Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố hồ chí minh

.PDF
12
1
71

Mô tả:

HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 215-226 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0021 THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI Nguyễn Ngọc Linh Phòng Quản lí Nghiên cứu Khoa học & Hợp tác Quốc tế Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Phát triển kĩ năng khái quát hóa là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Để thiết kế được hệ thống bài tập nhằm phát triển kĩ năng khái quát hóa cho trẻ mầm non nhóm nghiên cứu đã hệ thống lại các vấn đề lí luận liên quan đồng thời tìm hiểu thực trạng kĩ năng của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non từ đó đề xuất 06 nguyên tắc thiết kế và 03 nguyên tắc sử dụng mang tính chỉ đạo và định hướng cho quá trình thiết kế bài tập và đã thiết kế được 04 bài tập mẫu minh họa và một số kết quả ban đầu thu được ban đầu khi sử dụng hệ thống bài tập trên trẻ trong trường mầm non Từ khóa: Khái quát hóa, bài tập khái quát hóa, khái quát hóa cho trẻ, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. 1. Mở đầu Phát triển các thao tác tư duy là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục trí tuệ mà trong đó phát triển thao tác khái quát hóa giữ vị trí quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển kĩ năng khái quát hóa (KQH) cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho trẻ. Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả [3, 10, 15] đều khẳng định nếu có hệ thống bài tập/trò chơi phù hợp thì sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển thao tác KQH của trẻ ở trường mầm non, để giải quyết vấn đề này giải pháp căn cơ là trang bị cho giáo viên kĩ năng thiết kế các bài tập nhằm phát triển kĩ năng KQH để lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non nhằm phát triển kĩ năng KQH cho trẻ. Trong khuôn khuôn bài báo này chúng tôi đề cập đến thực trạng hiểu biết về KQH của giáo viêm mầm non hiện nay, các nguyên tắc thiết kế, tiêu chí đánh giá và đề xuất một số bài tập nhằm phát triển kĩ năng khái quát hóa ở trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi để từ đó giáo viên mầm non có thể chủ động thiết kế các bài tập tương tự và phù hợp với trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển KQH cho trẻ trong trường mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm khái quát hóa và kĩ năng khái quát hóa của trẻ mầm non - Theo tâm lí học, KQH là quá trình con người dùng trí óc để hòa hợp nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ,... thành một nhóm, một loại. KQH đem Ngày nhận bài: 21/4/2017. Ngày chỉnh sửa: 07/8/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017. Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Linh, e-mail: [email protected] 215 Nguyễn Ngọc Linh lại một cái chung nào đó. Những thuộc tính chung này đối với các đối tượng khác nhau bao gồm hai loại: Những thuộc tính giống nhau và những thuộc tính chung là bản chất”. KQH được xem xét trong hoạt động tư duy dưới hai góc độ [14]: + KQH được xem như là thao tác cơ bản của tư duy: Tư duy là một quá trình vận động phức tạp của ý nghĩ từ cái đã biết đến cái phải tìm, từ các sự kiện riêng lẻ đến những khái quát, kết luận, nó diễn ra trên cơ sở những thao tác tư duy nhất định để giải quyết những vẫn đề hay nhiệm vụ đặt ra cho nó. Những thao tác tư duy cơ bản là: phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và KQH. + KQH được xem như là sản phẩm của hoạt động tư duy: KQH phản ánh những dấu hiệu chung và những thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng thực tế - là hình thức phản ánh cái chung nên nó gắn liền với tư duy và là sản phẩm của tư duy. Tư duy mới có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng, những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất để khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. - Theo N.D. Leviop: KQH thực chất diễn ra sự tìm kiếm và khái quát từ các sự kiện đơn lẻ, từ các tính chất riêng biệt trong tính đa dạng của các sự vật và hiện tượng [9]. - Theo Phạm Minh Đức: Quá trình KQH là quá trình cơ bản để hình thành khái niệm. Để tạo ra các khái niệm mới, trước tiên cần hướng dẫn cho học sinh (HS) phân tích và so sánh các sự kiện và hiện tượng quan sát được, làm rõ sự khác nhau của chúng, sau đó đưa ra khái niệm mới dưới dạng liên kết các dấu hiệu giống nhau mang tính chất chung của các nhóm đối tượng [1]. - V.X Mukhina cho rằng: “Cơ sở của các KQH là sự lĩnh hội ngôn ngữ vì nghĩa của các từ mà người lớn dạy trẻ hiểu và sử dụng, luôn luôn chứa đựng sự KQH” [12]. Như vậy, kết quả của quá trình KQH là để tìm ra dấu hiệu tương đồng về hình thức và bản chất, từ nhiều biểu hiện ở các đối tượng khác nhau, nghĩa là HSphải tiến hành thao tác trí tuệ như: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,... để từ các dấu hiệu mang tính chất bộ phận và hay thay đổi trên từng đối tượng để tìm ra đặc điểm chung, thuộc tinh chung và cao nhất là hình thành các khái niệm mới. 2.1.2. Đặc điểm khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn (5 -6 tuổi) - KQH của trẻ được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển các hình thức tư duy khác nhau, đặc biệt liên quan trực tiếp và chặt chẽ với sự phát triển ngôn ngữ. Quá trình nảy sinh – phát triển KQH của trẻ có thể tóm tắt như sau: + Trên cơ sở hình thức tư duy trực quan – hành động, bắt đầu hình thành hình thức tư duy trực quan – hình tượng, trẻ từ 2 đến 3 tuổi đã có khả năng KQH sơ đẳng các sự vật hiện tượng dựa trên kinh nghiêm hoạt động thực tiễn của trẻ và được củng cố bằng từ ngữ. Tuy nhiên, sự khái quát đó hầu hết chưa có sự phân tích tách ra những dấu hiệu bản chất, chỉ dựa vào sự giống nhau bên ngoài (hình dáng, màu sắc, kích thước...). Tư duy của trẻ còn mang nặng màu sắc trực quan cảm tính nên những dấu hiệu làm cơ sở để trẻ hợp nhất các đối tượng khác nhau thường là những dấu hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ và đập ngay vào mắt trẻ - Khái quát của trẻ chủ yếu dựa vào sự giống nhau bên ngoài giữa các sự vật hiện tượng. + Ở tuổi mẫu giáo các hình thức tư duy đã được hình thành, trong đó tư duy trực quan – hình tượng là loại tư duy cơ bản của trẻ. Đó là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện dựa vào các hình ảnh có trong kinh nghiệm “trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ có sự tác 216 Thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho mẫu giáo lớn 5-6 tuổi động lẫn nhau một cách chặt chẽ của ba hình thức tư duy cơ bản: tư duy trực quan – hành động, tư duy trực quan – hình tượng và tư duy logic. Những hình thức này tạo thành một quá trình nhận thức duy nhất về thế giới hiện thực, mà trong quá trình đó ở những thời điểm khác nhau có thể trội hơn hình thức này hay khác của tư duy và liên quan với điều đó mà quá trình nhận thức trong toàn bộ mang tính tương ứng” Chính vì vậy, phương thức KQH nội dung khác nhau mà trẻ mẫu giáo sử dụng rất độc đáo. Trẻ thường hướng vào các dấu hiệu đa dạng, khi thì sử dụng một số dấu hiệu này, khi thì sử dụng một số dấu hiệu kia là, cơ sở để hợp nhất các đối tượng vào trong các nhóm. Trẻ chỉ có thể KQH, gộp nhóm chính xác các đối tượng trong trường hợp nó hiểu rõ từ ngữ khái quát phù hợp. Tuy nhiên, trẻ sớm học thuộc các từ chỉ nghĩa các sự vật, hiện tượng, dấu hiệu, hành động, nhưng khái niệm (sự phản ánh khái quát toàn bộ nhóm các đối tượng giống nhau có những dấu hiệu bản chất chung) được chỉ nghĩa bằng các từ đó thì trẻ chỉ dần mới nắm vững được. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ dần chuyển từ khái quát theo dấu hiệu trực quan bên ngoài sang khái quát theo dấu hiệu bản chất hơn (chất liệu, chức năng, công dụng, theo loại, dạng...). + Ở tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ mới chỉ bắt đầu học được cách tách biệt dấu hiệu chủ yếu hơn của đối tượng để hợp nhất chúng vào trong các nhóm, loại. Trẻ biết khái quát sự vật, hiện tượng theo những đặc điểm bản chất hơn và bỏ qua những thuộc tính thứ yếu, kém bản chất hơn. - Các mức độ phát triển KQH của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ. Khái quát trực quan trên cơ sở tính chất chung của các dấu hiệu bên ngoài đập vào mắt. - Khái quát những sự vật có ý nghĩa trên cơ sở sự gọi đúng bằng từ - tên gọi. Khái quát trên cơ sở tách bạch một dấu hiệu chung cho các đối tượng khác nhau, nhưng không phải là dấu hiệu bản chất. Khái quát trên cơ sở tính chất chung các dấu hiệu cơ bản được trẻ tách biệt ra trong các đối tượng khác nhau. 2.1.3. Quá trình hình thành kĩ năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo - L.X Vưgôtxki đã vạch ra quá trình hình thành KQH ở trẻ mẫu giáo (trong mỗi quan hệ với sự phát triển ngôn ngữ) diễn ra theo3 cấp độ sau: + Trình độ lộn xộn: Sự hình thành tổ hợp không hoàn chỉnh, hỗn độn, tách một chùm đối tượng nào đó không liên quan với nhau về nguồn gốc bên trong và các quan hệ giữa các bộ phận của nó (theo dấu hiệu ngẫu nhiên nào đấy) + Trình độ tổ hợp: Liên kết các đối tượng và các ấn tượng cụ thể về chúng và các nhóm. Các nhóm này có cấu trúc giống như bộ sưu tập: các đối tượng cụ thể liên kết với nhau dựa trên cơ sở bổ sung cho nhau theo một dấu hiệu nào đó và tạo thành một thể trọn vẹn, cấu tạo từ các bộ phận có nguồn gốc khác nhau, bổ sung cho nhau. + Trình độ tiền khái niệm: Lựa chọn, liên kết một nhóm đối tượng theo một dấu hiệu chung nào đó. Việc hình thành khái niệm thực sựlà pha cuối cùng trong quá trình hình thành phát triển tư duy ở trẻ em.Từ những hình ảnh và các mối liên hệ rời rạc, từ tư duy tổ hợp, từ tiền khái niệm trên cơ sở sử dụng từ ngữ làm phương tiện hình thành khái niệm sẽ hình thành cấu trúc đặc thù gọi là khái niệm với nghĩa đích thực của từ này. - L. Giunhicova đã đưa ra các giai đoạn khác nhau của KQH theo cơ chế chuyển dần vào trong như sau: 217 Nguyễn Ngọc Linh + Giai đoạn 1: Trẻ thực hiện các hành động KQH thực thực tiễn nhưng chưa nhận thức dấu hiệu chung, chưa tìm được thuật ngữ để thực hiện phân nhóm. Trong giai đoạn này KQH được xem như là tổng hợp đơn giản. + Giai đoạn 2: Trẻ thực hiện gọi tên chung cho nhóm như là một toàn thể thống nhất sau khi thực hiện hành động khái quát, nhưng thường chưa biết dùng thuật ngữ khái quát chính xác (tên gọi chung thường bằng tên gọi sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó). Đây là giai đoạn khái quát trực quan cụ thể. + Giai đoạn 3:Trẻ biết dùng tên gọi chung cho cả nhóm như một thể thống nhất sau khi thực hiện hành động khái quát. Như vậy, trong các giai đoạn trên, KQH bằng lời được thực hiện sau hành động xếp nhóm, KQH bằng hành động. + Giai đoạn 4: Trước khi thực hiện hành động phân nhóm của sự vật, hiện tượng trẻ đã biết gọi tên chung của nhóm. Nhưng trẻ gọi tên chung của nhóm bằng sự vật cụ thể trong nhóm. + Giai đoạn 5: Cũng như ở giai đoạn 4, trẻ gọi tên nhóm bằng từ khái quát trước khi thực hiện hành động chọn xếp vật cụ thể vào nhóm, nhưng ở giai đoạn cao nhất của sự phân loại này trẻ dùng các từ khái quát ở cấp độ loài,dạng. - Nghiên cứu của V.X.Mukhina [12] về sự hình thành ở trẻ mẫu giáo đã chỉ ra là: trên cơ sở các biểu tượng đã cho, trẻ liên kết, hợp nhất các đối tượng theo nhiều dấu hiệu, tính chất, mối quan hệ khác nhau như: + Theo mối liên hệ ngẫu nhiên + Theo sự gần nhau + Theo bộ sưu tập + Theo chức năng được tách ra + Theo vật liệu + Theo loại, dạng của đối tượng. Kết quả nghiên cứu của V.X.Mukhina cũng cho thấy trẻ dần chuyển từ khái quát theo mối liên hệ ngẫu nhiên, theo sự gần nhau, theo bộ sưu tập sang khái quát theo dấu hiệu bản chất hơn (trước tiên là chức năng, tiếp theo là vật liệu, sau đó mới theo đối tượng) ở mẫu giáo nhỡ [12]. Các kết quả nghiên cứu về tư duy và khái quát hoá cao lĩnh hội từ ngữ - khái niệm ở trẻ mầm non 4 – 5 tuổi của A.N. Leonchiep [8] và P.La.Ganpêrin, L.Ph.Obukhôva đã chứng minh được khả năng khái quát hoá và lĩnh hội hệ thống khái niệm dựa trên quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng xung quanh ở trẻ mẫu giáo. Thực nghiệm hình thành hành động khái quát hoá lĩnh hội các khái niệm theo các giai đoạn hình thành hành động trí tuệ đã chỉ ra rằng trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi dễ dàng phân chia nhóm, loại và hiểu các từ ngữ, khái niệm về lớp, về loài, về dạng của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội ở xung quanh như: loài “chim”, “cá”, “phương tiện giao thông”, “dụng cụ vẽ, nặn”, “đồ chơi”, “đồ vật sử dụng trong ăn, uống, học ngủ, đồ để đựng, để đi lại…’’, hay những biểu tượng khái niệm về tập hợp, số lượng từ 1 – 10; về các chữ số từ 1 – 10, về hình dạng (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…); về kích thước, về định hướng không gian, thời gian… Và trẻ mẫu giáo không những có khả năng khái quát hoá lĩnh hội khái niệm, mà còn có khả năng sử dụng chúng để chứng minh, để giải thích, giảng giải và để đánh giá các thuộc tính của sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên sự phát triển khả năng khái quát hoá và lĩnh hội những từ ngữ, khái niệm của trẻ mẫu giáo cần phải có những điều kiện và phương pháp hình thành các khái niệm và phát triển khả năng khái quát hoá cho trẻ mẫu giáo. 218 Thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Tác giả Đỗ Thị Minh Liên [10], năm 2010, trong tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 26, trang 85 - 91 đã đề cập đến việc phát triển khả năng KQH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua thiết kế và tổ chức trò chơi hoạt động làm quen với toán mà chưa chỉ ra đượccác dạng bài tập và cách thiết kế các bài tập ở các lĩnh vực khác nhằm phát triển kĩ năng KQH cho trẻ mầm non [10]. Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi cho rằng KQH được xem như là một thao tác tư duy và được hình thành và phát triển trong suốt tuổi mẫu giáo và giữ một vị trí quan trọng trong quá trình lĩnh hội các biểu tượng khái quát, ngôn ngữ và các khái niệm sơ đẳng. Các kết quả nghiên cứu trên chỉ ra sự KQH ở trẻ mẫu giáo có đặc trưng là diễn ra ở bình diện tri giác trực tiếp và bình diện biểu tượng.Các dấu hiệu làm cơ sở cho sự KQH của trẻ thường mang tính bề ngoài, có ý nghĩa đời thường. Mà trên cơ sở đó trẻ được định hướng khi thực hiện các hành động với đồ vật.Ở tuổi mẫu giáo trẻ đã bắt đầu có thể tách ra dấu hiệu chung chủ yếu hơn, bản chất hơn của các đối tượng để hợp nhất chúng thành các nhóm, loại. 2.1.4. Tổng quan về thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho trẻ Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, thiết kế và sử dụng bài tập nói riêng và trờ chơi học tập nói chung nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ mầm non được nhiểu nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm và nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau, có thể liệt kê tóm lược thành các hướng cơ bản như sau: Hướng thứ nhất: Nghiên cứu, thiết kế tổ chức các hoạt động tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi. Ở hướng này, các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển trò chơi học tập, thế mạnh của trò chơi học tập đối với phát triển trí tuệ nói chung cho trẻ, bên cạnh đó, các nghiên cứu còn đề cập đến vai trò của trò chơi học tập đến sự phát triển các giác và các chức năng tâm lí cho trẻ. Các nghiên cứu này còn chỉ ra các nguên tác lựa chọn và thiết kế nội dung,...Tuy nhiên, nghiên cứu này các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc thiết kế và sử dụng các bài tập nhằm hình thành và phát triển kĩ năng KQH cho trẻ. Có thể kể đến các tác giả như: Lê Ánh Tuyết, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên,... Hướng thứ hai: Thiết kế trò chơi học tập để hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ nói chung (trong đó có cả KQH), góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non, một số tác giả như: Nguyễn Ánh Tuyết Quỳnh Hoa, Lê Bích Ngọc, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Đinh Văn Vang [6, 14, 15],... các nghiên cứu đã chỉ ra những lí tuyết về thiết kế các trò chơi học tập nhằm phát triển các kĩ năng riêng lẻ như: Kĩ năng so sánh, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng phần tích, kĩ năng hợp tác, ... Hướng thứ ba: Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển ký năng KQH thông qua các lĩnh vực giáo dục cho trẻ như: Làm quen với Toán, khám phá môi trường xung quanh,... có các tác giả như: Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thiều Dạ Hương [2-5, 10, 11],.... Các tác giả đã phân loại và chỉ ra các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi sáng tạo,... được đi sâu tìm hiểu về cách chia nhóm cùng tên trò chơi tương ứng, cách chơi, các lưu ý khi chơi,.... Tóm lại: Điểm qua các kết quả trên cho thấy, từ trước đến nay đã có nhiều những công trình nghiên cứu về trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ nói chung và phát triển kĩ năng KQH nói riêng cho trẻ mầm non. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Theo phương hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, thực tiễn rất cần những bài tập được cải tiến, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ mầm non, đảm bảo quá trình phát triển kĩ năng KQH và tư duy ngày càng nâng cao hơn ở trẻ. 219 Nguyễn Ngọc Linh 2.2. Phương pháp nghiên cứu (Methods) - Nghiên cứu lí luận: Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa hệ thống tri thức trong các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung hình thành kĩ năng khái quát hóa ở trẻ mầm non nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. - Nghiên cứu thực tiễn: Thông qua phương pháp điều tra Anket, sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu nhận thức và việc làm của giáo viên mầm non về việc thiết kế và sử dụng bài tập phát triển ký năng KQH cho trẻ trong trường mầm non hiện nay. - Qúa trình nghiên cứu được tiến hành theo quy trình từ nghiên cứu lí thuyết đến nghiên cứu thực tiễn về hiểu biết của giáo viên về bài tập phục vụ KQH cho trẻ mầm non từ đó đề xuất 2.3. Kết quả nghiên cứu và diễn giải về kết quả nghiên cứu (Results and Discussion) 2.3.1. Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ của giáo viên trong trường mầm non - Mục đích khảo sát: Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ của giáo viên trong trường mầm non - Nội dung khảo sát: Vài nét về chọn trường khảo sát thực trạng nghiên cứu:Nhómnghiên cứu đã chọn 3 nhóm trường để thực hiện khảo sát, mỗi nhóm chọn 3 đến 4 Trường, mỗi trường chọn ngẫu nhiên từ 10 đến 12 giáo viên để khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nhóm 1 chọn các Trường nằm ở trung tâm thành phố bề dày kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại thuận tiện cho việc dạy học cho trẻ. (MNTH Hoa Hồng - Thái Thịnh, MNTH Hoa Sen - Giảng Võ, MNTH Hoa Thủy Tiên - Nghĩa Tân, MN B - Hoàn Kiếm) Nhóm 2 là những Trường nằm ở vùng ven đô. Trường có diện tích khá rộng, điều kiện về sân bãi rộng rãi, thoáng mát. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cho cô và trẻ tương đối đầy đủ (MN Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm, MN Ninh Hiệp - Long Biên, MN Thị Trấn Văn Diển Thanh Trì). Nhóm 3 là các Trường vùng xa trung tâm, diện tích rộng song cơ sở vật chất, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho dạy học vẫn còn hạn ché hơn các trường Trung tâm thành phố. (MN Đình Xuyên - Gia Lâm, MN Tam Thuấn - Phúc Thọ, MN Cao Dương - Thanh Oai) - Kết quả khảo sát thực trạng ở 10 trường trên 100 giáo viên mầm non: Nội dung khảo sát Mức độ sử dụng - Mức độthường xuyên tìm hiểu thao tác KQH, quá trình KQH và vai trò KQH đối với trẻ mầm non. - Mức độ thường xuyên tổ chức các trò chơi, bài tập để trẻ rèn luyện kĩ năng KQH cho trẻ ở trường mầm non - Mức độ thường xuyên tìm kiếm các trò chơi, bài tập nhắm đến việc phát triển khả năng KQH cho trẻ mầm non. - Mức độ thường xuyên tự thiết kế các bài tập để phát triển kĩ năng KQH cho trẻ trong quá trình dạy học không. 220 Thường xuyên SL % Thỉnh thoảng SL % Chưa bao giờ SL % 21 21 11 11 68 68 13 13 22 22 65 65 10 10 18 18 72 72 6 6 17 17 77 77 Thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Phân tích bảng tổng hợp trên cho thấy: Đa số giáo viên mầm non hiện nay chưa thực sự hiểu đúng về thao tác KQH, quá trình KQH và vai trò KQH đối với trẻ mầm non (trong đó có 68% GV được khảo sát không hiểu đúng về thao tác KQH, có 70 % GV được hỏi không hiểu đúng về quá trình KQH và gần 66% GV không hiểu đúng về vai trò của kĩ năng KQH đối với trẻ mầm non, Như vậy có gần 68% GV được hỏi không hiểu đúng cả 3 nội dung này). Việc tổ chức các bài tập, trò chơi nhằm đến việc phát triển khả năng KQH cho trẻ mầm non rất hạn chế, nếu có tổ chức thì các giáo viên đều sử dụng chủ yếu từ nguồn tài liệu từ Vụ GDMN phát hành, chủ yếu từ trong các tuyển tập trò chơi. Các trò chơi GVMN sử dụng đều rất đơn giản nếu có chủ yếu chỉ tập trung vào dạng bài tập KQH dựa vào các dấu hiệu chung giống nhau ở bên ngoài. Có rất ít GV tự thiết kế các bài tập để phát triển kĩ năng KQH cho trẻ trong trường mầm non để sử dụng Qua kết quả trên chúng tôi cho rằng việc trang bị lí thuyết cho giáo viên để giáo viên có kĩ năng thiết kế ra hệ thống bài tập nhằm phát triển kĩ năng KQH cho trẻ mầm non là việc làm cần thiết. 2.3.2. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng bài tập phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi a. Các nguyên tắc thiết kế - Nguyên tắc 1: Bài tập được thiết kế phải có tính mục đích, căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển KQH ở trẻ mầm non; các đối tượng cụ thể sử dụng để KQH phải cùng loại; - Nguyên tắc 2: Bài tập đảm bảo tính phù hợp, vừa sức, phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển tư duy KQH của trẻ mẫu giáo 6-6tuổi; - Nguyên tắc 4: Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ yêu cầu KQH theo dấu hiệu bên ngoài đến KQH theo dấu hiệu bên trong, đảm bảo kích thích sự phát triển khả năng KQH của trẻ mầm non; - Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính đa dạng: Bài tập thiết kế với nhiều hướng mở rộng cho mỗi trò chơi, nhiều hình thức chơi, phù hợp với nhiều thời điểm khác nhau trong ngày của trẻ, nhiều mức độ khác nhau phù hợp với các trình độ tư duy của trẻ; - Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính phổ biến: Bài tập được thiết kế để cho các trường ở các địa phương đều sử dụng được, dễ làm và dễ tìm kiếm nguyên vật liệu dễ sử dụng; b. Nguyên tắc sử dụng: Quá trình khái quát hóa ở đây thực chất là quá trình hình thành khái niệm ở trẻ. Để tạo ra các khái niệm mới ở trẻ giáo viên cần chú ý đến các nguyên tắc sử dụng sau đây: - Nguyên tắc 1: Trẻ phải được quan sát kĩ các đối tượng - Nguyên tắc 2: Tạo cơ hội để trẻ phân tích và so sánh các dấu hiệu của tượng quan sát được, Nguyên tắc 3: Tạo cơ hội để trẻ liên kết các dấu hiệu giống nhau ở các đối tượng khác nhau để tìm ra dấu hiệu chung. Như vậy, Kết quả của quá trình “khái quát hóa” ở trẻ là việc tìm ra dấu hiệu tương đồng (giống nhau) từ nhiều biểu hiện khác nhau ở các đối tượng riêng lẻ. 2.3.3. Sử dụng một số bài tập trong việc phát triển kĩ năng KQH cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Bài tập 1: * Mục tiêu: - Trẻ KQH được dấu hiệu bên ngoài của đối tượng là: "cùng màu xanh" hoặc "đều là thực vật",... 221 Nguyễn Ngọc Linh - Trẻ KQH được dấu hiệu bên trong của đối tượng là: "đều có thể làm thức ăn", ... * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu đến trẻ 04 tranh vẽ gồm: Rau muống, đậu quả, xu hào và quả táo (như hình dưới đây: - Yêu cầu trẻ quan sát và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống nhau ở 04 hình trên? Ở đây GV có thể sử dụng các câu hỏi mang tính gợi mở để kích thích trẻ thực hiện các thao tác tư duy để từ các dấu hiệu riêng lẻ của từng đối tượng trừu xuất ra dấu hiệu chung và bản chất nhất như: Em hãy nhận xét về màu sắc của chúng? Em hãy nhận xét về tác dụng của chúng đối với con người? Bài tập 2: * Mục tiêu: - Trẻ KQH được dấu hiệu bên ngoài của đối tượng là: "đều là hình tròn" hoặc "đều là thực vật",... - Trẻ KQH được dấu hiệu bên trong của đối tượng là: "đều có thể làm thức ăn",... * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu đến trẻ 04 tranh vẽ gồm: Dưa hấu, bưởi, cam và rau bắp cải (như hình dưới đây). - Yêu cầu trẻ quan sát và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống nhau ở 04 hình dưới? Ở đây GV có thể sử dụng các câu hỏi mang tính gợi mở để kích thích trẻ thực hiện các thao tác tư duy để tìm ra dấu hiệu chung và bản chất nhất như: 222 Thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Em hãy nhận xét về hình dạng của chúng? Em hãy nhận xét về tác dụng của chúng đối với con người? Bài tập 3: * Mục tiêu: - Trẻ KQH được dấu hiệu bên ngoài của đối tượng là: "đều là hoa" hoặc "đều có 02 bông hoa",... - Trẻ KQH được dấu hiệu bên trong của đối tượng là: "đều có thể làm đẹp, trang trí nhà", ... * Cách tiến hành: 223 Nguyễn Ngọc Linh - Giáo viên giới thiệu đến trẻ 04 tranh vẽ gồm: Hoa cúc; Hoa hồng; Hoa hướng dương và Hoa sen (như hình trên). - Yêu cầu trẻ quan sát và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống nhau ở 04 hình trên? Ở đây GV có thể sử dụng các câu hỏi mang tính gợi mở để kích thích trẻ thực hiện các thao tác tư duy để tìm ra dấu hiệu chung và bản chất nhất như: Em hãy nhận xét về số lượng của chúng? Em hãy nhận xét về tác dụng của chúng đối với con người? Bài tập 4: * Mục tiêu: - Trẻ KQH được dấu hiệu bên ngoài của đối tượng là: "đều có con Mẹ và con con ", .... - Trẻ KQH được dấu hiệu bên trong của đối tượng là: "đều là động vật", ... * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu đến trẻ 04 tranh vẽ gồm: Con chim; Con bò; Con voi và Con hổ (như hình dưới đây). - Yêu cầu trẻ quan sát và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống nhau ở 04 hình trên? Ở đây GV có thể sử dụng các câu hỏi mang tính gợi mở để kích thích trẻ thực hiện các thao tác tư duy để tìm ra dấu hiệu chung và bản chất nhất như: Em hãy nhận xét về thành phần trong mỗi bức tranh? Tên gọi chung của chúng là gì? 224 Thiết kế bài tập phát triển kĩ năng khái quát hóa cho mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 2.3.4. Kết quả đánh giá của giáo viên khi sử dụng bài tập vào việc phát triển kĩ năng khái quát hóa ở trẻ mầm non Qua việc sử dụng các bài tập vào việc phát triển kĩ năng KQH ở trẻ mầm nonnhóm nghiên cứu tổng hợp lại một số nhận định bước đầu như sau: - Kĩ năng khái quát hóa ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không phụ thuộc nhiều vào địa bàn thực nghiệm, kết quả KQH đúng của trẻ tại các địa bàn trung tâm và vùng ven đô là không chênh lêch nhau nhiều. - Kết quả KQH ở trẻ phụ thuộc vào sự rõ ràng về mục tiêu, tuân thủ nguyên tắc thiết kế, nguyên tắc sử dụng của từng bài tập. Nếu bài tập có mục tiêu rõ ràng, GV tuân thủ nguyên tắc thiết kế và sử dụng thì tỷ lệ KQH đúng ở trẻ cao. Qua đây chứng tỏ như vậy kĩ năng thiết kế và sử dụng bài tập của GV là rất quan trọng. Khả năng KQH của trẻ ở từng bài tập có thể được được phân loại thành 5 mức độ như sau: - Mức độ1: Trẻ không thực hiện KQH trong hành độnglẫn lời nói, ở mức độ này chỉ, trẻ có thể sắp xếp các đối tượng riêng lẻ vào một nhóm theo dấu hiệu ngẫu nhiên nào đó. - Mức độ 2: Trẻ thực hiện KQH theo sự gần nhau của các đối tượng. Ở mức độ này trẻ sắp xếp các đối tượng cụ thể vào một nhóm dựa trên cơ sở các đối tượng đó bổ sung cho nhautheo một dấu hiệu nào đó, tạo thành một thể trọn vẹn. - Mức độ 3: Trẻ thực hiện KQH theo dấu hiệu chung nào đóbằng hành động nhưng khái quát được bằng lời nói (chưa giải thích được sự giống nhau các đối tượng trong nhóm). - Mức độ 4: Trẻ thực hiện KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài (như màu sắc, hình dạng, bộ phận giống nhau nào đó,…) bằng hành động lẫn lời nói (giải thích đúng sự giống nhau của các đối tượng trong nhóm). - Mức độ 5: Trẻ KQH được dấu hiệu bản chất bên trong (như công dụng, chất liệu, loại,...) bằng hành động lẫn lời nói. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã hệ thống được tổng quan các vấn đề lí luận liên quan đến KQH ở trẻ mầm non như: Khái niệm thế nào là KQH? các lí thuyết về quá trình hình thành KQH ở trẻ mầm non. trên cơ sở hệ thống những lí thuyết này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được một số vấn đề: - Điều tra thực trạng về hiểu biết và thực trạng sử dụng các bài tập để rèn luyện kĩ năng KQH ở trẻ mầm non. Qua kết qủa điều tra thấy có số lượng khá lớn giáo viên mầm non thiếu kiến thức về kĩ năng KQH và kĩ năng thiết kế các bải tập rèn luyện kĩ năng KQH cho trẻ mầm non (chiếm trên 65%). - Đề xuất 06 nguyên tắc thiết kế và 03 nguyên tắc sử dụng, các nguyên tắc này có vai trò quan trọng chỉ đạo việc thiết kế thiết kế và sử dụng bài tập phát triển kĩ năng KQH cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. - Xây dựng được 04 bài tập mẫu và đề xuất cách sử dụng để giáo viên tổ chức cho trẻ rèn luyện kĩ năng KQH trong trường mầm non. - Tổng hợp được kết quả đánh giá ban đầu của giáo viên khi sử dụng bài tập vào việc phát triển kĩ năng KQH cho trẻ trong trường mầm non. 225 Nguyễn Ngọc Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Minh Đức, 1995. Một số suy nghĩ về năng lực khái quát hóa. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 5, tr. 22. [2] Lê Thu Hương, 2010. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề dành cho trẻ 5-6 tuổi. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Thanh Hà, Thanh Hương, 2012. Đồng hành với các trò chơi của trẻ. Nxb Dân Trí. [4] Trần Thị Thúy Hà, 2012. Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo chủ đề. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Lê Thu Hương, Lê Ánh Tuyết, 2011. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Nxb Giáo dục Việt Nam. [6] Ngô Công Hoàn, 2008. Những trắc nghiệm tâm lí. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Đặng Phương Kiệt, 1994. Tâm lí học đời sống. Nxb Khoa học Xã hội. [8] A.N. Leonchiep A.N, 1981. Hoạt động - Ý thức - Nhân cách. Nxb Giáo dục. [9] N.D. Leviop, 1981. Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục. [10] Đỗ Thị Minh Liên, 2012. Phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26, tr. 85-91. [11] Trần Thị Quốc Minh, 1996. Phân tích tâm lí tình huống có vấn đề trong mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [12] V.X.Mukhina, 1981. Tâm lí học mẫu giáo tập II. Nxb Giáo dục. [13] Phan Trọng Ngọ, 2003. Các lí thuyết phát triển tâm lí người. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [14] Nguyễn Ánh Tuyết, 2010. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [15] Đinh Văn Vang, 2009. Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam. ABSTRACT Designing exercises to develop generalizing skills for children at the age of 4-5 Nguyen Ngoc Linh Department of International Cooperation & Scientific Management, National College for Education Generalizing skills development is an important task to develop intellectual for early childhood children. Designing generalizing exercises to develop generalizing skills for children requires study of theory and practical research concerning on preschool teachers skills then proposing a system of 06 designing principles and 03 using principles which orient and direct to the design and the use of exercises. Moreover, 04 illustrated exercises were designed then applied in the practice in order to draw some initial conclusions when using the system of exercises for 56 year-old children in the kindergarten. Keywords: Generalizing, generalizing exercise, generalization of children, 5-6 year-old children. 226
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan