Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tư...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề

.PDF
22
203
147

Mô tả:

SKKN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LÀM TỐT KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MÔT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ THÔNG QUA LUẬN ĐỀ.    I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. So với các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm… văn nghị luận có những điểm khác biệt. Nếu như văn miêu tả, kể chuyện nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, về đời sống, xã hội… thì văn nghị luận trực tiếp trình bày tư tưởng, quan niệm về các vấn đề của đời sống hoặc văn học, nó hình thành và phát triển khả năng lập luận, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 7 và lớp 8 các em đã làm văn nghị luận theo một số đề tài xã hội và một phần đề tài văn học. Lên lớp 9, các em sẽ tiếp tục làm văn nghị luận về các đề tài xã hội và văn học được mở rộng hơn với những đòi hỏi cao hơn về khả năng kiến thức và suy nghĩ của người viết. Phạm vi đề tài nghị luận xã hội trong SGK Ngữ văn 9 gồm nghị luận một về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Cũng như nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là dạng văn nghị luận chính trị xã hội quen thuộc và khá phổ biến, thiết thực. Mảng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, bởi vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện sống và làm việc ra sao… mỗi người đều xác định cho mình một tư tưởng, một lối sống, những phẩm chất đạo đức chuẩn mực nào đó để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình. Mặt khác, khi đặt trong các mối quan hệ xã hội, con người chịu nhiều tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống cá nhân. Sự ảnh hưởng này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đối tượng được nghị luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân lí như các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của các danh nhân… Tuy nhiên cũng có thể là những vẫn đề bức xúc do cuộc sống hiện đại đặt ra, có tính cập nhật và mới mẻ (như cách giao tiếp; văn hóa ứng xử; văn hóa trong sử dụng điện thoại nơi đông người; văn hóa trong lễ tết…) Nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận có thể được diễn đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua luận đề. Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề trong những năm gần đây được ra đề khá phổ biến trong các kì thi của học sinh lớp 9 như kì thi vào lớp 10 THPT, đặc biệt là các kì thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là một dạng bài khó với kiến thức rộng, sâu, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng mới có thể hiểu rõ và bàn sâu được những vấn đề đặt ra trong luận đề. Trong khi đó, học sinh lớp 9 còn nhiều hạn chế về vốn kiến thức đời sống, kỹ năng lập luận nên chưa hiểu sâu sắc, toàn diện được vấn đề. Trong những năm học vừa qua, khi được giao nhiệm vụ giảng dạy đội tuyển Ngữ văn 9 cấp huyện, cấp tỉnh tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ về vấn đề này. Từ thực tế 1 giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm hướng dẫn HSG lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. Trong đề tài này, tôi xin được trình bày để mong được trao đổi cùng với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy đội tuyển. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm, cách làm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề; biết nhận diện đúng và bàn luận sâu sắc vấn đề nghị luận thông qua luận đề; biết bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về vấn đề bàn luận. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 THCS nhằm giúp các em làm tốt kiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp thống kê – phân loại II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống … của con người. Về nội dung, bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, … để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường gồm có hai dạng cơ bản: - Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp. Ví dụ : bàn về sự tự tin, lòng tự trọng  của con người trong cuộc sống, tinh thần tự hào dân tộc … - Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp thông qua một hoặc nhiều luận đề Đề văn nghị luận dạng này thường gồm có hai phần: + Phần 1: Đưa ra luận đề có tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. + Phần 2: Nêu yêu cầu bàn luận (cũng là định hướng về cách làm): nêu ý kiến, suy nghĩ… Luận đề diễn đạt tư tưởng, đạo lí rất đa dạng, có thể là: những câu ca dao, câu văn, đoạn văn; một lời bài hát; một mẩu chuyện… Trong một luận đề có thể có một hoặc nhiều vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu học sinh bàn luận. 2. Thực trạng của vấn đề Trong những năm gần đây, trong cấu trúc đề thi HSG môn Ngữ văn cấp tỉnh có một câu phần văn nghị luận xã hội thường là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, 2 đạo lí thông qua luận đề (khoảng 6 điểm/20 điểm của toàn bài thi) với mức độ yêu cầu ngày càng khó hơn. Ví dụ như: Đề thi năm học 2010 – 2011: Giả sử cha em nói với em rằng: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con ( Trích Nói với con – Y Phương ) Em có suy nghĩ gì về lời của cha và sẽ hành động như thế nào để thực hiện được lời dặn dò ấy. Hãy trình bày điều đó trong một bài văn nghị luận. Đề thi năm học 2011 – 2012: Mỗi ngày ta chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười. ( Mỗi ngày một niềm vui – Trịnh Công Sơn ) Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống. Đề thi năm học 2012 – 2013: Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con. ( Tục ngữ Tây Ban Nha) Từ câu tục ngữ trên và sự hiểu biết về những tấm gương người mẹ, hãy viết một bài luận với chủ đề: mẹ ( có độ dài khoảng 02 trang ). Đề thi năm học 2013-2014: “ ...Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi...” Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương. Đề thi năm học 2014-2015: Nhà văn Quách Mạc Nhược cho rằng: Mặt trời mọc rồi lại lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào chúng ta thì còn lại mãi mãi. Nhà bác học Đác-uyn chia sẻ: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học. Còn bạn nghĩ sao? Từ thực tế những năm bồi dưỡng đội tuyển HSG tỉnh, tôi nhận thầy rằng nhiều em đã có kỹ năng đọc, phân tích đề tốt, xác định đúng vấn đề cần bàn luận và đã bàn luận sâu vấn đề. Các em đã biết khai thác luận đề thích hợp để làm rõ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Tuy nhiên, nhiều em vẫn còn lúng túng khi làm dạng bài này. Một số lỗi thường gặp ở các em như: - Đi sâu vào phân tích luận đề (như phân tích văn học) mà quên mất kiểu bài nghị luận xã hội. Vì thế, các em không còn thời gian, câu chữ để triển khai vấn đề bàn luận. - Chưa hiểu sâu nội dung luận đề đã cho nên triển khai còn thiếu nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. 3 - Chỉ lướt qua hoặc không đề cập gì đến luận đề đã cho mà bàn luận trực tiếp luôn vấn đề. - Chưa rút ra được những bài học nhận thức sâu sắc cho bản thân… - Sa đà vào liên hệ thực tế … 3. Những giải pháp giúp đối tượng học sinh giỏi lớp 9 làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. 3.1. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm được yêu cầu của dạng bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. a. Về nội dung: - Giải thích nội dung của luận đề cần ngắn gọn, rõ ràng. Không biến việc giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu thơ, đoạn thơ, câu chuyện… nêu trong đề bài thành bài phân tích văn học. - Với những vấn đề tương đối phức tạp, nếu nắm được những thông tin về xuất xứ, hoàn cảnh xã hội… của luận đề thì việc bàn luận sẽ chủ động hơn, thuyết phục hơn. Những thông tin này có thể lấy trong SGK, sách tham khảo, các phương tiện thông tin. - Với những nhận định mang tính khái quát như một chân lí tất yếu của đời sống thì nên bàn luận ngay về cơ sở hiện thực, tính đúng đắn, tính thuyết phục của nội dung nhận định mà không cần trình bày thông tin về tác giả, hoàn cảnh lịch sử… của nhận định. - Khi bàn luận, không chỉ phân tích rõ tính đúng đắn của vấn đề mà cũng cần chỉ ra những hạn chế, những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của nhận định (nếu có). - Để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề, cần nêu rõ cơ sở thực tế và tư tưởng của nhận định, cần liên hệ với đời sống lịch sử, văn học… Đồng thời, có thể nêu những biểu hiện trái chiều như những luận cứ phản đề với mục đích làm rõ hơn ý nghĩa, giá trị của nhận định. Ví dụ: Sau khi khẳng định điểm đúng của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, có thể làm rõ có nhiều trường hợp “ gần mực mà không đen, gần đèn mà chưa rạng” để thấy môi trường sống là một yếu tố quan trong nhưng yếu tố quyết định đến việc hình thành nhân cách, tính cách của con người chính là ý chí, nghị lực của bản thân mỗi người. Với những nhận định có điểm còn chưa thật tích cực về tư tưởng thì cần phân tích, nêu dẫn chứng làm rõ điểm không phù hợp đó. Dẫn chứng cần ngắn gọn, cụ thể, chính xác và có tính khái quát. - Bên cạnh việc bàn luận vấn đề dựa trên những cơ sở khách quan, có thể nêu những ý kiến riêng, những trải nghiệm thực tế của bản thân với mục đích làm sáng tỏ nhận định. Những ý kiến cá nhân phải thống nhất với hệ thống lập luận của toàn bài. Phần này có thể lồng vào những nội dung cơ bản hoặc trình bày ở cuối bài. Nên viết ngắn gọn, tự nhiên và chân thực. b. Về hình thức: - Bố cục bài viết theo một cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với dạng bài và nhận định đưa ra bàn luận. Phần thân bài phải tách thành nhiều đoạn văn và trình bày nội dung của đoạn theo kiểu đoạn phù hợp như diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp… 4 - Nhận định phải được trích dẫn nguyên văn như đã nêu trong đề bài. Khi nêu các nhận định khác nhằm bàn luận mở rộng, đối chiếu, so sánh… cũng phải trích dẫn chính xác, nêu rõ tác giả hoặc xuất xứ. Phải biết cách nêu và phân tích dẫn chứng. - Diễn đạt cần linh hoạt, giàu cảm xúc, ngôn từ chính xác và có sức thuyết phục. 3.2. Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho học sinh cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. 3.2.1. Các bước làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. Bước 1: Phân tích đề Trước hết các em cần xác định dạng đề. Đề nghị luận xã hội có 2 dạng cơ bản là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Để xác định đúng dạng đề học sinh cần đọc kĩ đề bài, chú ý đến những từ ngữ trọng tâm, then chốt. Khi đã xác định rõ ràng, đúng dạng đề sẽ là bước đầu tiên giúp các em định hướng được cấu trúc cơ bản của bài làm. Học sinh cần đưa ra các câu hỏi để xác định đúng yêu cầu của đề bài. Ví dụ như: - Đề yêu cầu bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề đó thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? Vấn đề bàn luận đó được diễn đạt trực tiếp hay gián tiếp thông qua luận đề? - Đề yêu cầu cách làm bài như thế nào?(nêu suy nghĩ, nêu ý kiến …) - Phạm vi kiến thức cần vận dụng để giải quyết vấn đề đó (trong tác phẩm văn học, trong đời sống xã hội hàng ngày, từ thực tế bản thân…)            Cần xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận. Mỗi dạng đề sẽ có những yêu cầu khác nhau. Với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý thông qua luận đề, việc xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận là điều khó khăn hơn bởi vấn đề bàn luận không được diễn đạt trực tiếp mà đòi hỏi người viết phải tìm tòi, suy nghĩ và tự rút ra nội dung bàn luận sau khi đã hiểu, giải thích được ý nghĩa của luận đề Khi xác định đúng nội dung, yêu cầu đề bài tức là bài viết của mình sẽ không lạc đề, xa đề.        Bước thứ hai: tìm ý và lập dàn ý khái quát cho đề bài. Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi theo từng kiểu bài, từng vấn đề bàn luận. Ví dụ như: Vấn đề cần bàn luận là gì? Em hiểu vấn đề đó như thế nào? Vấn đề đó được biểu hiện cụ thể như thế nào trong thực tế đời sống xã hội? Vì sao? Làm thế nào?.... Lập dàn ý giúp học sinh xác định những luận điểm, luận cứ cụ thể, chính xác, không bỏ sót ý. Với  mỗi dạng đề nghị luận xã hội sẽ có một dàn ý cơ bản. Với đề nghị luận về tư tưởng, đạo lý thông qua luận đề thì dàn ý cụ thể như sau: * Mở bài: - Dẫn dắt vào đề . - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài. - Trích dẫn ý kiến, nhận định. * Thân bài: 5 - Giải thích khái niệm (nếu có) hoặc giải thích ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của luận đề mang tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. (Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra được ý nghĩa của luận đề) - Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh những mặt đúng/sai của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu hiện như thế nào?Làm thế nào? - Bàn luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. + Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm đối với bản thân. + Đề xuất phương châm đúng đắn… * Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. - Rút ra bài học cho bản thân, bài học nhận thức và hành động. Bước thứ ba: viết thành một bài nghị luận hoàn chỉnh sau khi đã lập dàn ý khái quát. Khi viết bài cần lưu ý: - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. - Đặc biệt giữa các phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn có chức năng liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn tiếp theo. - Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý). Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần mở bài, thân bài, kết bài trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp viết phần “mở bài, thân bài” quá nhiều, thiếu thời gian để viết phần “kết bài”. 6 - Đặc biệt phải chú ý về thời gian dành cho câu nghị luận xã hội. Thông thường học sinh chỉ nên viết câu này trong 30-40 phút/150 phút của bài thi. Tuyệt đối tránh trường hợp viết quá dài dòng, lan man  mà không còn nhiều thời gian để làm các câu hỏi khác. - Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.     Bước thứ tư: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết Thông thường khi làm bài học sinh hay bỏ qua bước này. Nguyên nhân có thể do thời gian không đủ, cũng có thể do các em không coi trọng. Thực tế đây là bước cuối cùng khi viết một bài văn, cũng là bước hết sức quan trọng. Bởi khi đọc lại bài làm, học sinh  có thể  sửa những lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt mà mình vô tình mắc phải trong khi viết; cũng có thể phát hiện ra ý thiếu mình lỡ bỏ quên để bổ sung. 3.2.2. Cách làm cụ thể với từng dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. a. Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề. a.1. Yêu cầu chung khi làm dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề: * Học sinh cần đọc kĩ nội dung của luận đề đã cho để xác định đúng vấn đề bàn luận, bởi có luận đề có thể có một hoặc nhiều vấn đề cần bàn luận. Ví dụ như vấn đề bàn luận: Quà tặng cuộc sống em đã nhận được từ câu chuyện sau: Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục Trò chuyện đầu tuần - báo Hoa Học Trò) Câu chuyê ̣n “Chim Én và Dế Mèn” ngắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinh lớn. Mỗi người đều học được những bài học nhân sinh từ câu chuyê ̣n: - Đó có thể là câu chuyê ̣n về sự hợp tác và chia sẻ: nếu biết hợp tác, chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi. - Đó có thể là câu chuyê ̣n về giá trị cuộc sống: biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc vào chính ta. 7 - Đó có thể là câu chuyê ̣n về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuô ̣c sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn. - Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm. - Đó cũng có thể là bài học về cho và nhâ ̣n mà cả cho và nhâ ̣n luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhâ ̣n lại và ngược lại… Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Như vậy, khi làm bài học sinh cần chú ý đến tính đa nghĩa của luận đề để đưa ra những lí giải hợp lí, thuyết phục. * Trong quá trình bàn luận, cần chú ý bàn sâu vấn đề bàn luận thông qua luận đề, không sa vào phân tích nội dung của luận đề, phải nhận ra và bàn luận được những mặt đúng hoặc chưa đúng, mặt tích cực hay tiêu cực mà luận đề đưa ra. * Dàn ý chung của dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề: - Mở bài: + Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận + Trích dẫn luận đề mang tư tưởng, đạo lí. - Thân bài: + Giải thích khái niệm (nếu có); giải thích ngắn gọn ý nghĩa của luận đề mang tư tưởng, đạo lí. + Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh ý nghĩa của vấn đề được đặt ra thông qua luận đề. + Bàn luận, mở rộng: chú ý đánh giá mặt tích cực và tiêu cực (nếu có) của vấn đề; đưa ra bài học liên hệ thực tế, bản thân. - Kết bài: khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận. a.2. Yêu cầu cụ thể với từng kiểu luận đề: * Luận đề là một câu ca dao, tục ngữ: yêu cầu học sinh đọc kĩ câu ca dao, tục ngữ đã cho; giải thích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ bằng việc giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ ngữ hoặc ý nghĩa của những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong câu rồi giải thích nghĩa của cả câu (cũng là nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận). Liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự hoặc tương phản với câu đã cho. Từ đó học sinh xác định vấn đề cần bàn luận và tiến hành bàn luận theo các bước của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưỏng, đạo lí thông qua một luận đề. Ví dụ: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có người lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Suy nghĩ của em về vấn đề trên như thế nào? Gợi ý cách làm bài: 8 - Học sinh đọc kĩ câu tục ngữ, chú ý giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ ngữ trọng tâm: mực - đen, đèn – rạng. Từ đó tìm ra vấn đề bàn luận. - Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh: + Vì sao môi trường sống lại tác động đến việc hình thành nhân cách con người? + Chứng minh: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng? + Chứng minh: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng? - Bàn luận mở rộng: ngợi ca hoặc phê phán những cách ứng xử khác nhau của con người trước hoàn cảnh sống. Cụ thể: Häc sinh cã thÓ tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau nhng cÇn ®¶m b¶o c¸c ý c¬ b¶n sau: - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: + Mực: chất lỏng, màu đen, dùng để viết; gần mực thì dễ bị vấy bẩn. Mực cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những môi trường sống, con người xấu; sống lâu trong môi trường đó con người dễ bị ảnh hưởng những thói xấu. + Đèn: vật chiếu sáng, gần đèn thì được ánh sáng của nó chiếu rọi. đèn cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những môi trường sống tốt, những con người tốt; sống trong môi trường đó con người sẽ hình thành cho mình những thói quen, tính cách tốt. -> câu tục ngữ khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách, tính cách của con người. - Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh sự ảnh hưởng của môi trường sống đến việc hình thành tính cách, nhân cách con người. + Vì sao môi trường sống lại ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách con người? Con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội, luôn sống trong nhiều môi trường, chịu nhiều tác động khác nhau từ môi trường, có tốt, có xấu, có tích cực, tiêu cực, vì thế sẽ chịu tác động của nhiều mối quan hệ đó. Con người dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí: bắt chước. + Thực tế cuộc sống, có nhiều người sống trong môi trường xấu, bên cạnh những người xấu thì dễ bị nhiễm những thói quen xấu. Ngược lại, nếu được sống trong môi trường tốt, bên cạnh những người tốt thì học sẽ học tập được nhiều thói quen tốt. (Dẫn chứng) + Thực tế cuộc sống cũng có nhiều người gần mực mà không đen, gần đèn mà chưa rạng (dẫn chứng) -> Môi trường sống là một yếu tố quan trọng để góp phần hình thành nhân cách con người. Nhưng điều quyết định đến việc hình thành nhân cách của con người lại chính là ý chí, nghị lực, bản lĩnh, nhận thức và hành động của bản thân mỗi người. - Bàn luận mở rộng: + Trân trọng những con người không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đến với những môi trường làm việc còn nhiều khó khăn để cải tạo môi trường, giúp đỡ những người lầm lỡ để học làm lại cuộc đời. Trân trọng những con người biết vượt lên hoàn cảnh để tự khẳng định giá trị bản thân, không lệ thuộc vào hoản cảnh. 9 + Phê phán những con người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết chọn việc nhẹ nhàng mà không dám đương đầu với khó khăn, thử thách. + Liên hệ bản thân: phải biết chọn bạn mà chơi; có nhận thức và hành động đúng đắn trong nhiều môi trường sống, nhiều mối quan hệ khác nhau trong thực tế cuộc sống; biết khắc phục hoàn cảnh… * Luận đề là một câu nói: Yêu cầu học sinh đọc kĩ câu nói, giải thích ý nghĩa của câu nói bằng cách giải thích ý nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm, chú ý nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ ngữ, câu nói. Từ đó học sinh xác định vấn đề cần bàn luận và tiến hành bàn luận theo các bước của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưỏng, đạo lí thông qua luận đề. Ví dụ: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.         Ý kiến của em về câu nói trên?            Gợi ý cách làm bài: - Đề yêu cầu bàn luận về một vấn đề đạo lý – đó là tình cảm thiêng liêng nơi trái tim người mẹ. Khi làm, học sinh cần chú ý các từ ngữ trọng tâm trong câu nói như: kì quan, kì quan đẹp nhất, trái tim người mẹ để hiểu ý nghĩa của câu nói. - Liên hệ thực tế để chứng minh trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất. -> Khẳng định ý nghĩa của câu nói. - Bàn luận, mở rộng: Thực tế có phải người mẹ nào cũng là kì quan đẹp nhất? Câu nói đem đến cho mỗi người những bài học? Cụ thể: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau: - Giải thích nội dung câu nói của Bersot:   + kỳ quan: là cảnh đẹp tự nhiên, một công trình kiến trúc đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. + Bersot nói: “trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ - là tấm lòng yêu thương, che chở của mẹ. - Liên hệ thực tế để chứng minh trái tim, tấm lòng người mẹ là kì quan đẹp nhất. + Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con). Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, sinh con ra, ban cho con hình hài, ban cho con sự sống để con có mặt trên cuộc đời này. Từ đó, biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc, cả những đắng cay của cuộc đời mẹ đều gắn bó với con. Mẹ là người chăm sóc, lo lắng, hy sinh cả cuộc đời vì con, từ lúc con còn tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, trưởng thành: Tuổi ấu thơ: mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng lời ru êm đềm, chăm sóc cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, lo lắng cho con những lúc con ốm đau… Con lớn lên, đi học: mẹ là người thức khuya dậy sớm, chăm chút con, theo dõi từng bước trưởng thành của con. Mẹ dạy con những bài học đường đời đầu 10 tiên, lắng nghe niềm tâm sự, những niềm vui và cả những băn khoăn, lo lắng của con. Mẹ là người bạn để con tin cậy, chia sẻ. Con trưởng thành: mẹ vẫn luôn dõi theo, chờ đợi, tin tưởng vào những thành công, niềm hạnh phúc của con. Mẹ là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những bão giông, va vấp của cuộc đời, giúp con vượt lên cuộc sống để con sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Tình yêu thương, tấm lòng người mẹ là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời, bởi “ Dẫu khi tắt nghỉ cuộc đời – Trái tim mẹ giữa đất trời còn yêu” và cũng bởi “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” ( Chế Lan Viên )      + Câu nói của Bersot có ý nghĩa sâu sắc: Mọi kì quan dù đẹp đến đâu cũng có giới hạn nhất định về không gian, thời gian nhưng tình cảm, tấm lòng, sự hy sinh của người mẹ dành cho con là vô cùng, vô tận không gì có thể đo, đếm được. Đến với những kì quan, chúng ta được chiêm ngưỡng, thán phục trước vẻ đẹp kì diệu của nó, còn đến với trái tim người mẹ con được yêu thương, che chở, nâng đỡ để khôn lớn, trưởng thành. - Bàn luận, mở rộng : + Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ. + Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.   + Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…   + Liên hệ bản thân: Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con * Luận đề là một đoạn thơ, bài thơ, lời bài hát: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, lời bài hát đã cho; hiểu nội dung (ý nghĩa) của đoạn thơ, bài thơ, lời bài hát. Từ đó xác định vấn đề bàn luận được gửi gắm qua đoạn thơ, bài thơ, lời bài hát và tiến hành bàn luận theo các bước của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưỏng, đạo lí thông qua một luận đề. Ví dụ: “ ...Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi...” Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương. Gợi ý cách làm: - Học sinh cần đọc đoạn thơ, hiểu ý thơ qua việc giải thích ý nghĩa của cách diễn đạt quê hương là mẹ. 11 - Liên hệ thực tế để khẳng định vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người. - Bàn luận, mở rộng: thái độ đối với những cách ứng xử khác nhau của con người đối với quê hương ; bài học nhận thức, hành động của bản thân. Cụ thể: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau: - Giải thích ý thơ: + Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ. + Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương. - Liên hệ thực tế để bàn luận + Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. + Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. + Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. - Bàn luận, mở rộng: + Trân trọng những con người luôn gắn bó, hy sinh, cống hiến cho quê hương, đất nước. + Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu.... + Bài học nhận thức và hành động Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương * Luận đề là một câu văn, đoạn văn: Yêu cầu học sinh đọc kĩ và hiểu được nội dung của câu văn, đoạn văn đó (đặt trong tác phẩm, gắn với nhân vật). Nếu là câu văn, cần chú ý đến nghĩa của các từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến việc diễn đạt nội dung vấn đề bàn luận. Nếu là đoạn văn, cần chú ý đến những câu văn liên quan đến vấn đề bàn luận theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ : Nam Cao từng viết trong tác phẩm Lão Hạc : Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy học là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được nhà văn ngầm đề xuất qua ý kiến trên. Gợi ý cách làm bài: 12 - Học sinh đọc kĩ câu văn trong truyện ngắn Lão Hạc là lời tâm sự, suy ngẫm của ông giáo về cách nhìn nhận, đánh giá về con người, về cuộc đời. Chú ý cách diễn đạt của nhà văn : nếu … thì, không bao giờ … không bao giờ… - Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh: vì sao khi đánh giá người khác phải khách quan, toàn diện; phải nhìn nhận, đánh giá họ bằng tình yêu thương, sự cảm thông ? Từ đó, thấy được sự sâu sắc của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá con người.  - Bàn luận, mở rộng: Thái độ trước cách nhìn nhận, đánh giá người khác chưa đúng, bài học liên hệ bản thân. Cụ thể: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau: - Giải thích ý nghĩa câu nói: Câu văn đang ngầm đặt vấn đề: nếu cố tìm thì sẽ hiểu, sẽ không thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện , xấu xa, bỉ ổi, … ta sẽ không tàn nhẫn, sẽ thấy họ là những người đáng thương, sẽ thương họ. -> Bài học: Cách nhìn nhận, đánh giá con người phải toàn diện, khách quan, nhìn họ bằng lòng tin, tình yêu thương và sự trân trọng ta mới có thể thấy hết được vẻ đẹp tiềm ẩn của họ. - Liên hệ thực tế để bàn luận : + Vì sao phải nhìn nhận, đánh giá con người một cách toàn diện, khách quan ? Bản chất, vẻ đẹp của mỗi người được thể hiện ở cả hình thức bên ngoài cũng như những suy nghĩ, cảm nhận bên trong tâm hồn họ. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài thì khó có thể nhìn nhận, đánh giá chính xác về họ. Nếu không hiểu rõ bản chất bên trong của đối tượng ta thường có xu hướng đánh giá thấp hay gán cho đối tượng những định kiến lệch lạc, từ đó mà sống và ứng xử với họ thiếu sự cảm thông, sẻ chia. Khi đánh giá người khác mà chúng ta còn đưa những định kiến cá nhân, những suy nghĩ hẹp hòi sẽ làm sai lệch những đánh giá về họ. + Vì sao cần phải nhìn nhận, đánh giá con người từ lòng tin, tình yêu thương và sự trân trọng, cảm thông ? Nhìn nhận, đánh giá người khác bằng tình thương, lòng tin sẽ giúp mỗi người co sự cảm thông, thấu hiểu, có ý thức tìm để hiểu họ ; từ đó hiểu được việc họ làm, khám phá và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn họ. Nhìn con người bằng tình thương thì ta sẽ thấy họ đáng thương, sẽ thương họ. Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa con người với con người. - Bàn luận, mở rộng. + Câu nói của Nam Cao là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện được cái nhìn sâu sắc của nhà văn về con người, về cuộc đời: khi không có tấm lòng, không có ý thức tìm hiểu quan tâm đến mọi người xung quanh, không cảm thông với họ thì ta chỉ thấy được những biểu hiện bên ngoài, thường là cái hạn chế, tệ hại. Cũng chính vì thế đã giúp cho ông khám phá và phản ánh được cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp của con người đặc biệt là người nông dân trước cách mạng. 13 + Phê phán một bộ phận không nhỏ trong xã hội chỉ nhìn nhận, đánh giá con người dựa vào hình thức bên ngoài hoặc có những định kiến cá nhân… + Bài học: Trong cuộc sống, mỗi người phải luôn nhìn nhận con người và sự việc một cách khách quan, toàn diện gắn với từng hoàn cảnh cụ thể; tuyệt đối không để những định kiến cá nhân ích kỉ, hẹp hòi làm sai lệch những đánh giá của bản thân; phải biết sống vì nhau, sống bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng người khác thì cuộc đời riêng của mỗi người cũng như cuộc sống chung của toàn xã hội mới thực sự có giá trị. * Luận đề là một mẩu chuyện: Yêu cầu học sinh đọc kĩ câu chuyện, xác định sự việc được kể trong câu chuyện là gì? Liên quan đến nhân vật nào? Qua các sự việc, nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp gì? Ví dụ 1: Cã mét nhµ x· héi häc trong khi ®i thùc tÕ cho ®Ò tµi cña m×nh s¾p viÕt th× gÆp mét trêng hîp kh¸ thó vÞ: Anh A vµ anh B ®Òu cã ngêi cha nghiÖn ngËp vµ vò phu. Sau nµy anh A trë thµnh mét chµng trai lu«n ®i ®Çu trong c«ng t¸c phßng chèng tÖ n¹n x· héi vµ b¹o lùc gia ®×nh. Anh B th× l¹i lµ mét phiªn b¶n cña cha anh. Nhµ x· héi häc ®· ®Æt cïng mét c©u hái cho hai ngêi: “ §iÒu g× khiÕn anh trë nªn nh thÕ?” Vµ nhµ x· héi häc ®· nhËn ®îc cïng mét c©u tr¶ lêi: “Cã mét ngêi cha nh thÕ nªn t«i ph¶i nh thÕ ”. H·y viÕt mét bµi v¨n ng¾n tr×nh bµy nh÷ng suy nghÜ cña em vÒ ý nghÜa, bµi häc rót ra tõ c©u chuyÖn trªn. Gợi ý cách làm bài: - Phân tích ngắn gọn hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận. - Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh vấn đề bàn luận được đặt ra qua câu chuyện. - Bàn luận, mở rộng: bàn luận về tính hai mặt của vấn đề nghị luận qua câu chuyện… Rút ra bài học cho bản thân Cụ thể: Häc sinh cã thÓ tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau nhng cÇn ®¶m b¶o c¸c ý c¬ b¶n sau: - ý nghÜa c©u chuyÖn: C©u chuyÖn ng¾n gän nhng ngêi kÓ ®· dån nÐn mét vÊn ®Ò lín, ®Ó l¹i nhiÒu suy ngÉm cho ngêi ®äc vÒ nh÷ng yÕu tè lµm nªn nh©n c¸ch con ngêi: Hai ngêi thanh niªn cã cïng mét hoµn c¶nh: sinh ra trong mét gia ®×nh cã ngêi cha nghiÖn ngËp, vò phu nhng mçi ngêi l¹i cã mét lèi sèng, nh©n c¸ch kh¸c nhau. V× sao l¹i nh vËy? VËy sù h×nh thµnh nh©n c¸ch cña b¶n th©n mçi ngêi phô thuéc vµo nh÷ng yÕu tè nµo? - Liªn hÖ thùc tÕ ®Ó bµn luËn vµ chøng minh: + Tõ hoµn c¶nh vµ kÕt côc cña hai con ngêi, nhµ x· héi häc cïng ®Æt ra mét c©u hái: “ §iÒu g× khiÕn anh trë nªn nh thÕ?” vµ cïng nhËn ®îc mét c©u tr¶ lêi: “ Cã mét ngêi cha nh thÕ nªn 14 t«i ph¶i nh thÕ ?” ThËt thó vÞ, cïng mét c©u tr¶ lêi nhng néi hµm l¹i kh¸c nhau, øng víi nhËn thøc, b¶n lÜnh vµ lßng tù träng cña mçi ngêi. + Anh A lu«n ®i ®Çu trong c«ng t¸c phßng chèng tÖ n¹n x· héi vµ b¹o lùc gia ®×nh bëi chÝnh anh ®· nhËn thøc ®îc hµnh ®éng cña ngêi cha lµ xÊu xa, Ých kØ. Hµnh ®éng Êy võa huû ho¹i nh©n c¸ch con ngêi, võa x©m ph¹m ®Õn quyÒn con ngêi vµ ®¹o ®øc gia ®×nh, x· héi. Lèi sèng ®ã cña ngêi cha chØ ®em l¹i bÊt h¹nh cho vî con, gia ®×nh; bÞ mäi ngêi lªn ¸n, khinh ghÐt, xa l¸nh vµ ¶nh hëng ®Õn sù ph¸t triÓn cña x· héi. Anh kh«ng muèn trë thµnh b¶n sao cña ngêi cha bëi anh ®· thÊu hiÓu ®îc tÊt c¶ nh÷ng ®iÒu ®ã vµ cã thÓ anh kh«ng muèn lµ g¬ng xÊu cho con m×nh sau nµy. V× vËy, anh A ®· kiªn quyÕt chèng l¹i vµ chän lèi ®i ®óng ®¾n cho riªng m×nh. Nh vËy, nh©n c¸ch cña anh kh«ng phô thuéc vµo hoµn c¶nh nghiÖt ng· cña gia ®×nh mµ phô thuéc vµo chÝnh ý thøc, ý chÝ vµ nghÞ lùc, b¶n lÜnh cña anh. Anh ®· chøng tá ch©n lÝ d©n gian: “ GÇn bïn mµ ch¼ng h«i tanh mïi bïn” + Anh B kh«ng nh÷ng kh«ng nhËn thøc ®îc nh anh A mµ cßn dÉm ch©n lªn vµo con ®êng sa ng· cña cha m×nh ®· ®i. Anh sa vµo ®ã tríc hÕt v× lßng thï hËn vµ Ých kØ. Anh tr¶ thï ngêi cha b»ng hµnh ®éng “ ®æ thªm dÇu vµo löa”. Anh kh«ng hiÓu nh thÕ sÏ lµm tæn h¹i t×nh yªu th¬ng, h¹nh phóc, kinh tÕ gia ®×nh. Anh ®· tù huû ho¹i nh©n c¸ch b¶n th©n vµ trë thµnh g¸nh nÆng cho gia ®×nh, x· héi. Hµnh ®éng vµ viÖc lµm cña anh ®· chøng minh ®iÒu mµ «ng cha ta ®· ®óc kÕt: “ cha nµo con nÊy”, “ rau nµo s©u Êy”, “ gÇn mùc th× ®en”… Nh vËy, c¶ hai trêng hîp ®· cho ngêi ®äc mét nhËn thøc: mét trong nh÷ng yÕu tè c¬ b¶n, quan träng h×nh thµnh nªn tÝnh c¸ch con ngêi lµ gia ®×nh. Sù lµm g¬ng gi¸o dôc cña gia ®×nh ®ãng vai trß quan träng trong viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn tÝnh c¸ch, nh©n c¸ch cña con c¸i. Tuy nhiªn, gia ®×nh còng chØ lµ mét yÕu tè nÒn t¶ng, ®iÒu quan träng lµ ý thøc, sù tù nhËn thøc vµ b¶n lÜnh cña mçi ngêi. - Bµi häc liªn hÖ: + Cuéc sèng cµng hiÖn ®¹i cµng phøc t¹p, cµng n¶y sinh nhiÒu tÖ n¹n, thãi quen xÊu. V× vËy, mçi ngêi cÇn tù trang bÞ cho m×nh sù tù nhËn thøc, ý chÝ, nghÞ lùc ®Ó s¸ng suèt lùa chän cho m×nh mét lèi ®i s¸ng; ®Æc biÖt lµ khi r¬i vµo t×nh huèng khã kh¨n, bÊt h¹nh th× cµng cÇn ph¶i tØnh t¸o ®Ó vît qua, kh¼ng ®Þnh m×nh. + Nh©n c¸ch cña mçi c¸ nh©n gãp phÇn lµm nªn nh©n c¸ch cña x· héi. V× vËy, mçi ngêi cÇn cã ý thøc hoµn thiÖn nh©n c¸ch cña m×nh ®Ó gãp phÇn x©y dùng cuéc sèng cña x· héi. 15 Ví dụ 2: Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011) Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc: Häc sinh cã thÓ tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau nhng cÇn ®¶m b¶o c¸c ý c¬ b¶n sau: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. + Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh + Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. - Bài học giáo dục từ câu chuyện. + Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây) + Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi) - Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: + Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. 16 + Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực. b. Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua nhiều luận đề. b.1. Yêu cầu chung khi làm dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua nhiều luận đề: * Nội dung của các luận đề có thể có điểm tương đồng hoặc khác nhau hoặc vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác nhau. Vì vậy, với dạng bài này yêu cầu học sinh cần đọc kĩ các luận đề, giải thích ngắn gọn nội dung ( ý nghĩa) của từng luận đề để tìm ra các vấn đề bàn luận. Xem xét mối quan hệ giữa các luận đề, có điểm nào chung, thống nhất; có điểm nào riêng, khác biệt trong tư tưởng của các luận đề; vì sao có điểm chung và riêng đó. * Dàn ý cơ bản của dạng bài này: - Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề bàn luận, trích dẫn các luận đề. - Thân bài: + Giải thích nội dung (ý nghĩa) của từng luận đề. Nhận xét về mối quan hệ của các luận đề. + Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh ý nghĩa của các luận đề (trình bày suy nghĩ, quan điểm). Học sinh có thế trình bày theo hai cách: Cách 1: Bàn luận từng vấn đề được đặt ra ở mỗi luận đề, đánh giá điểm tương đồng hay tương phản, mặt tích cực hay tiêu cực giữa các luận đề; giải thích vì sao lại như thế. Cách 2: Bàn luận điểm chung, điểm riêng trong tư tưởng, quan điểm của các luận đề; giải thích vì sao lại có những điểm chung và riêng đó. + Liên hệ, mở rộng (Bài học nhận thức và hành động): Khẳng định mặt tích cực, phê phán mặt tiêu cực của các vấn đề đặt ra trong các luận đề. Rút ra bài học liên hệ thực tế, bản thân. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề bàn luận từ các ý kiến đã cho. b.2. Ví dụ: Ví dụ 1: Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Nhà văn Nga M.Pris-vin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Trình bày suy nghĩ của em về những quan niệm trên. Gợi ý cách làm bài: - Học sinh đọc kĩ và giải thích ý nghĩa từng ý kiến; chú ý nghĩa của các từ ngữ: cuộc đời ngắn ngủi, ước vọng quá nhiều; cách diễn đạt theo cấu trúc tăng tiến ở ý kiến thứ hai: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa. Từ việc giải thích ý nghĩa của hai ý kiến, học sinh tìm ra được mối liên hệ giữa hai ý kiến đó. - Liên hệ thực tế để bàn luận: Thấy được sự đúng đắn, tính hợp lí của hai ý kiến; bổ sung những phương diện chưa đầy đủ trong mỗi ý kiến; Hiểu được mối quan hệ của hai ý kiến. - Bàn luận, mở rộng: bày tỏ thái độ trước cách ứng xử của mỗi người về ước mơ của bản thân; bài học liên hệ bản thân. 17 Cụ thể: Trình bày suy nghĩ về vấn đề được đề cập trong hai câu nói: * Giải thích ý kiến - Ý kiến thứ nhất: + Cuộc đời ngắn ngủi: Thời gian con người sống, tồn tại không dài. + Ước vọng: Mơ ước, mong muốn, khát vọng + Ước vọng quá nhiều: Ước mong quá lớn, quá cao xa, không thực hiện được sẽ dẫn đến bất hạnh. Ý cả câu: Vì cuộc đời con người ngắn ngủi nên mỗi người không đủ thời gian thực hiện nhiều mơ ước, mong muốn, nhất là những mơ ước, mong muốn xa rời thực tế. - Ý kiến thứ hai: + Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa: Cấu trúc tăng tiến, nhấn mạnh việc con người cần phải biết ước mơ, khát vọng. + Tương lai: Những điều chưa đến, con người đang mong chờ. + Hiện tại: Những cái đang diễn ra. Ý cả câu: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến những điều mơ ước thành hiện thực. - Hai ý kiến tuy trái ngược nhau song đều đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp con người có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn và phức tạp. * Bàn luận ý kiến - Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. - Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực, vì có những ước mơ viễn vông, xa rời thực tế khiến con người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng. - Do vậy, cần biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, phải theo đuổi ước mơ nhưng không được mơ ước viển vông. * Bài học nhận thức và hành động - Trong xã hội, có những kẻ sống quá thực dụng, không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng hão huyền, tất cả đều đáng phê phán. - Phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết mình để thành công. - Luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an phận và mơ ước viễn vông. Ví dụ 2: Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du viết: Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Sau này, Bác Hồ lại khẳng định:  Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Suy nghĩ của em về quan điểm trên của hai danh nhân văn hóa. Gợi ý cách làm bài: 18 - Học sinh hiểu, giải thích quan điểm về chữ tâm – tài và tài – đức của hai danh nhân văn hóa ở hai thời đại xã hội khác nhau. - Liên hệ thực tế lịch sử xã hội để bàn về tính đúng đắn trong quan niệm về cái tâm – tài – đức – những phẩm chất cao quý của con người có giá trị và tầm quan trọng trong mọi thời đại. - Liên hệ thực tế hai thời kì xã hội để bàn luận về điểm gặp gỡ và khác nhau trong quan điểm về cái tâm – tài – đức của hai danh nhân văn hóa, lí giải lí do của sự khác nhau trong quan điểm của từng tác giả. Cụ thể: Trình bày suy nghĩ về vấn đề được đề cập trong hai câu nói của Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. - Giải thích ý nghĩa của hai ý kiến: + Chữ tài: tài năng, trí tuệ và năng lực của con người. + Chữ tâm: tấm lòng, tâm hồn, đạo đức, nhân cách của con người. + Chữ đức: đạo đức, đạo lí, tính nết thể hiện nhân cách con người. + Mối quan hệ giữa tâm – tài và tài – đức: Đức là phần tinh túy của tâm và tâm tỏa sáng cho đức, tâm – đức là những phẩm chất hòa quyện với nhau, không thể tách rời. Chữ tâm - tài có quan hệ bổ sung cho nhau, trong đó chữ tâm quyết định tất cả. - Liên hệ thực tế để bàn luận về hai ý kiến: + Điểm gặp gỡ của hai ý kiến: Cả hai danh nhân đều đề cao về chữ tâm và đức – những phẩm chất cao quý của con người. + Điểm khác nhau: Nguyễn Du quan niệm Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài: ông coi trọng chữ tâm, có giá trị hơn hẳn chữ tài bởi thời đại mà Nguyễn Du sống thì mọi giá trị của con người đều bị vùi dập, chà đạp, tài năng của con người không được đề cao. Những giá trị đạo đức của con người cũng bị hủy hoại vì đồng tiền. Đồng tiền trở thành thế lực vạn năng, chi phối, lũng đoạn cả một xã hội (Dẫn chứng: Thúy Kiều – một tuyệt thế giai nhân hội tụ đầy đủ tài - sắc – đức hạnh nhưng bị vùi dập, chà đạp, trở thành một món hàng trong tay bọn buôn thịt bán người định đoạt vì bọn chúng “ Trong tay đã sẵn đồng tiền/ Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì” và “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. Vì thế, sống trong xã hội đồng tiền đen bạc đó, chữ tâm rất cần cho con người để yêu thương, sẻ chia, cảm thông, nâng đỡ nhau. Với Hồ Chí Minh, chữ tài và đức được Người đặt ngang hàng nhau, bổ sung cho nhau. Vì, trong thời đại Bác sống thì quyền của con người được đề cao, trân trọng; mọi người có quyền bình đẳng về mọi mặt, không phân biệt giàu nghèo, giới tính … Con người có quyền tự do, bình đẳng, được làm chủ cuộc sống, công việc của mình, được thể hiện và đem tài – đức của mình để bảo vệ và xây dựng đất nước. Thêm nữa, trong thời đại đất nước đang từng ngày phát triển, hội nhập với thế giới, mỗi người cần có cả đức và tài để khẳng định mình. - Bàn luận, mở rộng: + Trong xã hội nào thì tâm – tài, đức – tài đều quan trọng bởi tài năng, sự thông minh sẽ giúp con người năng động, sáng tạo trong công việc. Người có tài năng thì làm việc gì cũng dễ dàng, hoàn thành tốt, đúng tiến độ; ngược lại không có tài năng không những không hoàn thành công việc, mà còn làm hỏng đến sự 19 nghiệp chung. Song đức và tài không phải từ nhiên mà có được, vì vậy mỗi người phải không ngừng học tập, tu dương và rèn luyện mới có. + Trong xã hội văn minh, tiến bộ, phát triển ngày nay, đòi hỏi con người phải có cả tâm, đức, tài để góp phần xây dựng đất nước. + Phê phán những kẻ bất tài, thất đức… + Bài học liên hệ bản thân. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trong những năm học vừa qua, khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, tôi đã luôn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước, tham khảo nhiều tài liệu về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, trong đó có dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn cho học sinh chi tiết về cách làm của từng kiểu bài để các em có thể vận dụng làm tốt kiểu bài văn nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm tôi phụ trách đã đạt được những kết quả tương đối: - Năm học 2012 – 2013: đạt 6 giải( 3 giải Ba, 3 giải KK) - Năm học 2013 – 2014; đạt 10 giải ( 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải KK ), đồng đội xếp thứ 2 toàn tỉnh. - Năm học 2014 – 2015: đạt 3 giải ( 1 giải Ba, 2 giải KK ) III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nói chung và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề là một dạng bài khó với học sinh lớp 9, đòi hỏi học sinh bên cạnh việc nắm được đặc trưng, cách làm của kiểu bài còn phải có kiến thức, sự hiểu biết sâu về vấn đề bàn luận thông qua các luận đề. Vì thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên không chỉ cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng làm bài mà còn phải hướng dẫn các em thói quen đọc, ghi chép, tìm hiểu các tư liệu cần thiết từ cuộc sống, sách báo, từ bản thân để làm phong phú cho bài viết cũng như bộc lộ sâu sắc được quan điểm của bản thân về vấn đề bàn luận. Nếu các em thường xuyên rèn luyện những kĩ năng trên  thì khi gặp bất cứ dạng đề nghị luận xã hội nào tôi tin cũng có thể làm  được. Tuy nhiên, để bài nghị luận xã hội đạt điểm cao không phải là dễ. Do đó đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các bước làm bài cũng như cấu trúc mỗi dạng đề mà còn phải chịu khó tư duy sáng tạo. Đặc biệt không ngừng quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. 2. Các kiến nghị: - Với phòng GD-ĐT: + Nh÷ng s¸ng kiÕn hay, bæ Ých, thiÕt thùc cña gi¸o viªn giái c¸c cÊp nªn ®a vÒ c¸c trêng ®Ó vËn dông vµo thùc tÕ gi¶ng d¹y. + Tổ chức cho giáo viên dạy bồi dưỡng đội tuyển tỉnh đi học hỏi kinh nghiệm từ các trường của huyện bạn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan