Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở việt nam hiện nay

.PDF
189
66
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÍ THỊ THANH TÂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÍ THỊ THANH TÂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phí Thị Thanh Tâm MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................6 1.1.2. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................12 Tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu ...............................................................15 1.1.4. Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết và vấn đề luận án cần làm .................16 1.2. Cơ sở lý thuyết và và hƣớng tiếp cận của đề tài .....................................17 1.2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................17 1.2.2. Về hƣớng tiếp cận của đề tài .......................................................................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................19 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM .......................................................20 2.1. Tự do báo chí - lý luận và khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam .......20 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.1.4. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. Quan niệm về báo chí, tự do báo chí ...........................................................20 Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng tự do báo chí ..........................24 Một số đặc điểm của thuyết tự do báo chí...................................................30 Giới hạn của tự do báo chí ..........................................................................38 Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về báo chí .........43 Khái niệm pháp luật về báo chí ...................................................................43 Đặc điểm của pháp luật về báo chí ..............................................................46 Nội dung cơ bản của pháp luật về báo chí ..................................................49 2.2.4. 2.3. 2.3.1. Vai trò của pháp luật về báo chí ..................................................................54 Những tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật về báo chí........59 Những tiêu chí chung ..................................................................................59 2.3.2. 2.4. 2.4.1. Những tiêu chí cụ thể ..................................................................................63 Pháp luật về báo chí ở một số nƣớc và kinh nghiệm cho Việt Nam .....67 Pháp luật về báo chí ở một số nƣớc ............................................................67 2.4.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................76 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM .....77 3.1. Pháp luật về báo chí ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay .........................77 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. Pháp luật về báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1945-1986 ..............................77 Pháp luật về báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến năm 2013 ................83 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến báo chí ...................87 3.2. 3.2.1. Những hạn chế của hệ thống pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay.........90 Hệ thống pháp luật về báo chí tản mát, đƣợc quy định trong quá nhiều văn bản ..............................................................................................90 Một số văn bản pháp luật về báo chí còn chồng chéo, mâu thuẫn ..............91 3.2.2. 3.2.3. 3.2.5. 3.2.6. Quy định trong một số văn bản pháp luật về báo chí chƣa phù hợp với thực tiễn .................................................................................................93 Pháp luật về báo chí còn chƣa kịp thời điều chỉnh một số vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo chí ............................................................95 Một số quy định pháp luật về báo chí thiếu cụ thể......................................98 Pháp luật về báo chí vẫn còn nhiều hạn chế so với Hiến pháp năm 2013 ........99 3.2.7 3.3. Thực tiễn hoạt động quản lý báo chí còn nhiều hạn chế ...........................104 Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................107 3.2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................112 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM ............................................................................ 113 4.1. 4.1.1. 4.1.2. 4.2. Xu hƣớng phát triển của báo chí ở Việt Nam và tính tất yếu phải hoàn thiện pháp luật về báo chí .............................................................113 Các yếu tố tác động tới phát triển của báo chí ở Việt Nam ......................113 Tính tất yếu phải hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam .................115 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam .....................120 4.3. 4.3.1. 4.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam ...........126 Sửa đổi Luật Báo chí .................................................................................126 Sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, pháp lệnh có liên quan ...................138 4.4. 4.4.1. 4.4.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về báo chí .......................141 Rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật về báo chí .......................141 Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về báo chí ..............143 4.4.3. 4.4.4. Cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí ..................................................144 Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí ..................145 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTTVTT: Bộ Thông tin và Truyền thông CQBC: Cơ quan báo chí CQCQBC: Cơ quan chủ quản báo chí CQNN: Cơ quan nhà nƣớc CQQLNN: Cơ quan quản lý nhà nƣớc HNB: Hội Nhà báo LBC: Luật Báo chí NLB: Ngƣời làm báo PLVBC: Pháp luật về báo chí QRT: Quyền riêng tƣ QTDBC: Quyền tự do báo chí STTVTT: Sở Thông tin và Truyền thông TCTT: Tiếp cận thông tin UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1: Sự phát triển về số lƣợng các CQBC từ năm 1998 đến tháng 2/2013 116 Biểu đồ 4.2: Tăng trƣởng thuê bao Internet ở Việt Nam (Tính theo số ngƣời sử dụng) 117 Biểu đồ 4.3: Tổng số nhà báo đƣợc cấp thẻ từ năm 1998 đến tháng 2/2013 117 Biểu đồ 4.4: Số nhà báo bị thu thẻ từ năm 1998 đến tháng 2/2013 118 Biểu đồ 4.5: Tổng số vụ vi phạm và đã đƣợc xử lý về báo chí năm 1998 đến năm 2012 118 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mức độ phát triển của báo chí là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tính dân chủ của một nhà nƣớc và sự bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân trong xã hội. Trong những năm qua, nền báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, phong phú, tăng nhanh về số lƣợng và loại hình. Báo chí đã bám sát đời sống xã hội; cung cấp thông tin đa chiều, sâu sắc; tạo dƣ luận xã hội rộng lớn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trên lĩnh vực chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí, các CQBC đã dũng cảm, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, báo chí cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập không tƣơng xứng với đổi mới trong lĩnh vực kinh tế và yêu cầu của công chúng cũng nhƣ hội nhập quốc tế. Đó là: xu hƣớng thƣơng mại hóa; xa rời tôn chỉ mục đích, đối tƣợng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia. Báo chí còn chƣa đến đƣợc đông đảo nhân dân lao động ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều tờ báo đăng bài, ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngƣợc lại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, gây phản cảm, bức xúc trong dƣ luận xã hội. Một số nhà báo phẩm chất đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp; thậm chí lợi dụng nghề nghiệp vi phạm pháp luật làm ảnh hƣởng xấu đến uy tín tờ báo và giới báo chí cả nƣớc. Những tồn tại trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó phần nhiều là do hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, báo chí ngày càng có vai trò to lớn và trên phƣơng diện chính trị, xã hội, đó là “quyền lực thứ tƣ”. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp luật dƣờng nhƣ đã “chật hẹp”. Sau 15 năm thi hành LBC đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Nói một cách hình ảnh nó nhƣ một “chiếc áo quá chật” kìm hãm sự phát triển báo chí hiện nay. Rất nhiều vấn đề nhƣ: cơ chế quản lý báo chí, mô hình CQBC, báo điện tử, kinh tế báo chí, bản quyền, cải chính, bảo vệ nguồn tin, lƣu chiểu, quy hoạch đã lạc hậu, lỗi thời cần phải có sự nghiên cứu để sửa đổi kịp thời. Đồng thời, trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, khi các phƣơng tiện thông tin kỹ thuật hiện 1 đại ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, mạng xã hội ngày càng phát triển thì việc xây dựng hành lang pháp lý trong lĩnh vực báo chí cần đƣợc củng cố, tăng cƣờng và hoàn thiện mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Vì vậy, hoàn thiện PLVBC trở thành nhu cầu tất yếu để cùng bƣớc bắt nhịp với sự phát triển của đất nƣớc, thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu bảo vệ quyền cơ bản của con ngƣời, công dân càng nổi lên nhƣ thành tố bắt buộc của Nhà nƣớc pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng liên quan đến quyền con ngƣời, quyền tự do cơ bản của công dân. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, sớm đƣa Hiến pháp vào cuộc sống, Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ đã đƣa vào chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh các luật quan trọng cần phải sớm đƣợc quan tâm triển khai, trình Quốc hội thông qua. LBC, Luật TCTT, Luật Bảo vệ bí mật nhà nƣớc… là chùm các luật đƣợc ƣu tiên số một. Từ đó việc sửa đổi các đạo luật theo hƣớng phù hợp với Hiến pháp đang đƣợc đặt ra nhƣ đòi hỏi tất yếu. Sửa đổi PLVBC là tất yếu trong dòng chảy này. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc đƣa LBC vào Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, nhiệm kỳ khóa 13. LBC sẽ đƣợc Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 10, cuối năm 2015 và dự kiến sẽ thông qua vào Kỳ họp đầu năm 2016. Hiện nay, các bộ, ngành liên quan đang tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo LBC. Vì thế, nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn để đƣa ra tiêu chí, quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện PLVBC nói chung, LBC nói riêng là rất cần thiết hiện nay. Đây là lĩnh vực khó và chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ pháp luật và kết hợp đƣợc hƣớng mới theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Đây là một cách tiếp cận mới mang màu sắc lý luận pháp lý. Với những lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề: "Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam về pháp luật báo chí để chỉ ra những khoảng trống và bất cập trong pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng, củng cố khuôn khổ pháp lý về báo chí phù hợp với Hiến pháp, thông lệ quốc tế và hoàn cảnh, điều kiện thực tế của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Một là, phân tích lý thuyết và pháp luật quốc tế về báo chí, tự do báo chí, cũng nhƣ cơ chế pháp lý về quản lý nhà nƣớc đối với báo chí của một số quốc gia trên thế giới, từ đó khái quát khung lý thuyết PLVBC. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên là trả lời các câu hỏi: PLVBC là gì? PLVBC của một số quốc gia trên thế giới nhƣ thế nào? Những yếu tố tích cực nào của pháp luật quốc tế và một số nƣớc mà Việt Nam có thể tham khảo? Hai là, phân tích pháp luật hiện hành về báo chí của Việt Nam để chỉ ra nền tảng, cơ sở lý luận, thực tiễn của nó. Nói cách khác, nhiệm vụ thứ hai là trả lời câu hỏi: Khuôn khổ PLVBC của Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? Có phù hợp với những lý thuyết và tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này không? Ba là, trên cơ sở phân tích, so sánh với lý luận, pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia, xác định những hạn chế trong PLVBC của Việt Nam và đề xuất những sửa đổi, bổ sung phù hợp với đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và pháp luật của Việt Nam. Nói cách khác, nhiệm vụ thứ ba là trả lời câu hỏi: PLVBC của Việt Nam cần nhƣ thế nào trong những năm tới? PLVBC của Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung những gì để tiệm cận với xu hƣớng chung trên thế giới nhƣng vẫn phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đặc thù của Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu “Hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam hiện nay” là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn PLVBC ở Việt Nam và mọi quốc gia trên thế giới mà với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài nhƣ sau: - Vấn đề lý luận cơ bản PLVBC; 3 - PLVBC của một số nƣớc trên thế giới; - Thực trạng hệ thống PLVBC ở Việt Nam hiện nay; - Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay; - Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung trên, luận án đƣa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện PLVBC phù hợp với thông lệ chung quốc tế và điều kiện của Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: hệ thống; kết hợp lý luận với thực tiễn; phân tích và tổng hợp; luật học so sánh; lịch sử; thống kê. - Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận án theo trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đã đƣợc xác định cho luận án. - Phương pháp luật học so sánh: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng tại chƣơng 2. Cụ thể là đƣợc vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng và thực hiện PLVBC ở một số nƣớc. - Phương pháp lịch sử: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều tại chƣơng 3 nhằm đƣa ra những cứ liệu lịch sử để trình bày PLVBC trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu PLVBC của một số nƣớc trên thế giới (chƣơng 2), thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam (chƣơng 3, 4). - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong các chƣơng của luận án. Cụ thể là đƣợc sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các hiện tƣợng, quan điểm, quy định và thực tiễn thực hiện PLVBC; tổng hợp, phân tích để rút ra bản chất của vấn đề (chƣơng 1, 2, 3); từ đó đƣa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam (chƣơng 4). 5. Những đóng góp và điểm mới của luận án Một là, làm rõ đƣợc khái niệm PLVBC; QTDBC; một số đặc điểm của thuyết tự do báo chí; giới hạn của tự do báo chí; những tiêu chí cụ thể trong việc hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp năm 2013. 4 Hai là, phân tích đƣợc những hạn chế của hệ thống PLVBC của Việt Nam hiện nay, đặc biệt có sự so sánh, đối chiếu với quy định của Hiến pháp năm 2013. Ba là, cung cấp một số kinh nghiệm quản lý báo chí và PLVBC của một số nƣớc, trên cơ sở đó rút ra đƣợc những yếu tố có thể vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bốn là, đề xuất đƣợc một số giải pháp để hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam trong đó tập trung sửa đổi LBC hiện hành. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp PLVBC ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn PLVBC ở Việt Nam. Sau khi hoàn thành, luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập PLVBC. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, sửa đổi LBC hiện hành. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 4 chƣơng là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài; Chương 2: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam; Chương 3: Thực trạng pháp luật về báo chí ở Việt Nam; Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có một số đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ và các bài báo. Sau đây, tác giả xin nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận án. 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về báo chí + “Cơ sở lý luận báo chí” do PGS. TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên (Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999). Giáo trình đề cập đến rất nhiều nội dung về báo chí nhƣ: tính giai cấp của báo chí, tự do báo chí, luật pháp và báo chí, nguyên tắc hoạt động báo chí, các chức năng của báo chí, lao động sáng tạo trong báo chí. + “Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn” (tập V), Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005). Các bài viết trong cuốn sách tập trung trình bày các vấn đề nhƣ: vai trò của ngƣời đứng đầu CQBC; đạo đức nghề báo - lƣơng tâm và lòng tự trọng; vai trò của báo chí trong nền kinh tế tri thức. + “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - Những bài học lịch sử và định hướng phát triển” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005). Cuốn sách tập hợp 46 bài tham luận tại Hội thảo khoa học do Phân viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 14/6/2005 nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Các bài tham luận tập trung vào các vấn đề lớn nhƣ: những vấn đề lịch sử và bài học kinh nghiệm nền báo chí cách mạng Việt Nam; diện mạo nền báo chí Việt Nam và những vấn đề cấp thiết đặt ra; những định hƣớng phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. + “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của tập thể tác giả: Dƣơng Xuân Sơn, 6 Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007). Nội dung của giáo trình đề cập những vấn đề có tính phƣơng pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trƣng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. + Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ cán bộ báo chí hiện nay” do PGS.TS Vũ Duy Thông làm chủ nhiệm, phân tích và đánh giá thực trạng trình độ cán bộ báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số định hƣớng và giải pháp để nâng cao trình độ cán bộ báo chí. + Đề tài “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam” do PGS.TS Trần Quang Nhiếp làm chủ nhiệm đi sâu phân tích vai trò, thực trạng của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, trên cơ sở đó kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong chống quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. + “Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS. TS Hoàng Đình Cúc chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2013). Cuốn sách đề cập đến những nội dung nhƣ: quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, đạo đức nghề báo; thực trạng đạo đức nghề báo ở Việt Nam hiện nay; qua đó phác thảo hệ tiêu chí về chuẩn mực đạo đức nghề báo và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức nghề báo. + “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2014). Cuốn sách khái quát quá trình hình thành và phát triển của Internet; đặc trƣng cơ bản của báo mạng điện tử; cách viết và trình bày báo mạng điển tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin trên báo mạng điện tử. + “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2014). Cuốn sách giới thiệu 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới; so sánh với bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của NLB Việt Nam; trên cơ sở đó phác thảo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam. 7 + Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: “Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới” của TS Nguyễn Vũ Tiến (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003). Luận án phân tích những bƣớc tiến trong quá trình lãnh đạo báo chí của Đảng, trong đó khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho báo chí tiếp tục phát triển. + Bài viết “Báo chí cách mạng trong cơ chế thi ̣ trường” của tác giả Dƣơng Xuân Nam, đăng trên báo điện tử Chất lƣợng điện tử Việt Nam ngày 21/6/2014. Tác giả bài báo khẳng định: Kinh tế báo chí gắ n liề n với nề n kinh tế nƣớc nhà , gắ n liề n với nề n sản xuấ t , gắ n liề n với các tâ ̣p đoàn , tổ ng công ty , gắ n liề n với các doanh nhân, gắ n liề n với đo ̣c giả… Chấ t lƣơ ̣ng của báo chí suy cho cùng là chấ t lƣơ ̣ng thông tin . + Bài viết “Mấy vấn đề về đạo đức nghề báo trong cơ chế thị trường” của tác giả Huy Vũ đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 4/4/2014. Bài viết phân tích một số biểu hiện vi phạm, xuống cấp đạo đức nghề báo hiện nay; nguyên nhân khách quan và chủ quan; trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề báo hiện nay nhƣ: sớm xem xét, sửa đổi LBC cho phù hợp với thực tiễn hội nhập quốc tế; sửa đổi “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của NLB Việt Nam” thành “Quy tắc đạo đức nhà báo” với những quy định cụ thể hơn; tăng cƣờng và thƣờng xuyên tiến hành công tác bồi dƣỡng về đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo. 1.1.1.2. Nhóm các công trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến pháp luật về báo chí + “Lý luận và pháp luật về quyền con người” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011). Giáo trình đề cập đến rất nhiều nội dung về quyền con ngƣời nhƣ: các quyền dân sự và chính trị, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong luật quốc tế; cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời; pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền con ngƣời ở Việt Nam. Tuy nhiên, QTDBC chỉ là một trong những quyền dân sự và chính trị nên đƣợc đề cập một cách cơ bản, khái quát nhất. + “Tư tưởng về quyền con người - Tuyển tập thế giới và Việt Nam” của 8 Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời, quyền công dân thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Lao động - Xã hội, 2011). Cuốn sách tuyển chọn những văn kiện, đoạn trích và tuyên bố mang tính chất tiêu biểu, phản ánh nhận thức và tƣ tƣởng của nhân loại về quyền con ngƣời trong lịch sử thế giới và Việt Nam. Nhƣng cũng do cuốn sách này tập trung trình bày các vấn đề về lịch sử quyền con ngƣời nên vấn đề báo chí chỉ đƣợc đề cập ở mức độ hạn chế với phần điểm qua tƣ tƣởng của một số danh nhân nhƣ: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Nguyễn Ái Quốc. + “Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời, quyền công dân và Trung tâm luật so sánh thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011). Cuốn sách đã đề cập toàn diện, đầy đủ về pháp luật và thực tiễn TCTT ở Việt Nam và trên thế giới. Cuốn sách có những đề xuất quan trọng nhƣ: - Báo chí là một kênh để ngƣời dân TCTT. Bảo vệ quyền TCTT của báo chí cũng là bảo vệ quyền TCTT của công chúng. - Quyền tự do tƣ tƣởng, ngôn luận, báo chí và quyền đƣợc thông tin là những quyền con ngƣời, đồng thời là những quyền công dân cơ bản - những quyền hiến định vốn có của một xã hội dân chủ, đồng thời cũng là một chuẩn mực bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. + “Quản lý nhà nước và PLVBC” của tác giả Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (Nxb Văn hóa Thông tin, 2009). Cuốn sách trình bày khái lƣợc nội dung, đặc điểm, tình hình thực hiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc về báo chí. Tuy nhiên, về cơ bản cuốn sách đƣợc phát triển từ Luận văn thạc sĩ luật học "Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay" của ThS. Phí Thị Thanh Tâm nên các vấn đề trình bày còn khái lƣợc, chƣa đi vào luận giải một cách sâu sắc các khía cạnh của việc hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam. + “Quản lý và phát triển báo chí xuất bản” của PGS.TS Lê Thanh Bình (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Trên cơ sở phân tích những thành tựu, tồn tại và thách thức của báo chí, xuất bản từ năm 1986 đến nay, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí, xuất 9 bản trong đó có giải pháp hoàn thiện PLVBC. Tuy nhiên, nội dung này chỉ đƣợc trình bày khái quát mà chƣa có sự phân tích toàn diện, sâu sắc. + Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo mạng hiện nay” do TS. Hà Thị Vinh làm chủ nhiệm, đánh giá thực trạng chất lƣợng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo mạng nói chung, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo mạng ở Việt Nam hiện nay. + Bài viết “Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay” của Bộ trƣởng BTTVTT Lê Doãn Hợp, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 18/6/2007. Bài viết phân tích sự lớn mạnh và đóng góp xứng đáng của báo chí trong hơn 20 năm đổi mới; đồng thời chỉ ra những yếu kém trong hoạt động và quản lý báo chí, từ đó tác giả đề xuất 7 nhiệm vụ chính về quản lý báo chí trong tình hình hiện nay. + Bài viết “Hoàn thiện PLVBC: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn” của PGS. TS Lê Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12, tháng 6/2009. Bài viết đƣa ra một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện PLVBC; đồng thời kiến nghị một số vấn đề sửa đổi LBC hiện hành. + Bài viết “Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo thực hiện PLVBC” của Ths Phí Thị Thanh Tâm, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11, tháng 6/2012. Bài viết đánh giá những ƣu điểm, hạn chế của việc thực hiện PLVBC đồng thời đƣa ra một số giải pháp đảm bảo để PLVBC đƣợc thực hiện hiệu quả. + Bài viết “Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí” của tác giả Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 25/10/2012. Bài viết đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật và thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí; qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với báo chí là: giữ vững và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm PLVBC; có chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. + Bài viết “Góp ý sửa đổi Luật Báo chí: Cần cơ chế quản lý phù hợp” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đăng trên Báo điện tử Đầu tƣ tài chính ngày 10 31/7/2014. Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập của LBC hiện hành và khẳng định: Hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lƣợng độc giả - thính giả - khán giả theo hƣớng ngày càng ít ngƣời đọc báo in, nghe đài, xem truyền hình nhà nƣớc; số ngƣời đọc, viết blog, giao lƣu trên các mạng xã hội ngày càng tăng lên. Đã đến lúc chúng ta phải có cách ứng xử thích hợp hơn là khăng khăng không chấp nhận báo chí tƣ nhân và đặt mọi hoạt động thông tin không do báo chí nhà nƣớc thực hiện ra ngoài LBC. + Bài viết “Những bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trong tập Tài liệu Hội nghị Tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực báo chí tổ chức ngày 28/7/2014. Bài viết chỉ ra một số hạn chế của hệ thống các quy phạm PLVBC là: Quy định trong quá nhiều văn bản; một số quy định chƣa phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí; vẫn còn một số vấn đề chƣa đƣợc quy định hoặc quy định thiếu cụ thể, cần đƣợc bổ sung. Bài viết kết luận: Tới nay, sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là sự phát triển có tính chất bƣớc ngoặt của công nghệ thông tin và truyền thông, đòi hỏi LBC phải đƣợc sửa đổi một cách căn bản nhằm bao quát đƣợc đầy đủ các loại hình báo chí và mô hình hoạt động báo chí mới xuất hiện, chấn chỉnh các hiện tƣợng tiêu cực, tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. + Bài viết “Dự thảo LBC: Cân nhắc quy định về quyền tự do ngôn luận” của tác giả Thu Thảo đăng trên Báo điện tử VOV ngày 25/09/2015. Bài viết cho biết: Trong phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, góp ý cho Dự thảo LBC, nhiều đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ nguyên tắc về tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; cần xác định rõ lại nội hàm để quy định cho đúng với tinh thần Hiến pháp cũng nhƣ công ƣớc quốc tế. + Bài viết “Vì sao phải ban hành LBC mới? của tác giả Lê Ngọc Đức, đăng trên Báo điện tử Vietnamnet ngày 31/7/2015. Bài viết cho biết: Bên cạnh những nội dung cơ bản mang tính tích cực, phù hợp, LBC năm 1999 đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, không thể điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống 11 báo chí hiện nay. Vì vậy, cần ban hành LBC mới để khắc phục những mặt chƣa đầy đủ, chƣa hoàn chỉnh, bổ sung những vấn đề mới sát, hợp với yêu cầu do sự phát triển nhanh chóng của tình hình mới trong đất nƣớc và đời sống báo chí đặt ra. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Liên quan đến đề tài luận án, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây: + “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý” của X.A.Mikhailốp, ngƣời dịch Đào Tấn Anh (Nxb Thông tấn, 2004). Sách đề cập đến các vấn đề về báo chí nhƣ: báo chí và kinh tế; những xu hƣớng phát triển của báo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa không gian thông tin; vai trò của báo chí trong xã hội …, trong đó đáng chú ý là chƣơng 3 (luật pháp và sự tự điều chỉnh của báo chí). Trong chƣơng này, tác giả nhận xét: Không phụ thuộc vào hệ thống luật pháp hiện hành ở nƣớc này hay nƣớc kia, luật pháp quốc tế rất coi trọng tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tòa án châu Âu về các quyền con ngƣời nêu rõ rằng tự do báo chí đòi hỏi một sự bảo vệ đặc biệt, nhằm đảm bảo cho quyền tự do ấy có cơ hội “đóng vai trò thiết yếu là cảnh vệ xã hội” và “phổ biến những thông tin đáng quan tâm”. + “Nghiệp vụ báo chí: Lý luận và thực tiễn” của tác giả V.V. Vôrôsilốp, ngƣời dịch: Lê Tâm Hằng, Trần Phú Thuyết, (Nxb Thông tấn, 2004). Nội dung cuốn sách khá phong phú, đề cập những vấn đề lý luận nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động báo chí của nƣớc Nga và thế giới. Đặc biệt, cuốn sách dành một chƣơng (chƣơng 4) nói về chuẩn mực pháp lý và đạo đức của các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trong chƣơng này, tác giả khẳng định: Cơ sở cho việc định ra chức năng đối với các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở một quốc gia pháp quyền là tự do thông tin đại chúng. Nhƣng bất kỳ một sự tự do nào cũng không phải không có giới hạn, nó phải song hành với trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức. Quyền tự do hành động càng lớn, điều đó đồng nghĩa với với việc báo chí giành đƣợc cơ hội ảnh hƣởng đến đời sống xã hội, thì trách nhiệm của báo chí đối với tính chất và hậu quả của việc sử dụng tự do ấy càng cao. + Media Law Handbook (Sổ tay Luật truyền thông), tác giả Jane Kirtley - Ấn phẩm của Chƣơng trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 12/2010. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan