Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống 2016 2017...

Tài liệu Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống 2016 2017

.DOC
3
897
53

Mô tả:

PHÒNG GD VÀ ĐT CHI LĂNG TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ Số: /KH-TH&THCS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mỏ Đá, ngày 29 tháng10 năm 2016 KẾ HOẠCH Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Năm học 2016 – 2017 Căn cứ công văn số 1211/SGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX; Căn cứ công văn số 1860/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn V/v xây dựng thư viện trường học, đăng ký tài liệu dạy và học các trường THCS, THPT; Căn cứ Công văn số 636/PGDĐT-THCS ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Chi Lăng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017; Căn cứ Công văn số số: 641 /PGDĐT-CMTH ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Chi Lăng về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 với cấp tiểu học; Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường TH&THCS Mỏ Đá; Trường TH&THCS Mỏ Đá xây dựng kế hoạch Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năm học 2016 - 2017 cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt các quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. II. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. 2. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. 1 3. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lãnh đạo, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. 2. Triển khai chuyên đề “Giảng dạy tích hợp Giáo dục kĩ năng sống” cho giáo viên toàn trường. 3. Phân công giáo viên giảng dạy: GVCN lớp 1 đến lớp 9. Các giáo viên bộ môn tiến hành lồng ghép giảng dạy tích hợp Giáo dục kĩ năng sống vào các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa,… Xây dựng khunng chương trình từng lớp. 4. Chương trình giảng dạy. + Cấp Tiểu học: Bộ sách bài tập rèn luyện kỹ năng sống lớp 1, 2, 3, 4, 5. Tổ chức xây dựng phân phối chương trình cho phù hợp trên cơ sở tài liệu hướng dẫn, điều kiện của địa phương. Ngoài nội dung trong tài liệu các giáo viên có thể lựa chọn nội dung chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với TT 30 và điều kiện thực tế của nhà trường. + Cấp THCS: Bộ sách bài tập rèn luyện kỹ năng sống lớp 6, 7, 8, 9. Xây dựng phân phối chương trình cho phù hợp trên cơ sở tài liệu hướng dẫn, điều kiện của địa phương. Ngoài nội dung chủ đề trong Bộ sách bài tập các giáo viên có thể lựa chọn nội dung chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường. + Mỗi chủ đề trong Bộ sách bài tập dạy không quá 4 tiết. - Giáo viên lên lớp có bài soạn và chuẩn bị chu đáo các điều kiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thời lượng dạy học kỹ năng sống thể hiện trên thời khóa biểu và sổ đầu bài. - Tổ chức xây dựng tủ sách giáo dục kĩ năng sống dùng chung, đồng thời tuyên truyền để học sinh có đủ tài liệu học tập giáo dục kỹ năng sống. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Vận dụng chuyên đề do trường triển khai vào công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 2. Nghiên cứu tài liệu Giáo dục Kĩ năng sống trong từng môn học để lồng ghép vào nội dung giảng dạy một sô môn và một số hoạt động ngoại khóa. 3. Phân công giáo viên phụ trách việc giảng dạy lồng ghép Giáo dục tích hợp kĩ năng sống vào môn học ở mỗi tổ chuyên môn. 4. Tổ chức nói chuyện dưới cờ về Giáo dục kĩ năng sống bằng nhiều hình thức như: giới thiệu, tiểu phẩm, quản trò, phỏng vấn, kể chuyện,…để 2 hình thành thói quen, nhận thức tốt cho học sinh trong việc phát huy kĩ năng tư duy phê phán, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề; kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định. V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN - Phó Hiệu trưởng chỉ đạo hai tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, bộ phận Đoàn Đội thực hiện tốt nội dung giảng dạy tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa. - Tổ trưởng chuyên môn, các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện và thực hiện báo cáo về Ban Giám hiệu cuối mỗi học kỳ. Nơi nhận: - BGH; KT.HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG - Tổ trưởng CM, TPT; (t/h); - Lưu: VT. Hoàng Văn Trí 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan