Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Khái quát về lợi nhuận, doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Đường thị trường c...

Tài liệu Khái quát về lợi nhuận, doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Đường thị trường chứng khoán SML là mô hình định giá tài sản vốn CAPM

.DOCX
25
663
141

Mô tả:

…∞ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ∞… TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÁC LOẠI LỢI NHUẬN, DOANH LỢI, RỦI RO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH LỢI VÀ RỦI RO GVHD: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân TH: Nhóm 7: 1. Nguyễn Thị Thạch Thảo 40K07 2. Trần Hiền Mai 40K07 3. Trần Thị Quỳnh Trang 40K07 4. Huỳnh Tấn Sang 40K07 5. Vương Thị Thủy 40K13 6. Lâm Thị Hồng Anh 40K15 Tài chính doanh nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2 1. Khái quát về lợi nhuận, doanh lợi và rủi ro:..........................................................3 1.1. Lợi nhuận....................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm................................................................................................ 3 1.1.2 Phân loại.................................................................................................. 3 1.1.3 Ý nghĩa.................................................................................................... 6 1.2. Doanh lợi....................................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm................................................................................................ 6 1.2.2 Các loại doanh lợi.................................................................................... 7 1.2.3 Ý nghĩa.................................................................................................... 9 1.3. Rủi ro........................................................................................................... 10 1.3.1 Khái niệm.............................................................................................. 10 1.3.2 Phân loại................................................................................................ 10 1.3.3 Mức bù đắp rủi ro dự kiến......................................................................12 1.3.4 Đa dạng hóa và rủi ro của danh mục đầu tư:...........................................12 2. Mối quan hệ giữa doanh lợi và rủi ro thông qua đường thị trường chứng khoán và mô hình định giá tài sản vốn CAPM:........................................................................15 2.1. Đường thị trường chứng khoán SML............................................................15 2.2. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model).............19 KẾT LUẬN............................................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................24 1 Tài chính doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, lợi nhuận cũng như doanh lợi là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà đầu tư trên thị trường. Đối với doanh nghiệp, đó là kết quả của công sức lao động, kết quả cố gắng của tất cả nhân viên, là thước đo năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường, lợi nhuận và doanh lợi cho biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là dấu hiệu để nhà đầu tư có thể yên tâm rằng đồng vốn của mình đang được sử dụng một cách có hiệu quả. Vậy trên thực tế, lợi nhuận và doanh lợi được phân loại như thế nào cũng như ý nghĩa của hai chỉ tiêu quan trọng này là gì? Một hoạt động đầu tư được xem là phi rủi ro khi nhà đầu tư chắc chắn về thời gian và giá trị thực nhận. Rủi thay, thu nhập từ hầu hết những hoạt động đầu tư trong thực tế không thỏa mãn mong đợi này. Vậy nhà đầu tư có nên đầu tư vào những tài sản có rủi ro cao hay không? Rủi ro và doanh lợi có mối quan hệ như thế nào? Tất cả những vấn đề trên đã được nhóm 7 tìm hiểu và trình bày trong bài thuyết trình. Trong quá trình thực hiện dù đã có rất nhiều nỗ lực song không thể không còn những thiếu sót, hạn chế. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn. Nhóm 7 2 Tài chính doanh nghiệp 1. Khái quát về lợi nhuận, doanh lợi và rủi ro: 1.1. Lợi nhuận 1.1.1 Khái niệm - Lợi nhuận (PROFIT) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tương ứng mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó trong một thời kì nhất định từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại. 1.1.2 Phân loại a. Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận: Trong thực tế doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư vào sản xuất kinh doanh chính, hoạt động sản xuất tài chính … nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau. Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Tuy nhiên, trong thực tế, theo chế độ báo cáo tài chính, người ta không hạch toán riêng rẽ hai loại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính mà gọi chung là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thuần từ HĐKD = (Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp DV – Giá vốn hàng bán) + (Doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp. + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Net Operating Profit): - Khái niệm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (hay là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) là sự chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản - phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Công thức tính: 3 Tài chính doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động KD = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp. + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: - Khái niệm: là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với - chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức tính: Lợi nhuận hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính – thuế gián thu (nếu có) + Lợi nhuận từ hoạt động khác: - Khái niệm: là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí - hoạt động khác phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Công thức tính Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác – Thuế gián thu ( nếu có ) - Lợi nhuận các hoạt động khác là lợi nhuận thu được từ các hoạt động bao gồm: thu nợ khó đòi đã xử lý, thu từ bản quyền phát minh sáng chế, hoàn nhập số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành… b. Căn cứ vào trình tự phân phối: Căn cứ vào trình tự phân phối, lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. + Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings before interest and taxes - EBIT): - Bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính - (chưa trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác. Công thức tính: EBIT = Lợi nhuận HĐKD + Lợi nhuận HĐTC (chưa trừ chi phí lãi vay) + Lợi nhuận hoạt động khác. 4 Tài chính doanh nghiệp - EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính toán các khoản tiền lãi và thuế thu nhập phải trả của doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động - kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Do chưa tính lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau. + Lợi nhuận trước thuế (Earnings Before Taxes – EBT) là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận trước thuế : phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, do vậy mức biến động cuả chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính (đã trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận - khác. Công thức tính: EBT = LN trước thuế và lãi vay – Chi phí lãi vay + Lợi nhuận sau thuế (Earnings After Taxes – EAT) : là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại của lợi nhuận trước thuế sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, là số thu nhập mà chủ sở hữu doanh nghiệp - được hưởng. Lợi nhuận sau thuế có hai cách phân chia chính là chia cho cổ đông (thể hiện dưới dạng cổ tức) và lợi nhuận giữ lại để doanh nghiệp tái đầu tư, phát triển - tiếp các chu kì kinh doanh sau này. Ta có công thức tính như sau: Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập DN (Trong đó: Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN) 1.1.3 Ý nghĩa  Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì mục tiêu hàng đầu của 5 Tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp là lợi nhuận nên nếu 1 doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản.  Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước.  Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.  Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh, việc duy trì và mở rộng doanh thu đồng thời kiểm soát chi phí, sẽ là cơ sở để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển ổn định của doanh nghiệp. Vì thế các quyết định liên quan đến việc mở rộng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phấm sẽ được các nhà quản lý coi trọng để tìm kiếm lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.  Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng sản xuất.  Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn để thực hiện tái sản xuất, mở rộng xã hội. 1.2. Doanh lợi 1.2.1 Khái niệm - Doanh lợi là một trong những chỉ số tài chính cơ bản và quan trọng nhất để - đo lường, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Doanh lợi là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập so với giá trị khoản đầu tư. 1.2.2 Các loại doanh lợi a. Doanh lợi danh nghĩa: + Doanh lợi tuyệt đối: Thu nhập của một khoản đầu tư vào một tài sản được cấu thành bởi hai bộ phận: thứ nhất là thu nhập do chính bản thân tài sản đó mang lại và thứ hai là lỗ hoặc lãi do giảm hoặc tăng giá của tài sản đầu tư (còn được gọi là lỗ hay lãi về vốn) 6 Tài chính doanh nghiệp - Công thức tính: Doanh lợi = Thu nhập từ tài sản + Lãi (hoặc lỗ) về vốn Ví dụ 1.1: Giá một cổ phiếu của doanh nghiệp A là 3500 đồng. Nếu cuối năm được chia cổ tức là 1500 đồng/1 cổ phiếu thì thu nhập từ 1000 cổ phiếu này là bao nhiêu trong 2 trường hợp: giá cổ phiếu cuối năm tăng lên 4000 đồng và giảm xuống 3000 đồng? Giải Thu nhập từ cổ phần = 1500 × 1000 = 1.500.000 đồng Trường hợp giá cổ phiếu cuối năm tăng lên 4000 đồng thì ta có lãi về vốn là: Lãi về vốn = (4000 – 3500) × 1000 = 500.000 đồng Tổng doanh lợi = 1.500.000 + 500.000 = 2.000.000 đồng Trường hợp giá cổ phiếu cuối năm giảm xuống 3000 đồng thì ta có lỗ về vốn là: Lỗ về vốn = (3000 − 3500) × 1000 = - 500.000 đồng Tổng doanh lợi = 1.500.000 – 500.000 = 1.000.000 đồng + Doanh lợi tương đối (hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi) là: chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn đầu tư - Công thức tính: Doanh lợi =  Lợi tức từ tài sản đầu tư  Lãi  lỗ về vốn do tăng  giảm  tài sản đầu tư Giá trị tài sản đầu tư Ví dụ1.2: (theo VD1.1) Trường hợp giá cổ phiếu cuối năm tăng lên 4000 đồng: 7 Tài chính doanh nghiệp Doanh lợi tương đối = 1500  500 3500 = 0,574 = 57,4 % Trường hợp giá cổ phiếu cuối năm giảm còn 3000 đồng: Doanh lợi tương đối = - 1500−500 3500 = 0,286 = 28,6 % b. Doanh lợi thực tế: Là doanh lợi danh nghĩa sau khi được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Ta có mối quan hệ giữa doanh lợi danh nghĩa, doanh lợi thực tế và tỷ lệ lạm phát qua công thức sau: (1+ R) = (1 + r)( 1 + i ) Suy ra: r = 1 R 1i -1 R = r + i + ir Trong đó: R: doanh lợi danh nghĩa r: doanh lợi thực tế i: tỷ lệ lạm phát Công thức trên chỉ ra rằng: doanh lợi danh nghĩa có ba bộ phận hợp thành. Bộ phận thứ nhất là doanh lợi thực tế (r), bộ phận thứ hai chính là sự đền bù việc giảm giá trị của khoản tiền đầu tư ban đầu do lạm phát (i), bộ phận cuối cùng là sự đền bù về việc giảm giá trị của doanh lợi do lạm phát (ir) Thành phần thứ ba thường rất nhỏ vì vậy, trên thực tế, khi tính toán người ta thường bỏ đi. Như vậy, công thức tính toán doanh lợi danh nghĩa trên thực tế như sau: R=r+i - c. Doanh lợi dự kiến: Là doanh lợi mong muốn đạt được (E(R)) của doanh nghiệp. Ví dụ1.3: Người ta dự kiến xác suất của doanh lợi dự kiến tương ứng với từng tình trạng của nền kinh tế như sau: Tình trạng của nền Xác suất xảy ra cho Doanh lợi dự kiến cho mỗi 8 Tài chính doanh nghiệp kinh tế Tăng trưởng mạnh, không lạm phát Suy thoái, lạm phát trên mức trung bình Tăng trưởng ổn định mỗi tình trạng kinh tế tình trạng kinh tế (%) Cổ phiếu Cổ phiếu X Y 0,2 15 20 0,3 -10 -20 0,5 5 7 Như vậy, doanh lợi dự kiến nếu mua cổ phiếu X là: E(Rx ) = 0,2 x 15 + 0,3 x (-10) + 0,5 x 5 = 2,5% Doanh lợi dự kiến nếu mua cổ phiếu Y là: E(Ry) = 0,2 x 20 + 0,3 x (-20) + 0,5 x 7 = 1,5% 1.2.3 Ý nghĩa  Doanh lợi có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Khi tỷ suất sinh lời càng lớn chứng tỏ danh mục đầu tư này càng có hiệu quả cao, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh và ngược lại. Do đó, chỉ tiêu này sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đàu tư lựa chọn nên hay không nên đầu tư vào danh mục nào thì có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản.  Các nhà đầu tư còn quan tâm đến doanh lợi để đánh giá về khả năng phát sinh lợi nhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào trong tương lai. Các tỷ suất sinh lời cũng giúp chuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có nên ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.  Đối với các nhà quản trị thì chỉ tiêu trên sẽ đánh giá được về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ số này càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Nếu các chỉ số này thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro và đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục. 9 Tài chính doanh nghiệp 1.3. Rủi ro 1.3.1 Khái niệm Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về rủi ro và sự không chắc chắn, nhưng trong hầu hết các tài liệu tài chính, hai thuật ngữ này được dùng thay thế cho nhau. -Về định tính, rủi ro là sự không chắc chắn về một kết quả sẽ xảy ra trong tương lai. -Về mặt định lượng, rủi ro là sự khác biệt giữa doanh lợi thực tế và doanh lợi kì vọng. 1.3.2 Phân loại a. Căn cứ vào bản chất của rủi ro, rủi ro trong đầu tư tài chính bao gồm: + Rủi ro kinh doanh: là sự không chắc chắn của dòng thu nhập xuất phát từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Dòng thu nhập của công ty càng ít chắc chắn bao nhiêu thì tỷ suất lợi tức càng ít chắc chắn bấy nhiêu. Ví dụ, một công ty thực phẩm bán lẻ thông thường thu được doanh số bán và tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua thời gian và do đó có rủi ro kinh doanh thấp hơn so với một công ty trong ngành ô tô, trong đó doanh số và thu nhập dao động mạnh theo chu kì kinh doanh (hàm ý rằng rủi ro kinh doanh cao). + Rủi ro tài chính: là sự không chắc chắn của dòng thu nhập của công ty do những phương pháp tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của nó. Nếu một công ty chỉ sử dụng vốn cổ phiếu thường để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, công ty chỉ chịu rủi ro kinh doanh. Ngược lại, nếu một công ty vay vốn để đầu tư, nó phải thanh toán chi phí tài chính cố định (lãi trả cho người vay) trước khi trả lợi tức đến cổ đông. Vì vậy, sự không chắc chắn của dòng thu nhập (rủi ro tài chính) của các chủ sở hữu tăng lên. + Rủi ro thanh khoản: là sự không chắc chắn của dòng tiền từ tài sản đầu tư do khả năng thanh khoản của thị trường thứ cấp. Khả năng chuyển đổi 10 Tài chính doanh nghiệp thành tiền (tính thanh khoản) của tài sản càng khó khăn, thì rủi ro thanh khoản càng lớn. + Rủi ro chính trị: là sự không chắc chắn của dòng lợi tức nhận được khi có những biến động lớn trong môi trường chính trị hoặc kinh tế – xã hội ở một quốc gia. + Rủi ro lãi suất: là rủi ro bị giảm giá các công cụ nợ đang nắm giữ khi lãi suất thị trường tăng. Chẳng hạn, giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, có nghĩa là khi lãi suất thị trường tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm; khi lãi suất thị trường giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng. Tất cả các công cụ nợ dài hạn (trừ công cụ nợ có lãi suất thả nổi) đều chịu rủi ro lãi suất. + Rủi ro tín dụng (còn gọi là rủi ro thanh toán) là rủi ro mà tổ chức phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Trái phiếu công ty khác nhau sẽ có mức rủi ro thanh toán khác nhau. Nhà đầu tư trái phiếu có thể phòng ngừa rủi ro thanh toán bằng cách xem xét các xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức phát hành trái phiếu trước khi đầu tư vào trái phiếu đó. + Rủi ro tái đầu tư: Dòng tiền lãi định kì nhận được từ các công cụ nợ được nhà đầu tư tái đầu tư, khoản thu nhập của việc tái đầu tư đó còn được gọi là lãi của lãi. Rủi ro tái đầu tư tiền lãi của trái phiếu phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành tại thời điểm tái đầu tư và chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi của lãi suất tái đầu tư xác định dựa vào sự thay đổi của lãi suất thị trường, điều đó dẫn đến sự không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận được từ tiền lãi tái đầu tư trong tương lai. b. Căn cứ vào mức độ đa dạng hóa của rủi ro: +Rủi ro phi hệ thống: là rủi ro chỉ liên quan tới một tài sản riêng rẽ hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên và chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản 11 Tài chính doanh nghiệp trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán được bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư đủ nhiều loại tài sản rủi ro. + Rủi ro hệ thống: là rủi ro ảnh hưởng tới tất các loại tài sản với những mức độ khác nhau. Đó là những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của hệ thống nền kinh tế và/hoặc những sự cố xảy ra ngoài hệ thống nhưng tác động đến phần lớn hệ thống, do đó không thể bị loại bỏ bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các nhân tố rủi ro hệ thống bao gồm: sự biến động ngoài dự kiến của lạm phát, lãi suất; sự thay đổi chính sách tiền tệ của chính phủ; khủng hoảng kinh tế; biến động chính trị; thiên tai,… - 1.3.3 Mức bù đắp rủi ro dự kiến Mức bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro) là sự chênh lệch giữa doanh lợi bình quân - của các tài sản rủi ro so với doanh lợi của tài sản không có rủi ro. Người ta cũng có thể áp dụng định nghĩa rủi ro ở trên để tính toán mức bù đắp rủi ro dự kiến như là sự chênh lệch giữa doanh lợi dự kiến của các khoản đầu tư có rủi ro so với doanh lợi chắc chắn của khoản đầu tư không có rủi ro. Mức bù đắp rủi ro dự kiến = E(R) - Rf Trong đó: E(R) là doanh lợi dự kiến của các khoản đầu tư có rủi ro R f là doanh lợi chắc chắn của khoản đầu tư không có rủi ro (lãi suất phi rủi ro). 1.3.4 Đa dạng hóa và rủi ro của danh mục đầu tư: Một vài rủi ro liên quan đến những tài sản riêng lẻ có thể được hạn chế bởi việc thiết lập danh tư.n Quá trình mở rộng một khoản đầu tư thông qua các tài sản Độmục lệchđầu chuẩ gọi là đa dạng hóa. Nguyên lý đa dạng hóa nói cho chúng ta biết rằng nếu càng mở rộng khoản đầu tư bằng nhiều tài sản sẽ hạn chế được một số rủi ro nhưng không phải là tất cả. Đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ loại bỏ được rủi ro phi hệ thống, không thể loại bỏ được rủi ro hệ thống. Rủi ro phi hệ thốống Rủi ro toàn bộ Rủi ro hệ thốống 12 Sốố ch Hình 1 : Sự đa dạng hóa danh mục đầu tư ứng khoán trong DMĐT Tài chính doanh nghiệp Hình 1 cho thấy càng nhiều chứng khoán được đưa vào danh mục đầu tư thì rủi ro sẽ càng được giảm bớt bởi vì rủi ro phi hệ thống của tài sản đã được đa dạng hóa.Tuy nhiên, rủi ro của danh mục đầu tư chỉ có thể giảm ở một mức độ nào đó. Ngay cả khi số lượng chứng khoán rất lớn, phần rủi ro còn lại vẫn có thể tác động danh mục bởi vì hầu hết các chứng khoán đều bị tác động bởi nhân tố thị trường. Đây chính là rủi ro hệ thống và rủi ro này không thể đa dạng hóa được. Sử dụng hệ số β để đo lường mức độ rủi ro hệ thống cho các khoản đầu tư khác nhau. Hệ số β cho chúng ta biết mức độ rủi ro hệ thống của một tài sản cụ thể so với mức rủi ro hệ thống bình quân của một tài sản là bao nhiêu. Theo định nghĩa thì một tài sản trung bình có β = 1,0. Một tài sản có β = 0,5 nghĩa là mức rủi ro hệ thống của tài sản bằng một nửa so với mức rủi ro bình quân của một tài 13 Tài chính doanh nghiệp sản, nếu một tài sản có β = 2 có nghĩa là mức độ rủi ro hệ thống của tài sản này bằng hai lần so với mức rủi ro bình quân cho một tài sản. Hệ số β của danh mục đầu tư được tính toán giống như tính tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư. Để tính β cho một danh mục đầu tư bao gồm nhiều tài sản, ta nhân hệ số β của mỗi tài sản cho từng trọng số của danh mục đầu tư, sau đó cộng các tích số đó lại, ta sẽ có β của danh mục đầu tư. 14 Tài chính doanh nghiệp 2. Mối quan hệ giữa doanh lợi và rủi ro thông qua đường thị trường chứng khoán và mô hình định giá tài sản vốn CAPM: 2.1. Đường thị trường chứng khoán SML Đường thị trường chứng khoán (SML-Securities Market Line) là đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và doanh lợi dự kiến. a. Xét một danh mục đầu tư gồm 1 tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro: Hình 2.1 dưới đây biểu diễn tập hợp những cơ hội đầu tư có thể có giữa một tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro xét trong mối tương quan giữa lợi tức và rủi ro. Tài sản phi rủi ro F có R f = 8% nằm trên trục tung bởi vì hệ số bê ta của nó bằng 0. Tài sản rủi ro A được biểu diễn tương ứng với β A = 1,6 và E(RA) = 20%. E(RP) A E(RA) = 20% = E(RA) – Rf βA = 7,50% Rf = 8% βA = 1,6 βP Hình 2.1: Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư và bêta của tài sản A Nhìn vào đồ thị trên ta thấy nếu di chuyển từ điểm mà tài sản A không có rủi ro nghĩa là βA=0 tới điểm mà tại đó βA=1,6 thì đồng thời việc tăng β danh lợi dự kiến của danh mục đầu tư cũng tăng lên từ 8% lên 20%. 15 Tài chính doanh nghiệp Độ dốc của tài sản A =   E RA − R f βA 20 −8 1,6 = = 7,50% Ý nghĩa độ dốc của tài sản: tài sản A đề nghị được đền bù rủi ro với tỷ suất 7,50%. Nói cách khác tài sản A có mức bù đắp rủi ro là 7,50% cho một đơn vị rủi ro hệ thống. b. So sánh các danh mục đầu tư có tài sản rủi ro khác nhau: Gỉa sử xem xét một tài sản B có β B= 1,2 và E(RB)= 16%. Vậy nên đầu tư vào tài sản A như trên hay tài sản B? Trước hết ta tính độ dốc của tài sản B: Độ dốc của tài sản B=   E RB − R f βB = 16 −8 = 6.67% 1.2 So sánh tài sản A và B trên cùng một đồ thị: E(RP) A E(RA) = 20% E(RB) = 16% B Rf = 8% βB = 1,2 βA = 1,6 βP Hình 2.2: Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư và bêta của cả hai tài sản A và B 16 Tài chính doanh nghiệp Dựa vào đồ thị trên ta thấy đường thẳng biểu thị sự kết hợp giữa doanh lợi dự kiến và β của tài sản A nằm cao hơn so với đường thẳng biểu thị doanh lợi dự kiến và β của tài sản B. Điều này có thể nhận biết dễ dàng ngay cả trong trường hợp không có đồ thị thông qua sự khác biệt về độ dốc của hai đường thẳng này (7,5% > 6,67%). Sự khác biệt này cho biết với bất kì mức rủi ro hệ thống nào cho trước (được đo bằng β) thì tài sản A cũng có mức doanh lợi cao hơn so với tài sản B. Với nhận xét như trên thì có thể gợi ý cho nhà đầu tư rằng nên đầu tư vào tài sản A. Tuy nhiên tình trạng của tài sản A và tài sản B như trên không thể kéo dài mãi trên thị trường vốn bởi vì các nhà đầu tư sẽ đổ xô đầu tư vào tài sản A và hầu như không có ai đầu tư vào tài sản B nên sẽ xảy ra tình trạng giá của tài sản A sẽ tăng lên và giá của tài sản B sẽ giảm xuống. Như đã biết giá của tài sản và doanh lợi dự kiến của nó vận động ngược chiều nhau do vậy doanh lợi của tài sản A sẽ giảm xuống và doanh lợi của tài sản B sẽ tăng lên.Việc mua và bán hai loại tài sản này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi cả hai tài sản này cùng nằm trên một đường thẳng. Điều đó có nghĩa là cả hai loại tài sản này cùng đề nghị một phần bù về sự chịu đựng rủi ro. Nói cách khác, trên thị trường cạnh tranh ta có:     E RA − R f E RB − R f  βA βB Đây là mối quan hệ cơ bản giữa doanh lợi và rủi ro. Mối quan hệ này được mở rộng hơn cho hai tài sản. Thực tế bất kể bạn nắm giữ bao nhiêu tài sản thì các tài sản sản này đều phải cùng tỉ lệ bù đắp rủi ro trên thị trường. Gỉa sử tài sản này có mức rủi ro hệ thống gấp đôi tài sản kia thì mức bù đắp rủi ro của tài sản này nhất định phải gấp đôi tài sản kia. Do các tài sản trên thị trường phải có cùng tỷ suất bù đắp rủi ro nên chúng phải được vẽ trên cùng một đường thẳng, như đồ thị sau: 17 Tài chính doanh nghiệp E(RP) C = A B D Rf Hình 2.3: Biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức dự kiến và rủi ro hệ thống β P Như đã vẽ trên đồ thị, tài sản A và tài sản B được vẽ trực tiếp trên đường thẳng, vì vậy chúng có tỷ suất đền bù rủi ro như nhau. Nếu có một tài sản nào đó nằm phía trên tài sản này như tài sản C thì giá của tài sản C nhất định tăng lên và doanh lợi dự kiến của nó giảm cho đến khi nó nằm vào đường thẳng. Tương tư như vậy, nếu có một tài sản nằm phía dưới đường thẳng này ví dụ như tài sản D thì giá của nó nhất định sẽ giảm đi và doanh lợi dự kiến của nó sẽ tăng lên đến khi nó nằm vào đường thẳng. c. Xét danh mục đầu tư thị trường: Gỉa sử bố trí một danh mục đầu tư với toàn bộ các loại tài sản rủi ro của thị trường. Danh mục đầu tư như vậy được gọi là danh mục đầu tư thị trường. Ký hiệu: E(RM): Doanh lợi dự kiến của một danh mục đầu tư thị trường Bởi vì tất cả tài sản trên thị trường phải được vẽ trên đường SMLvì thế danh mục đầu tư của thị trường phải bao gồm tất cả tài sản đó. Để xác định đường SML được vẽ như thế nào, trước hết cần phải xác định β M- hệ số β của 18 Tài chính doanh nghiệp danh mục đầu tư. Do danh mục đầu tư này đại diện cho tất cả các tài sản trên thị trường nên chắc chắn danh mục đầu tư này sẽ có mức rủi ro bình quân β M =1. Đến đây có thể biết được độ dốc của đường SMLnhư sau: Độ dốc của đường SML=     E R M −R f E R M −R f = = E(RM) - Rf βM 1 E(Ri) = E(RM) - Rf E(RM) Rf βM = 1,0 βi Hình 2.4: Đường thị trường chứng khoán (SML) 2.2. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model) a. Những giả định về mô hình định giá tài sản vốn: Các giả định của mô hình CAPM:  Có nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư riêng lẻ không thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán thông qua việc thực hiện các hành vi mua bán của mình. Đây là giả thiết của thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong kinh tế học vi mô.  Tất cả các tài sản đều có thể mua bán và có thể chia nhỏ không hạn chế.  Các nhà đầu tư có thể vay và cho vay với lãi suất phi rủi ro.  Thông tin không đắt đỏ và luôn sẵn có với tất cả các nhà đầu tư. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan