Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Idoc.vn_thu tin dung du phong stanby lc va nhung rui ro lien quan...

Tài liệu Idoc.vn_thu tin dung du phong stanby lc va nhung rui ro lien quan

.PDF
44
319
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI : THƯ TIN DUNG DƯ PHÒNG (STANDBY L/C ) VA NHƯNG RUI RÒ LIEN QUAN Giảng viên hướng dẫn: Ths Cô Phan Chung Thủy Thành viên nhóm: NH khối 1_K36 1. Phạm Thanh Sang lớp: NH02 2. Nguyễn Thị Mỹ Hảo NH03 3. Dương Tiểu Ngọc NH01 4. Đổng Kim Vân NH02 5. Nguyễn Thị Thùy Dung NH01 6. Trần Anh Dũng NH01 7. Hồ Minh Tuấn NH02 8. Kim Thị Thùy Dương NH01 Tp. HCM, ngày 5 tháng 3 năm 2013. MỞ BÀI Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề giao thương giữa các quốc gia với nhau ngày càng được đẩy mạnh. Nhằm hỗ trợ cho vấn đề giao thương được dễ dàng, các phương thức thanh toán quốc tế lần lượt ra đời. Phương thức thanh toán bằng tín dụng thư dự phòng tuy mới ra đời không lâu là một sản phẩm sinh sau đẻ muộn nhưng đã nhanh chóng trở nên thông dụng và dần đước các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính sử dụng. Tín dụng thư dự phòng có thể mang lại cho các bên tham gia sự yên tâm cho người hưởng lợi đồng thời đốc thúc người xin mở thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cơ sở. Nó là sự kết hợp giữa tín dụng thư thương mại truyền thống và hình thức bảo lãnh độc lập, là một hình thức tín dụng chứng từ đặc biệt nên ngoài những đặc điểm chung của những một tín dụng chứng thừ thông thường nó còn thể hiện vai trò bảo lãnh của một thư bảo lãnh độc lập. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng thư dự phòng là một vấn đề quan trọng. Nên nhóm chúng tôi chon đề tài này “ Tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng thư dự phòng” nhằm có cái nhìn hiểu hơn về một phương thức thanh toán dần chiếm lĩnh thị giao dịch quốc tế. Mục đích của bài nghiên cứu là về thư tín dụng dự phòng và những rủi ro liên quan. Do còn những hạn chế về kiến thức và tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn. LỜI NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 1. Thư tín dụng dự phòng Standby letter of credit): 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của L/C dự phòng: Thư tín dụng là một loại hình sản phẩm tài chính có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Từ đế chế Ai Cập và La mã cổ đại, tín dụng thư đã manh nha được hình thành dưới hình thức của các bảo lãnh thư thương mại. Năm 1200 tín dụng thư được thừa nhận và trở thành một bộ phận cấu thành của Luật thương mại Anh. Vào khoảng thế kỷ 18, tín dụng thư được ghi vào Luật dân sự Anh Common Law). Tín dụng thư dự phòng là sản phẩm mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu, là kết quả sáng tạo dựa trên căn bản là thư tín dụng truyền thống của các ngân hàng thương mại Mĩ. Từ khi ra đời cho tới nay nó đã có sự phát triển và vị thế đáng kể trong thị trường tài chính thế giới hiện đại. Tín dụng thư dự phòng ra đời từ nước Mĩ do Đạo Luật ngân hàng nội địa National Bank Act 1864) quy định về phạm vi hoạt động của các ngân hàng không cho phép các ngân hàng thương mại Mĩ đứng ra cam kết trả nợ cho khách hàng. Trong khi đó các loại hình kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp làm cho tính rủi ro đối với các giao dịch ngày càng tăng. Vì vậy nhu cầu bảo lãnh tại thị trường ngày cũng tăng theo nên các ngân hàng Mĩ buộc phải tìm cách thức nào đó để cung cấp dịch vụ bảo lãnh mà vẫn không phạm luật. Từ đó một hình thức bảo lãnh tài chính của các ngân hàng cho khách hàng nhưng dưới hình thức chấp nhận hối phiếu được xuất trình đúng theo yêu cầu của tín dụng thư ra đời và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của khách hàng, các ngân hàng và các toà tiểu bang Mĩ vì tính tiện lợi của nó. Tháng 5 năm 1977, Luật diễn giải Mĩ được ban hành cho phép các ngân hàng thương mại Mĩ được bảo lãnh cho khách hàng thông qua việc phát hành tín dụng thư. Theo đó ngân hàng chỉ có trách nhiệm thanh toán khi nhận được hối phiếu hoặc các chứng từ đòi tiền khác Demand of Payment) yêu cầu thanh toán theo đúng qui định của tín dụng thư dự phòng mà không phải chịu trách nhiệm về sự kiện vi phạm có thực sự phát sinh hay không hay về những vấn đề phát sinh từ hợp đồng gốc. Sau khi Điều khoản diễn giải đuợc ban hành, tại các ngân hàng thương mại Mĩ đã hình thành nên một tập quán trả tiền cho mệnh lệnh đòi tiền của người hưởng lợi một khi nó được xuất trình cùng với một văn bản tuyên bố đã có sự vi phạm hợp đồng từ phía người yêu cầu mở thư tín dụng. Nhờ có hành lang pháp lý này một loại hình giao dịch bảo lãnh mà không có tên gọi là bảo lãnh đã ra đời với tên gọi tín dụng thư dự phòng Standby Letter of Credit). 18 năm sau, khi cơ quan kiểm soát tiền tệ Hoa Kỳ Comptroller of Currency) phát hành toàn bộ nội dung bản sửa đổi cuối cùng của Điều khoản diễn giải cho phép các ngân hàng nội địa phát hành tín dụng thư dự phòng và những loại cam kết độc lập khác thì tín dụng thư dự phòng và bảo lãnh độc lập đều trở thành những công cụ tài chính được công nhận trên cơ sở pháp luật. Vì thế các ngân hàng thương mại có thể phát hành bảo lãnh độc lập thay thế cho tín dụng thư dự phòng. Hai công cụ bảo lãnh này đã làm hình thành nên hai kênh bảo lãnh đặc trưng của thị trường Mĩ, một kênh bảo lãnh độc lập theo kiểu châu âu Bank Guarantee) do các tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp và một kênh bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng do các ngân hàng thương mại cung cấp. Tuy nhiên do tính ưu việt của tín dụng thư dự phòng trong thanh toán tại Mĩ và cũng do thói quen sử dụng nên người Mĩ vẫn ưa chuộng loại sản phẩm tài chính này hơn so với bảo lãnh độc lập. Đặc biệt khi Qui tắc tín dụng thư dự phòng quốc tế ISP 98 và Công ước Liên Hợp Quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng UNCITRAL ra đời thì sự chín muồi và tầm quan trọng của tín dụng thư dự phòng càng được khẳng định trên phạm vi vượt khỏi nước Mĩ. Ngay sau khi ISP 98 - bộ quy tắc quốc tế chuyên biệt điều chỉnh tín dụng thư dự phòng ra đời phạm vi và khối lượng giao dịch tín dụng thư dự phòng đã phát triển không ngừng không chỉ trên những thị trường lớn như Mĩ, Canada, Nhật Bản mà còn lan rộng sang châu âu, Khu vực Trung Đông, Châu Á và Châu Mĩ La Tinh, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phụ thuộc và chịu ảnh hưởng lớn của phong cách kinh doanh Mĩ. 1.2. Định nghĩa: Tín dụng thư dự phòng là loại hình dịch vụ ngân hàng ngày càng được ưa chuộng trên thế giới trong khi đó UCP, Công ước UNCITRAL và URDG lại không phải là những nguồn pháp lý chuyên biệt điều chỉnh cho giao dịch loại này vì thế ICC đã ban hành Qui tắc thực hành tín dụng thư dự phòng quốc tế ISP 98). Điều 1.06- ISP 98 nêu rõ định nghĩa tín dụng thư dự phòng "là một cam kết không huỷ ngang, độc lập, bằng văn bản, và có tính chất bắt buộc một khi được phát hành và không nhất thiết phải tuyên bố là như vậy..." trong đó "... người phát hành cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và các điều kiện của tín dụng thư ..." và "... người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng –việc chuyển tiền theo phương thức trả tiền ngay .., hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng lợi..., hoặc chấp nhận trả tiền sau hoặc chiết khấu A standby is irrevocable, independent, documentary and binding undertaking when issued and need not ot state ...), (an issuer undertake to the beneficiary to honour a presentation that appears on its face to comply with the terms and conditions of the standby). Như vậy, thư tín dụng dự phòng là một văn bản trong đó ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình những chứng từ yêu cầu thanh toán và những chứng từ chứng minh việc không thực hiện những nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng đó trong điều kiện thư tín dụng còn thời hạn hiệu lực. Các trường hợp áp dụng thư tín dụng dự phòng:  ảo ảm ho hoản v y trong y ng.  ảo ảm ho vi th hi n h p ồng hàng h ho gi ng.  ảo ảm ho ngư i th m gi thầu.  ảo ảm n toàn ho hoản th nh toán ng trư .  ảo ảm ho hả năng th nh toán.  ảo ảm ho vi trả ti n thu trong h p ồng ho thu tài h nh.  à m t s trư ng h p há . 1.3. Đặc điểm: Qua định nghĩa và quy trình nghiệp vụ của giao dịch có thể rút ra đặc điểm của tín dụng thư dự phòng là các cam kết dự phòng, độc lập, không huỷ ngang, có tính chất chứng từ và ràng buộc khi đã được phát hành. Tính chất độc lập (independence) :Tính chất hết sức quan trọng này có nguyên do liên quan tới sự ra đời của tín dụng thư dự phòng. Tín dụng thư dự phòng chẳng qua cũng là một loại hình bảo lãnh theo yêu cầu hay còn gọi là bảo lãnh độc lập "kiểu Mĩ". Hơn nữa nó cũng có hình thức và quy trình sử dụng như tín dụng thư truyền thống nên tín dụng thư dự phòng không phụ thuộc vào sự tồn tại hay hiệu lực của bất kỳ giao dịch gốc underlying contract) hay hợp đồng uỷ nhiệm (application- mandate contract) hay tuỳ thuộc vào bất kì điều khoản hay điều kiện nào không có trong cam kết dự phòng hay bất cứ hành vi hoặc sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Các nghĩa vụ của người phát hành với người hưởng lợi không bị ảnh hưởng bởi các quyền và nghĩa vụ của người phát hành và người xin mở. Các nghĩa vụ đó chỉ tuỳ thuộc vào việc xuất trình chứng từ hoặc một hành vi hay sự kiện khác trong phạm vi hoạt động của người phát hành thư tín dụng. Điều 1.06c ISP 98 nêu rõ "vì tín dụng thư dự phòng là một cam kết độc lập nên khả năng thực thi nghĩa vụ của người phát hành không phụ thuộc vào:  Quyền hay khả năng của người phát hành trong việc đòi người xin mở hoàn trả tiền, hay  Quyền của người hưởng lợi được người xin phát hành thanh toán, hay  Năng lực thực hiện của người phát hành hoặc bất kỳ sự vi phạm thoả thuận hoàn trả tiền nào." Hơn nữa tại điều 3.10 ISP 98 còn quy định rõ: "người phát hành không có nghĩa vụ phải thông báo cho người xin mở về việc nhận được chứng từ theo yêu cầu của tín dụng thư dự phòng". Đây là quy định giúp đảm bảo nguyên tắc độc lập của cam kết, đảm bảo vai trò trung gian của ngân hàng trong quyền tự quyết thanh toán cho bộ chứng từ mà người hưởng lợi xuất trình mà không gặp cản trở từ phía người xin mở. Tính chất không huỷ ngang (irrevocable): Điều này được khẳng định rõ trong cả UCP 600, ISP98 và Công ước Liên Hợp Quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng ngay ở những qui định đầu tiên. Các văn bản này đều nêu rõ cụm từ "irrevocable undertaking". Sự khẳng định chắc chắn này loại bỏ hoàn toàn sự tu chỉnh hoặc hủy bỏ thư tín dụng của người phát hành một khi chưa có sự đồng ý của người hưởng, người uỷ nhiệm. Tất nhiên các bên có thể thoả thuận sử dụng loại tín dụng thư dự phòng có thể huỷ ngang nhưng điều đó đẩy người hưởng lợi vào thế bất lợi nên trong thực tế giao dịch hầu như không xuất hiện tín dụng thư dự phòng có thể huỷ ngang. Vì thế có thể coi tính chất không huỷ ngang là một đặc trưng cho bản chất của một tín dụng thư dự phòng. Tính chất chứng từ và ràng buộc khi đã phát hành (documentary and binding): Trong giao dịch tín dụng thư dự phòng việc thanh toán của người phát hành chỉ phụ thuộc vào sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ với yêu cầu của tín dụng thư. Cũng giống với các loại tín dụng thư thương mại khác ngân hàng phát hành chỉ thanh toán khi có sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Và bản thân tín dụng thư dự phòng cũng có thể chịu sự điều chỉnh của quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP cho nên nó vẫn là một hình thức thanh toán sử dụng chứng từ. Tính chất dự phòng (standby): Đây là nét đặc trưng cho giao dịch tín dụng thư dự phòng trong mối tương quan so sánh với các loại thư tín dụng thương mại khác. Như định nghĩa về tín dụng thư dự phòng đã nêu ở trên, việc thanh toán số tiền thư tín dụng chỉ được thực hiện khi có hành vi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng non-performance hay còn gọi là default) của người xin mở. Điều đó có nghĩa là nếu người xin mở đã hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng thì tín dụng thư dự phòng coi như hết hiệu lực và không có hoạt động thanh toán nào cả. Ở đây nghĩa vụ thanh toán theo thư tín dụng chỉ có tính chất thứ yếu secondary) chứ không phải là nghĩa vụ chính yếu mà ngân hàng phát hành chắc chắn phải làm giống như trong thanh toán bằng thư tín dụng truyền thống. Vậy nên tín dụng thư dự phòng chỉ phát hành trên cơ sở trù tính, dự phòng cho một khả năng sẽ có hành vi không thực hiện hợp đồng và tín dụng thư dự phòng là sự đảm bảo tài chính và bù đắp cho người hưởng lợi vì việc không thực hiện nghĩa vụ đó của người xin mở đúng như tên gọi của nó. 1.4. Vai trò của thư tín dụng dự phòng:  Vai trò đảm bảo và đôn đốc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bảo đảm là vai trò chính của các hình thức bảo lãnh nói chung. Một khi có được thông báo về việc phát hành bảo lãnh qua tín dụng thư dự phòng từ phía ngân hàng phát hành hay ngân hàng thông báo (được ngân hàng phát hành chỉ định), người hưởng lợi có thể yên tâm về việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở của phía đối tác- người được ngân hàng phát hành bảo lãnh. Mặt khác nếu có sự vi phạm từ hợp đồng cơ sở của bên xin mở cam kết dự phòng người này sẽ được đảm bảo thanh toán từ phía người phát hành. Trên thực tế, trong các giao dịch thương mại dịch vụ đa dạng phức tạp và trên phạm vi rộng và có nhiều bên tham gia như ngày nay các bên tham gia giao dịch đều phải chịu những rủi ro nhất định. Người bán luôn có thể không nhận được tiền thanh toán cho hàng hoá dịch vụ đã giao, người mua thì không nhận được hàng hoá đúng yêu cầu hay không nhận được hàng, các khoản đặt cọc trả trước không được hoàn lại trong hợp đồng thương mại và người cho vay có thể bị quỵt nợ trong hợp đồng vay nợ, người mua bảo hiểm không chịu đóng phí trong hợp đồng bảo hiểm, bên liên doanh bị đối tác phá vỡ hợp đồng... Tóm lại những thiệt hại tổn thất có thể xảy ra là không nhỏ khi có sự vi phạm, không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Chính vì thế nhu cầu có sự bảo đảm của một bên thứ ba có đủ uy tín và tiềm lực tài chính cho các nghĩa vụ gồm cả nghĩa vụ tài chính và phi tài chính trên của các bên trong giao dịch ngày càng cao để có thể hạn chế những rủi ro như vậy. Xét về nguyên tắc, trong mỗi giao dịch thương mại bên nào vi phạm bên ấy phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại phát sinh trực tiếp. Vì lợi ích kinh tế của chính mình các bên sẽ có trách nhiệm thực hiện tốt các nghĩa vụ đã cam kết để tránh phải bỏ ra những chi phí đó. Sử dụng bảo lãnh nói chung trong đó có cam kết dự phòng sẽ tối thiểu hoá rủi ro cho người hưởng lợi nhờ có sự bảo đảm một cách khá chắc chắn về việc hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng từ phía người xin mở. Theo thống kê của các ngân hàng Mĩ chỉ có 1% số giao dịch dự phòng được thanh toán có nghĩa là trong các trường hợp sử dụng tín dụng thư dự phòng hầu hết các bên đều hoàn thành nghĩa vụ của họ. Như thế sự bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện là gần như chắc chắn nếu có sử dụng một cam kết dự phòng và cam kết dự phòng chỉ còn mang tính chất "dự phòng" đúng như bản thân tên gọi "standby" của nó. Đối với người xin mở thư tín dụng dự phòng, cam kết dự phòng buộc họ phải lựa chọn hoặc thực hiện tốt nghĩa vụ hợp đồng hoặc bồi thường. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay cách lưạ chọn duy nhất của người xin mở là thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Việc cam kết phát hành tín dụng thư dự phòng cũng gây nên áp lực của việc trả tiền khi có sự vi phạm của người xin mở nên bản thân ngân hàng phát hành cũng sẽ tiến hành một số biện pháp để đôn đốc người xin mở thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì thế tín dụng thư dự phòng trở thành một công cụ đốc thúc thực hiện hợp đồng một cách thực sự hiệu quả và sự đốc thúc này khiến cho tính đảm bảo của tín dụng thư dự phòng đối với người hưởng lợi càng cao.  Vai trò tài trợ Khi ngân hàng chấp nhận mở tín dụng thư dự phòng cho người xin mở thì việc đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính tín dụng mà còn cung cấp một công cụ tài trợ về vốn và uy tín cho khách hàng của mình. Thật vậy, thông thường ngân hàng không đòi hỏi khách hàng phải kí quĩ 100% giá trị thư tín dụng mà dựa vào uy tín giao dịch của khách hàng, quan hệ sẵn có với ngân hàng hoặc dựa trên phân tích đánh giá về tính khả thi của hợp đồng cơ sở để quyết định chấp nhận phát hành thư tín dụng hay không. Đối với các khách hàng mà nói điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong những hợp đồng có giá trị lớn hoặc khi nguồn tiền của khách hàng chưa đủ. Ngoài ra có được tín dụng thư dự phòng khả năng cạnh tranh của người xin mở trên thị trường càng cao vì đó là sự đảm bảo tuyệt vời cho đối tác của họ trong hợp đồng. Khi nghiên cứu các loại tín dụng thư dự phòng cụ thể vai trò này càng được thể hiện rõ, đặc biệt đối với loại tín dụng thư dự phòng thuộc nhóm dự phòng tài chính như tín dụng thư dự phòng khoản tiền ứng trước advance payment standby), tín dụng thư dự phòng hợp đồng bảo hiểm hay dự phòng các loại thuế phí phải nộp insurance standby or the likes) hay loại tín dụng thư dự phòng thanh toán trực tiếp direct-pay standby). Nhờ tính chất này tín dụng thư dự phòng trở thành công cụ tài trợ rất hấp dẫn mà ngân hàng cấp cho khách hàng của mình. 1.5. Cơ sở giao dịch: Cũng như trong giao dịch thư tín dụng thương mại, tín dụng thư dự phòng được hình thành trên cơ sở giao dịch cơ sở và hợp đồng uỷ thác.  Giao dịch cơ sở (underlying contract) Đây có thể là thoả thuận v quy n l i và nghĩ vụ giữ ngư i mu và ngư i bán (hiểu theo nghĩa rộng) trong mọi lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đầu tư, xây dựng, liên doanh liên kết, bảo hiểm, chứng khoán... Nội dung của giao dịch cơ sở rất có tác động đến tín dụng thư dự phòng bởi vì mục đích của tín dụng thư dự phòng là nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó trong giao dịch gốc này bao gồm nghĩa vụ tài chính và phi tài chính) và tín dụng thư dự phòng được phát hành dựa trên cơ sở có sự tồn tại của giao dịch gốc. Gi o ị h ơ sở vì thế thể là h p ồng mu bán hàng hoá và ung ấp ị h vụ, h p ồng v y n vi n tr , h p ồng bảo hiểm, h p ồng thu mu , h p ồng thầu hoán, h p ồng li n o nh li n ết...và i hi hỉ là m t nghĩ vụ tài h nh như n p thuế ph ... Trong giao dịch cơ sở hai bên có thể thoả thuận một giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng bằng một tín dụng thư dự phòng quy định trong các điều khoản khác Other terms and conditions) hay trong điều khoản bảo lãnh Guarantee) thường nằm ở mặt sau của hợp đồng gốc. Do vậy, tín dụng thư dự phòng có tính chất thay thế cho một khoản tiền cụ thể được thanh toán cho người bị vi phạm trong hợp đồng cơ sở.  Hợp đồng uỷ thác (mandatory contract) Là h p ồng o ngư i y u ầu mở thư t n ụng và ng n hàng phát hành thoả thuận và ết và th hất là m t h p ồng ung ấp ị h vụ. Nó phản ánh mối quan hệ giữa người xin mở applicant, accountee hay drawee) với ngân hàng phát hành issuing bank). Tuỳ theo cơ chế hoạt động của từng ngân hàng, người xin mở - sau này sẽ là người được bảo lãnh lập ra một yêu cầu mở tín dụng thư dự phòng dựa vào những mẫu chuẩn của ngân hàng phát hành sẵn có hay bằng một hợp đồng thoả thuận hay bằng một công văn đề nghị ngân hàng phát hành trên cơ sở một tín dụng thư dự phòng đối ứng mở cho ngân hàng phát hành hưởng. Thông thường hợp đồng này phải có đầy đủ những nội dung chủ yếu của tín dụng thư dự phòng và cam kết bồi hoàn của người xin mở thư tín dụng cho ngân hàng phát hành khoản tiền mà ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người hưởng cộng với những chi phí phát sinh trong quá trình thanh toán đó. Và trong khi thoả thuận hợp đồng này hai bên phải quy định rõ ngân hàng phát hành chỉ thanh toán khi người xin mở không thể thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng gốc. 1.6. Phân loại: 1.6.1. Theo đối tượng đảm bảo: gồm 8 loại: Tình huống: Công ty San San ở Việt Nam kí một hợp đồng may mặc với một công ty xuất khẩu XYZ ở Singapore, công ty San San yêu cầu Ngân hàng Vietcombank VCB) mở một L/C thương mại. Và ngân hàng VCB đã đồng ý mở đồng thời nhờ ngân hàng HSBC ở Singapore thông báo cho công ty XYZ.  T n ụng phòng ảm bảo th hi n (perform n e st n by) Là loại tín dụng thư dự phòng được phát hành nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng chứ không phải nghĩa vụ trả tiền, bao gồm cho cả mục đích trang trải các khoản thiệt hại phát sinh do vi phạm của người xin mở tín dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng cơ sở. Loại tín dụng thư dự phòng này giúp cho người mua trong hợp đồng cơ sở giảm thiểu rủi ro người bán không giao hàng hay giao chậm hay giao hàng thiếu không đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Nó có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thương mại đầu tư xây dựng... Trư ng h p 1: Để giảm rủi ro cho công ty San San trong trường hợp công ty XYZ không giao hàng hoặc giao hàng chậm hơn so với thời hạn quy định trong hợp đồng, thì công ty San San sẽ yêu cầu công ty XYZ mở một L/C dự phòng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình.  Thư t n ụng phòng ho hoản ng trư ( v n e p y-ment standby): Là loại thư tín dụng nhằm đảm bảo cho trách nhiệm đối với khoản tiền ứng trước mà người hưởng lợi đã cấp cho người xin mở L/C dự phòng. Trong thực tiễn thương mại ngày nay, việc các bên cấp tín dụng thương mại cho nhau đã trở nên rất phổ biến. Đó cũng được coi là một cách thức để dành được ưu đãi trong hợp đồng cho doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp cùng ngành như ưu đãi về giá…). Do vậy, các khoản tiền ứng trước đã và đang tiếp tục được các nhà kinh doanh cung cấp cho đối tác làm ăn của mình. Nó cũng thể hiện sự cùng tham gia của cả hai bên vào hợp đồng chung. Thực tiễn này, đòi hỏi một hình thức đảm bảo cho các khoản ứng trước đó để tránh cho người cấp tín dụng gặp những rủi ro sau này. Trư ng h p 2: Theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại Công ty San San đã ứng trước một khoản cho công ty XYZ để mua vải, nhằm tránh những rủi ro khi công ty XYZ nhận được tiền nhưng không giao hàng, khi đó công ty San San yêu cầu công ty XYZ lập một L/C dự phòng cho khoản tiền ứng trước của mình.  Thư t n ụng phòng ảm bảo ấu thầu h y thầu ( i bon / Ten er bon st n by): Là loại thư tín dụng đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng khi anh ta trúng thầu. Trong thư tín dụng dự phòng đảm bảo dự thầu này, Ngân hàng phát hành cam kết sẽ bồi thường cho người thụ hưởng tín dụng thư nếu người yêu cầu mở đã trúng thầu nhưng lại rút lui không thực hiện hợp đồng. Khoản thanh toán thư tín dụng dự phòng này, sẽ giúp người thụ hưởng trang trải thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức một cuộc đấu thầu khác. Tín dụng dự phòng dự thầu mang lại lợi ích cho cả hai phía của hợp đồng cơ sở. Đối với người tham gia dự thầu, thư tín dụng dự phòng này là một sự đảm bảo về khả năng thực hiện hợp đồng của anh ta, thể hiện rằng đơn dự thầu là một chào hàng chắc chắn. Do vậy, sẽ làm tăng khả năng trúng thầu của mình, đối với người thụ hưởng tín dụng thư, nhờ việc ràng buộc trách nhiệm của người bán khi trúng thầu, hình thức thư tín dụng dự phòng này giúp họ loại bỏ những người không có khả năng thực hiện hợp đồng. Số tiền và thời hạn của thư tín dụng dự phòng thường do người mua quy định. Thường thì thời hạn của thư tín dụng dự phòng đảm bảo dự thầu kết thúc khi người dự thầu trúng thầu, kí kết được hợp đồng thương mại. Trường hợp người dự thầu không trúng thầu thì thư tín dụng dự phòng cũng tự động hết hiệu lực. Tình huống: Công ty Tuấn Hồ tổ chức đấu thầu cho dự án A và anh Dũng, chị Dương là các bên dự thầu. Hỏi ai sẽ là người xin mở L/C dự phòng và người thụ hưởng ở đây là ai?  Vì L/C dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu là một sự bảo đảm về khả năng thực hiện hợp đồng của người dự thầu, thể hiện rằng đơn dự thầu là một chào hàng chắc chắn, do vậy sẽ làm tăng khả năng trúng thầu của mình. Nên người xin mở L/C dự phòng ở đây là người dự thầu, có thể là anh Dũng, chị Dương và người thụ hưởng sẽ là công ti Tuấn Hồ.  T n ụng phòng i ng (Counter st n by) Loại tín dụng thư này được phát hành nhằm bảo lãnh việc phát hành một thư tín dụng riêng biệt hay một cam kết khác của chính người hưởng lợi quy định trong thư tín dụng dự phòng đối ứng. Trư ng h p 3: Đầu năm 2013, Công ty Sansan, Việt Nam có nhập khẩu 20.000 máy tính bảng của công ty XYZ, Singapore. Để đảm bảo cho việc thanh toán khi đến hạn cho công ty XYZ, công ty San San chỉ thị ngân hàng VCB Việt Nam gửi yêu cầu ngân hàng HSBC Singapore phát hành một L/C dự phòng cho công ty XYZ hưởng lợi, trong trường hợp này ngân hàng trực tiếp phát hành LC dự phòng, tức là ngân hàng HSBC Singapore được gọi là ngân hàng phát hành, còn ngân hàng của người ủy nhiệm hay người xin phát hành) tức là ngân hàng VCB Việt Nam được gọi là ngân hàng chỉ thị đồng thời ngân hàng VCB Việt Nam phát hành một L/C dự phòng đối ứng cho ngân hàng HSBC Singapore hưởng. Khi nhận được lệnh đòi tiền, ngân hàng HSBC Singapore thanh toán cho người hưởng lợi là công ty XYZ và thu lại số tiền từ ngân hàng VCB Việt Nam theo đúng cam kết trong L/C dự phòng đối ứng. Như vậy người trả tiền vẫn là người ra chỉ thị đầu tiên, tức là công ty Sansan, 2 ngân hàng VCB Việt Nam và ngân hàng HSBC Singapore hành động với tư cách là người cung cấp dịch vụ và tài trợ cho khách hàng. VCB Việt Nam Công ty XYZ Công ty San San HSBC Singapore  T n ụng phòng tài chính (Financial standby): Là loại thư tín dụng dự phòng bảo lãnh trách nhiệm trả tiền, bao gồm bất kì chứng từ nào chứng minh một trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay. Loại hình thư tín dụng dự phòng này có phạm vi bảo lãnh rất rộng và rất hay được sử dụng. Do đặc điểm bảo lãnh một hợp đồng vay nợ hay đảm bảo thanh toán, loại thư tín dụng dự phòng này rất phù hợp với chức năng và dịch vụ của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trên thực tế, khi mới ra đời ở Mỹ, tín dụng thư dự phòng chủ yếu được dùng để hỗ trợ các trách nhiệm tài chính hay đảm bảo các khoản vay trong khi giao dịch thư bảo lãnh, ở châu Âu lại chủ yếu đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Giá trị hợp đồng cơ sở, giá trị thư tín dụng dự phòng tài chính thường là 100% giá trị khoản tiền gốc của hợp đồng cơ sở. Do vậy, thư tín dụng dự phòng tài chính là sự đảm bảo gần như tuyệt đối với Người hưởng lợi, thư tín dụng đã và đang phát triển cùng với sự phát triển của thị trường vốn sôi động ngày nay.  Thư t n ụng phòng trả ti n tr tiếp (Dire t – pay standby): Là loại thư tín dụng dự phòng đảm bảo thanh toán khi nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng cơ sở đến hạn. Nó có đặc trưng tương tự như thư tín dụng dự phòng tài chính, nhưng lại không quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm hay không. Đây là loại hình thư tín dụng dự phòng chưa có hình thức bảo lãnh Ngân hàng tương ứng. Theo quy định của loại thư tín dụng dự phòng này, người hưởng lợi được quyền đòi tiền Ngân hàng phát hành khi đến hạn thanh toán của hợp đồng cơ sở, mà không phải gửi đòi tiền đến đối tác trực tiếp của mình trong hợp đồng cơ sở này, nghĩa là không cần biết có xảy ra vi phạm hay không từ phía người xin mở thư tín dụng dự phòng. Do vậy, tín dụng thư dự phòng này gần như không còn tính chất dự phòng nữa mà chắc chắn sẽ được thực hiện.  T n ụng phòng bảo hiểm (insur n e st n by): Là loại thư tín dụng dự phòng bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm của người xin phát hành tín dụng thư. Đây là cam kết của Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán khoản tiền phí bảo hiểm nếu như người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng không nộp phí bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm đúng hạn. Nhờ vào loại hình thư tín dụng dự phòng này, người yêu cầu mở tín dụng có thể tạm thời chưa phải trả phí bảo hiểm, nên có thể sử dụng nguồn vốn này vào kinh doanh. Điều đó sẽ có ý nghĩa lớn nếu khoản phí bảo hiểm lớn Trong các hợp đồng thương mại quốc tế, phí bảo hiểm chiếm tới 10% giá trị hàng hóa). Trư ng h p 4: Trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên, công ty San San đã cam kết thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm cho lô hàng. Công ty San San đã yêu cầu Ngân hàng VCB mở L/C dự phòng hợp đồng bảo hiểm và đã được ngân hàng VCB chấp nhận và mở L/C dự phòng. Đến hạn, Công ty XYZ đã thực hiện việc giao hàng, nhưng công ty San San vẫn chưa thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm. Công ty XYZ đã xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ và tuyên bố vi phạm của công ty San San, đồng thời yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C dự phòng. Và ngân hàng VCB đã thanh toán.  Trong trường hợp này, công ty San San đã vi phạm hợp đồng không thanh toán phí bảo hiểm đúng hạn. Tuy nhiên công ty XYZ vẫn thu lại được tiền bảo hiểm thông qua hiệu lực của L/C dự phòng.  T n ụng phòng thương mại (Commer i l St n by): Là loại thư tín dụng dự phòng được phát hành nhằm bảo lãnh cho trách nhiệm của người xin mở tín dụng phải thanh toán cho hàng hóa, hay dịch vụ trong trường hợp không thanh toán bằng các phương thức thanh toán khác. Do tính chất dự phòng, trong loại hình giao dịch này, người bán vẫn đòi tiền trực tiếp người mua, và chỉ khi người mua không thanh toán thì người bán mới xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán đến Ngân hàng. Do đó, hình thức thanh toán này, vẫn thể hiện mức độ tin tưởng nhất định giữa các đối tác của hợp đồng mua bán và vì vậy, ở một mức độ nào đó có thể hay hơn hình thức thanh toán bằng tín dụng thư truyền thống. 1.6.2. Theo tính chất sự kiện làm phát sinh thanh toán:  T n ụng phòng nghĩ vụ tài h nh Bao gồm những cam kết không huỷ ngang do ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo các nghĩa vụ tài chính financial obligations) mà người xin mở phải thực hiện theo thoả thuận tại hợp đồng cơ sở. Yếu tố để xác định tín dụng thư dự phòng có thuộc nhóm này hay không là tính chất của nghĩa vụ cam kết theo hợp đồng cơ sở làm phát sinh thanh toán theo thư tín dụng. Điều đó có nghĩa là khi có sự kiện người xin mở không thực hiện những nghĩa vụ tài chính như không trả tiền hàng hoá dịch vụ, không nộp thuế phí hay không trả bồi thường... thì người hưởng lợi được ngân hàng phát hành thanh toán. Như vậy những tín dụng thư dự phòng bảo đảm tiền vay, tín dụng thư dự phòng hợp đồng bảo hiểm, tín dụng thư dự phòng thuế phí phải nộp, tín dụng thư dự phòng thanh toán trả trước và tín dụng thư dự phòng thanh toán trực tiếp đều nằm trong nhóm này.  Thư t n ụng phòng ảm bảo th hi n Bao gồm những tín dụng thư dự phòng được ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ phi tài chính non-financial obligations) trong hợp đồng cơ sở của người xin mở. Trong giao dịch thuộc nhóm này những sự kiện phát sinh như người xin mở không giao hàng hoá hay cung cấp dịch vụ ... miễn là loại nghĩa vụ gọi là "non-financial obligations" sẽ dẫn tới yêu cầu đòi thanh toán của người hưởng lợi. Vì thế nghĩa vụ thanh toán theo tín dụng thư dự phòng đảm bảo thực hiện chỉ có tính chất thứ cấp secondary obligations). Thông thường giá trị thư tín dụng chỉ là một tỷ lệ của giá trị hợp đồng cơ sở thường là 10-50% giá trị hợp đồng) nên rủi ro phải thanh toán của ngân hàng đối với nguồn vốn của mình là thấp hơn so với nhóm trước. Tình hu ng: Một hợp đồng xuất khẩu được kí kết giữa công ty may mặc Bi-Bò với công ty Vân Dương tại Mỹ. Công ty Bi-Bò đã cam kết giao hàng đúng hạn. Công ty Bi-Bò đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank (VCB) phát hành một L/C dự phòng để đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Ngân hàng VCB đã đồng ý và mở L/C dự phòng. Nếu như người yêu cầu mở tín dụng là công ty Bi-Bò vi phạm hợp đồng không giao hàng thì người hưởng lợi tức là công ty Vân Dương chuẩn bị các chứng từ qui định trong L/C và gửi chúng tới Ngân hàng phát hành VCB để yêu cầu thanh toán. Lúc này, Ngân hàng phát hành VCB chỉ trả tiền khi người hưởng lợi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp hối phiếu đòi tiền và tuyên bố vi phạm). 2. Qui trình giao dịch L/C dự phòng: 2.1. Các bên tham gia: Người xin mở (opener, accountee, applicant hay drawee) Là người có nhu cầu được bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó phải thực hiện trong giao dịch của người xin mở với người hưởng. Đó có thể là nghĩa vụ giao hàng hay trả tiền hàng trong hợp đồng thương mại, nghĩa vụ thực hiện công trình khi trúng thầu xây dựng, nghĩa vụ trả nợ tiền vay hay tiền thuê mua máy móc thiết bị, nghĩa vụ nộp thuế phí...Để đối tác của mình tin tưởng khả năng thực hiện hợp đồng người xin mở yêu cầu một tổ chức tài chính có uy tín bảo đảm cho việc thực hiện những nghĩa vụ đó cho đối tác hưởng lợi. Đối với một số trường hợp như trong tín dụng thư dự phòng đối ứng người xin mở còn có thể là ngân hàng hay người hưởng lợi của một tín dụng thư dự phòng gốc. Theo quy định của ISP 98 người xin mở thư tín dụng dự phòng có thể là:  Một người đứng tên mình yêu cầu mở tín dụng thư dự phòng để bảo lãnh cho một nghĩa vụ của chính mình và tự chịu chi phí liên quan đến việc phát hành thư tín dụng.  Một người phát hành tự hành động với chi phí của chính mình.  Một ngân hàng được ngân hàng khác phát hành thư tín dụng hay xác nhận tín dụng thư dự phòng của mình tự mở. Như vậy người xin mở thư tín dụng là một khái niệm rất rộng dưới quy định của ISP 98 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhu cầu bảo lãnh trong thị trường tài chính hiện đại. Người phát hành (issuer) Là người đưa ra cam kết thanh toán cho người hưởng nếu người hưởng xuất trình chứng từ đúng yêu cầu của thư tín dụng. Nếu thư tín dụng quy định trả tiền ngay thì ngân hàng trả tiền ngay. Nếu thư tín dụng quy định trả tiền sau ngân hàng phải trả vào các ngày đáo hạn được xác định theo quy định của thư tín dụng. Nếu thư tín dụng quy định chấp nhận: - Bởi ngân hàng phát hành thì ngân hàng phát hành chấp nhận các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát cho ngân hàng phát hành và phải trả vào ngày đáo hạn. - Bởi ngân hàng trả tiền khác thì ngân hàng phát hành chấp nhận trả tiền khi đến hạn phải trả các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát cho ngân hàng phát hành trong trường hợp ngân hàng trả tiền quy định trong thư tín dụng không chấp nhận các hối phiếu đã ký phát cho họ, hoặc thanh toán các hối phiếu đã được chấp nhận nhưng không được trả tiền bởi ngân hàng trả tiền khi đáo hạn. Nếu thư tín dụng quy định chất khấu thì thanh toán miễn truy đòi người ký phát và hoặc) người cầm trung thực các hối phiêú do người hưởng lợi ký phát và (hoặc) các chứng từ xuất trình theo thư tín dụng ...". Khác UCP chỉ có các ngân hàng thương mại giữ vai trò là người phát hành thư tín dụng. Tuy nhiên với sự ra đời của các nguồn pháp lý quốc tế điều chỉnh tín dụng thư dự phòng như ISP 98 và công ước UNCITRAL thì phạm vi phát hành tín dụng thư dự phòng đã mở r ng từ ri ng á ng n hàng thương mại s ng bất ỳ tổ h tài h nh t n ụng nào ủ uy t n và ti m l . Như vậy các công ty tài chính bảo hiểm quỹ tương hỗ tài chính... cũng đều có thể vào cuộc trên thị trường bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng. Nhưng cần lưu ý rằng việc mở rộng phạm vi phát hành thư tín dụng dự phòng không đồng nghĩa với với việc thay đổi quyền và nghĩa vụ truyền thống của người phát hành thư tín dụng. Điều 1.08 ISP 98 quy định "Người phát hành không có trách nhiệm với:  Việc thực hiện hay vi phạm bất cứ gi o ị h ơ sở nào.  Sự chính xác hay tính chân thực hay hiệu lực của bất kỳ chứng từ nào xuất trình theo tín dụng thư dự phòng.  Hành động hay bỏ qua hành động của người khác thậm chí người đó được người phát hành hay người chỉ định lựa chọn hay không.  Việc tuân thủ theo luật pháp hay tập quán khác được chọn trong tín dụng thư dự phòng hay được áp dụng ở nơi phát hành tín dụng thư dự phòng. Có thể nhận ra ở đây giới hạn trách nhiệm của người phát hành chỉ là trung gian độc lập trong giao dịch thư tín dụng dự phòng. Người hưởng lợi (beneficiary, drawer)"... là m t ngư i h nh ư quy n òi th nh toán theo t n ụng thư phòng... ", ( Đi u 1.9 ISP 98) Như vậy người hưởng lợi cũng là một bên trong giao dịch tín dụng thư dự phòng, là người được tín dụng thư dự phòng quy định là sẽ nhận được thanh toán từ phía người phát hành khi xuất trình chứng từ đúng yêu cầu của thư tín dụng dự phòng trong trường hợp người xin mở vi phạm hợp đồng cơ sở. Thường thì người hưởng là người mua, người cho vay, nhà đầu tư.... trong các hợp đồng thương mại, tín dụng, xây dựng. Tuy nhiên do tính chất ngày càng phức tạp của giao dịch với sự tham gia của ngày càng nhiều bên nên ISP 98 đã phản ánh xu thế này bằng việc quy định người hưởng còn có thể là ngư i ư ngư i hưởng b n ầu huyển như ng m t á h h p pháp. Điều 1.9a nêu rõ "...ngư i hưởng l i b o gồm ả ngư i mà ngư i hưởng l i h nh huyển như ng th s quy n òi th nh toán ho ngư i ..." Do tính chất tín dụng thư dự phòng là một giao dịch chứng từ nên việc xác định người hưởng lợi rất quan trọng. Tên và địa chỉ người hưởng trong các chứng từ cần nghiêm ngặt chính xác như trong tín dụng thư dự phòng để đảm bảo quyền lợi cho người hưởng. Người thông báo (adviser) Theo điều 2.05 ISP 98 người thông báo là ngư i o ng n hàng phát hành hỉ ịnh ể th ng báo vi ng n hàng phát hành ho vi ng n hàng sử ổi t n ụng thư phòng ho ngư i hưởng h y ng n hàng ủ ngư i hưởng. Như vậy ngân hàng thông báo chỉ giữ vai trò làm trung gian, là cầu nối liên lạc giữa người phát hành thư tín dụng và người hưởng lợi. Nói chung trong giao dịch nội địa ngân hàng phát hành có thể thông báo thư tín dụng tới ngay người hưởng mở mà không cần sử dụng tới một ngân hàng thông báo nhưng trong giao dịch quốc tế ngân hàng phát hành thường chỉ định một ngân hàng đại lý ở nước người hưởng để thông báo việc phát hành và sửa đổi nếu có) cho người hưởng. Điểm cần lưu ý là nghĩa vụ của người thông báo được làm rõ trong thư tín dụng và không bị ràng buộc vào nghĩa vụ thanh toán tín dụng thư dự phòng. Người xác nhận (confirmer): Là người dựa vào chỉ thị của người phát hành thực hiện xác nhận thư tín dụng có nghĩa người hưởng th m m t m ết th nh toán t n ụng thư phòng b n ạnh m ết từ ph ngư i phát hành. ISP 98 quy định "người phát hành bao gồm một người xác nhận" Điều 1.11). Như vậy cam kết xác nhận thư tín dụng của người này được coi như một phát hành tín dụng thư dự phòng độc lập cộng thêm vào việc phát hành tín dụng thư dự phòng của người phát hành. Cần lưu ý là người phát hành chỉ yêu cầu một người khác xác nhận khi có yêu cầu của người xin mở trong khi đăng ký mở L/C và chi phí xác nhận sẽ do người xin mở chịu. Tình hu ng: Công ty TNHH Ánh Dương có kí 1 hợp đồng nhập khẩu với công ty Royal tại Newyork. Công ty Ánh Dương yêu cầu ngân hàng Liên Việt phát hành 1 tín dụng thư không hủy ngang cho công ty Royal. Liênvietbank thông qua ngân hàng đại lí của mình tại Newyork, thông báo cho công ty Royal về tín dụng thư dự phòng.  Trong trường hợp này, người hưởng lợi là: Cty Royal, người yêu cầu mở thư tín dụng là: công ty TNHH Ánh Dương, ngân hàng phát hành là ngân hàng Liên Việt. 2.2. Các bước tiến hành giao dịch: Quy trình mở L/C dự phòng Quy trình thanh toán L/C dự phòng Bước 1: Người xin mở và người hưởng thiết lập giao dịch cơ sở. Bước 2: Người xin mở lập chỉ thị phát hành tín dụng thư dự phòng bằng cách điền vào mẫu đơn và gửi cho người phát hành. Mỗi ngân hàng đều có một mẫu đơn đề nghị phát hành thư bảo lãnh riêng. Ví dụ: “Hồ sơ đề nghị mở L/C dự phòng gởi Vietcombank” 01 bản chính giấy đề nghị mở L/C theo mẫu Vietcombank) (L/C dự phòng). Cộng hòa xã hội hủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ BẢO LÃNH Kính gởi: NGÂN HÀNG VIETCOMBANK, CHI NHÁNH TP.HCM V/V: Phát hành Standby Letter of Credit Chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC Địa chỉ: 15 DEF, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh Điện thoại:………………. Fax:…………………… Được thành lập theo giấy phép số……..ngày……..của Sở kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh Ngành nghề kinh doanh: sản xuất mua bán phần mềm tin học; lắp ráp; bảo rì máy vi tính, máy văn phòng… Họ và tên Tổng giám đốc Giám đốc): Ông Nguyễn Văn A Số tài khoản tiền đồng:………………………………….mở tại ngân hàng A Số tài khoản ngoại tê:…………………………………….mở tại ngân hàng A Với mọi trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi kính đề nghị Ngân hàng phát hành Standby Letter of Credit vô điều kiện và không hủy ngang với các chi tiết sau: Loại bảo lãnh: Thư tín dụng dự phòng Mục đích bảo lãnh: đảm bảo thanh toán cho Hợp đồng phân phối được kí kết giữa IBM và Công ty cổ phần ABC ngày 01.01.2001. Bên nhận bảo lãnh người thụ hưởng): IBM Địa chỉ: DFF Road,11900 Singapore Số tiền bão lãnh: USD 1,000,000.00 Thời hạn bảo lãnh : từ ngày phát hành đến 31.12.2001 Ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh: Tiếng Anh Hình thức phát hành: Letter Swift  Phát hành trực tiếp qua: -Ngân hàng thong báo/xác nhận: Ngân hàng B Swift code: XXXXXSGSG) -Khác:……………………………………………………………………..  Phát hành gián tiếp:…………………………………………………….. Luật dẫn chiếu: Bảo lãnh do Quý ngân hàng phát hành tuân thủ theo UCP theo phiên bản mới nhất. Hình thức đảm bảo cho bảo lãnh: miễn kí quỹ Chỉ thị cho Ngân hàng phát hành: - Tự động trích tiền gởi của chúng tôi tại Quý ngân hàng hay và/hoặc chúng tôi nhận nợ vay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Quý ngân hàng nhận được yêu cầu thanh toán của Người thụ hưởng phù hợp với nội dung của Standby L/C này chúng tôi không có bất cứ phản đối hay khiếu nại nào. - Tự động trích tài khoản tiền gởi của chúng tôi số……….tại Quý Ngân hàng để thanh toán phí bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng và chi phí phát sinh lien quan đến bảo lãnh theo đơn này. - Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được Ngân hàng bảo lãnh theo đơn này. - Chúng tôi : i) cam kết chấp hành đầy đủ những quy định về Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nướcvà hướng dẫn của ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ,UCP 600; ii) cam kết chấp thuận mọi điều kiện của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đối với giao dịch chúng tôi xin bão lãnh được trình bày trong đơn này; iii) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gởi cho Ngân hàng thương mại cổ phần A Các tài liệu đính kèm gồm: +Mẫu Standby Letter of Credit +Hợp đồng phân phối được kí kết giữa IBM và công ty cổ phần ABC ngày 01.01.2001 Standby Letter of Credit được phát hành theo mẫu đính kèm theo đây và chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung Thư nếu có tranh chấp xảy ra. Ngày……tháng ….năm….. Công ty cổ phần ABC Kế toán trưởng Giám đốc Đơn xin mở thư tín dụng phải được viết tối thiểu 2 bản. Sau khi Ngân hàng đóng dấu gửi trả cho đơn vị một bản. Ngoài ra người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng phải có kí quỹ tại ngân hàng phát hành. Bước 3: Người phát hành nếu đồng ý phát hành sẽ gửi thông báo tới người hưởng có thể qua người thông báo nếu người xin mở yêu cầu). Việc mở thư tín dụng có thể thực hiện bằng đường hàng không, bưu chính hoặc bằng điện tín, hay bằng hệ thống Swift. Mẫu đơn LC dự phòng có thể được mở theo kiểu: telex, bằng thư hoặc bằng hệ thống điện SWIFT. Trong hệ thống SWIFT có thể sử dụng MT700 hay MT760 để mở thư. Khi người xin mở thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng cơ sở thì L/C dự phòng tự đông hết hiệu lực. Khi người xin mở không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cơ sở và vi phạm những điều khoản được quy định trong L/C dự phòng, thì khi đó. Bước 4: Người hưởng lợi lập tuyên bố vi phạm và xuất trình nó cùng mệnh lệnh đòi tiền và những chứng từ khác theo yêu cầu của thư tín dụng tới ngân hàng được chỉ định thanh toán hay chiết khấu. Bước 5: Người được chỉ định nhận chứng từ nếu đồng thời là người thanh toán sẽ kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành thanh toán cho người hưởng nếu chứng từ phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng. Bước 6: Người được chỉ định gửi chứng từ tới người phát hành yêu cầu thanh toán hay hoàn trả số tiền mà người được chỉ định đã thanh toán cho người hưởng. Bước 7: Người phát hành kiểm tra chứng từ và hoàn trả cho người chỉ định nếu chứng từ phù hợp. Bước 8: Người phát hành ghi nợ tài khoản của người xin mở hay gửi thông báo đòi tiền tới người xin mở. 3. Phân biệt thư tín dụng dự phòng với thư tín dụng thương mại và bảo lãnh có điều kiện: 3.1. Phân biệt thư tín dụng dự phòng và thư tín dụng thương mại: 3.1.1. Sự giống nhau: + mụ h sử ụng: có thể thấy chúng đều là phương tiện tài trợ và cung cấp dịch vụ của các tổ chức tài chính tín dụng dành cho khách hàng. Khi ngân hàng chấp nhận phát hành thư tín dụng cho người xin mở L/C, thông thường dựa vào uy tín của ngân hàng đó người hưởng lợi được đảm bảo về khả năng thanh toán nếu có sự vi phạm hợp đồng) +V t nh hất gi o ị h: - Tính độc lập: Nguyên tắc của việc thực hiện giao dịch thư tín dụng thương mại và dự phòng là nghĩa vụ trả tiền của ngân hàng phát hành chỉ căn cứ vào sự phù hợp của bộ chứng từ mà người hưởng lợi xuất trình chứ không phụ thuộc vào bất kì mối quan hệ nào giữa người hưởng và người xin mở hay mối quan hệ giữa người xin mở và ngân hàng phát hành. - Tính không hủy ngang: Sự khẳng định chắc chắn này loại bỏ hoàn toàn sự tu chỉnh hoặc hủy bỏ thư tín dụng của người phát hành một khi chưa có sự đồng ý của người hưởng, người uỷ nhiệm. Tất nhiên các bên có thể thoả thuận sử dụng loại tín dụng thư dự phòng có thể huỷ ngang nhưng điều đó đẩy người hưởng vào thế bất lợi nên trong thực tế giao dịch hầu như không xuất hiện tín dụng thư dự phòng có thể huỷ ngang. - Tính chất chứng từ: các nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ tất cả các bên hữu quan chỉ giao dịch dựa trên chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá dịch vụ và / hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ có thể liên quan đến. 3.1.2 Sự khác biệt: + mụ h sử ụng: Trong khi thư tín dụng thương mại commercial) sử dụng trong các hợp đồng thương mại với vai trò như một phương tiện thanh toán thông dụng thì tín dụng thư dự phòng standby) thường được sử dụng làm công cụ bảo lãnh. Tín dụng thương mại thông thường là một cam kết thanh toán của người phát hành cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ phù hợp, tức là người thụ hưởng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Ngược lại, tín dụng dự phòng là một cam kết của người phát hành bồi hoàn cho người thụ hưởng trong trường hợp người yêu cầu mở tín dụng không thực hiện đúng cam kết của mình. Điều quan trọng là tín dụng thương mại xem xét thanh toán dựa trên việc người thụ hưởng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ qui định trong khi đó tín dụng dự phòng xem xét thanh toán dựa trên việc người được bão lãnh không thực hiện các nghĩa vụ được qui định. + t nh hất: Giao dịch tín dụng thư dự phòng có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với giao dịch thư tín dụng thông thường. Do tính chất linh hoạt đa dạng cao hơn nó không đơn thuần chỉ sử dụng trong các hợp đồng thương mại hàng hoá như tín dụng thư truyền thống mà còn là công cụ đảm bảo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tài chính tín dụng, xây dựng, thuế vụ, hải quan...Mặt khác không chỉ được sử dụng trên phạm vi quốc tế, việc kết hợp cùng những phương thức thanh toán bằng séc, phiếu uỷ nhiệm hay nhờ thu đã khiến cho tín dụng thư dự phòng trở thành công cụ thanh toán được thị trường nội địa Mĩ hết sức ưa chuộng. Trong khi đó việc sử dụng thư tín dụng thông thường trong các giao dịch nội địa là điều không phải sự lựa chọn tối ưu vì tính phức tạp của nghiệp vụ và sự tốn kém về chi phí và thời gian.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan