Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án toán lớp 1_vì sự bình đẳng và dc trong gd_tiết 61 đến 70_phương...

Tài liệu Giáo án toán lớp 1_vì sự bình đẳng và dc trong gd_tiết 61 đến 70_phương

.DOC
25
52
81

Mô tả:

https://www.thuvientailieu.edu.vn/ GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 – VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DC TRONG GD TIẾT 61 ĐẾN 70_(PHƯƠNG) TIẾT 61. XĂNG-TI-MÉT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các đồ vật cụ thể. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); băng giấy, kéo, keo dán giấy, thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; kéo, keo dán giấy, thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Cho HS nêu kết quả và cách làm khi đo chiều dài cái bàn và thảo luận những bạn khác nhau, đo chiều dài mặt bàn bằng gang tay thì kết quả có giống nhau - Từng cặp HS đo chiều dài bàn bằng gang tay và so sánh kết quả có giống nhau không và giải thích. 1 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ không? Vì sao? - Giới thiệu vào bài. 2. Hình thành kiến thức (15 phút) - Cho HS quan sát hình vẽ SGK và nói: độ dài đoạn băng giấy màu cam là 1 xăng-ti-mét. - Giới thiệu: xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, xăng-ti-mét kí hiệu là cm - Hướng dẫn HS xác định độ dài của đoạn băng giấy màu tím trong SGK: Áp mép thước sát với một mép của đoạn băng giấy, dịch chuyển để một đầu của đoạn băng giấy khớp với vạch số 0, nhận thấy đầu kia khớp với vạch số 3, kết luận: Đoạn băng giấy màu tím dài 3 xăng-ti-mét. 3. Thực hành – luyện tập (10 phút Bài 1. Số? - Yêu cầu HS quan sát hình rồi làm bài - Lắng nghe. - HS quan sát. - HS thực hành đo theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm theo dõi, bổ sung thêm những đồ vật khác mà nhóm bạn chưa có. - Quan sát, viết số đo độ dài của các đồ vật thay cho dấu ? Bài 2. Cách đặt thước đo nào đúng - Cho HS quan sát hình vẽ A, nêu - Hình vẽ A đặt thước chưa đúng, vì thước đặt lệch không thẳng với băng giấy. - Hình vẽ B đặt thước chưa đúng, vì một đầu của băng giấy không trùng với vạch 0. - Hình vẽ C đặt thước đúng, vì một đầu của băng giấy không trùng với vạch 0 và thước đặt thẳng băng giấy. - Cho HS quan sát hình vẽ B, nêu - Cho HS quan sát hình vẽ C, nêu Bài 3. - Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các vật, con vật. - HS đo và viết kết quả vào VBT, hai bạn kiểm tra nhau về cách đo, kết quả đo, cách đọc số đo. - Cái tẩy dài…xăng-ti-mét, … - Gọi HS đọc số đo. 4. Vận dụng (5 phút) Bài 4. Hãy cắt một đoạn băng giấy dài 8 cm rồi dán vào vở - Cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài. - Nêu yêu cầu của bài và trao đổi theo cặp. 2 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn 5. Củng cố (2 phút) - Củng cố cho HS về đơn vị đo độ dài - Ghi nhớ. xăng-ti-mét, viết tắt cm; cách đo độ dài các vật. - Cho HS nêu ví dụ về những đồ vật có - HS nêu VD: đo độ dài quyển sách thể đo độ dài theo xăng-ti-mét thì phù Toán, đo độ dài cái bảng con, … hợp. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS - Lắng nghe, thực hiện. tích cực học tập. TIẾT 62. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đo được độ dài một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các đồ vật cụ thể. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); băng giấy; thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét; sợi dây, kéo. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; kéo, keo dán giấy, sợi dây; thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Cho HS nhắc lại cách đo độ dài đồ vật - Một số HS nhắc lại cách đo. 3 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét. - Đưa một số đồ vật như: viên phấn, cái - HS ước lượng và nêu: viên phấn dài kéo, …yêu cầu HS thử ước lượng độ dài khoảng 5 cm, cái kéo dài khoảng 7 cm. - Giới thiệu vào bài. - Lắng nghe. 2. Thực hành – luyện tập (20 phút) Bài 1. Số? - Yêu cầu HS quan sát hình rồi trả lời: + Cái bút sáp màu tím dài bao nhiêu + Cái bút sáp màu tím dài 6 xăng-tixăng-ti-mét? mét. + Cái bút sáp màu vàng dài bao nhiêu + Cái bút sáp màu vàng dài 4 xăng-tixăng-ti-mét? mét. + Cái bút sáp màu đỏ dài bao nhiêu + Cái bút sáp màu đỏ dài 5 xăng-tixăng-ti-mét? mét. - Cho HS ghi kết quả vào VBT. - HS ghi kết quả vào VBT. Bài 2. Đo độ dài các vật dưới đây rồi nêu kết quả đo. - Cho HS quan sát hình vẽ, yêu cầu làm - HS quan sát làm việc theo nhóm đôi, việc nhóm đôi, một bạn dùng thước đo, thống nhất kết quả rồi điền số đo thích một bạn kiểm tra thao tác đo của bạn rồi hợp vào ô trống trong VBT. xác định kết quả đo, hai bạn đổi vai trò cho nhau. - Chữa bài. - Cái bút chì dài 7 cm, đoạn tre dài 8 cm, ô tô dài 9 cm. - GV có thể hỏi thêm: + Đồ vật nào dài nhất? Đồ vật nào + Chiều dài ô tô dài nhất. Cái bút chì ngắn nhất? ngắn nhất. Bài 3. Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo rồi nêu số đo - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Đo độ dài: a. Độ dài cái tẩy. b. Độ dài ngón tay út của em. + Nêu cách đo độ dài một vật? + Để đo độ dài một vật, ta dùng thước đặt vạch 0 trùng với mép đầu của vật, mép, cuối của vật trùng vạch nào thì kết luận độ dài vạch đó. - Cho HS làm việc cá nhân rồi nêu kết a. Độ dài cái tẩy là 2 cm quả. b. Độ dài ngón tay út của em là 3cm. 3. Vận dụng (9 phút) Bài 4. Cắt một đoạn băng giấy có độ 4 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ dài 10 cm. - Cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài, thảo luận cách làm theo cặp. + Để cắt được băng giấy có độ dài 10 cm ta cần làm những gì? - Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Bài 5. Số? - Cho HS quan sát hình vẽ, làm việc nhóm đôi, thảo luận, phân tích đề bài. - Gọi HS nêu cách làm. - GV cho HS đo lại để kiểm tra kết quả. 4. Củng cố (3 phút) - Nêu cách dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài. - Cho HS đo và cắt một đoạn dây có độ dài 15 cm - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học tập. - HS thảo luận, cắt băng giấy theo yêu cầu. + Để cắt được băng giấy có độ dài 10 cm ta dùng thước thẳng, đặt vạch 0 của thước trùng với một mép giấy, đánh dấu vạch số 10, rồi cắt. - HS thực hành cắt băng giấy. - Các nhóm quan sát, thảo luận nêu cách làm. + Cách 1: Cộng độ dài miếng gỗ màu nâu với độ dài miếng gỗ màu xanh. + Cách 2: Dùng thước đo độ dài cả hai miếng gỗ liền nhau. - Áp mép thước sát với một mép của vật cần đo, dịch chuyển để một đầu của vật khớp với vạch số 0, đầu kia khớp với vạch số nào thì đó chính là độ dài của vật cần đo. - Thực hành đo, cắt đoạn dây dài 15 cm. - Lắng nghe. TIẾT 63. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ước lượng và dùng thước đo được độ dài các vật. - Cộng, trừ được số đo độ dài với đơn vị xăng-ti-mét. - Tìm được phép cộng phù hợp với câu hỏi của bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được đo độ dài vào thực tiễn cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 5 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); thước kẻ có vạch chia xăngti-mét; sợi dây, kéo. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Cho HS nhắc lại cách đo độ dài đồ vật bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét. - Một số HS nhắc lại cách đo: Áp mép thước sát với một mép của vật cần đo, dịch chuyển để một đầu của vật khớp với vạch số 0, đầu kia khớp với vạch số nào thì đó chính là độ dài của vật cần đo. - HS ước lượng và nêu: cái giường ngủ của em dài khoảng 3 bước chân. Cái bảng con dài khoảng 20 xăng-timét. - Lắng nghe. - Thử ước lượng độ dài của cái giường ngủ của em bằng bước chân? Ước lượng cái bảng con dài bao xăng-ti-mét. - Giới thiệu vào bài. 2. Thực hành – luyện tập (15 phút) Bài 1. Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các băng giấy rồi nêu số đo - Cho HS quan sát hình vẽ, yêu cầu làm việc nhóm đôi, một bạn dùng thước đo, một bạn kiểm tra thao tác đo của bạn rồi xác định kết quả đo, hai bạn đổi vai trò cho nhau. - Gọi HS nêu kết quả. - HS quan sát làm việc theo nhóm đôi, thống nhất kết quả rồi điền số đo thích hợp vào ô trống trong VBT. - Băng giấy màu xanh dài 5 cm; băng giấy màu đỏ dài 6 cm; băng giấy màu cam dài 4 cm. + Đầu tiên ta đặt vạch o của thước + Nêu cách đo băng giấy màu xanh? 6 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ khớp với một đầu của băng giấy, đầu kia khớp với vạch 5, ta kết luận băng giấy màu xanh dài 5cm. Bài 2. Tính (theo mẫu): - Cho HS quan sát mẫu 3 cm + 5 cm = 8 - Quan sát, nêu: ta nhẩm 3 cộng với 5 cm, nêu nhận xét cách làm. bằng 8 hay 3 cm cộng 5 cm bằng 8 cm - Cho HS làm VBT, GV quan sát, giúp đỡ - HS làm VBT. HS gặp khó khăn. 6 cm + 3 cm = 9 cm - Chữa bài. 9 cm – 2 cm = 7 cm 4 cm + 6 cm = 10 cm 10 cm – 5 cm = 5 cm 3. Vận dụng (14 phút) Bài 3. Hãy ước lượng rồi đo kiểm tra lại, sau đó nêu số thích hợp thay cho dấu ? - Cho HS làm việc nhóm 4 - Các nhóm thảo luận theo các bước: + Ước lượng chiều dài hành lang (bằng bước chân), chiều dài hộp bút (cm) rồi ghi kết quả. + Thực hành đo chiều dài hành lang (bằng bước chân), chiều dài hộp bút (cm) rồi ghi kết quả. - Lắng nghe. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, khen ngợi nhóm ước lượng gần đúng nhất. Bài 4. Tìm phép tính, nêu câu trả lời: a. Bài toán: Trên sân trường có 5 bạn đang chơi, thêm 3 bạn chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? * Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ để có bài toán. - Hỏi nội dung bài toán: + Bài toán cho biết gì? - HS quan sát, một số HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết có 5 bạn đang chơi có thêm 3 bạn nữa. + Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? + Tính xem tất cả có bao nhiêu bạn + Nêu câu hỏi của bài toán? + Với câu hỏi này ta phải làm gì? * Tìm phép tính phù hợp với câu trả lời - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài toán. - Một số HS nhắc lại: Có 5 bạn đang chơi có thêm 3 bạn nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? + Phép cộng: Lấy 5 cộng 3 bằng 8. + Có tất cả 8 bạn. 7 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Vậy ta phải làm phép tính gì? - Một số HS nêu: Có tất cả 8 bạn. + Vậy câu trả lời là gì? - Hướng dẫn HS viết: Phép tính 3 + 5 = 8 (bạn) và nêu câu trả lời. - Cho HS đọc lại phép tính. - Chỉ vào phép tính, nhấn mạnh HS cách trình bày - Lưu ý: tên đơn vị, danh số đặt trong ngoặc liền với kết quả phép tính. b. Bài toán: Nhà Bình có 6 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà Bình có tất cả bao nhiêu con gà ? - Hướng dẫn HS tương tự bài toán phần a. - Cho HS làm bài vào VBT, GV giúp đỡ HS còn khó khăn chưa tìm ra được phép cộng 6 + 3 = 9 (con gà). Bài 5. Tìm phép tính, nêu câu trả lời: - Hướng dẫn HS tương tự bài 4 4. Củng cố (3 phút) - Nêu cách dùng thước có vạch chia xăngti-mét để đo độ dài. Tất cả có 8 bạn. - Đọc (CN). Phép tính 5 + 3 = 8 (bạn) Tất cả có 8 bạn. - Lắng nghe. - Ghi VBT. Áp mép thước sát với một mép của vật cần đo, dịch chuyển để một đầu của vật khớp với vạch số 0, đầu kia khớp với vạch số nào thì đó chính là độ dài của vật cần đo. - Lắng nghe, thực hiện. - Tập ước lượng chiều dài đôi đũa, chiều dài bàn chải răng, chiều dài cái lược, … - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học tập. TIẾT 64. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc, viết được các số trong phạm vi 20. - Thực hiện được phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20. - Nhận dạng được các hình đã học. - Tìm được phép trừ phù hợp với câu hỏi của bài toán có lời văn. 8 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 2. Kĩ năng: - Vận dụng được cách tìm phép tính phù hợp những tình huống cụ thể vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); bảng phụ. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Chia lớp làm các nhóm 4 rồi giao việc: Viết các số theo thứ tự tăng dần từ 0 đến 20 và thực hiện tính: 12 + 5, 18 – 6, 13 + 6 - Giới thiệu vào bài. 2. Thực hành – luyện tập (15 phút) Bài 1. Số? - Cho HS quan sát làm việc nhóm đôi, nêu yêu cầu và cách làm theo gợi ý: + Đây là dãy số được xếp theo thứ tự gì? + 16 cộng mấy 18 bằng? + Vậy mấy cộng 2 bằng 16? + Số cần điền sau số 16 là? + Em làm thế nào ra 14 ? - Cho HS làm bài vào VBT. - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 9 - Các nhóm nhận yêu cầu, thảo luận viết vào bảng phụ. - Đại diện các nhóm đọc kết quả. - Lắng nghe. - Quan sát, thảo luận theo gợi ý của GV. + Đây là dãy số được xếp theo thứ tự giảm dần. + 16 cộng 2 bằng 18. + Vậy 14 cộng 2 bằng 16. + Số cần điền sau số 16 là 14. + Lấy 16 – 2 = 14 - HS làm bài vào VBT. - Một số HS nêu kết quả: a/ 20, 18, 16, 14, 12, 10, 8, 6, 4, 2, 0. b/ 19, 17, 15, 13, 13,9, 7, 5, 3, 1. - HS phỏng vấn bạn: bạn làm thế nào https://www.thuvientailieu.edu.vn/ để tìm được số sau số 9? Số trước số 0 là số nào? - Lưu ý: Đây là dãy số bớt đi 2. Muốn tìm số đứng sau ta chỉ việc lấy số đó trừ đi 2. Bài 2. Đặt tính rồi tính: - Cho HS nêu yêu cầu, GV hỏi: - Đặt tính rồi tính. + Khi đặt tính ta cần chú ý gì? + Khi đặt tính ta cần chú ý viết số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - HS làm bài vào VBT và chữa bài. - Giúp đỡ HS gặp khó khăn. Bài 3. Đ – S ? - Cho HS làm việc nhóm đôi, một bạn - HS thảo luận nhóm đôi, thống nhất đếm số hình, một bạn kiểm tra kết quả và ghi kết quả. đếm rồi cùng so sánh. - Chữa bài: - HS nêu đáp án: a. Số hình chữ nhật nhiều hơn số hình a. Số hình chữ nhật nhiều hơn số hình vuông? vuông Đ b. Số hình vuông ít hơn số hình tròn? b. Số hình vuông ít hơn số hình tròn Đ c. Số hình tam giác bằng số hình chữ c. Số hình tam giác bằng số hình chữ nhật? nhật S 3. Vận dụng (15 phút) Bài 4. Tìm phép tính, nêu câu trả lời: a. Bài toán: Trên sân trường có 8 bạn đang chơi, một lúc sau có 3 bạn chạy đi. Hỏi còn lại bao nhiêu bạn? * Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ để có HS quan sát, một số HS đọc bài toán. bài toán. - Hỏi nội dung bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán cho biết có 8 bạn đang chơi, một lúc sau có 3 chạy đi. + Nêu câu hỏi của bài toán? + Hỏi còn lại bao nhiêu bạn? + Với câu hỏi này ta phải làm gì? + Tính xem còn lại bao nhiêu bạn. * Tìm phép tính phù hợp với câu trả lời - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài toán. - Một số HS nhắc lại: Có 8 bạn đang chơi, một lúc sau có 3 chạy đi. Hỏi còn lại bao nhiêu bạn? + Vậy ta phải làm phép tính gì? + Phép trừ: Lấy 8 trừ 3 bằng 5. + Vậy câu trả lời là gì? + Còn lại 5 bạn. 10 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Một số HS nêu: Còn lại 5 bạn. - Hướng dẫn HS viết: Phép tính 8 – 3 = 5 (bạn) và nêu câu trả lời. - Cho HS đọc lại phép tính. - Chỉ vào phép tính, nhấn mạnh HS cách trình bày - Lưu ý: tên đơn vị, danh số đặt trong ngoặc liền với kết quả phép tính. b. Bài toán: Trong bể có 9 con cá, em vớt ra 3 con. Hỏi trong bể còn lại mấy con cá ? - Hướng dẫn HS tương tự bài toán phần a. - Cho HS làm bài vào VBT, GV giúp đỡ HS còn khó khăn chưa tìm ra được phép trừ 9 – 3 = 6 (con cá). Bài 5. Tìm phép tính, nêu câu trả lời: - Hướng dẫn HS tương tự bài 4 4. Củng cố (2 phút) - Đếm từ 0 đến 20 và ngược lại - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học tập. Còn lại 5 bạn. - Đọc (CN). Phép tính 8 – 3 = 5 (bạn) Còn lại 5 bạn. - Lắng nghe. - Ghi VBT 9 – 3 = 6 (con cá). - HS đếm (CN). - Lắng nghe, thực hiện. TIẾT 65. HĐTN: TÌM HIỂU LỚP EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng được việc đọc, đếm các số và so sánh các số (trong phạm vi 20) vào việc tìm hiểu về bạn bè trong lớp, tăng cường gắn bó tình bạn. - Vận dụng được việc đếm các số vào tìm hiểu về số cửa ra vào, số cửa sổ của phòng học và sắp xếp bạn ghế ở lớp học. - Gắn việc hiểu biết về các hình (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, …) với những gì gần gũi nhìn thấy ở lớp học. 2. Kĩ năng: - Chia sẻ cùng gia đình và người thân những điều em khám phá được. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: 11 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giấy khổ to phát cho các nhóm. - HS: Bút vẽ, màu vẽ. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn”. - Giới thiệu vào bài. 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm (30 phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện - GV chia lớp làm 6 nhóm. - Giao nhiệm vụ: + Nhóm 1 và 2 tìm hiểu chủ đề 1: Các bạn trong lớp em Nhiệm vụ tìm hiểu: Lớp em có mấy tổ? Số bạn nam, nữ ở mỗi tổ; so sánh số bạn nam (số bạn nữ) trong các tổ, … + Nhóm 3 và 4 tìm hiểu chủ đề 2: Lớp học của em Nhiệm vụ tìm hiểu: Số cửa ra vào; số cửa sổ của phòng học; lớp có mấy dãy bàn; … + Nhóm 5 và 6 tìm hiểu chủ đề 3: Hình dạng các đồ vật trong lớp học Nhiệm vụ tìm hiểu: Các đồ vật trong lớp có dạng hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, … Bước 2. Báo cáo kết quả trải nghiệm - Gọi đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm mình. - Khuyến khích các nhóm có thể vẽ hình 12 - HS tham gia chơi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Các nhóm nhận nhiệm vụ. - Cử thư kí ghi chép những ý kiến của các thành viên. - Các thành viên trong nhóm quan sát lớp học, trao đổi, thống nhất ý kiến. - Thư kí ghi chép các kết quả thống nhất của nhóm mình. - Các nhóm cử đại diện lên báo cáo. + Nhóm 1, 2 có thể kể: Lớp em có 4 tổ; tổ 1 có 9 bạn trong đó có 5 bạn nữ và 4 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ ảnh nhóm vật và trang trí bản báo cáo của bạn nam; …. nhóm mình hoặc có thể nêu câu đố tương + Nhóm 3, 4 có thể kể: Lớp em có 2 tự bài học. cửa ra vào; có 6 cửa sổ; có 4 dãy bàn; … + Nhóm 5, 6 có thể kể: Lớp em có cái bảng hình chữ nhật; cái đồng hồ treo tường hình tròn, có những viên gạch lát Bước 3. Giao lưu – chia sẻ nền hình vuông;… - Cho các nhóm trưng bày kết quả trải nghiệm - Các nhóm khác góp ý, bổ sung cho 3. Củng cố (2 phút) nhóm bạn. - Nhắc HS kể lại cho gia đình và người thân về những điều lí thú lớp em vừa - Quan sát, rút kinh nghiệm cho nhóm khám phá. mình. - Lắng nghe, thực hiện. TIẾT 66. CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết, đọc và viết được các số tròn chục. - Nhận biết được thứ tự các số tròn chục trong phạm vi 100. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được các số tròn chục để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); bảng phụ; các bó chục que tính. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; các bó chục que tính. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. 13 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Khởi động (3 phút) - Cho HS ôn về số 10, nêu các loại đồ vật trường được gộp lại thành nhóm 10. VD: trứng gà, … - Giới thiệu vào bài. 2. Hình thành kiến thức (15 phút) a. Giới thiệu các số tròn chục - Cho HS làm việc theo nhóm đôi trên que tính theo hướng dẫn của GV - Giớ thiệu: 10 được gọi là 1 chục. sau đó giơ 1 bó 10 que tính và nói: Ta có 10 que tính, gọi là 1 chục que tính. - GV treo bảng phụ lần lượt gắn: + 1 thẻ chục que tính. + 2 thẻ chục que tính. + 3 thẻ chục que tính. Lần lượt cho đến 9 thẻ chục que tính. - Cho HS đọc tên các chục và tên số tương ứng. b. Số 100 - Cho HS làm việc theo nhóm. - Từ 9 chục que tính, thêm 1 chục nữa thành 10 chục và hướng dẫn HS bó thành một bó lớn. - Hướng dẫn: Mười bó chục bó thành một bó lớn hơn, ta gọi là một trăm. Một trăm viết là 100. 3. Thực hành – luyện tập (10 phút) Bài 1. Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho ? - Cho HS quan sát nội dung bài, phân tích cách làm mẫu: 1 chục, viết là 10, HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Lần lượt một số HS nêu: que tính, chồng bát, bó đũa, … - Lắng nghe. - HS làm theo GV. - Quan sát, nêu cách viết số và cách đọc số tương ứng: + 1 chục viết là 10, đọc là mười. + 2 chục viết là 20, đọc là hai mươi. + 3 chục viết là 30, đọc là ba mươi. - HS đọc: Một chục – mười Hai chục – hai mươi Ba chục – ba mươi. ……………… Chín chục – chín mươi. - HS làm việc nhóm 4 để đủ số lượng que tính. - Thực hành thêm 1 chục que tính và bó thành bó lớn. - HS nhắc lại: 10 chục = 1 trăm - Quan sát. 14 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ đọc là mười. - Gọi HS nêu miệng. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. Bài 2. Số? - Cho HS quan sát hình các khối lập phương, nêu cách làm. - Yêu cầu HS tự điền vào VBT rồi kiểm tra chéo kết quả. - Hỏi để củng cố: + 10 còn được gọi là gì? + 3 chục bằng bao nhiêu ? + Số 80 đọc là gì ? Bài 3. Số? - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Giới thiệu: đây là số tròn chục liên tiếp từ 10 đến 100 và từ 100 đến 10. - Yêu cầu HS làm vào VBT. - Chữa bài. 4. Vận dụng (5 phút) Bài 4. Số? - Cho HS quan sát hình, hỏi: + Muốn điền được số ta phải làm gì? - Yêu cầu HS làm bài và kiểm tra kết quả. - Chữa bài. 5. Củng cố (2 phút) - Chúng ta vừa học bài gì? - Đọc các số tròn chục từ 10 đến 100 và ngược lại. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học tập. - Lần lượt từng HS nêu: 2 chục, viết là 20, đọc là hai mươi. 3 chục, viết là 30, đọc là ba mươi. 4 chục, viết là 40, đọc là bốn mươi ……….. - HS làm bài vào VBT. - Quan sát, đếm một cột có bao nhiêu khối, đếm có bao nhiêu cột. - HS tự điền vào VBT rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả. + 10 còn được gọi là 1 chục. + 3 chục bằng 30. + Số 80 đọc là tám mươi. - Điền số tròn chục thay cho dấu ? - Lắng nghe. - HS làm vào VBT. - Cả lớp thống nhất kết quả và đọc to các số tròn chục từ 10 đến 100 và từ 100 đến 10. + Muốn điền được số ta phải đếm xem mỗi nải chuối có bao nhiêu quả và có bao nhiêu nải chuối. - HS làm bài, đổi chéo bài kiểm tra. Có 4 chục quả chuối. Có 40 quả chuối. - Các số tròn chục. - 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. - 100,90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10. - Lắng nghe. 15 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾT 67. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết, đếm, đọc, viết được các số tròn chục. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được các số tròn chục để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); bảng phụ. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền - HS tham gia chơi. điện” về đếm các số tròn chục từ 10 đến 100 và ngược lại. Lần 1: GV nêu 10, chỉ định HS đếm tiếp - HS 1 đếm 20 sau đó chỉ định HS đếm tiếp, cứ như thế đến 100. Lần 2: GV nêu 100, chỉ định HS đếm - HS 1 đếm 90 sau đó chỉ định HS đếm ngược lại. tiếp, cứ như thế đến 10. - Tổng kết trò chơi. - Giới thiệu vào bài. - Lắng nghe. 2. Thực hành – luyện tập (20 phút) Bài 1. Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho ? - Cho HS quan sát nội dung bài. - HS nêu cách làm mẫu: 3 chục, viết là 30, đọc là ba mươi. - Gọi HS nêu miệng: - HS nêu miệng. 16 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Chín mươi viết là? đọc là? + Chín mươi viết là 90 đọc là 9 chục. + 50 đọc là ? + 50 đọc là năm mươi hay 5 chục. + 8 chục viết là ? đọc là ? + 8 chục viết là 80 đọc là tám mươi. + Một trăm viết là ? đọc là ? + Một trăm viết là 100 đọc là ? - Yêu cầu HS ghi kết quả bài vào VBT. - HS ghi kết quả bài vào VBT. Bài 2. Chọn số phù hợp với mỗi bức tranh: - Cho HS quan sát hình, phân tích cách - Quan sát. làm, chẳng hạn với tranh đầu tiên: có 4 khay trứng gà, mỗi khay có 1 chục quả trứng, ta có 4 chục quả trứng, ta chọn số 40. - Yêu cầu HS tự làm các tranh còn lại - HS nêu kết quả chọn: Có 8 bó que vào VBT. tính, mỗi bó 1 chục que vậy có 8 chục que, ta chọn số 80… - Chữa bài, nhận xét. Bài 3. Chọn số thích hợp với mỗi cách đọc - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Nối số với cách đọc số đó. - Yêu cầu HS làm vào VBT rồi chữa - HS làm vào VBT, đổi vở kiểm tra bài. chéo. - Hỏi để củng cố: + Số 50 đọc là năm chục. + Số 50 đọc là? + Bảy chục được viết là 70. + Bảy chục được viết là số nào? Bài 3. Số? - Cho HS tự làm bài vào VBT. - HS làm bài cá nhân. - Chữa bài. Có 5 chục quả trứng gà. Có 50 quả trứng gà. - HS có thể phỏng vấn bạn: Làm thế nào để biết có 5 chục quả trứng gà? 3. Vận dụng (9 phút) Bài 5. Lấy cho đủ 3 chục khối lập phương. - Cho HS đọc đề, phân tích đề. - Có 4 chục khối lập phương, cần lấy cho đủ 3 chục khối lập phương. - HS khoanh đủ 3 chục khối lập phương - Khuyến khích HS tìm những cách lấy khác nhau. 4. Củng cố (3 phút) - Đọc các số tròn chục từ 10 đến 100 và - Một số HS đọc 17 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ ngược lại. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học tập. - Lắng nghe, ghi nhớ. TIẾT 68. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc, viết được các số có hai chữ số có hàng đơn vị khác 1, 4, 5. - Nhận biết được cấu tạo số có hai chữ số. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được số có hai chữ số trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh trong SGK; máy chiếu (nếu có); bảng phụ có nội dung BT 1, 3 ; que tính. - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1 ; que tính. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền - HS tham gia chơi. điện” về đếm các số từ 1 đến 20 và ngược lại. Lần 1: GV nêu 1, chỉ định HS đếm tiếp - HS 1 đếm 2 sau đó chỉ định HS đếm tiếp, cứ như thế đến 20. Lần 2: GV nêu 20, chỉ định HS đếm - HS 1 đếm19 sau đó chỉ định HS đếm ngược lại. tiếp, cứ như thế đến 1. - Giới thiệu vào bài. - Lắng nghe. 2. Hình thành kiến thức (20 phút) 18 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Cho HS quan sát tay trái cầm 2 bó chục que tính, tay phải cầm 7 que tính: - Quan sát, nhận xét: + Tay trái cô có mấy que tính? + Tay phải cô có mấy que tính? + Tay trái cô có 20 que tính. + Cả hai tay cô có mấy que tính? + Tay phải cô có 7 que tính. - GV chỉ lần lượt vào các ô ở dòng thứ + Cả hai tay cô có 27 que tính. nhất trong bảng nói: Viết là 27, đọc là - Lắng nghe, nhận xét. hai mươi bảy, số này có 2 chục và 7 đơn vị. - Cho HS thao tác và nhận xét. - Tay trái cầm 3 bó chục que tính, tay phải cầm 8 que tính, nhận xét để chốt lại cách đọc, viết và cấu tạo số 38. - Cho HS thao tác tương tự với các số - Thao tác bằng que tính với các số 63, còn lại trong bảng. 70. - Nhắc lại cách đọc, viết và cấu tạo số - 63 đọc là sáu mươi ba, số này gồm 6 trong bảng. chục và 3 đơn vị. 70 đọc là bảy mươi, số này gồm 7 chục và 0 đơn vị. 3. Thực hành – luyện tập (10 phút) Bài 1. Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho dấu? - Cho HS quan sát nội dung bài, phân - Qan sát. tích cách làm mẫu: 3 chục 2 đơn vị, viết là 32, đọc là ba mươi hai. - Gọi HS nêu miệng. - Lần lượt từng HS nêu: 1 chục 8 đơn vị, viết là 18, đọc là mười tám. 2 chục 7 đơn vị, viết là 27, đọc là hai mươi bảy. 4 chục 0 đơn vị, viết là 40, đọc là bốn mươi. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - HS làm bài vào VBT. Bài 2. Tìm số hoặc chữ thích hợp thay cho dấu? - Cho HS làm việc theo cặp, một bạn - HS hỏi đáp theo cặp nội dung bài. nêu chữ, một bạn nêu số và ngược lại. - Yêu cầu HS tự điền vào VBT rồi kiểm - HS tự điền vào VBT rồi đổi vở kiểm tra chéo kết quả. tra chéo kết quả. - Chữa bài: a. Số bốn mươi tám viết là? Số đó a. Số bốn mươi tám viết là 48. Số đó gồm ? chục và ? đơn vị? gồm 4 chục và 8 đơn vị. 19 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ b. Số 20 đọc là? Số đó gồm ? chục và ? b. Số 20 đọc là hai mươi. Số đó gồm 2 đơn vị? chục và 0 đơn vị. c. Số gồm 5 chục và 8 đơn vị viết là? Và c. Số gồm 5 chục và 8 đơn vị viết là 58 đọc là? Và đọc là năm mươi tám. Bài 3. Số? - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, tổ chức cho HS chơi - Mỗi đội cử 6 HS lên chơi, mỗi bạn trò chơi “Tiếp sức”, mỗi đội 1 câu. điền số vào một dấu ?. - Tổng kết trò chơi. 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. - Cho HS ghi kết quả vào VBT. - HS ghi kết quả vào VBT. 4. Vận dụng (5 phút) Bài 4. Số? - Cho HS nêu yêu cầu của bài. Đếm xem trong lớp có bao nhiêu bạn, bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ. - Yêu cầu HS đếm và trả lời sau đó ghi - HS đếm và trả lời sau đó ghi kết quả kết quả vào VBT. vào VBT. 5. Củng cố (2 phút) - Chúng ta vừa học bài gì? - Các số có hai chữ số. - Đọc, phân tích cấu tạo số 29, 33, 46, - Một số HS đọc và nêu cấu tạo số. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS - Lắng nghe. tích cực học tập. TIẾT 69. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc, viết thành thạo các số có hai chữ số có hàng đơn vị khác 1, 4, 5. - Thực hiện được việc lắp ghép hình. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được số có hai chữ số trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan