Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Gt+phan+tich+loi+ich+ +chi+phi

.PDF
6
442
78

Mô tả:

phân tích chi phí lợi ích CBA
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ---------**---------- Chủ biên: Ths.Phạm Thị Bích Thủy Giáo trình PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH Hà Nội 12/2011 LỜI NÓI ĐẦU Phân tích lợi ích chi phí là một công cụ/phương pháp phân tích chính sách được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển nhằm đánh giá bằng tiền tất cả lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội của một dự án, một chính sách, hoặc một chương trình phát triển nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định xem xét, đánh giá và quyết định lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất về khía cạnh đóng góp cho phúc lợi xã hội. Đây là một công cụ rất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo khu vực công. Tuy nhiên, phân tích lợi ích chi phí vẫn còn xa lạ với những người làm chính sách, thậm chí cả giới nghiên cứu học thuật ở các quốc gia đang phát triển. Trong vài năm gần đây, phân tích lợi ích chi phí được đưa vào giảng dạy cho một số chuyên ngành ở nhiều trường đại học Việt Nam. Phân tích lợi ích chi phí là một quá trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích với các chi phí xã hội của một dự án, một chính sách, hay một chương trình nhằm xem xét việc phân bổ nguồn lực khan hiếm vào các mục đích sử dụng mang lại hiệu quả nhất. Theo Campbell (2003), phân tích lợi ích chi phí là một quy trình phân tích đầy đủ các kết quả của một dự án xuyên suốt từ quan điểm thị trường và quan điểm tư nhân (phân tích tài chính), quan điểm hiệu quả (phân tích kinh tế) đến quan điểm các nhóm liên quan (phân tích xã hội). Nếu có được một khung phân tích hệ thống, thì các bên liên quan trong quá trình ra quyết định sẽ dễ dàng tìm thấy một phương án chung tốt nhất của bất kỳ một dự án đầu tư nào. Đặc biệt, môn học này ứng dụng rất nhiều trong các dự án về tài nguyên và môi trường. Ứng dụng chính thức đầu tiền của phương pháp này là sự đánh giá về giá trị của việc xây dựng kênh đào Forth- toClyde ở Scotland vào năm 1768. Ở Việt Nam hiện nay phương pháp này cũng được các nhà kinh tế tài nguyên môi trường ứng dụng một cách rộng rãi phân tích, ra quyết định trong việc bảo tồn hay mở rộng các khu du lịch, hay bất kỳ dự án nào. Hiện nay, Phân tích lợi ích – chi phí chưa phải là một môn học bắt buộc cho sinh viên tất cả các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế, mà chỉ có sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế tài nguyên, kinh tế môi trường được học và nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều trường dạy môn học này, tài liệu tham khảo chính thức cũng chưa nhiều, tuy nhiên, trong tương lai, khi ngành Kinh tế tài nguyên môi trường được chú trọng và quan tâm hơn nữa, môn học Phân tích lợi ích – chi phí sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Thực hiện chủ trương, quan điểm của Ban giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đưa trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đồng thời nhằm cung cấp tài liệu học tập môn Phân tích lợi ích – chi phí cho sinh viên trong trường, chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Phân tích lợi ích – chi phí. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo nội dung nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Tham gia biên soạn giáo trình gồm có: Th.S. Phạm Thị Bích Thuỷ biên soạn từ chương 1 đến chương 5 và CN. Nguyễn Tân Huyền biên soạn từ chương 6 đến chương 10. Cuốn giáo trình này cũng đã được sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều đồng nghiệp khối kinh tế trong và ngoài trường. Sau khi học xong môn phân tích lợi ích chi phí, sinh viên được kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu quan trọng sau đây:  Hiểu được các khái niệm cơ bản của phân tích lợi ích chi phí;  Phân biệt phân tích lợi ích chi phí theo quan điểm tư nhân và phân tích lợi ích chi phí theo quan điểm xã hội;  Xây dựng dòng tiền tài chính và dòng tiền kinh tế của một dự án;  Hiểu được giá trị tiền tệ theo thời gian và các tiêu chí đánh giá dự án;  Biết cách ước lượng giá ẩn của các lợi ích và chi phí có thị trường;  Biết cách ước lượng giá trị kinh tế của các lợi ích và chi phí phi thị trường liên quan đến dự án;  Hiểu được các kỹ thuật phân tích rủi ro (định lượng);  Biết cách viết báo cáo phân tích lợi ích chi phí của một dự án đầu tư. Mặc dù đã cố gắng hết sức, bằng sự tìm tòi, nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy để biên soạn cuốn giáo trình với nội dung khoa học và phù hợp với đối tượng sử dụng. Mặc dù vậy, trong quá trình biên soạn giáo trình cũng không tránh khỏi sai sót về nội dung, hình thức. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân tình từ phía đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc. Chủ biên: Th.S. Phạm Thị Bích Thuỷ MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH........................................................... 11 1.1.PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT .................................... 11 1.2.PHÂN BIỆT PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ VỚI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ – CHI PHÍ ........................................................................................... 13 1.3.VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................ 15 1.4.MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ............................................ 17 1.5.LỊCH SỬ SỬ DỤNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ................................................. 19 1.6CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ................................................................ 20 Chương 2. MỤC TIÊU KINH TẾ ........................................................................................ 25 2.1. MỤC TIÊU KINH TẾ CỦA XÃ HỘI .............................................................................. 25 2.2. CƠ SỞ ĐẠO ĐỨC CỦA PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ. ......................................... 25 2.3. KHÁI NIỆM TỐI ƯU PARETO ...................................................................................... 26 2.4. CẢI THIỆN PARETO THỰC TẾ HAY PARETO TIỀM NĂNG? ................................ 29 2.5. TỪ CẢI THIỆN CÁ NHÂN ĐẾN CẢI THIỆN XÃ HỘI................................................ 29 Chương 3. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH .................................................... 33 3.1MÔ HÌNH LIÊN QUAN – PARETO................................................................................. 33 3.2BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG ..................................................................................... 33 3.3THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ........................................................................................ 33 3.4ĐƯỜNG CẦU VÀ THAY ĐỔI THẶNG DƯ NGƯỜI TIÊU DÙNG .............................. 34 3.5ĐƯỜNG CUNG VÀ THAY ĐỔI THẶNG DƯ SẢN XUẤT ........................................... 41 3.6THẶNG DƯ XÃ HỘI VÀ TỐI ƯU PARETO .................................................................. 44 3.7THỊ TRƯỜNG BIẾN DẠNG ............................................................................................. 45 Chương 4. NHẬN DẠNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ ............................................................ 49 4.1NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT .......................................................................................... 49 4.2CÁC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ ........................................................................................... 49 4.3PHÂN LOẠI LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ ................................................................................. 54 Chương 5. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÓ GIÁ THỊ TRƯỜNG........................... 56 5.1CÁC TRƯỜNG HỢP ......................................................................................................... 56 5.2Ý NGHĨA CỦA GIÁ CẢ CẠNH TRANH ........................................................................ 57 5.3ĐÁNH GIÁ NHỮNG THAY ĐỔI BIÊN TẾ .................................................................... 58 5.4ĐÁNH GIÁ NHỮNG THAY ĐỔI KHÔNG BIÊN TẾ ..................................................... 59 5.5PHÂN TÍCH MẪU: CÔNG TY HÀNG KHÔNG THỨ BA ............................................. 61 5.6ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI THUẾ, THUẾ QUAN VÀ TRỢ GIÁ ........................................ 63 5.7ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THẤP NGHIỆP .................................................... 65 5.8ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI .......................................................... 67 5.9BÌNH LUẬN ...................................................................................................................... 69 Chương 6. ĐÁNH GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG .. 72 6.1CÁC LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ KHÔNG CÓ GIÁ CẢ.......................................................... 72 6.2PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ............................................................................. 73 6.3PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HƯỞNG THỤ................................................................... 77 6.4PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN ................................................................. 79 6.5PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU BẢO VỆ .............................................................................. 82 6.6PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI CHI PHÍ ............................................................................ 82 6.7PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI XUẤT LƯỢNG................................................................. 84 6.8PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ THAY THẾ ............................................................................ 85 6.9PHÂN TÍCH MẪU: BẢO TỒN VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC........................................... 87 6.10BÌNH LUẬN .................................................................................................................... 89 Chương 7. YẾU TỐ THỜI GIAN CỦA LỢI ÍCH CHI PHÍ ............................................. 92 7.1VÌ SAO GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN .......................................... 92 7.2MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHIẾT KHẤU .......................................................... 93 7.3CHỌN THỜI ĐIỂM CHIẾT KHẤU .................................................................................. 98 7.4XỬ LÝ LẠM PHÁT .......................................................................................................... 98 7.5GIÁ TRỊ SAU CÙNG CỦA DỰ ÁN DÀI HẠN ............................................................... 102 Chương 8. TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU XÃ HỘI................................................................... 105 8.1TẦM QUAN TRỌNG CỦA SUẤT CHIẾT KHẤU XÃ HỘI TRONG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN GIỮA CÁC PHƯƠNG ÁN ......................................................................................... 105 8.2TỶ SUẤT ƯU TIÊN THỜI GIAN BIÊN .......................................................................... 106 8.3XÁC ĐỊNH SUẤT CHIẾT KHẤU XÃ HỘI ..................................................................... 108 8.4ƯỚC TÍNH TỶ SUẤT: DỰA TRÊN CHI PHÍ CƠ HỘI ................................................... 110 8.5CHIẾT KHẤU CÓ ĐÁNH GIÁ THẤP TƯƠNG LAI KHÔNG? ..................................... 112 Chương 9. LỰA CHỌN TIÊU CHÍ ĐẦU TƯ..................................................................... 115 9.1SỰ LỰA CHỌN GIỮA CÁC TIÊU CHÍ........................................................................... 115 9.2CÁC LOẠI LỢI ÍCH RÒNG.............................................................................................. 115 9.3BA TIÊU CHÍ HỮU ÍCH ................................................................................................... 115 9.4CÁCH LỰA CHỌN ........................................................................................................... 118 Chương 10. RỦI RO TRONG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ..................................... 122 10.1BẢN CHẤT CỦA PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY ................................................................... 122 10.2KHÁI NIỆM BIẾN SỐ CHỦ YẾU .................................................................................. 123 10.3CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY .................................................................. 123 CÁC ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ......................................... 126
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan