Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật...

Tài liệu Tập bài giảng phương pháo dạy học thủ công kỹ thuật

.PDF
103
23889
156

Mô tả:

TẬP BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU PHẦN B: NỘI DUNG ............................................................................................................................1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................................................1 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT .......................................1 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT..............................1 1.1.1. Đối tượng của PPDH Thủ công – Kĩ thuật ..........................................................................1 1.1.2. Nhiệm vụ của PPDH Thủ công – Kĩ thuật ...........................................................................2 1.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC.................................................................................................................................................3 1.2.1. Giáo dục học ........................................................................................................................3 1.2.2. Tâm lí học ............................................................................................................................3 1.2.3. Lôgic học..............................................................................................................................3 1.2.4. Triết học ...............................................................................................................................3 1.2.5. PPDH Thủ công – Kĩ thuật có liên quan đến các môn Thủ công - Kĩ thuật ở nhà trường.............................................................................................................................................4 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC.........................................................................................................................................4 1.3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận ......................................................................................................4 1.3.2. Tổng kết kinh nghiệm ..........................................................................................................4 1.3.3. Quan sát và tìm hiểu thực tiễn giảng dạy .............................................................................4 1.3.4. Thực nghiệm sư phạm..........................................................................................................5 Chương 2. MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC..............................................................7 2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC...................................7 2.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ...................................8 2.2.1. Chương trình TC - KT ở tiểu học (theo Chương trình Tiểu học mới) .................................8 2.2.2. Mục tiêu, nội dung phân môn Thủ công (lớp 1, 2, 3) ..........................................................9 2.2.3. Mục tiêu, nội dung môn Kĩ thuật (lớp 4, 5) .......................................................................14 2.2.4. Tài liệu dạy học Thủ công – Kĩ thuật.................................................................................16 2.3. ĐẶC ĐIỂM MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC .............................................19 2.3.1. Tính cụ thể - trừu tượng của môn học................................................................................19 2.3.2. Tính tổng hợp của môn học................................................................................................20 2.3.3. Tính thực tiễn của môn học................................................................................................21 2.3.4. Thuật ngữ của môn học......................................................................................................21 2.4. CÁC NHIỆM VỤ CỦA MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC..........................21 2.4.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức kĩ thuật..................................................................................21 2.4.2. Nhiệm vụ hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng kĩ thuật ............................................22 2.4.3. Nhiệm vụ phát triển tư duy và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật cho HS..................................26 2.4.4. Nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp .....................................................29 2.4.5. Giáo dục thế giới quan khoa học và tác phong lao động công nghiệp...............................31 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ....................35 3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC...........................................................35 3.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................35 3.1.2. Phân loại các PPDH TC – KT ở tiểu học ...........................................................................36 3.2. CÁC PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC........................................................36 3.2.1. Phương pháp trình bày trực quan .......................................................................................36 3.2.2. Phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật ...........................................................................42 3.2.3. Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ................................................................................49 3.2.4. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm ..................................................................................55 3.2.5. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Thủ công - Kĩ thuật .......................................57 3.3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT ......................................62 3.3.1. Khái niệm...........................................................................................................................62 3.3.2. Các dạng bài học trong dạy Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học ..............................................62 3.3.3. Một số hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động học Thủ công – Kĩ thuật.........................63 3.4. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT .................................67 3.4.1. Vai trò của phương tiện, thiết bị trong dạy học Thủ công – Kĩ thuật.................................67 3.4.2. Các PTTBDH thường dùng trong dạy học Thủ công – Kĩ thuật........................................67 3.5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THỦ CÔNG – KĨ THUẬT ....................69 3.5.1. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong dạy học Thủ công – Kĩ thuật.....................................69 3.5.2. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Thủ công – Kĩ thuật ..........................69 3.5.3. Quy định kiểm tra, đánh giá TC - KT ở tiểu học ...............................................................73 3.5.4. Yêu cầu khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập TC - KT...................................................74 3.6. CÁCH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THỦ CÔNG – KĨ THUẬT ............................74 3.6.1. Cấu trúc của kế hoạch bài học............................................................................................74 3.6.2. Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài học TC - KT (dạng bài thực hành) ................................74 3.6.3. Hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài học TC, KT (dạng bài lí thuyết) ....................................77 3.6.4. Ví dụ minh hoạ...................................................................................................................78 3.7. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC PHẦN CỤ THỂ.................................................................89 3.7.1. Dạy học phần Thủ công .....................................................................................................89 3.7.2. Dạy học phần Kĩ thuật........................................................................................................90 PHẦN II: BÀI TẬP THỰC HÀNH ....................................................................................................95 1. Xem băng hình một số giờ dạy và viết thu hoạch ....................................................................95 2. Thực hành lập kế hoạch bài học...............................................................................................95 3. Thực hành tập giảng.................................................................................................................96 4. Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá kết quả giờ dạy.........................................................................96 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Đối tượng sử dụng bài giảng Sinh viên ngành Tiểu học năm thứ ba học kỳ 5. 2. Mục đích yêu cầu đặt ra cho đối tượng sử dụng bài giảng - Cung cấp cho sinh viên một tài liệu học tập phục vụ cho môn học. - Sinh viên sử dụng tập bài giảng như một tài liệu học tập và tham khảo. - Sau mỗi chương sinh viên cần giải quyết hết các câu hỏi đã đề ra. 3. Cấu trúc cuốn tập bài giảng: Tập bài giảng gồm các phần, chương mục sau - Phần A: Mở đầu - Phần B: Nội dung PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (17 tiết) Chương 1: Giới thiệu chung về PPDH Thủ công – Kĩ thuật (2 tiết) Chương 2: Môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học (4 tiết) Chương 3: Phương pháp dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học (11 tiết) PHẦN II: BÀI TẬP THỰC HÀNH (13 tiết) 1. Xem băng hình một số giờ dạy và viết thu hoạch 2. Thực hành lập kế hoạch bài học 3. Thực hành tập giảng 4. Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá kết quả giờ dạy 4. Sơ lược về các kiến thức chính sẽ trình bày trong tập bài giảng Tập bài giảng bao gồm các kiến thức cơ bản như: Giới thiệu chung về PPDH Thủ công – Kĩ thuật; giới thiệu về đối tượng nghiên cứu, chương trình môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học, đặc điểm và nhiệm vụ của môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học; một số phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học theo định hướng đổi mới; cách kiểm tra, đánh giá môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học; hướng dẫn cách lập kế hoạch bài học; hướng dẫn dạy học các phần cụ thể trong môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học. 5. Những đặc điểm mới của tập bài giảng Tập bài giảng đi sâu phân tích, làm rõ những vấn đề quan trọng của môn học, bổ sung thêm những kiến thức, quan điểm mới mang tính cập nhật, hiện đại. 6. Hướng dẫn sử dụng bài giảng Sinh viên đọc kỹ tập bài giảng trước khi lên lớp, kết thúc mỗi chương, bài cần giải quyết đầy đủ các câu hỏi mà tập bài giảng đã đề ra. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐHSP Đại học sư phạm GD KTTH Giáo dục kĩ thuật tổng hợp GV Giáo viên HS Học sinh KNKT Kĩ năng kĩ thuật NLKT Năng lực kĩ thuật NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTTQ Phương tiện trực quan SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên TC – KT Thủ công – Kĩ thuật TDKT Tư duy kĩ thuật PHẦN B: NỘI DUNG PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (17 tiết) Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT (2 tiết) Tóm tắt nội dung: Chương 1 trình bày những vấn đề, nội dung cơ bản sau: Đối tượng và nhiệm vụ của PPDH TC – KT ở tiểu học; Mối liên hệ giữa PPDH TC - KT với các môn học khác; Phương pháp nghiên cứu của PPDH TC - KT. Mục tiêu của chương Học xong phần này, sinh viên có khả năng: 1. Về kiến thức - Nắm được đối tượng và nhiệm vụ của PPDH TC - KT ở tiểu học; - Nắm được mối liên hệ giữa PPDH TC - KT với các môn học khác; - Biết được phương pháp nghiên cứu của PPDH TC - KT. 2. Về kĩ năng - Phân tích được đối tượng, nhiệm vụ của PPDH TC - KT ở tiểu học; - Phân tích được mối liên hệ giữa PPDH TC - KT với các môn học khác. 3. Về thái độ - Nhận thức được trách nhiệm của người giáo viên trong dạy học môn TC - KT ở tiểu học; - Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT 1.1.1. Đối tượng của PPDH Thủ công – Kĩ thuật Mục đích của PPDH TC - KT nhằm trang bị cho người học một hệ thống cơ sở lí luận, giúp người học có được những kiến thức, kĩ năng của môn học để tổ chức dạy học TC - KT có hiệu quả. Là một bộ phận của khoa học giáo dục, PPDH TC - KT nghiên cứu quá trình dạy học TC - KT ở tiểu học nhằm đạt được mục đích dạy học môn học. Cụ thể, PPDH TC - KT tập trung nghiên cứu những đối tượng chủ yếu sau: 1 ♦ Việc dạy: - Đó là hoạt động của GV bao gồm những vấn đề về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và những nhiệm vụ sư phạm tương ứng cần thiết. ♦ Việc học: - Đó là hoạt động nhận thức của HS dưới sự chỉ dẫn của GV nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và hình thành nhân cách… (cũng chính là mục đích của quá trình dạy học môn học). ♦ Môn học: - Bao gồm tất cả những gì cần dạy cho HS như: kiến thức lí thuyết và thực hành, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nhận thức và năng lực hành động, thế giới quan và nhân sinh quan… - Đó là những kiến thức cơ bản, nền tảng để HS tiếp tục quá trình học tập kĩ thuật sau này. Nội dung môn học được qui định bởi chương trình, SGK, SGV. ♦ Những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học TC - KT đạt hiệu quả: cơ sở vật chất, kĩ thuật; đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu học tập... 1.1.2. Nhiệm vụ của PPDH Thủ công – Kĩ thuật Nhiệm vụ chung của PPDH TC - KT là nghiên cứu quá trình dạy học TC - KT ở tiểu học để làm rõ bản chất và tìm ra những quy luật của nó. Trên cơ sở phát hiện ra những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học TC - KT mà xây dựng hệ thống lí luận, qua đó trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tổ chức dạy học TC - KT có hiệu quả. Cụ thể, PPDH TC - KT có những nhiệm vụ sau: - Xác định mục tiêu và nội dung môn TC - KT ở tiểu học: + Về mục tiêu môn học: Xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và giáo dục đối với từng lớp và với cả bậc học. + Về nội dung môn học: Chỉ rõ cơ sở khoa học của chương trình, SGK; nội dung cụ thể của từng mạch kiến thức theo từng lớp. - Nghiên cứu con đường tiếp cận tri thức của HS gắn với đặc điểm quá trình dạy học TC - KT; thông qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn từ đó tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học tối ưu nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các năng lực và giáo dục đạo đức cho HS. 2 - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những đồ dùng dạy học và nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học kĩ thuật (như băng hình, phần mềm dạy học trên máy tính có nội dung về kĩ thuật...).  Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của PPDH TC - KT ở tiểu học là phát hiện ra các mối liên hệ biện chứng tất yếu và có tính quy luật giữa việc dạy, việc học và nội dung môn TC - KT. 1.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC 1.2.1. Giáo dục học Dựa vào kết quả nghiên cứu của giáo dục học về quá trình dạy học tiểu học như: mục tiêu, bản chất quá trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; những thay đổi về xu hướng dạy học để GV xác định mục đích, yêu cầu, các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn TC – KT ở tiểu học. 1.2.2. Tâm lí học Dựa vào những kết quả nghiên cứu của tâm lí học về đặc điểm sự phát triển tâm lí của trẻ, đặc điểm phát triển nhận thức (chú ý, tri giác, tư duy, tưởng tượng) của trẻ lứa tuổi tiểu học… để GV xác định yêu cầu, nội dung dạy học, hệ thống kĩ năng, kĩ xảo cần rèn luyện cho phù hợp với khả năng của HS. Tâm lí học cũng là một trong những căn cứ để lựa chọn các PPDH TC - KT. 1.2.3. Lôgic học Dựa vào lôgic học để xác định cấu trúc của mỗi bài lên lớp, tiến trình bài dạy cũng như trình tự các hoạt động dạy học cụ thể. Ngoài ra, GV cũng thông qua lôgic học mà quan tâm đến việc dạy cho HS các khái niệm, phán đoán, suy lí trong quá trình dạy học TC – KT. 1.2.4. Triết học Dựa vào kết quả nghiên cứu của triết học về con đường nhận thức nói chung (từ trực quan sinh động → tư duy trừu tượng → thực tiễn) mà GV xác định tiến trình tổ chức bài học TC - KT; con đường hình thành kĩ năng kĩ thuật trong dạy học TC – KT. Đồng thời triết học cung cấp cho người học phương pháp nghiên cứu đúng đắn, đó là nghiên cứu quá trình dạy học TC - KT trong sự phát triển, trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại giữa các đối tượng. 3 1.2.5. PPDH Thủ công – Kĩ thuật có liên quan đến các môn Thủ công - Kĩ thuật ở nhà trường PPDH TC - KT gắn liền với phân môn TC - KT ở tiểu học, môn Công nghệ ở các trường phổ thông... Đây là cơ sở để GV xác định và lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học TC - KT. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PPDH THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC 1.3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận - Việc nghiên cứu cơ sở lí luận giúp chúng ta xác định mục đích nghiên cứu, phát hiện những quy luật của quá trình dạy học kĩ thuật. - Cơ sở lí luận bao gồm các tài liệu tham khảo, văn bản nội quy, quy định hay những thành tựu nghiên cứu của các môn khoa học (như triết học, giáo dục học, tâm lí học...). Nghiên cứu cơ sở lí luận có vai trò quan trọng vì trên cơ sở nghiên cứu đó ta đưa ra được giả thuyết nghiên cứu (dựa trên việc xác định mục tiêu nghiên cứu). 1.3.2. Tổng kết kinh nghiệm - Tổng kết kinh nghiệm thực chất là đánh giá và khái quát kinh nghiệm, từ đó phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu hoặc khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luật của các hiện tượng giáo dục. - Tổng kết kinh nghiệm giúp người nghiên cứu PPDH TC - KT nhanh chóng học tập và áp dụng được kinh nghiệm của các thế hệ đi trước và bạn bè đồng nghiệp. 1.3.3. Quan sát và tìm hiểu thực tiễn giảng dạy - Quan sát và tìm hiểu thực tiễn giảng dạy không chỉ giúp người nghiên cứu đưa ra được những tình huống có vấn đề cần giải quyết mà còn là điều kiện để kiểm nghiệm lại giả thuyết đã đưa ra khi nghiên cứu lí luận. Ngoài ra, nhờ quan sát, người nghiên cứu kịp thời phát hiện ra các tình huống sư phạm phong phú, bổ ích cho việc tiếp tục nghiên cứu. Chẳng hạn: Việc dự giờ, trao đổi với GV và HS; ghi chép, nghiên cứu các bài soạn, vở ghi của HS hay vật phẩm các em làm ra... là cơ sở trực quan ban đầu cho việc đánh giá tình hình giảng dạy môn TC - KT ở tiểu học giúp người nghiên cứu phát hiện ra những tình huống có hữu ích cho việc nghiên cứu. - Yêu cầu khi quan sát: + Quan sát phải có mục đích cụ thể (chẳng hạn khi quan sát một giờ học: quan 4 sát các hoạt động của HS trong giờ học, tính tích cực của HS thể hiện trong từng hoạt động); có nội dung và tiêu chuẩn đánh giá cụ thể (chẳng hạn một giờ học như thế nào được đánh giá là giờ học HS hoạt động tích cực, khá tích cực, kém tích cực...). + Đảm bảo tính nguyên vẹn của đối tượng quan sát và sự diễn biến của nó. + Đảm bảo tính thực tế của đối tượng quan sát. 1.3.4. Thực nghiệm sư phạm - Thực nghiệm sư phạm là công việc của một tập thể sư phạm, trong quá trình này người ta tạo ra các tác động sư phạm, từ đó xác định và đánh giá kết quả của các tác động đó. - Để thực nghiệm sư phạm thành công cần có những điều kiện sau: + Thực nghiệm phải dựa trên những kết luận hay giả thuyết khoa học đã được xác nhận ở một mức độ nhất định. + Tiến hành thực nghiệm phải kết hợp đánh giá thường xuyên để có những điều chỉnh cho kế hoạch thực nghiệm tiếp theo, dự đoán khả năng và hiệu quả của tác động mới. + Phải được tổ chức đặc biệt để chỉ ra mối liên hệ giữa cái mới đưa vào và hiệu quả của nó. + Kết quả phải được phân tích định tính sâu sắc và phải có khả năng định lượng. - Những thành phần cấu trúc của thực nghiệm: + Thực nghiệm sư phạm phải được đặt trên cơ sở một giả thuyết khoa học. + Sau khi có giả thuyết thì tổ chức thực nghiệm. Cần xác định một hệ thống tác động, chủ động tạo ra hệ thống các sự kiện, hiện tượng thuộc phạm vi của giả thuyết. + Xử lí và đánh giá kết quả: đánh giá định tính, định lượng và rút ra kết luận. - Ưu, nhược điểm của phương pháp này: + Cũng như quan sát, thực nghiệm là phương pháp mang lại độ tin cậy cao trong nghiên cứu; người nghiên cứu hoàn toàn chủ động nên có thể đi sâu vào các mối quan hệ giữa các tác động với nhau, do đó có thể lặp đi lặp lại để xác nhận giả thuyết nêu ra. + Tuy nhiên, tiến hành thực nghiệm rất công phu, vì thế không nên lạm dụng. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giảng dạy hơn là trong giáo dục vì trong giáo dục ít có khả năng khống chế các tác động. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Quang Trung (Chủ biên) (2007), Thủ công - kĩ thuật và phương pháp dạy học thủ công - kĩ thuật, Dự án phát triển GV Tiểu học, NXB Giáo dục, NXB ĐHSP. 2. Vũ Hoài - Hoàng Minh Châu - Nguyễn Huỳnh Liễu (1999), Lao động - kĩ thuật và Phương pháp dạy học, NXB Giáo dục. 3. Đào Quang Trung (2011), Phương pháp dạy học Thủ công, Kĩ thuật, NXB ĐHSP. 4. Đào Quang Trung (2004), Giáo trình “Giáo dục kĩ thuật”, NXB ĐHSP. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích đối tượng của PPDH Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học. 2. Phân tích nhiệm vụ của PPDH Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học. 3. Trình bày mối liên hệ giữa PPDH Thủ công – Kĩ thuật với các môn học khác. 4. PPDH Thủ công – Kĩ thuật có những phương pháp nghiên cứu nào? Hãy giới thiệu khái quát về các phương pháp đó. 5. Tại sao phải vận dụng phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu PPDH Thủ công – Kĩ thuật? 6 Chương 2 MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC (4 tiết) Tóm tắt nội dung: Chương 2 trình bày những vấn đề, nội dung cơ bản sau: Đối tượng nghiên cứu của môn TC - KT; Chương trình môn TC - KT; Đặc điểm và nhiệm vụ của môn TC – KT ở tiểu học. Mục tiêu của chương Học xong phần này, sinh viên có khả năng: 1. Về kiến thức - Nắm được đối tượng của môn TC - KT ở tiểu học; - Phân tích được chương trình môn TC - KT ở tiểu học; những điểm mới trong chương trình, SGK, SGV và các tài liệu dạy học khác; - Nắm được đặc điểm, nhiệm vụ của môn TC - KT ở tiểu học. 2. Về kĩ năng - Phân tích được chương trình môn TC - KT ở các lớp bậc tiểu học; - Vận dụng được các đặc điểm của môn học vào quá trình dạy học. 3. Về thái độ - Tin tưởng lợi ích của công việc dạy học TC – KT cho trẻ ở tiểu học. Nội dung 2.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC Môn TC – KT ở tiểu học tập trung nghiên cứu hai thành phần cơ bản của kĩ thuật là: các phương tiện kĩ thuật và các quá trình sản xuất. - Các phương tiện kĩ thuật, gồm: + Các dụng cụ gia công (kéo, dao, kim, cơ lê, tua vít, cuốc…) + Các dụng cụ đo, vẽ (thước, compa…) - Các quá trình sản xuất, gồm: + Quá trình sản xuất cơ học: được đặc trưng bởi các dạng gia công: gia công biến dạng, gia công cắt gọt, gia công nối ghép. (1) Gia công biến dạng: quá trình sử dụng lực của tay cùng các dụng cụ tương ứng làm biến đổi hình dạng của nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm (nội dung gia công giấy bìa, làm đồ chơi…) 7 (2) Gia công cắt gọt: quá trình sử dụng các dụng cụ đặc trưng như dao, kéo để cắt các vật liệu giấy, bìa, vải (nội dung cắt, dán giấy; phối hợp gấp, cắt, dán; khâu, thêu...) (3) Gia công nối ghép: quá trình vận dụng những kiến thức kĩ thuật, những nguyên lí kĩ thuật và những thuật ngữ kĩ thuật để thực hiện những nối ghép đơn giản qua các nội dung cắt - xé dán, đan, khâu, lắp ghép mô hình kĩ thuật. + Quá trình sản xuất sinh học: thể hiện ở nội dung làm vườn, bao gồm quy trình sản xuất cây trồng; quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhỏ. 2.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC 2.2.1. Chương trình TC - KT ở tiểu học (theo Chương trình Tiểu học mới) - Chương trình tiểu học được cấu trúc theo 2 giai đoạn học tập: Giai đoạn lớp 1, 2, 3: + HS học 6 môn là Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Toán, Nghệ thuật (gồm 3 phân môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công) và Thể dục. + Theo chương trình mới, Thủ công không phải là một môn học độc lập mà được tích hợp với Âm nhạc và Mĩ thuật. Phân môn Thủ công không có SGK mà chỉ có SGV Nghệ thuật - phần Thủ công. Giai đoạn lớp 4, 5: + HS được học 9 môn là Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục. + Môn Kĩ thuật có SGK và SGV môn học. - Chương trình TC - KT là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành để tổ chức việc dạy và học môn học (gồm môn Nghệ thuật - phần Thủ công lớp 1, 2, 3 và môn Kĩ thuật lớp 4, 5). Chương trình TC - KT là một bộ phận của chương trình tiểu học mới. Đây là chương trình khung áp dụng cho cả nước, thống nhất về mục tiêu và trình độ chuẩn quốc gia nhưng được vận dụng một cách linh hoạt theo điều kiện từng vùng, miền và đặc điểm của HS. Trong chương trình TC - KT có quy định rõ: + Những mục tiêu dạy học TC - KT; + Nội dung môn học, gồm các bài học từ lớp 1 đến lớp 5; + Giải thích và hướng dẫn chương trình. 8 - Nội dung môn TC – KT ở tiểu học: Môn học Thủ công Nội dung Kĩ thuật Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Xé, dán giấy 12 Gấp hình 9 Cắt, dán giấy 14 Phối hợp gấp, cắt, dán hình 12 12 10 Cắt, dán chữ cái đơn giản 10 Đan nan 4 Làm đồ chơi 11 11 Kĩ thuật cắt, khâu, thêu Kĩ thuật phục vụ 18 14 Kĩ thuật nấu ăn Kĩ thuật trồng rau, hoa 7 Kĩ thuật nuôi gà 7 Lắp ghép mô hình kĩ thuật 10 14 Tổng số tiết: 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết/năm 2.2.2. Mục tiêu, nội dung phân môn Thủ công (lớp 1, 2, 3) a. Phân môn Thủ công lớp 1 - Mục tiêu: + Cung cấp cho HS những tri thức cần thiết và tối thiểu về xé, gấp, cắt dán hình; bước đầu cho HS làm quen với lĩnh vực lao động thủ công. + Hình thành các kĩ năng đơn giản: xé, gấp, cắt, dán giấy, bìa; kĩ năng sử dụng các dụng cụ học tập thông thường (bút chì, thước kẻ, kéo…); rèn luyện sự khéo léo của đôi tay; bước đầu phát triển khả năng sáng tạo của HS. + Hình thành thói quen lao động theo quy trình; làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, an toàn, vệ sinh; giáo dục HS yêu lao động, quý trọng sản phẩm lao động. - Nội dung: Chương Tuần Tên bài 1. Kĩ thuật 1 Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học TC xé, dán hình 2 Xé, dán hình chữ nhật (12 tiết) 3 Xé, dán hình tam giác 4 Xé, dán hình vuông 9 Ghi chú 5 Xé, dán hình tròn 6-7 Xé, dán hình quả cam 8-9 Xé, dán hình cây đơn giản 10-11 1→2tiết Xé, dán hình con gà con -- Xé, dán hình lọ hoa đơn giản 12 Ôn tập chủ đề “Xé, dán giấy” 2. Kĩ 13 Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình thuật gấp 14 Gấp các đoạn thẳng cách đều hình 15-16 Gấp cái quạt (9 tiết) 17-18 Gấp cái ví 19-20 Gấp mũ ca lô 21 Ôn tập chủ đề “Gấp hình” 3. Kĩ 22 Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo thuật cắt, 23 Kẻ các đoạn thẳng cách đều dán hình 24-25 Cắt, dán hình chữ nhật (14 tiết) 26-27 Cắt, dán hình vuông 28-29 Cắt, dán hình tam giác 30-31 Cắt, dán hàng rào đơn giản 32-33 Cắt, dán và trang trí ngôi nhà 34 Ôn tập chủ đề “Cắt, dán giấy” 35 Trưng bày sản phẩm thực hành của HS đọc thêm 1 tiết Lưu ý: Tuỳ thực tế, bài “Xé, dán hình lọ hoa đơn giản” (2 tiết) chuyển thành bài đọc thêm, khi đó: + Bài 4: “Xé, dán hình quả cam” tăng từ 1 tiết → 2 tiết + Thêm 1 tiết: Trưng bày sản phẩm thực hành của HS ở tuần cuối (tuần 35) - Nội dung trọng tâm chương trình Thủ công 1: kĩ thuật xé, dán giấy (chương 1). - Nội dung trọng tâm của từng chương: chương 1: kĩ thuật xé, dán các hình cơ bản; chương 2: các quy ước về gấp giấy, gấp hình và gấp các đường thẳng cách đều; chương 3: kĩ thuật cắt, dán các hình cơ bản. b. Phân môn Thủ công lớp 2 - Mục tiêu: + Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về gấp, cắt, dán hình và làm đồ chơi. 10 + Phát triển các kĩ năng đơn giản như gấp, cắt, dán giấy và làm đồ chơi; kĩ năng sử dụng các dụng cụ học tập thông thường (bút chì, thước kẻ, kéo); rèn luyện sự khéo léo của đôi tay; phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS. + Hình thành thói quen lao động theo quy trình; làm việc có kế hoạch, trật tự, an toàn, vệ sinh; giáo dục HS yêu thích lao động thủ công và quý trọng sản phẩm lao động. - Nội dung: Chương Tuần Tên bài 1. Kĩ 1-2 1. Gấp tên lửa thuật 3-4 2. Gấp máy bay phản lực gấp 5-6 3. Gấp máy bay đuôi rời (hoặc gấp 1đồ chơi tự chọn) hình 7-8 4. Gấp thuyền phẳng đáy không mui (12 tiết) 9-10 5. Gấp thuyền phẳng đáy có mui 11-12 6. Ôn tập chủ đề gấp hình 2. Phối 13-14 7. Gấp, cắt, dán hình tròn hợp 15-16 8. Gấp, cắt, dán (biển báo giao thông chỉ lối đi thuận Ghi chú 1→2tiết chiều và) biển báo cấm xe đi ngược chiều gấp, cắt, dán 17-18 9. Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe hình 19-20 10. Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (12 tiết) 21-22 11. Gấp, cắt, dán phong bì 23-24 12. Ôn tập chủ đề: Phối hợp gấp, cắt, dán hình 3. Làm 25-26 13. Làm dây xúc xích trang trí đồ chơi 27-28 14. Làm đồng hồ đeo tay (11 tiết) 29-30 15. Làm vòng đeo tay 31-32 16. Làm con bướm -33-34 35 Làm đèn lồng 1→2tiết 2 tiết 17. Ôn tập, thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích 18. Trưng bày sản phẩm thực hành của HS Lưu ý: Tuỳ điều kiện, bài “Làm đèn lồng” (2 tiết) có thể chuyển thành 2 tiết tổ chức cho HS ôn tập, thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích. 11 - Nội dung trọng tâm của chương trình Thủ công 2: gấp hình (chương 1) và phối hợp gấp cắt, dán hình (chương 2); - Nội dung làm đồ chơi chỉ là sự vận dụng và phát triển kĩ năng gấp, cắt, dán hình của hai nội dung trên. c. Phân môn Thủ công lớp 3 - Mục tiêu: + Tiếp tục cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết về gấp, cắt, dán hình và làm đồ chơi; mở rộng kiến thức về thủ công qua các nội dung về cắt, dán chữ cái và đan nan bằng giấy bìa. + Phát triển các kĩ năng đơn giản về gấp, cắt, dán giấy, đan nan và làm đồ chơi; kĩ năng sử dụng các dụng cụ học tập; rèn luyện sự khéo léo của đôi tay; phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS. + Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch; rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận; giáo dục HS yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. - Nội dung: Chương 1. Phối Tuần Tên bài 1-2 1. Gấp tàu thủy hai ống khói hợp gấp, 3-4 2. Gấp con ếch cắt, dán 5-6 3. Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng hình 7-8 4. Gấp, cắt, dán bông hoa (10 tiết) 9-10 5. Kiểm tra chương 1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình 11-12 6. Cắt, dán chữ I, T dán chữ 13-14 7. Cắt, dán chữ H, U cái đơn 15 8. Cắt, dán chữ V giản 16 9. Cắt, dán chữ E 2. Cắt, (10 tiết) 17-18 10. Cắt, dán chữ VUI VẺ 19-20 11. Kiểm tra chương 2: Cắt, dán chữ cái đơn giản 3. Đan 21-22 12. Đan nong mốt nan 23-24 13. Đan nong đôi (4 tiết) -- Đan hoa chữ thập đơn (2 tiết) 12 Ghi chú 1→2 tiết đọc thêm 4. Làm 25-27 14. Làm lọ hoa gắn tường đồ chơi 28- 30 15. Làm đồng hồ để bàn (11 tiết) 31-33 16. Làm quạt giấy tròn 34-35 17. Ôn tập chủ đề đan nan và làm đồ chơi 1→2 tiết Lưu ý: Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; tùy điều kiện GV có thể dạy bài “Đan hoa chữ thập đơn” (chương 3) hoặc chuyển thành tiết ôn tập - kiểm tra cuối chương. - Nội dung trọng tâm của chương trình Thủ công 3: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (chương 1); Cắt, dán chữ cái đơn giản (chương 2) NHẬN XÉT: (1) - Điểm mới nhất của chương trình Thủ công lớp 1 là các nội dung về kĩ thuật xé, dán giấy. Trước đây, nội dung về xé, dán giấy chưa được đưa vào chương trình dạy học ở tiểu học mà mới chỉ được thực hiện ở các lớp mẫu giáo. Những trẻ không qua mẫu giáo thì không hề được biết gì về xé, dán giấy - một nội dung thủ công rất bổ ích cho việc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và phát triển trí tưởng tượng của trẻ em. Vì vậy, việc đưa nội dung xé, dán giấy vào ngay chương 1 của chương trình Thủ công lớp 1 là rất cần thiết nhằm tiếp nối nội dung học ở mẫu giáo; đồng thời tạo cơ hội cho HS tiếp tục phát triển khả năng xé - dán giấy, năng lực sáng tạo nghệ thuật và rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. - Điểm khó nhất trong chương trình Thủ công lớp 1 là việc thực hiện các nội dung của chương 1 (kĩ thuật xé, dán hình) bởi các lí do sau: + HS mới bắt đầu vào lớp 1, phần lớn còn hạn chế về ngôn ngữ. Vì vậy, việc đạt mục tiêu các bài học phụ thuộc chủ yếu vào PPDH của GV và khả năng quan sát, ghi nhớ của HS. + HS không có SGK. + HS mới bắt đầu làm quen với lao động thủ công và thực hiện theo quy trình. (2) Chương trình Thủ công lớp 1, 2, 3 cũng như chương trình TC - KT ở tiểu học nói chung được xây dựng theo định hướng đổi mới, trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của chương trình cũ. Nội dung chương trình được tinh giản; số bài, số sản phẩm thủ công phải hoàn thành được giảm đi đáng kể nên hầu hết các bài được dạy học trong 2 tiết, trong đó thời gian chủ yếu dành cho HS thực hành. Nhờ đó, GV có điều kiện đổi mới PPDH, đánh giá kết quả học tập của HS 13 theo yêu cầu đổi mới, HS có điều kiện để rèn kĩ năng thực hành và phát triển khả năng sáng tạo. (3) Nội dung chương trình Thủ công được biên soạn theo quan điểm tổng hợp, có sự tích hợp qua lại với nội dung các môn học khác; nội dung các chương, các bài học trong từng chương được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm HS tiểu học và làm cho việc dạy học thủ công trở nên thú vị và nhẹ nhàng hơn. (4) Nội dung chương trình Thủ công được biên soạn trên cơ sở tiếp nối và mở rộng theo từng lớp; các bài thủ công trong từng chương, qua từng khối lớp có sự nối tiếp và vận dụng những kiến thức, kĩ năng thủ công đã học, qua đó giúp HS chủ động khám phá nội dung bài học. 2.2.3. Mục tiêu, nội dung môn Kĩ thuật (lớp 4, 5) a. Môn Kĩ thuật 4 - Mục tiêu: + HS nắm được những tri thức cần thiết và tối thiểu về kĩ thuật cắt, khâu, thêu trong gia đình; kĩ thuật trồng rau hoa và lắp ghép mô hình kĩ thuật; trên cơ sở đó HS bước đầu làm quen với các lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. + HS có những kĩ năng lao động đơn giản như khâu, thêu, trồng rau hoa và lắp ghép mô hình; kĩ năng sử dụng các dụng cụ thông thường (thước, kéo, kim khâu, cuốc, cào, cờ-lê, tua-vít...) trong quá trình thực hành kĩ thuật. + Phát triển ở HS tư duy sáng tạo và năng lực làm việc hợp tác với người khác. + Rèn luyện thói quen lao động theo quy trình công nghệ; giáo dục ý thức lao động có kế hoạch, an toàn, vệ sinh; giáo dục HS yêu lao động, quý trọng người lao động và sản phẩm lao động. - Nội dung: Chương Tuần 1. Kĩ thuật 1-2 cắt, khâu, 3 Tên bài 1. Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu 2. Cắt vải theo đường vạch dấu thêu 4-5 3. Khâu thường (18 tiết) 6-7 4. Khây ghép hai miếng vải bằng mũi khâu thường 8-9 5. Khâu đột thưa 10-12 6. Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan