Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại việt nam...

Tài liệu Hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
112
111
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ HîP §åNG MUA B¸N Nî CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ HîP §åNG MUA B¸N Nî CñA C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hồng Lê MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................... 7 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ........... 7 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 7 1.1.2. Bản chất ......................................................................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm ....................................................................................................... 13 1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng Mại ................................................................................................. 15 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hợp đồng mua bán nợ ................................................................................. 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 25 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ................................................................................................. 26 2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam .............................................................................. 26 2.1.1. Đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại .............. 26 2.1.2. Chủ thể tham gia mua, bán nợ ...................................................................... 35 2.1.3. Nội dung hợp đồng mua bán nợ .................................................................... 45 2.1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ .......................................... 58 2.1.5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chế tài xử lý vi phạm........................ 64 2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam ....................................................................................................... 66 2.2.1. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán nợ ........................................................... 67 2.2.2. Về khoản nợ đƣợc mua, bán ......................................................................... 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 86 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...................................................................................... 87 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam ................................................... 87 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam ......................................................... 88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 100 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại BLDS: Bộ luật Dân sự DATC: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam DN: Doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng Thƣơng mại TCTD: Tổ chức tín dụng VAMC: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Số liệu nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2013 – 2014 66 Biểu đồ 2.2: Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu hội nhập và cạnh tranh với thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động ngân hàng đã dần bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thƣơng, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống. Vấn đề đáng quan ngại nhất đó là sự gia tăng tỉ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng. Sự tồn đọng và phát triển của nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣ tình trạng tăng quá nhanh về vốn điều lệ tại các TCTD, tình trạng sở hữu chéo về vốn, hoạt động độc canh tín dụng, quy mô tổng tài sản tăng nhanh nhƣng chất lƣợng tài sản thì trong tình trạng báo động… Sự gia tăng nợ xấu đã tác động tiêu cực không chỉ tới hệ thống các ngân hàng mà còn ảnh hƣởng xấu tới cả nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, ngoài các biện pháp đƣợc đƣa ra từ Nhà nƣớc nhƣ ban hành các văn bản pháp luật liên quan, thành lập, tổ chức Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để tiến hành mua nợ từ các ngân hàng, thì bản thân các tổ chức tín dụng cũng cần phải chủ động giải quyết nợ. Một trong những biện pháp đó là tiến hành hoạt động mua bán nợ. Hoạt động mua bán nợ của các TCTD không phải mới mẻ tại Việt Nam, trải qua hơn 15 năm triển khai (từ năm 1999), thế nhƣng trên thực tế, hoạt động này vẫn chƣa thực sự phát triển. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành. Ngay tại BLDS năm 2005, các quy định về đối tƣợng của hợp đồng mua bán nợ còn gây khó hiểu, các chủ thể khi tiến hành mua, bán nợ dựa trên những quy định chung về mua bán tài sản và một số quy định có liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu để thiết lập nên hợp đồng mua bán nợ. Đến năm 2006, với quyết định 59/2006/QĐ-NHNN thì có vẻ nhƣ hợp đồng mua bán nợ đã đƣợc quy định rõ ràng hơn. Nhƣng qua thực tiễn thi hành, các quy định tại văn bản này đƣợc đánh giá còn chung chung, mới mang tính quy tắc, không có những hƣớng dẫn cụ thể. Hiện tại, quy định về hoạt động mua, bán nợ đƣợc điều chỉnh bởi Thông tƣ 1 09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 17/07/2015 Quy định về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về hợp đồng mua bán nợ trong văn bản này cũng mang đă ̣c điể m quy đinh ̣ nhƣ̃ng vấ n đề chung , và do mới có hiệu lực vào ngày 01/09/2015 nên thực tiễn áp dụng văn bản này trên thực tế vẫn chƣa có sự đánh giá chính xác. Những giao dịch mua bán nợ đƣợc tiến hành trƣớc khi văn bản này có hiệu lực vẫn đƣợc điều chỉnh theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN. Do những thay đổi trong các văn bản pháp luật hiện tại, khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn khi muốn thực hiện mua, bán nợ. Bởi ngoài những quy định cơ bản về hợp đồng, thì đối với hợp đồng mua bán nợ giữa ngân hàng với khách hàng có nhu cầu mua nợ có những điểm khác biệt, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lƣỡng, để các bên tiến hành giao dịch thuận lợi, hạn chế tranh chấp phát sinh, giúp thị trƣờng mua bán nợ phát triển ở Việt Nam, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc… Qua nghiên cứu lí luận, các quy định hiện hành về Hợp đồng mua bán nợ trong nƣớc và quốc tế, đối chiếu, so sánh việc áp dụng các quy định pháp luật của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam về hợp đồng mua bán nợ, đề tài: “Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam”, sẽ cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn tại, vƣớng mắc nhằm tìm ra những giải pháp bổ sung giúp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, thúc đẩy sự phát triển hoạt động mua, bán nợ tại các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài này, thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế. Ngƣời viết đề xuất định hƣớng, các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại; 2 Thứ hai, Nghiên cứu so sánh về hợp đồng mua bán nợ của một số quốc gia trên thế giới; Thứ ba, Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay; Thứ tư, Trên cơ sở so sánh các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở trong nƣớc, đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, nghiên cứu khái quát lý luận về đối tƣợng hợp đồng mua bán nợ, chủ thể tham gia mua bán nợ, bản chất, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán nợ của ngân hàng thƣơng mại. Với đối tƣợng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại luật chung, và tại những văn bản riêng quy định về hợp đồng mua bản nợ, qua đối chiếu so sánh với pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ trên thực tế tại các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan trực tiếp đến hợp đồng mua bán nợ đó là Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN, tuy nhiên, đến tháng 09/2015 văn bản này mới đƣợc thay thế bởi Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN. Trƣớc sự thay đổi đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những quy định tại Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN và có sự so sánh với các quy định tại Thông tƣ 09/2015/TTNHNN. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, luận văn đƣa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại, giúp các giao dịch mua bán nợ diễn ra dễ dàng hơn để giải quyết tình trạng nợ xấu trong hệ thống các TCTD ở Việt Nam. 3 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phƣơng diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chƣa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Liên quan đến vấn đề xử lý nợ của các ngân hàng, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, ví dụ, bài “Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua – những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng” của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc; “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ; “Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Phƣơng Lan, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng; “Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật” của ThS.Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Thị Hồng Nhung; “Pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam” của Phạm Kim Thoa, Luận văn Thạc sĩ luật học, HN, 2007. Liên quan đến giao dịch mua bán nợ có thể kể đến bài viết “Giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ” của ThS.Bùi Đức Giang đăng tải trên website Thông tin pháp luật dân sự ngày 12/11/2013. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về thực trạng nợ xấu và nêu lên những giải pháp để giải quyết tình trạng ấy. Trong số những giải pháp đó, có giải pháp thực hiện hoạt động mua, bán nợ, tạo lập thị trƣờng mua, bán nợ tại Việt Nam, thiết lập các công cụ để xử lý nợ xấu. Một số các tổ chức đƣợc xây dựng có thể kể đến công ty mua bán tài sản thuộc ngân hàng thƣơng mại (AMC), hoặc thông qua công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC). Các bài viết này chủ yếu mang tính lí luận về các phƣơng pháp xử lý nợ, còn nhìn chung, liên quan đến cụ thể về các giao dịch mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại thì hiện nay chƣa có một công trình nào. Do đó, nghiên cứu về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng thƣơng mại là một vấn đề còn rất mới. Bởi vậy, ngƣời viết mong muốn công trình là 4 một trong những bƣớc đi đầu tiên, đặt sự khởi đầu cho việc nghiên cứu hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam xa hơn trong tƣơng lai. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửa của chủ nghĩa Mac-Lenin. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Phƣơng pháp phân tích và so sánh đƣợc sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong việc đánh giá khái quát, rút ra kết luận về từng vấn đề trong phạm vi nghiên cứu, cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là một công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học đề cập vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu thực tế áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để giải quyết, hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau: - Về tư liệu: Hệ thống hóa các tƣ liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. - Về nội dung: Thứ nhất, nghiên cứu một cách hệ thống về lí luận và các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam; Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành, luận văn đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại trên thực tế để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất cập trong các quy định về hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng với những chủ thể khác tham gia mua, bán nợ. Thứ ba, qua nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật trong nƣớc, kết hợp 5 nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, và thực tiễn áp dụng của các giao dịch mua bán nợ của một số ngân hàng ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán nợ trên thị trƣờng. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại. - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam. - Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán nợ của Ngân hàng Thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Tại Điều 1378 BLDS Québec (Canada) 1994 định nghĩa: “Hợp đồng là một sự thỏa thuận của các ý chí mà bởi nó một hoặc một số người tự ràng buộc mình với một hoặc một số người khác để thực hiện một cam kết” [9, tr. 10]. Điều 1101 BLDS Pháp năm 1804 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một điều nào đó” [9, tr. 11]. Còn tại Điều 388 BLDS Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với định nghĩa này, BLDS đã gắn thêm chữ “dân sự” vào trƣớc thuật ngữ “hợp đồng”, có thể đƣợc hiểu là tất cả hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi luật tƣ?. “Sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng” [9, tr. 98]. Qua một số định nghĩa trên về hợp đồng, có thể thấy hai vấn đề, một là có sự thỏa thuận của các bên, hai là đều tạo ra một hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý đƣợc hiểu là việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi hoặc một quan hệ pháp luật hoặc quyền và nghĩa vụ giữa các bên [9, tr. 12]. Vậy, Hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm phát sinh ra quan hệ pháp luật hay hậu quả pháp lý. Xét về hợp đồng mua bán nợ thì đối tƣợng đƣợc chuyển giao trong hợp đồng này là quyền của chủ nợ yêu cầu bên mua nợ thanh toán một khoản nợ (quyền đòi nợ). Quyền đòi nợ đƣợc phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu. Dƣới góc độ pháp luật về tài sản, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản [34, Điều 322] và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện 7 hành [34, Điều 163]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Quyền đòi nợ là một tài sản đặc biệt, tài sản này ở dạng vô hình hay nó là một dạng của quyền tài sản. Dƣới góc độ kế toán, quyền đòi nợ là một “khoản phải thu”, có thể hiểu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Đối với ngân hàng thì đó là khoản phải thu từ hợp đồng cấp tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Dƣới góc độ của pháp luật nghĩa vụ thì quyền đòi nợ là một dạng của quyền yêu cầu và đƣợc chuyển giao, đƣợc quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của BLDS 2005. Đó là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc, cụ thể phải thanh toán một khoản tiền cho bên có quyền tại một thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán nợ hay giao dịch mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển nhƣợng phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác. Thông qua việc chuyển nhƣợng lại “quyền thu hồi nợ” từ “khoản nợ phải thu” của bên Bán nợ (chủ nợ) đối với Con nợ sang cho bên Mua nợ, bên Mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của bên Con nợ. Nhƣ vậy, hoạt động mua bán nợ đƣợc thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà không phải là nợ phải trả (của bên con nợ). Xét trong giao dịch mua bán nợ của các NHTM luôn có sự tham gia của các ngân hàng, có thể với tƣ cách là bên bán nợ hoặc là bên mua nợ. Khoản nợ đƣợc mua, bán đƣợc hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Điều này phân biệt với khoản nợ phát sinh từ các hoạt động thƣơng mại khác, nhƣ các khoản nợ hình thành từ hợp đồng mua bán hàng hóa…Do đó, giao dịch mua bán nợ của ngân hàng sẽ có sự phân biệt với những giao dịch mua bán nợ khác. Có thể so sánh với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng, đây là một trong những hình thức giao dịch liên quan đến các khoản phải thu, nhƣng khoản phải thu này có nguồn gốc từ hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động này có sự khác biệt đối với giao dịch mua bán nợ, có thể xem xét dƣới một số khía cạnh sau: 8 Tiêu chí Giao dịch mua bán nợ Hoạt động bao thanh toán Mua, bán nợ là việc chuyển Bao thanh toán là một hình thức nhƣợng khoản nợ, theo đó, bên cấp tín dụng của TCTD cho bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ bán hàng thông qua việc mua lại Khái của khoản nợ cho bên mua nợ và các khoản phải thu phát sinh từ việc niệm nhận thanh toán từ bên mua nợ mua, bán hàng hoá đã đƣợc bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng Là một hoạt động của ngân hàng Là một hình thức cấp tín dụng Bản chất nhằm xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống. Không phải là một hình thức cấp tín dụng Bên bán nợ: các ngân hàng Bên bao thanh toán: Là TCTD Bên mua nợ: các tổ chức, cá nhân đƣợc cấp phép để tiến hành cấp tín có nhu cầu dụng cho khách hàng của mình Chủ thể dƣới hình thức mua lại các khoản tham gia phải thu thƣơng mại. Bên đƣợc bao thanh toán: Là bên bán hàng có khoản phải thu phát sinh và đƣợc thỏa thuận theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đối tƣợng Khoản nợ do ngân hàng cho Khoản nợ hình thành từ việc mua, khách hàng vay bán hàng hoá. Đây là các khoản phải thu thƣơng mại hợp đồng Hợp đồng tín dụng giữa ngân Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung Giao hàng và khách hàng. Hình thành cấp dịch vụ giữa bên bán hàng và dịch thông qua các nghiệp vụ cấp tín bên mua hàng cơ sở dụng nhƣ: cho vay, bảo lãnh… 9 Có thể thấy, giao dịch cho vay của ngân hàng với khách hàng là những giao dịch cơ sở, xác lập quyền chủ nợ của TCTD đối với bên nợ và là giao dịch tạo hàng hóa cho hoạt động mua bán nợ. Thông qua giao dịch mua bán nợ, ngân hàng mong muốn thu lại một phần vốn trong các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trƣớc đó. Bên mua nợ thƣờng tham gia vào giao dịch này với mục tiêu lợi nhuận. Với khái niệm trên có thể hiểu hợp đồng mua bán nợ của NHTM là sự thỏa thuận của bên bán nợ (ngân hàng) và bên mua nợ (tổ chức, cá nhân…) với mục đích chuyển giao quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Ngƣời thứ ba gọi là ngƣời thế quyền, trở thành ngƣời có quyền yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình. Trong quan hệ giữa chủ nợ và bên khách nợ, thì việc chuyển giao quyền yêu cầu dựa trên quyền của chủ nợ. Thỏa thuận này đã làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên bán nợ sẽ chấm dứt tƣ cách chủ nợ, có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin và chuyển giao giấy tờ cho bên mua nợ, không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nợ (trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác). Bên mua nợ trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa vụ đối với mình, đƣợc áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật nhằm thu hồi đƣợc nợ từ bên nợ. Vậy, có thể hiểu ngắn gọn: “Hợp đồng mua bán nợ là thỏa thuận về việc chủ nợ chuyển nhượng quyền đòi nợ của mình cho chủ thể khác, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo cam kết”. 1.1.2. Bản chất Thứ nhất, hợp đồng mua bán nợ là sự thỏa thuận về sự thay đổi chủ thể hƣởng quyền của ngƣời có quyền cho ngƣời thứ ba, nó không làm thay đổi về nội dung của quan hệ. Khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch từ ngƣời này sang ngƣời khác, quyền này không bị biến đổi do sự chuyển dịch ấy. Có sự thay đổi về chủ thể quyền lợi nhƣng quyền lợi thì không thay đổi. Do đó nếu quyền lợi có một vài sự hạn chế trƣớc khi chuyển dịch thì các hạn chế đó vẫn đƣợc duy trì khi quyền lợi đƣợc chuyển dịch cho ngƣời khác, đó là nguyên tắc không ai có thể chuyển dịch cho ngƣời khác nhiều 10 quyền lợi hơn mà mình có. Ngƣời có quyền yêu cầu sau khi chuyển giao quyền yêu cầu đã không còn tƣ cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tức là họ không đƣợc hƣởng lợi ích về quyền yêu cầu đó nữa. Phía ngân hàng khi chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ, thì ngân hàng chấm dứt tƣ cách chủ nợ đối với con nợ. Ngƣời mua nợ trở thành chủ thể có quyền yêu cầu bên nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình. Điều này cũng phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua ngƣời thứ ba. Vì thực hiện quyền yêu cầu thông qua ngƣời thứ ba là thỏa thuận giữa ngƣời có quyền yêu cầu với ngƣời thứ ba, theo đó ngƣời có quyền yêu cầu ủy quyền cho ngƣời thứ ba thay mình thực hiện quyền yêu cầu trƣớc ngƣời có nghĩa vụ. Ví dụ ngƣời có quyền yêu cầu đòi nợ ủy quyền cho ngƣời thứ ba đòi nợ cho mình. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời thứ ba đƣợc thực hiện theo nội dung ủy quyền. Ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trƣớc ngƣời thứ ba đƣợc ủy quyền. Nếu ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ thì phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời có quyền. Ngƣời thứ ba thực hiện quyền yêu cầu theo sự ủy quyền chứ không phải quyền yêu cầu của chính mình. Ngƣời thế quyền cũng thực hiện quyền yêu cầu nhƣng là quyền yêu cầu của chính mình. Thứ hai, hợp đồng mua bán nợ hay là hợp đồng chuyển nhƣợng trái quyền Trong khoa học pháp lý ngƣời ta chia quyền tài sản ra thành quyền đối vật hay còn gọi là vật quyền; quyền đối nhân hay còn gọi là trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ. Trong quan niệm Latinh, vật quyền (jus in re) đƣợc hiểu là quyền đƣợc chủ thể (ngƣời có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không cần vai trò trung gian của một ngƣời khác. Quyền đối vật chỉ bao gồm hai yếu tố: chủ thể của quyền lợi, có nghĩa là ngƣời có quyền; và vật làm đối tƣợng của quyền lợi ấy. Trong chừng mực đó, vật quyền đối lập với trái quyền (jus ad rem), tức là quyền đƣợc thực hiện chống lại một ngƣời nhằm đòi hỏi một lợi ích về tài sản, cụ thể là một số tiền. Quyền đối nhân có 3 yếu tố: (1) Trái chủ (là chủ thể tích cực, có quyền đòi hỏi thi hành nghĩa vụ), do đó, nghĩa vụ có thể là phần làm tăng tài sản của họ; (2) Ngƣời thụ trái (là chủ thể tiêu cực, phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của ngƣời khác), nên nghĩa vụ làm giảm tài sản của họ; (3) Mục đích của nghĩa vụ là một đối tƣợng. 11 Thông thƣờng quyền đối nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng nhƣng cũng có thể phát sinh do các căn cứ khác do pháp luật quy định. Điều 181 BLDS 2005 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự” [34]. Nhƣ vậy theo BLDS, nếu quan hệ trái quyền có thể trị giá đƣợc thành tiền và chuyển giao đƣợc thì trái quyền đó mới là quyền tài sản. Vật quyền và trái quyền có những khác biệt cơ bản sau: (1) Vật quyền mang tính chất tuyệt đối theo nghĩa tất cả những ngƣời khác trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của ngƣời đƣợc hƣởng vật quyền, và ngƣời này đƣợc thực hiện các quyền trực tiếp đối với tài sản. Trái lại, trong quan hệ trái quyền mang tính chất tƣơng đối, nó chỉ mối quan hệ giữa ngƣời có quyền và ngƣời có nghĩa vụ và về mặt nguyên tắc, nó chỉ có hiệu lực tƣơng đối giữa hai ngƣời này mà thôi; (2) Trong quan hệ vật quyền, ngƣời có quyền có thể trực tiếp khai thác tài sản và có quyền đòi lại tài sản dù tài sản đang nằm trong tay ai. Trái lại, trong quan hệ trái quyền, ngƣời có quyền chỉ có thể yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ chứ không có quyền cụ thể đối với tài sản này hay tài sản kia của ngƣời có nghĩa vụ. Theo quan niệm này thì quyền đòi nợ là một trái quyền [34]. Quyền đòi nợ, trƣớc tiên đó là một quyền, và quyền này là quyền đƣợc yêu cầu ngƣời khác phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với mình. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nói một cách nôm na thì quyền đòi nợ là một quyền có giá trị tiền tệ nhƣng không có đối tƣợng là một vật hữu hình nào, ngƣời có quyền đòi nợ thực hiện quyền của mình bằng cách yêu cầu ngƣời mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó dƣới hình thức nhận một số tiền. Theo đó, hợp đồng mua bán nợ là thỏa thuận nhằm chuyển nhƣợng quyền yêu cầu trả nợ của chủ nợ cho bên thứ ba khác, chủ nợ mới sẽ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với mình. 12 1.1.3. Đặc điểm  Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ Hợp đồng song phƣơng (hay có đi có lại) là hợp đồng mà bởi nó các bên tuyên bố một cách rõ ràng lời hứa với nhau, nhƣ hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê [9, tr. 192]. Các bên trong hợp đồng đều là trái chủ, và ngƣời thụ trái của nhau. Hợp đồng song vụ có những vấn đề pháp lý xuất phát từ tính chất ràng buộc có đi có lại của các bên trong hợp đồng đó là: (1) Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ; (2) Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng; (3) Nếu một bên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ do gặp phải trƣờng hợp bất khả kháng thì bên kia không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng. Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Bên bán nợ thực hiện chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ, có quyền yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo giá trị, thời hạn, địa điểm… theo thỏa thuận, và bên bán nợ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu về khoản nợ theo yêu cầu của bên mua nợ. Ngƣợc lại với các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ là các nghĩa vụ và quyền của bên mua nợ. Bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán, có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến khoản nợ…  Hợp đồng mua bán nợ là hợp đồng mang tính chất đền bù Hợp đồng có đền bù là hợp đồng là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận đƣợc từ bên kia một lợi ích tƣơng ứng [9, tr. 103]. Là dạng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nợ cũng thể hiện tính chất đền bù. Sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận đƣợc lợi ích ngƣợc lại dƣới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Đối tƣợng của hợp đồng mua bán nợ là quyền đòi nợ, các ngân hàng thƣờng mong bán các khoản nợ khó đòi nhằm thu lại một phần nào số vốn để hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, do đó, giá trị những khoản nợ đƣợc mua bán thƣờng thấp hơn giá trị thực, bởi bên mua nợ mong muốn mua khoản nợ nhằm vào mục đích lợi nhuận. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan