Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài t...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình ngữ văn 9 tại trường thcs ban công, bá thước

.PDF
22
210
101

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT PHẦN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 TẠI TRƯỜNG THCS BAN CÔNG – BÁ THƯỚC Người thực hiện : Đinh Thị Nga Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Ban Công SKKN thuộc môn : Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC Tiêu đề Trang 1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2 1.4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:..............................................................................2 2. NỘI DUNG ......................................................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN................................................3 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................................................................................................4 2.3.1. Các giải pháp đã sử dụng ..........................................................................5 2.3.1.1. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định mục đích và yêu cầu của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ...........................................5 2.3.1.2. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định cấu trúc của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ................................................................5 2.3.1.3. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.....................................................................................6 2.3.1.4. Giáo viên tổ chức cho học sinh viết phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ....................................................................................................6 2.3.1.5. Giáo viên kiểm tra..................................................................................6 2.3.2. Các kinh nghiêm bản thân được áp dụng để hướng dẫn học sinh.............6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến .......đồng nghiệp và nhà trường.............................13 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...........................................................................15 3.1. Kết luận......................................................................................................15 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................16 Tài liệu tham khảo ............................................................................................17 Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên. 18 Phụ lục 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bộ môn ngữ văn được cấu tạo theo tính chất tích hợp giữa ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đây là một sự đổi mới rất tích cực bởi cách tiếp cận kiến thức tuân theo trục đồng tâm sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc chắn hơn. Trong đó, sự “khô”, “khó” của phân môn Tập làm văn khiến học sinh phần nào ngại học. Bởi vì tập làm văn không có nét tươi mát, hấp dẫn như trong các tác phẩm văn học, nó cũng không có sự thú vị, bất ngờ như những bài học ở môn Tiếng Việt. Tập làm văn là một môn rèn luyện về kĩ năng hành văn, khả năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc; cách bày tỏ thái độ, suy nghĩ của các em về các sự vật, sự việc trong các tác phẩm văn thơ hoặc trong đời sống. Ở chương trình Ngữ văn 9 có hai dạng đề nghị luận đó là: Nghị luận xã hội: Trong đó có nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Dạng còn lại là nghị luận Văn học: Trong đó có kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nghị luận là một dạng bài tương đối khó nhưng cũng rất gần gũi, thân thuộc với học sinh. Chính vì vậy phần mở bài giữ một vai trò rất quan trọng, đó là giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Nếu có thể so sánh thì nó giống như cánh cửa của một ngôi nhà. Một cánh cửa đẹp đẽ, thoáng mát, rộng mở như chào đón khách hẳn tấm lòng của chủ nhân ngôi nhà cũng rộng mở và đẹp đẽ như vậy. Phần mở bài có nhiệm vụ chào đón và bước đầu giới thiệu với người đọc nội dung vấn đề nghị luận là như thế. Mở bài hay, hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể khơi gợi, gây ấn tượng khiến người đọc chú ý đến nội dung bài văn, và đôi khi chỉ cần đọc phần mở bài người đọc có thể nhận thấy người viết có năng lực sáng tạo, ngôn ngữ phong phú, tư duy sắc sảo, kiến thức sâu rộng... Như vậy, bài văn hay thì mở bài cũng phải cân xứng với nội dung của nó ở phần thân bài. Do vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài là một việc làm cần thiết, giúp các em có kĩ năng viết bài ở khâu đầu tiên của bài tập làm văn. Một bài văn nghị luận có tính cân đối, hài hòa, sáng tạo, đặc sắc thì phần mở bài cũng đóng góp một phần quan trọng. Lâu nay, vấn đề này vẫn bị xem nhẹ, bởi vì nó chỉ là một phần nhỏ của bài văn, người ta thường quan tâm là phần thân bài có đủ ý, đủ lời, diễn đạt thế nào, nội dung có phong phú không... nhưng thực tế cho thấy nếu chưa viết phần mở bài thì học sinh không thể làm được phần thân bài, và đôi khi bài làm của các em thiếu hẳn phần mở bài hay mở bài chưa đủ ý, nghĩa là chưa giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Vậy có nên thực hiện việc hướng dẫn các em viết phần mở bài trong một bài văn nghị luận? Trong quá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường Trung học cơ sở, đặc biệt là các lớp tôi phụ trách; tôi đã “Hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày cách mình đã làm để có thể 1 hướng dẫn học sinh viết phần mở bài tốt hơn trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Với đối tượng học sinh mà mình đang đảm nhận đa số các em chưa thực sự biết cách đi vào phần mở bài hoặc có mở bài nhưng chưa thực sự lôi cuốn người đọc, dẫn dắt và khới dậy ở người đọc sự tò mò, hiếu kỳ để có thể đọc tiếp và đọc hết bài văn. Chính vì thế với mục đích giúp các em viết được phần mở bài hay, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và có thể áp dụng trong thực tế giảng dạy ở trường THCS Ban Công. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này áp dụng với đối tượng học sinh lớp 9 trường THCS Ban Công, Bá Thước, Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sử dụng các minh chứng cụ thể, sinh động và thực tế. - Kiểm tra cách viết của học sinh và uốn nắn, sửa chữa kịp thời. - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 2 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ không chỉ là việc lựa chọn hình ảnh, tứ thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ để khai thác phân tích mà còn phát hiện ra cái hay, cái đẹp của bài thơ theo cách cảm nhận theo lí giải của riêng mình. Bài viết phải có những luận điểm sáng tạo, mới mẻ, độc đáo nhưng quan trọng nhất là phải chính xác, bám sát nội dung vấn đề nghị luận ngay từ phần mở bài. Đối với học sinh, khi các em đã hiểu được yêu cầu của bài văn nghị luận viết được phần mở bài thì suy nghĩ, cảm xúc ùa về, các em sẽ viết phần thân bài sẽ dễ dàng hơn. Đại đa số học sinh tốn rất nhiều thời gian cho phần mở bài, ảnh hưởng đến lượng thời gian dành cho phần thân bài. Thế nhưng, khi đọc lên phần mở bài trong bài văn nghị luận của các em nhiều khi xa đề, lạc đề cần giới thiệu tác phẩm thì lại giới thiệu tác giả và ngược lại, bài viết thiếu tính chân thực hồn nhiên trong sáng. Ở độ tuổi học sinh, các em có sức sáng tạo, liên tưởng dồi dào nhưng lại nghèo về vốn từ và vụng về cách diễn đạt. Điều đó thật đáng tiếc. Vì vậy, tôi đã thực hiện viết đề tài: “Hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình ngữ văn 9 tại trường THCS Ban Công – Bá thước”. Cách làm này đã được các em hưởng ứng, thực hành, vận dụng và thu được hiệu quả nhất định. Trong thực tế quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy học sinh thường xem nhẹ khâu tìm hiểu yêu cầu đề bài, viết phần mở bài qua loa, đại khái, cứ viết đúng như sách giáo khoa giới thiệu là được. Khi chấm bài đọc 32 bài văn thì có đến 2/3 số bài viết có cách mở bài giống nhau theo trình tự sách giáo khoa, bản thân giáo viên chấm bài không thấy gì mới lạ, hấp dẫn, không tạo được tâm thế thoải mái, hứng thú, đôi khi tạo nên sự chán nản mệt mỏi. Riêng tôi, sau khi hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần nghị luận mà phạm vi đề bài yêu cầu, tôi đòi hỏi học sinh phải có những cách mở bài sáng tạo, không ai giống ai, ban đầu học sinh thấy khó và loay hoay đi tìm cái mới, cái lạ trong phần mở bài nhưng sau khi được tổ chức hướng dẫn, thảo luận nói trước lớp, giáo viên nhận xét, uốn nắn, học sinh của tôi đã biết viết những cách mở bài khác nhau khá sáng tạo. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Về nội dung phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9. Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không có bài nào về hướng dẫn học sinh viết mở bài về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững kiến thức, kĩ năng làm bài, nhất là đối với học sinh yếu, kém. 2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng viết phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau : Giáo viên không chưa quan tâm hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách viết mở bài đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Chưa có thời gian để 3 thực hành, rèn kĩ năng, chưa đưa ra nhiều bài mẫu... nên học sinh còn lúng túng khi làm bài văn kiểu này. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tập làm văn cũng còn hạn chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và tạo cảm xúc của học sinh. 2.2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng viết phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy tôi thấy rằng: Tuy trường THCS Ban Công đã có thư viện và có sách tham khảo nhưng chưa nhiều, sách văn hay còn hiếm, gia đình học sinh lại không có điều kiện cập nhật Intenets, chưa mua sách cho các em đọc tham khảo. Vì vậy mà vốn kiến thức về văn học nói chung và kĩ năng làm mở bài văn nghị luận nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Số nhiều học sinh vẫn còn nhận thức một cách mơ màng về tầm quan trọng của phần mở bài của một bài văn nói chung và đặc biệt là phần mở bài của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. Học sinh không xác định rõ: Viết mở bài cho đoạn văn là viết như thế nào? Viết mở bài cho bài văn là viết như thế nào? Chính vì thế hầu như phần mở bài của hầu hết các bài văn của các em đều chưa được chính xác, chưa hay, hấp dẫn và lôi cuốn dẫn đến bài viết của các em đạt được kết quả còn thấp. * Trong thực tế, quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Ban Công năm học 2015- 2016, 2016-2017, trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu này là : Kết quả điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học 2016 – 2017: Điểm dưới Điểm Tb Điểm Khá Điểm Giỏi Sĩ Tb Lớp Năm học số SL % SL % SL % SL % 9AB 2015-2016 68 16 23,6 34 50,1 15 22,2 3 4,5 9AB 2016- 2017 62 15 24,2 25 40,2 17 27,4 5 9,0 Qua nhiều năm sử dụng phương pháp cũ để dạy học tiết 124(Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ) và tiết 125( Cách làm bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ) trong chương trình ngữ văn 9 học kì 2, khi áp dụng vào làm bài thì tôi đều nhận thấy hầu hết các em ngại không muốn làm bài, cảm thấy khó khi viết phần mở bài, vì vậy tôi rất trăn trở và tìm ra cách khác đi để hướng dẫn học sinh viết phần mở bài cho bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Từ kết quả bài kiểm tra khảo sát và thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biết cách làm mở bài bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; về hành văn thì chưa lưu loát, dẫn dắt vào bài chưa hợp lí, chưa hay và hấp dẫn. Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp và kinh 4 nghiệm giúp các em có kĩ năng viết tốt phần mở bài trong một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như sau: 2.3.1. Các giải pháp đã sử dụng 2.3.1.1. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định mục đích và yêu cầu của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. - Mục đích: Cho học sinh biết rõ mở bài là trả lời câu hỏi “ Ở bài viết này, mình định viết về điều gì? Tại sao mình lại viết như vậy”? - Yêu cầu của mở bài: + Ngắn gọn: Phần mở bài thường là một đoạn văn, không quá dài dòng, phần này chỉ nên hé mở những gì mình định viết ở phần thân bài. + Đầy đủ: Phần mở bài phải nêu được vấn đề cần nghị luận, phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính. + Độc đáo: Phần mở bài phải gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng cách nêu hoặc có những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc sẽ dễ chiếm cảm tình của người đọc bằng cách này nhất, bởi nó làm nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác. + Tự nhiên: Phần mở bài cũng chỉ nên dùng các ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Bởi điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chiệu về sự giả tạo. + Tránh lạc đề: Cần phân tích đề trước khi làm để tránh lạc đề, tránh mất điểm và gây mất thiện cảm cho người đọc. 2.3.1.2. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định cấu trúc của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. - Cấu trúc của một mở bài gồm 4 nội dung chính: + Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài ý liên quan đến luận đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn dắt người đọc, người nghe vào nội dung bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài. Điều quan trọng ở phần này là tạo được sự hấp dẫn, thu hút người đọc. + Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, khái quát và chính xác. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới.  + Nêu giới hạn vấn đề : Nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ tư liệu nào (Đoạn thơ nào? Bài thơ nào?) + Nêu thao tác nghị luân chính của bài: Phân tích, bình luận, chứng minh, * Thông thường ở học sinh trường THCS chỉ yêu cầu đạt ở mức độ: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát nhận định của mình về vấn đề nghị luận. Ví dụ: Đề bài “Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh”.  Mở bài cần giới thiệu bài thơ, nêu khái quát nhận định của mình về vấn đề nghị luận: Giới thiệu sơ lược về tác giả và bài thơ Quê hương của Tế Hanh, nêu nhận định của em về tình yêu quê hương trong bài thơ. * Cụ thể: - Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần nghị luận ( chép nguyên văn đoạn hoặc bài thơ mà đề yêu cầu được viết ở đề, nếu dài quá chỉ cần chấm lửng). - Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ ( nếu đề bài yêu cầu). 5 - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì phải trình bày cả hai tác giả hai bài thơ, đoạn thơ đó. 2.3.1.3. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận vấn đề làm phần mở bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Học sinh đưa ra các ý kiến về cách làm của mình. Sau đó cho học sinh tìm các đề bài cụ thể và trao đổi, giáo viên cũng nêu ra một số đề bài cho học sinh thảo luận cách làm. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh mở bài theo những cách khác nhau có thể là giới thiệu tác giả trước, tác phẩm sau, có thể giới thiệu tác phẩm trước, tác giả sau hoặc có thể giới thiệu một hình ảnh, một chi tiết có giá trị trong bài, có thể bắt đầu từ một kỉ niệm hay ấn tượng với tác phẩm đang nghị luận... 2.3.1.4. Giáo viên tổ chức cho học sinh viết phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. - Sau khi thực hiện được các bước hướng dẫn về lí thuyết như trên thì giáo viên giành thời gian( các buổi phụ đạo hoặc giao về nhà) giao đề bài cho học sinh viết mở bài. - Sau đó chấm điểm, nhận xét, góp ý. Giáo viên biểu dương những cách viết hay, sáng tạo, độc đáo uốn nắn những lệch lạc về diễn đạt ý, cách dùng từ, đặt câu của học sinh phải đảm bảo yêu cầu dù mở bài theo cách nào thì cũng phải đúng ý, sát hợp với nội dung vấn đề nghị luận tránh lối diễn đạt quẩn quanh vòng vèo mất thời gian và công sức một cách vô nghĩa. 2.3.1.5. Giáo viên kiểm tra. - Kiểm tra học sinh viết phần mở bài ngay trên lớp trong khoảng thời gian 15 - 20 phút tôi đã thu được những cách mở bài không những đạt yêu cầu mà còn rất sáng tạo và sinh động. 2.3.2. Các kinh nghiêm bản thân được áp dụng để hướng dẫn học sinh. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã hướng dẫn các em viết phần mở bài trong bài văn nghi luận về một bài thơ theo những cách sau: - Trước hết, chọn một đề bài cụ thể để hướng dẫn cho học sinh viết mở bài. Đề bài: Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Tôi đã hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài theo 6 cách sau: 1. Mở bài trực tiếp. 2. Mở bài gián tiếp. 3. Mở bài bằng phương pháp phản đề. 4. Mở bài bằng cách so sánh. 5. Mở bài bằng cách nêu ấn tượng. 6. Mở bài bằng cách khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc. 2.3.2.1.Mở bài trực tiếp: Là đi thẳng vào vấn đề nghị luận, giới thiệu luôn về tác phẩm. - Mở bài bằng cách giới thiệu tác giả - tác phẩm: Đây là cách mở bài luôn luôn đúng nhưng chưa hay vì nội dung mở bài là những kiến thức có sẵn 6 trong sách giáo khoa. Đây cũng là cách làm khá phổ biến của học sinh khi các em không muốn đi chệch quỹ đạo, yêu cầu của bài làm nhưng phần mở bài này chưa hay và thiếu tính sáng tạo. Ví dụ: Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, ông sinh năm 1930, mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ông là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ra đời vào tháng 11 năm 1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh. Tác phẩm thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm theo suy nghĩ và cách sáng tạo riêng của mình, cách này thường ngắn gọn, cảm xúc và sáng ý. Ví dụ: Khi nhắc đến nhà thơ Thanh Hải người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm cuối cùng và đặc sắc nhất của ông. Mùa xuân nho nhỏ là nhan đề bài thơ hay là tiếng lòng tha thiết ước nguyện chân thành của Thanh Hải khi biết mình sắp phải lìa xa cuộc sống mến thương. - Mở bài bằng cách giới thiệu tác phẩm trước, tác giả sau. Ví dụ: Nhắc đến bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là người ta lại nghĩ ngay đến nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ chính là tiếng lòng, là tâm nguyện thiết tha của tác giả trước khi trở về với cát bụi. Bằng âm hưởng dịu dàng, sâu lắng, bài thơ không chỉ làm bằng sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất nước mà còn là ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân lớn của dân tộc. - Mở bài bằng cách giới thiệu từ chung đến riêng. Ví dụ: Cũng như bao nhà thơ khác, Thanh Hải rất yêu mùa xuân và ông đã góp cho đời một “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả là góp một “Mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của dân tộc. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc. 2.3.2.2 Mở bài gián tiếp: là cách dẫn dắt vấn đề bằng những cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của riêng mình rồi từ đó giới thiệu vấn đề nghị luận. - Từ cảm xúc bồi hồi, rạo rực của con người trước thiên nhiên. Ví dụ: Rạo rực trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tâm hồn người thi sĩ cũng xốn xang lắng đọng bởi những cảm xúc thiết tha ngọt ngào, khát vọng được dâng hiến hòa nhập - đó là ước nguyện chân thành mà sâu sắc của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giản dị mà khiêm nhường. - Liên tưởng từ cách gợi trong một bài hát cùng tên. Ví dụ: Mùa xuân ta xin hát Câu nam ai nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình... Bài hát đã khép lại nhưng khúc ngân của mùa xuân mang âm điệu mượt mà của câu hò xứ Huế vẫn còn vương vấn trong lòng người. Với chất nhạc, chất thơ lay động tâm hồn ước nguyện chân thành tha thiết từ tấm lòng thi nhân, bài 7 thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã để lại trong lòng độc giả ấn tượng và cảm xúc sâu lắng. - Đi từ quan niệm về cuộc sống: khát vọng cống hiến cho đời không kể tuổi tác, thời gian. Ví dụ: Có quan niệm cho rằng tuổi trẻ cần cống hiến còn tuổi già thì hưởng thụ nhưng Thanh Hải- nhà thơ xứ Huế lại không nghĩ như thế. Với ông sống nghĩa là cống hiến hết mình, đem phần tốt đẹp cuộc đời mình dù nhỏ bé để góp phần làm nên vẻ đẹp cho đời và làm nên mùa xuân cho đất nước. Quan niệm đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. 2.3.2.3.Mở bài theo cách phản đề: Là cách xây dựng những hình ảnh, nội dung mang tính chất đối lập để làm nổi bật vấn đề nghị luận. Ví dụ: - Có người nói thi nhân phải cảm ơn mùa thu vì mùa thu đã gợi bao thi hứng làm nên những tác phẩm thơ bất hủ nhưng tôi lại cho rằng mùa xuân mới là mùa của thi ca, không thế mà sao có biết bao bài thơ xuân đã ra đời như : “Xuân ý” của Chế Lan Viên, “ Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính và để lại cảm xúc hơn cả là “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. - Để gây sự chú ý người ta nói đến những dự định lớn lao vậy mà Thanh Hải vẫn được bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến dù ông chỉ nói đến những điều giản dị khiêm nhường khi ước muốn trở thành một “Mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mạch cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. 2.3.2.4. Mở bài bằng cách so sánh. - So sánh với tác giả khác. Ví dụ: Nếu ai yêu mến thơ Xuân Diệu thì sẽ thấy Xuân Diệu viết nhiều về mùa xuân, giục giã mọi người sống vội vàng, hối hả gấp gáp để hưởng thụ cuộc sống xanh tươi mơn mởn, còn Thanh Hải thì lại thật khác biệt tâm nguyện của ông là sống phải cống hiến hết mình ( Dù là tuổi hai mươi / dù là khi tóc bạc ) cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc. Điều đó được ông gởi gắm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. - So sánh một tác giả nổi tiếng gắn liền với một tác phẩm nổi tiếng. Ví dụ: Có rất nhiều tác giả mà tên tuổi của họ gắn liền với một tác phẩm để đời. Nhắc đến Lưu Trọng Lư người ta nghĩ ngay đến “Tiếng thu”, nói đến Vũ Đình Liên người ta liên tưởng đến “Ông đồ” còn nói đến Thanh Hải thì người ta nhớ ngay đến “Mùa xuân nho nhỏ”- một tứ thơ sâu lắng thiết tha, khao khát cống hiến hết mình cho mùa xuân đất nước. - So sánh lựa chọn. Ví dụ: Chúng ta đã đọc nhiều bài thơ hay về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, có bạn thích vẻ thiết tha nồng nàn của Tế Hanh ở bài thơ “Quê hương”, có bạn thích sự mộng mơ lãng mạn của bài “Mây và sóng”Tago... Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thiết tha ước nguyện cống hiến cho mùa xuân của đất nước, mùa xuân của dân tộc, của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. 8 - So sánh cảm xúc về mùa xuân giữa hai tác giả với hai văn bản viết về mùa xuân. Ví dụ: Nếu nhà văn Vũ Bằng thiết tha yêu mến mùa xuân với “mưa riêu riêu gió lành lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có câu hát huê tình của cô thôn nữ đẹp như thơ mộng...” thì nhà thơ Thanh Hải lại say sưa ngây ngất trước khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi sáng với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng chim chiền chiện hót vang trời, để rồi từ đó lại trầm lắng suy tư khi nghĩ về mùa xuân đất nước và ước nguyện cống hiến, đem hết sức xuân tươi trẻ của mình góp vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2.3.2.5.Mở bài bằng cách nêu ấn tượng. - Ấn tượng từ một câu thơ hay trong bài. Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Khi lời thơ của Thanh Hải tha thiết ngân vang thì mùa xuân lại rạo rực trong lòng mỗi chúng ta. Hòa nhập với sức xuân phơi phới nhà thơ Thanh Hải cũng muốn cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho mùa xuân đất nước. Vì vậy “Mùa xuân nho nhỏ” đã trở thành một bài thơ thật đẹp và ý nghĩa. - Ấn tượng về hình ảnh mùa xuân tươi đẹp trong bài thơ. Ví dụ: Ai cũng yêu mùa xuân nhưng có lẽ đẹp nhất là sắc xuân long lanh trong tiếng chim chiền chiện hót vang trời, là bông hoa hết mình tím biếc trên dòng sông xanh, là những lộc biếc theo người đi đến khắp mọi nơi trên đất nước để xây dựng và bảo vệ quê hương- đó chính là “Mùa xuân nho nhỏ” trong thơ Thanh Hải- nhà thơ của xứ Huế mộng mơ. 2.3.2.6. Mở bài bằng cách khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ. - Mở bài gắn với suy nghĩ từ hoàn cảnh ra đời bài thơ. Ví dụ: Cuối năm 1980, nhà thơ Thanh Hải nằm trên giường bệnh, nhưng lòng yêu đời, yêu cuộc sống, đặc biệt là khát vọng sống và cống hiến đã khiến cho tâm hồn nhà thơ trở nên khỏe khoắn, mạnh mẽ, dạt dào sức sống để rồi ông đã cất lên tiếng lòng thiết tha của mình bằng khúc hát ân tình của người con xứ Huế qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Mở bài gắn với sự cảm thức về thời gian. Ví dụ: Mùa đông thường ảm đạm, lạnh lẽo khiến người ta chỉ muốn thu mình lại trong tổ ấm của chính mình để đợi chờ mùa xuân ấm áp. Nhà thơ Thanh Hải lúc này lại đang ốm, phải nằm trên giường bệnh, nhưng lòng yêu đời, yêu cuộc sống mến thương đã giúp ông nhận ra giá trị cuộc sống. Và ông đã chạy đua cùng với thời gian, đón được mùa xuân về giữa mùa đông lạnh giá. - Mở bài gắn với cảm xúc, tâm trạng. Ví dụ: Như con chim cất tiếng hót vút cao trước khi hòa mình vào trời xanh thăm thẳm, như ánh nắng rực rỡ chan hòa khắp thế gian trước khi mặt trời tắt lặng, nhà thơ Thanh Hải đã cất lên khúc ca lòng mình trước khi trở về lòng đất mẹ. Khác với tâm trạng chán nản khi phải lìa xa cuộc sống, thi nhân của chúng ta lại rộn rã, say sưa yêu đời. Điều đó thật đáng quý biết bao. Có lẽ vì thế mà bài thơ cuối cùng của ông - bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - được biết bao thế hệ bạn đọc yêu mến. - Mở bài gắn với quan niệm về lẽ sống. 9 Ví dụ: Cùng với quan niệm về lẽ sống của nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện trong bài “Một khúc ca xuân”: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào có vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Nhà thơ Thanh Hải cũng cho rằng, sống là phải cống hiến phần tươi trẻ của cuộc đời mình cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc. Điều đó được ông gửi gắm qua bài thơ ‘‘Mùa xuân nho nhỏ’’- Một bài thơ thấm đẫm cảm xúc thiết tha sâu lắng mà mỗi khi đọc lên, mỗi người lại có được những phút giây suy ngẫm, lắng lại lòng mình, thấy rằng trong cuộc sống, muốn có được những điều tốt đẹp, phải cống hiến trước khi tận hưởng. * Ví dụ một giáo án như sau : GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM (Tiết 125) CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: - Học sinh biết được đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Trình bày được các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2.Về kĩ năng: - Học sinh tiến hành làm được các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. -Học sinh biết tổ chức, triển khai các luận điểm . - Cho HS viết phần mở bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các cách khác nhau. 3.Về thái độ: - Có ý thức về việc phân tích, cảm nhận bài thơ, đoạn thơ. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Sách GK, giáo án 2. HS: Đọc trước bài, soạn bài III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ * Hoạt động 1: Tìm hiểu đề văn nghị luận về một đoạn thơ, và bài thơ. -G/v yêu cầu h/s đọc kỹ các đề trong sgk/ - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết ?Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau NỘI DUNG I. Đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1- Ví dụ: ( SGK) 2- Nhận xét *Giống nhau: 10 HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ giữa các đề bài trên? * Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ: - Học sinh chú ý, quan sát đề bài ? Nêu các bước tiến hành làm 1 bài văn? ?Đề yêu cầu phân tích những biểu hiện nào của bài thơ quê hương? - Học sinh trình bày ?Về nội dung phải làm rõ những điềm nào? ?Về nghệ thuật phải chú ý đến những gì? -Học sinh theo dõi phần lập dàn ý ? SGK đưa ra 4 luận điểm theo em đã đủ chưa? Có cần bổ sung gì thêm không? NỘI DUNG Đều là dạng nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; và mỗi đề gồm 2 bộ phận. *Khác nhau: + Đề 4,7 không kèm theo chỉ định. + Từ “ suy nghĩ” yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định đánh giá của người viết. + Từ “ phân tích” yêu cầu nghị luận nghiêng về phương pháp. II. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 1. Các bước làm bài: a. Ví dụ: b. Nhận xét: Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý: - Đề bài yêu cầu phân tích những biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ   Quê hương  của Tế Hanh. - Nội dung : Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc và mùi vị - Nghệ thuật : Cách miêu tả chọn lọc hình ảnh ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu... Bước 2: Lập dàn ý : SGK trang 82 - Dựa vào gợi ý sgk, giáo viên cho học sinh viết phần mở bài. HS có thể viết theo các cách khác nhau: Bước 3:Viết bài GV đưa ra 1 số mở bài mẫu Cách 1: Mở bài bằng cách so sánh. - So sánh lựa chọn. Ví dụ: Chúng ta đã đọc nhiều bài thơ hay về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, có bạn thích vẻ thiết tha nồng nàn của Tế Hanh ở bài thơ “Quê hương”, có bạn thích sự mộng mơ lãng mạn của bài “Mây và sóng”- Tago... Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thiết tha ước nguyện cống hiến cho mùa xuân của đất nước, mùa xuân của dân tộc, Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi 2- Các cách viết phần mở bài - Cho HS viết các phần mở bài theo hướng dẫn của giáo viên - GV kiểm tra và đọc mẫu các cách mở bài. - GV giao đề cho hs về nhà làm các phần mở bài theo các cách đã hướng dẫn 11 HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. C2. Mở bài bằng cách khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ. - Mở bài gắn với cảm xúc, tâm trạng. Ví dụ: Nghị luận về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh hải: Như con chim cất tiếng hót vút cao trước khi hòa mình vào trời xanh thăm thẳm, như ánh nắng rực rỡ chan hòa khắp thế gian trước khi mặt trời tắt lặng, nhà thơ Thanh Hải đã cất lên khúc ca lòng mình trước khi trở về lòng đất mẹ. Khác với tâm trạng chán nản khi phải lìa xa cuộc sống, thi nhân của chúng ta lại rộn rã, say sưa yêu đời. Điều đó thật đáng quý biết bao. Có lẽ vì thế mà bài thơ cuối cùng của ông - bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - được biết bao thế hệ bạn đọc yêu mến. C3: Mở bài gián tiếp: Đi từ quan niệm về cuộc sống: khát vọng cống hiến cho đời không kể tuổi tác, thời gian. Ví dụ: Có quan niệm cho rằng tuổi trẻ cần cống hiến còn tuổi già thì hưởng thụ nhưng Thanh Hải- nhà thơ xứ Huế lại không nghĩ như thế. Với ông sống nghĩa là cống hiến hết mình, đem phần tốt đẹp cuộc đời mình dù nhỏ bé để góp phần làm nên vẻ đẹp cho đời và làm nên mùa xuân cho đất nước. Quan niệm đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. -Học sinh rút ra ghi nhớ * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - GV tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra nội dung của khổ thơ. - Học sinh tiến hành viết phần mở bài GV theo dõi, sửa chữa bài cho học sinh. 3. Kết luận *Ghi nhớ sgk trang 83 III. Luyện tập Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh *Nội dung: Cảm xúc ban đầu trước cảnh đất trời sang thu - Cảm xúc được gợi lên từ hương vịhương ổi; Gió se; sương- chùng chình. * NT: Nhân hoá; từ ngữ gợi tả. *Dàn bài chung : - MB : Giới thiệu bài thơ và khổ thơ 12 HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG đầu - TB: Phân tích những cảm nhận về mùa thu thông qua biện pháp nghệ thuật Nhận xét đánh giá thành công của tác giả - KB: Nêu giá trị của khổ thơ. IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: - Khái quát lại : Dàn bài bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là gì? 2. Hướng dẫn Học bài. Chuẩn bị bài Mây và sóng. *********************** 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục – Học sinh Qua áp dụng thực tế, các em học sinh của tôi đã có những mở bài sáng tạo, phong phú, sinh động. Và thời gian dành cho phần mở bài của bài văn được giảm đi, các em có thời gian nhiều hơn đầu tư cho phần thân bài nên bài viết có chất lượng hơn. Ví dụ dựa vào các cách gợi ý mà giáo viên hướng dẫn, các em đã biết vận dụng vào việc viết phần mở bài trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Học sinh có thể mở bài bằng cách so sánh với tác giả, tác phẩm khác; mở bài bằng cách nêu ấn tượng sâu sắc về một chi tiết nghệ thuật trong bài hay mở bài bằng một hình ảnh, hình tượng nghệ thuật đặc sắc có sức gợi, sức ám ảnh... Với cách làm ấy, những bài viết của học sinh trở nên hay hơn. Với cách làm này, tôi cũng nhận thấy các em có sự sáng tạo hơn, chịu khó đọc sách tham khảo những cách viết hay, liên hệ với những tác giả, tác phẩm khác nữa. Từ đó chất lượng bài viết tập làm văn cũng như niềm say mê, yêu thích môn học của các em học sinh được nâng cao hơn. Tôi đã đem so sánh kết quả từ việc trước khi áp dụng và sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy ở lớp 9 của Trường THCS Ban Công, Bá Thước, Thanh Hóa đã cho ra kết quả cụ thể sau : * Trước khi áp dụng đề tài vào thực tế : - Kết quả từ phiếu lấy ý kiến học sinh và điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học 2016 – 2017: Bảng 1: Nội dung khảo sát 1: Kết quả điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học 2016 – 2017: Điểm dưới Điểm Tb Điểm Khá Điểm Giỏi Sĩ Tb Lớp Năm học số SL % SL % SL % SL % 9AB 2015-2016 68 16 23,6 34 50,1 15 22,2 3 4,5 9AB 2016- 2017 62 15 24,2 25 40,2 17 27,4 5 9,0 13 Nội dung khảo sát 2: Lớp Năm học Yêu thích môn học 9AB 9AB 31,2% 39,3% 2015-2016 2016- 2017 Có kỹ năng viết mở bài của bài văn nghị luân 21,1% 25,5% Có kỹ năng Không có kỹ nhưng còn năng viết mở bài một số lỗi của bài văn nghị luận 11,9% 67,0% 10,0% 64,5% * Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế : Trường THCS Ban Công có 2 lớp 9, chất lượng như nhau, tôi đã áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy lớp 9A trong hai năm học 2017-2018 và 2018 2019, còn lớp tôi vẫn áp dụng phương pháp cũ ( không áp dụng phương pháp mới) thì thu được kết quả như sau : - Kết quả từ phiếu lấy ý kiến học sinh và điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2017- 2018: Bảng 2: Nội dung khảo sát 1: Điểm dưới Điểm Tb Điểm Khá Điểm Giỏi Tb Lớp Năm học SL % SL % SL % SL % 9A 2017-2018 30 3 10,0 7 23,3 13 43,4 7 23,3 9B 2017-2018 30 10 33,4 14 46,6 5 16,7 1 3,3 Nội sung khảo sát 2: Lớp Năm học Có kỹ năng Không có kỹ Yêu Có kỹ năng viết nhưng còn năng viết mở thích mở bài của bài một số lỗi bài của bài văn môn học văn nghị luân... nghị luận... 9A 2017-2018 68% 66,7% 16,9% 16,4% 9B 2017-2018 40,3% 25,0% 16,3% 58,7% Bảng 3: - Kết quả từ phiếu lấy ý kiến học sinh và điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2018- 2019: Nội dung khảo sát 1: Điểm dưới Điểm Tb Điểm Khá Điểm Giỏi Sĩ Tb Lớp Năm học số SL % SL % SL % SL % 9A 2018-2019 31 2 6,5 7 22,7 12 38,8 10 31 9B 2018- 2019 30 9 36,6 14 46,6 5 16,7 2 6,7 Sĩ số 14 Nội sung khảo sát 2: Lớp Năm học Yêu thích môn học Có kỹ năng viết mở bài của bài văn nghị luân... 9A 9B Có kỹ năng nhưng còn một số lỗi 2018-2019 78% 71,7% 11,9% Không có kỹ năng viết mở bài của bài văn nghị luận... 16,4% 2018-2019 41,3% 30,0% 18,3% 51,7% 2.4.2. Đối với đồng nghiệp. - Trong hoạt động giáo dục, kinh nghiệm là một trong những yếu tố hàng đầu giúp giáo viên có thể nắm bắt và truyền đạt tốt nhất những kiến thức mà mình có cho học sinh. Chính vì vậy, với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng rằng sẽ được các thầy cô giáo trong bộ môn quan tâm và hướng ứng để kinh nghiệm nhỏ này có thể được áp dụng vào một số tiết phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc viết phần mở bài và có nhiều cách hơn trong việc viết phần mở bài cho một bài văn nói chung và bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. 2.4.3. Đối với bản thân. - Sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả của cả một quá trình giảng dạy, đúc rút kinh nghiêm, quan sát, theo dõi, đánh giá học sinh của bản thân. Tôi đã thử nghiêm và khảo cứu bằng những kinh nghiệm đã nêu trên và đã cho kết quả khá khả quan. Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ trong vô số các kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy người giáo viên có thể rút ra được. Trong thời gian tới và những năm tiếp theo, bản thân sẽ cố gắng trau dồi, học tập, rút kinh nghiêm để có thể có nhiều hơn nữa những SKKN bổ ích, giúp cho học sinh có nhiều hướng hơn để tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. 2.4.4. Đối với nhà trường . - Với kết quả thực tế mà tôi đã áp dụng với học sinh khối 9. Tôi tin rằng nếu sáng kiến này được đưa vào áp dụng cho các đối tượng học sinh ở các khối khác thì hiệu quả trong việc viết phần mở bài của một bài văn của học sinh sẽ khả quan hơn. Việc nhận thức của các em về tầm quan trọng của phần mở bài của một bài văn sẽ được nâng cao lên và từ đó bài văn của các em sẽ trở nên hoàn hảo hơn. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi bằng việc tự học, tự bồi dưỡng cùng với sự góp ý của đồng nghiệp, bạn bè và thầy cô. Bằng công việc thực tế đã làm và áp dụng trong những năm học vừa qua, và ít nhiều cũng thu được những kết quả mặc dù chưa cao lắm nhưng cũng góp phần làm phong phú hơn nội dung giảng dạy cũng như trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng 15 học sinh. Đây là một cách làm của cá nhân nên có thể sẽ còn nhiều những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được sự chỉ giúp và góp ý chân thành từ các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng môn học Ngữ văn cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn. 3.2. Kiến nghị. * Đối với giáo viên Ngữ văn. - Không ngừng tự học, tự trau dồi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới cách thức hướng dẫn học sinh trong từng bài cụ thể, thay đổi hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho người học. * Đối với nhà trường. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề để giáo viên trao đổi, thảo luận cách giảng dạy. * Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo. - Tạo điều kiện thuận lợi  để giáo viên được giao lưu, học hỏi thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề. - Xây dựng một số tiết dạy theo quy trình tổ chức hoạt động học, vận dụng kiến thức liên môn, sử dụng công nghệ thông tin, bản đồ tư duy để giáo viên các nhà trường dự giờ, góp ý, thảo luận rút kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ban Công, ngày 02 tháng 04 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Đinh Thị Nga 16 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những bài văn nghị luận đặc sắc lớp 11 – TG: Tạ Thanh Sơn – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2. Những bài văn nghị luận đặc sắc lớp 7 – TG: Tạ Đức Hiên, TS: Thái Thanh Hằng, TS: Lê Thanh Hải - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 3. Để làm tốt bài thi môn văn – TG : Nguyễn Xuân Lạc - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 4. Những bài văn đạt điểm cao của HSG lớp 9 – TG : TS Nguyễn Kim SaNhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 5. Sổ tay ngữ văn lớp 10 – TG: Đỗ Kim Hào - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 6. Nguồn tư liệu Intơnét. 7. Tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan