mức không thể viết ra, nói ra. Người xưa nói “thi ngôn chí” (thơ bày tỏ lí tưởng), “thi ngôn tình” (thơ bày tỏ tình cảm). Ngày nay, những sáng tác của các nhà văn ít nhiều đều được hình thành từ nhu cầu muốn được giải phóng năng lượng, giải tỏa cảm xúc, giải thoát nội tâm. Nguyên Hồng từng nói: “Những cái tôi viết là những yêu thương nhất của tôi”. Như vậy, đối với người nghệ sĩ, nghệ thuật sẽ góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng của những xúc cảm dồn chứa trong tâm tư. Nhà văn bao giờ cũng mong muốn GT, mong muốn người khác thấu hiểu những điều mà anh ta quan sát, suy nghĩ và thể nghiệm. - Tiếp nhận văn học là hoạt động giao tiếp, đối thoại giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Theo GS - TS Trần Đình Sử: “Tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo” [8]. Đọc TPVC, độc giả thực hiện một hành vi GT với tác giả. Tác phẩm là sản phẩm của sáng tạo, của sự tái tạo đời sống theo quy luật của cái đẹp. Sự GT này là GT thẩm mĩ. Người đọc sẽ không dừng ở phạm vi văn bản mà sự tiếp nhận của họ còn vươn tới các phạm trù văn hóa - xã hội - lịch sử - chính trị - đạo đức - thẩm mĩ. Bởi sự thưởng thức cái đẹp là một sự khát thèm về tinh thần, là sự đòi hỏi được thỏa mãn về chân, thiện, mỹ. - TPVH (hình thức là văn bản) là phương tiện GT giữa nhà văn và bạn đọc. TPVH là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ. Người đọc chỉ có thể nhận Lớp: A – K61, khoa Ngữ Văn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan