Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại g...

Tài liệu Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại giao đối với nhân dân việt nam thời kì kháng chiến chống mỹ, cứu nước

.PDF
12
557
63

Mô tả:

: 04 Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại giao đối với nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh ngoại giao là một trong ba mặt trận đấu tranh của nhân dân ta bên cạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, trong đó “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho đấu tranh ngoại giao”. ho đến nay, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc được 40 năm, xong những yếu tố tạo nên sự thắng lợi của cuộc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm cho nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. ể khắc sâu cho học sinh trong học tập, ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử biết, hiểu về cuộc đấu tranh ngoại giao đã góp phần như thế nào vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời cũng qua đó giúp cho các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công cuộc bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta hiện nay, tôi xin lựa chọn chuyên đề “Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại giao đối với nhân dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. 2. Mục đích đề tài Giúp học sinh hiểu và biết được sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vận dụng kiến thức đã biết, hiểu để nâng cao hiệu quả học tập và ôn luyện bộ môn có thể đáp ứng phần nào cho việc thi học sinh giỏi các cấp. ồng thời tự bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm bản thân góp phần vào công cuộc bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta hiện nay. 1 B. NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận và thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới đánh bằng binh” ( Hồ Chí Minh. Toàn tập Nsb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009,t 3, tr 518 ). gười còn nói “ đường lối tấn công vào lòng người, chinh phục bằng đạo lí, chuyển hóa bằng nhân tính, thuyết phục lòng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa”. hư vậy với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao không chỉ là sự nghiệp của toàn dân, mà còn phải biết lôi kéo, thuyết phục bằng chính nghĩa để nhân dân và bạn bè thế giới ủng hộ, giúp đỡ. Chính vì lẽ đó, với mục đích vì hòa bình, vì độc lập, chủ quyền cho dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra và ngày càng quyết liệt. ảng ta và Chủ tịch Hồ hí inh đã chủ trương mở thêm mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm vạch trần luận điệu chiến tranh lừa bịp phi nghĩa của đế quốc Mỹ, nêu tính chất chính nghĩa của nhân dân ta để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới, trong đó có nhân dân yêu chuộng hòa bình nước Mỹ. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc bùng nổ thông tin thì nguồn tư liệu, tài liệu, phim ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975 ) khá dồi dào, đa dạng xong không cũng có khó khăn, bởi nhiều nguồn tư liệu, phim ảnh, lược đồ nếu không xác định đúng nguồn cung cấp và không biết cách khai thác sử dụng kết hợp trong giảng dạy cũng sẽ gây hậu quả( tai nạn nghề nghiệp) có thế diễn ra dễ làm cho một giờ học, ôn tập không sâu và tính khả thi kém, đó là thực tế mà nhiều giáo viên đã gặp phải. Nhằm nâng cao hiệu quả học tập và ôn luyện trong bộ môn về phần đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoài yếu tố thành công quan trọng nhất là do có đường lối cách mạng đúng đắn của ảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ; Tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trên mặt trận quân sự, chính trị . Có lẽ không thể không nói đến là có sự ủng hộ của nhân dân thế giới đã góp phần vạch trần tính chất xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ và nên lên lập 2 trường chính nghĩa của dân tộc ta để dẫn đến việc kí kết bản Hiệp định Pari năm 197, tạo nên bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. II. Khái niệm và tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao ấu tranh ngoại giao là một quá trình đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hòa giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc. ấu tranh quân sự, chính trị diễn ra ngay từ đầu, còn đấu tranh ngoại giao chỉ bắt đầu khi có điều kiện. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực, chủ động nhằm mục đích : Tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ ; Tuyên truyền về tính chất chính nghĩa của nhân dân ta ; Phân hóa cô lập hàng ngũ kẻ thù. Phối hợp với đấu tranh quân sự buộc kẻ đi xâm lược phải ngồi vào bàn đàm phán, tạo thế và lực cho ta để giành thắng lợi toàn cục trên chiến trường, kết thúc chiến tranh. « ấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường » . III. Thực trạng dạy và học phần lịch sử đấu tranh ngoại giao ở trường THPT Chuyên Hà Giang ể nâng cao hiệu quả học – dạy ở bộ môn là điều hết sức cần thiết. Xong từ năm 2011, Bộ Giáo dục và đào tạo có văn bản hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học. Ví dụ : khi dạy về đấu tranh ngoại trong kháng chiến chống Mỹ ở lớp 12 bài 22 – mục V (không dạy hoàn cảnh, diễn biến chỉ yêu cầu nắm được nội dung và ý nghĩa iệp định Pari năm 1973) nên cũng rất khó cho giáo viên trong nhóm bộ môn ở trường THPT Chuyên Hà Giang là làm thế nào đó để hình thành 3 cho học sinh thấy được bức tranh của chặng đường đấu tranh gian khổ đó của nhân dân ta trong khuôn khổ của 1 tiết học hay ôn luyện với nhiều vấn đề cần khắc học, giải quyết khi nguồn tư liệu quá ít và lượng thời gian hạn hẹp quả là không phải là việc dễ dàng thực hiện thành công. Nhằm nâng cao hiệu quả học và ôn luyện, trong phạm vi nhỏ, tôi xin đưa ra một số giải pháp về việc khai thác nguồn tư liệu lịch sử trong đấu tranh ngoại giao thời kì chống Mỹ, cứu nước – chủ yếu là giúp cho học sinh thấy chiến thắng dành được, ngoài sự lãnh đạo đúng đắn của ảng, Bác Hồ và tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Còn có sự giúp đỡ không nhỏ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình,tiến bộ trên thế giới. IV. Chuyên đề “Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại giao đối với nhân dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Thứ nhất, là sự ủng hộ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Từ đầu năm 1950, quan hệ Việt Nam – Liên Xô đã được hình thành, qua đó, nhân dân ta đã nhận được sự chi viện, giúp đỡ to lớn của Liên Xô để góp phần làm nên chiến thắng ảng, hà nước và nhân dân iện Biên Phủ lẫy lừng năm châu. Chiến thắng đó đã đưa đến thắng lợi trên bàn ngoại giao với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra, quan hệ Việt Nam và Liên Xô tiếp tục từng bước được xây dựng vững chắc và phát triển ngày càng toàn diện hơn trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước và nghị định song phương kí kết. Cụ thể, trong khoảng 20 năm, từ 1955 đến hết 1975, Chính phủ iên Xô đã ký với Chính phủ Việt Nam 19 Hiệp định, 1 Hiệp ước và 1 Nghị định thư. Trong đó có trên 50% là hiệp định về việc Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật... Sự giúp đỡ nói trên, đã góp phần giúp miền Bắc nước ta thực hiện thành công các kế hoạch, tăng cường tiềm lực quốc phòng và chi viện cho chiến trường miền am để góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lấy VD: Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, 4 mỏ than Vành Danh, hà máy cơ khí à ội, Nhà máy chè Phú Thọ, Nhà máy cá hộp Hải Phòng... để khắc họa về tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. ( Trích nguồn tư liệu Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 – 1980), Nxb, Ngoại giao Hà Nội, 1983). Thứ hai, là sự chi viện, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân ông ức, Cu Ba... về vật chất, tinh thần. Dù chiến tranh đã đi qua, nhưng nhiều người Việt Nam vẫn khắc ghi trong lòng và không thể quên được năm 1966 tại Hội nghị đoàn kết ba châu lần thứ nhất tổ chức tại Thủ đô a-ha-ba-na. Chủ tịch nước Cu Ba Phi - en Ca-xtơ – rô đã nói “Máu Việt Nam cũng là máu Cu-ba. Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” . Lời tâm huyết đó đã góp phần tạo nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho toàn quân, toàn dân Việt am vượt qua mọi hy sinh, mất mát để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kì, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. gày nay, câu nói đó vẫn tạo vào thời gian, không gian để minh chứng cho một tình bạn lớn trong lịch sử, đó là Việt Nam – Cu Ba. Ngày nay trong công cuộc kiến thiết đất nước, nhân dân ta vẫn nhận được sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của ảng, hà nước và nhân dân Cu-Ba. Giáo viên có thể minh chứng cho học sinh một số VD cụ thể, như : Bệnh viện Quảng Bình, Trại bò Mộc Châu, đường cao tốc Xuân Mai... góp phần cùng nhân dân ta hàn gắn vết thương chiến tranh( trích nguồn tư liệu: Báo Quân đội nhân dân – Chủ nhật, tháng 4/2012). Thứ ba,sự ủng hộ về tinh thần của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ nước Mỹ. Có lẽ ít có dân tộc nào trên bước đường đấu tranh gian khổ lại nhận được sự chia sẻ ủng hộ, như dân tộc Việt Nam. Khẩu hiệu của nhân dân n ộ “Tên anh là Việt Nam, tên tôi cũng là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam" hay tấm gương dũng cảm của 8 người Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh ở Việt Nam của Chính phủ nước họ, trong đó có anh oc-man Môri-xơn... 5 ngày sau, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “ Ê-mê-li con” để ghi dấu ấn yêu chính nghĩa hòa bình không muốn chiến tranh của anh nói riêng và của những người Mỹ tiến bộ nói chung. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam càng quyết liệt, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt am càng khó khăn thì 5 nhân dân Việt Nam lại nhận được sự ủng hộ của thế giới yêu chuộng hòa bình nhiều hơn. ó là, phong trào “100 triệu Phơ-răng ủng hộ Việt am” của nhân dân Pháp ; “100 triệu yên của các bà mẹ Nhật”, ngoài ra còn có hàng nghìn cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ... ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Không giấy bút nào có thể ghi hết được những hành động ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhiều người ủng hộ nhân dân ta đã bị chính quyền nước họ bỏ tù hoặc trục xuất khỏi nơi cư trú, có cả người đã hy sinh, một số cuộc biểu tình ủng hộ Việt Nam còn bị cảnh sát đàn áp. Song, không thể ngăn cản được làn sóng ủng hộ Việt Nam. Ngay khi quân Mỹ vừa đổ quân ồ ạt vào nước ta năm 1965 với việc thực hiện chiến lược chiến tranh mới, đã có nhiều tổ chức khởi sự ủng hộ Việt Nam, như : ại hội thế giới vì Việt am đã họp nhiều lần ở Stockholm trong ba năm 1969, 1970, 1971 bầu ra ban thường trực và kêu gọi mỗi nước thành lập một ủy ban chuyên trách để có chương trình hành động ủng hộ Việt am ; ại hội thế giới vì hòa bình họp ở Béc-lin tháng 6/ 1969 kêu gọi tổ chức nhiều chuyến tàu châu Âu vì Việt Nam ; Cuộc “Tập hợp thế giới vì hòa bình và độc lập của nhân dân Việt Nam – Lào – ampuchia” tháng 12/ 1972 ở Véc-xai (Pháp) có 1 200 đại biểu của 84 nước tham dự đã bàn soạn vì trương trình hành động ủng hộ ba nước ông Dương... ( Trích nguồn tư liệu “ Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước” báo điện tử của Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật tỉnh Hải Dương) Từ thực tiễn bài học ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ hí inh đã từng căn dặn các lực lượng cách mạng Việt am là “Tuyệt đối chớ vì bạn giúp ta nhiều mà sinh ỷ lại” (Nguồn trính Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, HN 2000, tr 30) Nhận thức sâu sắc lời dặn của Bác, nhân dân ta ở cả hai miền đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh cho lí tưởng “không có gì quý hơn độc lập, tự do” tiến lên chiếu đấu dành những thắng lợi to lớn trên chiến trường trong thời kì 1965 – 1968. Những thắng lợi đó là điều kiện để ảng, hà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh mở mặt trận đấu tranh thứ ba, đó là mặt trận đấu tranh ngoại giao để tố cáo dã tâm xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ, nêu lên lập trường chính nghĩa của dân tộc ta. 6 Thứ tư, cung cấp cho học sinh một số hình ảnh minh họa nhằm khắc sâu bài học lịch sử về tình bạn quốc tế đối với nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 40 năm chiến tranh đã qua nhưng hàng năm đến những ngày kỉ niệm chiến thắng về Hiệp định Pari năm 1973 vẫn còn in đậm dấu ấn trong nhiều người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Tùy thuộc vào bài học, giáo viên có thể khơi trong các em rằng nếu học tốt các em có cơ hội đi ra nước ngoài, đến nước Pháp ngoài học tập nghiên cứu nâng cao trình độ mà các em còn có đi du lịch thăm thú cảnh quan nước Pháp và sẽ thấy bên cạnh những ngôi nhà đồ sộ của nước Pháp còn in dấu nhiều kỉ niệm về sự kiện 1973. hư (Trụ sở phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự HN Pari ở Xoaxylơroa) . 7 Góc hồ nhìn vào biệt thự Verrières-le-Buisson. (Ảnh: Lê Hà/Vietnam+) ó là, ngôi nhà số 49, nay là số nhà 17 phố ambacérès, Verrières-le- Buisson, ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp. ay đã trở thành một Di tích lịch sử gắn liền với thời gian gần 5 năm diễn ra các cuộc đàm phán 4 bên ( oa Kỳ, Việt am Dân chủ ộng hòa, ộng hòa miền am Việt am và Việt am ộng hòa) tiến tới việc ký kết iệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt am, tại Paris ngày 27/1/1973. Vì giá trị lịch sử của nó, ngày 13 tháng 10 năm 2012, Tòa thị chính thành phố Verrières-le-Buisson phối hợp với ại sứ quán Việt am tại Pháp và các bạn bè nước Pháp đã gắn biển di tích lịch sử mang tên: “ ơi đây, từ năm 1968 đến 1973, oàn đại biểu hính phủ ách mạng lâm thời iền nam Việt am đã lưu trú để tham gia các cuộc đàm phán và ký iệp định Paris về òa bình, ngày 27/1/1973” ( Trích nguồn tư liệu – theo http://www . Việt Nam plus.vn). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh mở rộng tìm hiểu về những hình ảnh, thông tin tư liệu bổ ích về cuộc đấu tranh ngoại giao qua trang báo điện tử Quân đội nhân dân với tít đề “Kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh( 19/5/1890 – 19/5/2015)”. 8 Thứ năm, giá trị của bài học lịch sử về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ỹ, cứu nước trước đây và trách nhiệm của người học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ỹ cứu nước là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp to lớn được tạo thành bởi sự kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. gày nay, những bài học kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, có thể phát huy vận dụng vào hoạt động ngoại giao của nước ta trong thời kì mới, với các bài học sau : - Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay cần dựa vững chắc trên cơ sở pháp lý và đạo lý chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý đi đôi với tuyên truyền, thuyết phục cảm hóa về đạo lý. - Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc phải gắn kết chính sách đối nội với đối ngoại đúng đắn, phù hợp, lấy đối nội phục vụ đối ngoại và ngược lại. - Phải biết khơi dậy, huy động tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc qua một số hoạt động thực tiễn địa phương của đoàn thanh niên, nhà trường, khu phố..., như phát động những cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, ỹ ; Về thời kì đổi mới... hay tham gia quyên góp ủng hộ chiến sĩ biển, đảo Trường a, oàng a... V. Kết quả bước đầu thực nghiệm về việc khai thác tư liệu lịch sử khi dạy – học phần đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Từ năm học 2013 – 2014, 2014 – 2015, nhóm bộ môn lịch sử trường THPT Chuyên Hà Giang cũng đã tìm cách đổi mới việc dạy – học và ôn luyện, như việc làm thế nào đó khắc họa cho học sinh biết, hiểu, vận dụng qua dạy phần chuyên đề đấu tranh ngoại giao qua một số nguồn tài liệu chính thống cập nhập kịp thời từ kênh thông tin điện tử báo Quân đội nhân dân, hay tìm hiểu qua HCM, Toàn tập của Nxb CTQG, nguồn tài liệu trong đĩa CD-R của khoa Lịch sử, ại học SPHN... để giờ học có hiệu quả nhất định. 9 Tuy nhiên, do trường chưa có lớp chuyên sử riêng, có nhiều học sinh thích tìm hiểu về lịch sử xong do liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề, khối thi..., nên thực tế việc khai thác mở rộng kiến thức về sử dụng nguồn tư liệu để hiểu biết về cuộc đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chỉ có thể vận dụng ít nhiều ở tiết học khi chuyển sang mục V – Bài 22 một chút để hình thành cho học sinh thấy được cái giá đạt được của Hiệp định Pari là một chặng đường hết sức gian khổ. Vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu chí trên mặt trận ngoại giao hay chỉ thực hiện được trong dạy buổi chiều ở lớp ôn thi TN – khối c. hư vậy, trên thực tế, việc áp dụng chuyên đề đấu tranh ngoại giao vào dạy – học và ôn luyện ở trường chúng tôi cũng mới chỉ mang tính chất bước đầu. Vì việc dạy – học và ôn tập chủ yếu tập trung bám vào một số dạng đề hay vào trong thi học sinh giỏi chung của quốc gia. C. KẾT LUẬN ấu tranh ngoại giao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng góp phần đem lại những tiền đề to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Những bài học bổ ích và quý báu về tư duy, lý luận cũng như về hoạt động thực tiễn cho hoạt động ngoại giao nhằm phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay để vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ..................Hết............... TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1. Sách giáo khoa lớp 12 chương trình cơ bản và nâng cao – Nhà xuất bản giáo dục năm 2014. 2. HCM, Toàn tập, xb TQG năm 2000 3. Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao trong thời kì chống Mỹ, cứu nước, Nxb, Sự thật, HN 1979. 4. Ngoại giao Việt Nam ( 1945 – 2000), Nxb, CTQG, HN 2000. 5. G . Trương ữu Quýnh, G . inh Xuân âm, PG . ê ậu ân. ại cương lịch sử Việt Nam, Toàn tập, Nxb GD 2005. 6. Báo điện tử quân đội về kỉ niệm 125 năm ngày sinh hủ tịch năm 2015. 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO HÀ GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHUYÊN ĐỀ Khai thác tư liệu lịch sử về sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh ngoại giao đối với nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhóm bộ môn: Lịch sử Năm : 2015 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan