Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án Toán lớp 1_Vì sự Bình đẳng và DC trong GD_Tiết 11 đến 20_Phương...

Tài liệu Giáo án Toán lớp 1_Vì sự Bình đẳng và DC trong GD_Tiết 11 đến 20_Phương

.DOC
23
134
58

Mô tả:

Giáo án Toán lớp 1_Vì sự Bình đẳng và DC trong GD
https://www.thuvientailieu.edu.vn/ GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 BỘ VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 – VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DC TRONG GD TIẾT 11 ĐẾN 20_(PHƯƠNG) TIẾT 11. ĐẾM ĐẾN 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đếm được các số từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1. - Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ chín. - Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đếm số từ 1 đến 9 và ngược lại. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT 3,4 trong SGK; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HO ẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền 1 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ điện” về phép đếm đến 6 xuôi và ngược. - Một HS đếm 1, sau đó chỉ định HS tiếp theo, lần lượt đếm đến 6 và ngược lại. - Giới thiệu vào bài. - Lắng nghe. 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Đếm được các số từ 1 đến 9 và ngược lại. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Cho HS quan sát tranh. - Quan sát tranh. - Đọc các số ghi ở dưới chân mỗi cột khối lập phương. - Đọc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. - Cho HS đếm lần lượt để củng cố kĩ năng đếm từ 1 đến 9 và ngược lại. - Đếm từ 1 đến 9 và ngược lại (cá nhân, nhóm). - Cả lớp đếm đồng thanh. 3. Thực hành – luyện tập (15 phút) Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ chín. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. Số? - Nêu yêu cầu: Số? - Làm vào Vở bài tập Toán. - Cho HS làm vào Vở bài tập Toán. - Chữa bài. - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 2. - Giải thích hình thứ nhất, hình thứ tư. - Lắng nghe. - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Chữa một số bài, chốt kết quả: a. Hình thứ hai là hình vuông. Hình thứ sáu là hình tam giác. b. Hình thứ ba là hình tam giác. Hình thứ chín là hình vuông. - Lần lượt chỉ vào các hình trong dãy cho HS trả lời thứ tự của hình đó. Bài 3. - Hướng dẫn HS nêu yêu cầu. - Cho HS quan sát mẫu. - Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào Vở bài tập Toán. 2 - Trả lời. - Nêu yêu cầu: Chọn đủ số hình. - Quan sát, nhận xét. - Thảo luận rồi làm bài vào Vở bài https://www.thuvientailieu.edu.vn/ tập Toán. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét bài của bạn. - Đổi vở kiểm tra chéo. 4. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. - Quan sát hình và nêu yêu cầu. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - Chốt kết quả: Có 6 người, có 7 cái cốc, có 8 bông hoa, có 9 miếng dưa. 5. Củng cố (5 phút) - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Đếm từ 1 đến 7, đén 8, đến 9 và ngược lại. - Tổng kết. - Quan sát, nêu yêu cầu: Số? - Thảo luận nhóm 4 rồi làm bài vào Vở bài tập Toán. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét kết quả. - Lắng nghe. - Một số HS tham gia chơi. TIẾT 12. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đếm thành thạo các số từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1. - Thực hiện được việc lắp ghép hình. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đếm số từ 1 đến 9 và ngược lại. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh BT 1, 3, 4 trong SGK; máy chiếu (nếu có). 3 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” HS chơi. Một HS giơ 1 ngòn tay, đếm 1; rồi chỉ bạn tiếp theo giơ 2 ngón tay, đếm 2; … cho đến 9. Tiếp đó 1 HS giơ 9 ngón tay, đém 9; rồi chỉ bạn tiếp theo giơ 8 ngón tay, đếm 8; … cho đến 1. 2. Thực hành – luyện tập (22 phút) Mục tiêu: Đếm thành thạo các số từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. Chọn số thích hợp với số ngón tay giơ lên. - Quan sát hình rồi nêu yêu cầu. - Quan sát, nêu: Chọn số thích hợp với số ngón tay giơ lên. - Lần lượt nêu số chỉ số ngón tay giơ lên. - Nhận xét. Bài 2. Số? - Nêu yêu cầu bài: Số? - Thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào Vở bài tập Toán. - Thảo luận, làm bài vào Vở bài tập Toán. Chữa bài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 3. Số? - Quan sát hình rồi nêu yêu cầu. - Quan sát, nêu: Số? - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Một số HS trình bày bài của mình. - Nhận xét. - Chữa bài: H1: 6; H2: 8; H3: 9. Bài 4. - Quan sát hình rồi nêu yêu cầu. - Quan sát, nêu: Số? - Giải thích mẫu: đếm số hình tròn đã tô 4 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ màu. - Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào Vở bài tập Toán. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét. - Chữa bài: Số lần lượt là: 4, 9, 7, 5, 6, 8. 4. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Thực hiện được việc lắp ghép hình. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 5. - Quan sát hình rồi nêu yêu cầu. - Quan sát, nêu yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện thao tác lắp ghép trên bộ ĐDHT. - Thảo luận nhóm 4, nêu cách lắp ghép. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Đưa đáp án HS tham khảo. 5. Củng cố (5 phút) - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: Đếm từ 1 đến 7, đén 8, đến 9 và ngược lại. - Tổng kết. Một số HS tham gia chơi. TIẾT 13. SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - So sánh được các số trong phạm vi 9. - Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 9 vào cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 9. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 5 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT 3 trong SGK; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Chia 3 nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”, mỗi nhóm 2 bạn, làm 1 cột. Điền >, <, =? N1: 3 … 6 N2: 6 … 6 N3: 4 … 2 - Các nhóm lên chơi. 4…5 6…4 1…5 - Nhậ xét, giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Biết so sánh các số trong phạm vi 9. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Quan sát tranh và đọc số lượng khối lập phương trong mỗi cột - Quan sát, đọc số, nêu: 6 < 7, 7 > 6 7 < 9, 9 > 7 ; 8 < 9, 9 > 8 ; 8 = 8. - Một số HS đọc lại. 3. Thực hành – luyện tập (20 phút) Mục tiêu: So sánh được các số trong phạm vi 9. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. <, >, =? - Nêu yêu cầu của bài. - Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm một cột. - Chữa bài, nhận xét. - Làm Vở bài tập Toán. Bài 2. Chọn số thích hợp thay cho dấu? - Nêu yêu cầu của bài. - Nêu miệng mỗi dấu có thể thay bằng những số nào? 6 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Nhận xét. - Làm Vở bài tập Toán. Bài 3. Tìm đường đi theo thứ tự các số từ bé đến lớn. - Đưa hình ảnh, nêu yêu cầu của bài. - Thảo luận nhóm đôi rồi làm bài. - Một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét. Bài 4. Số? - Đọc đề và nêu yêu cầu bài 4. - Làm Vở bài tập Toán. - Một số HS báo cáo kết quả. - Nhận xét, đổi vở kiểm tra. 4. Củng cố (5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. 1. Số lớn hơn 7 và nhỏ hơn 9 là: A. 6 B. 8 C. 9 2. Trong các hình dưới đây, kể từ trái sang phải, hình đã tô màu là hình thứ mấy? A. năm B. bảy C. tám 3. Cho ba số 7, 2, 8. Số lớn nhất là: A. 2 B. 8 C. 7 - Sau mỗi câu hỏi, HS ghi đáp án ra bảng con. - Nêu số câu mình trả lời đúng. - Tổng kết. TIẾT 14. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thực hiện thành thạo việc so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 9. - So sánh được số lượng của các nhóm đồ vật trong cuộc sống. - Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh số trong phạm vi 9. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. 7 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh BT 2, 5 trong SGK; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Chia 3 nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”, mỗi nhóm 2 bạn, làm 1 cột. Điền >, <, =? N1: 3 … 8 N2: 7 … 5 N3: 9 … 9 7…1 3…6 9… 6 - Các nhóm lên chơi. - Nhậ xét, giới thiệu bài. 2. Thực hành – luyện tập (22 phút) Mục tiêu: Thực hiện thành thạo việc so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 9. So sánh được số lượng của các nhóm đồ vật trong cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. <, >, =? - Nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập Toán. - Làm vào Vở bài tập Toán. - Chữa bài: 9 > 3 4<8 7>5 8=8 7<9 8>7 - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 2. - GV đưa bài 2 - Quan sát, nêu yêu cầu của bài. - Làm vào Vở bài tập Toán. - Một số HS trả lời : a/ Hộp nào có nhiều bi nhất? - Hộp A nhiều bi nhất. b/ Đĩa nào có ít quả nhất? - Đĩa C ít quả nhất. Bài 3. - Nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS theo thứ tự tăng dần là từ bé đến lớn và thứ tự giảm dần là từ lớn đến bé. - Làm vào Vở bài tập Toán. - Chữa bài: a/ 7, 8, 9. 8 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ b/ 9, 8, 7, 6. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4. Đ – S? - Nêu yêu cầu của bài. - Thảo luận nhóm đôi và làm bài. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Chữa bài: + Hình thứ hai là khối lập phương. Đ + Hình thứ năm là hình chữ nhật. S + Hình thứ sáu là khối hộp chữ nhật. S - Nhận xét, chữa bài. 3. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 5. Số? - Đưa bài 5 - Quan sát, nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm 4 và làm bài. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét. - Chữa bài: Có 7 người, có 8 con đà điểu, có 9 con khỉ, có 7 con cá sấu. 4. Củng cố (5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. 1. 5 …7. Dấu cần điền vào chỗ chấm là: A. < B. > C. = 2. Xếp các số 7, 3, 6 theo thứ tự tăng dần A. 7, 6, 3 B. 3, 6, 7 C. 3, 7, 6 3. Cho ba số 4, 6, 8. Số nhỏ nhất là: A. 8 B. 6 C. 4 - Sau mỗi câu hỏi, HS ghi đáp án ra bảng con. - Nêu số câu mình trả lời đúng. - Tổng kết. 9 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾT 15. SỐ 0 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận dạng, đọc, viết được số 0. - So sánh và sắp xếp theo thứ tự được các số trong phạm vi 9. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết số 0; kĩ năng so sánh, sắp xếp số trong phạm vi 9. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT 4 trong SGK; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; que tính trong Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Cho HS cầm một số que tính trong tay (số lượng khác nhau) - Bỏ hết que tính xuống bàn. - trên tay các em còn mấy que tính? - Giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Nhận dạng được số 0 và so sánh số 0 với các số từ 1 đến 9. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Cho HS quan sát tranh, hỏi: + Lần lượt trong các đĩa có mấy cái bánh? + Nhận xét số bánh trong đĩa thứ tư. - Giới thiệu: ta dùng kí hiệu “0” để chỉ số bánh trong đĩa thứ tư và đọc là “không” - Cho HS lần lượt đọc hàng số ghi ở chân 10 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Lấy que tính cầm trên tay. - Thực hiện. - Không còn que nào. - Quan sát, trả lời : + Đĩa thứ nhất có 3 cái bánh, đĩa thứ 2 có 2 cái bánh, đĩa thứ ba có 1 cái bánh. + Đĩa thứ tư không có cái nào. - Một số HS nhắc lại. https://www.thuvientailieu.edu.vn/ các cột khối lập phương. - Đọc 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. - Cho HS so sánh số 0 với các số 1, 2, …9. - So sánh 0 < 1, 1 > 0 ; 0 < 3, 3 > 0 0 < 7, 7 > 0 ; … 3. Thực hành – luyện tập (15 phút) Mục tiêu: Viết được số 0 và so sánh, sắp xếp được các số trong phạm vi 9. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. Tập viết số - Cho HS viết số 0. - Viết số 0 vào Vở bài tập Toán. - Uốn nắn và chữa cho HS. Bài 2. <, >, =? - Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một cột. - Các nhóm làm và đại diện báo cáo. - Làm vào Vở bài tập Toán. Bài 3. - Cho HS làm vào Vở bài tập Toán. - Làm vào Vở bài tập Toán. - Một số HS lên trình bày kết quả. - Chữa bài: a/ 0, 2, 5, 9. b/ Số bé nhất là 0; số lớn nhất là 8. 4. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Vận dụng được phép đếm trong phạm vi 9 vào cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. - Đưa bài 4. - Quan sát, nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm 4 và làm bài. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét. - Chữa bài: Có 7 người, có 5 quả táo, có 0 con gấu bông, có 7 hộp quà, có 8 miếng bánh, có 9 đuôi cờ. 5. Củng cố (5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. 1. Số nào lớn hơn 0 và nhỏ hơn 2: A. 0 B. 1 C. 2 11 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 2. Xếp các số 5, 0, 9 theo thứ tự giảm dần A. 9, 5, 0 B. 0, 5, 9 C. 0, 9, 5 3. Cho ba số 7, 1, 0. Số nhỏ nhất là: A. 7 B. 1 C. 0 - Sau mỗi câu hỏi, HS ghi đáp án ra bảng con. - Nêu số câu mình trả lời đúng. - Tổng kết. TIẾT 16. SỐ 10 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận dạng, đọc, viết được số 10. - So sánh và sắp xếp theo thứ tự được các số trong phạm vi 10. - Sử dụng được số 10 trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết số 10; kĩ năng so sánh, sắp xếp số trong phạm vi 10. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT 3,4 trong SGK; một viên sỏi nhỏ; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Tổ chức cho HS chơi trò chơi “tay không, tay có”. - Một tay GV cầm 1 viên sỏi, 1 tay không, GV nói: tập tầm vông, tay không tay có, tập tầm vó, tay có tay không sau đó chìa một tay - Nói theo GV và đoán có hay về trước. không. 12 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - HS nào đoán sai, sẽ bị dừng chơi. - Cho HS chơi vài lần. - Nêu: có số 1 và số 0 ta được một số mới rồi vào bài. 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Nhận biết được số 10 và so sánh được các số trong phạm vi 10. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Cho HS quan sát tranh, chỉ từng nhóm và cho HS nêu. - Ta viết số 10 đọc là mười. - Giới thiệu số 10 viết in và viết thường. - Đọc các số ghi ở chân các cột hình lập phương. - Quan sát, nêu: mười cái cặp tóc, mười cái mũ, mười ngón tay, mười chấm tròn, mười khối lập phương. - Đọc (cá nhân, đồng thanh). - Quan sát. - Đọc : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. - So sánh, nêu miệng. - Cho HS so sánh số 10 với các số 1, 2, ....9. 3. Thực hành – luyện tập (15 phút) Mục tiêu: Viết được số 10 và so sánh, sắp xếp được các số trong phạm vi 10. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. Viết số - Cho HS viết số 10. - Viết số 10 vào Vở bài tập Toán. - Uốn nắn và chữa cho HS. Bài 2. <, >, =? - Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một cột. - Các nhóm làm và đại diện báo cáo. - Làm vào Vở bài tập Toán. - Đưa đáp án: 0 < 10 2 < 10 10 > 3 10 = 10 4<7 9 > 10 6 < 10 10 > 8 7 < 10 - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 3. - Cho HS quan sát, nêu yêu cầu của bài - Quan sát, nêu. - Chọn kết quả theo yêu cầu : a/ Lồng nào có ít gà nhất? a/ Lồng B có ít gà nhất. b/ Khay nào có nhiều trứng nhất? b/ Khay A có nhiều trứng nhất. - Làm vào Vở bài tập Toán. 13 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 4. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Sử dụng được số 10 trong cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. Quan sát tranh và so sánh - Đưa bài 4, yêu cầu thảo luận nhóm 4. a/ So sánh số bông hoa với số con chim. b/ So sánh số học sinh với số bông hoa. 5. Củng cố (5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. 1. Số nào lớn hơn 9: A. 0 B. 10 C. 9 2. Xếp các số 10, 0, 9 theo thứ tự tăng dần A. 10, 9, 0 B. 0, 10, 9 C. 0, 9, 10 3. Cho ba số 0, 1, 10. Số lớn nhất là: A. 0 B. 1 C. 10 - Quan sát, thảo luận. - Đại diện trả lời: a/ Số bông hoa nhiều hơn số con chim. b/ Số học sinh vớiít hơn số bông hoa. - Sau mỗi câu hỏi, HS ghi đáp án ra bảng con. - Nêu số câu mình trả lời đúng. - Tổng kết. TIẾT 17. TÁCH SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tách được các số từ 2 đến 10 thành hai số. - Vận dụng để tách các nhóm đồ vật trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tách số. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: 14 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT 4 trong SGK; bảng phụ ghi nội dung BT 3; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; 10 que tính trong Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tách bi” - Cô có 5 viên bi, chia số bi này thành hai nhóm xem mỗi nhóm có mấy viên bi? - Giới thiệu vào bài. 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Biết cách tách các số từ 2 đến 10 thành hai số. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp * Đưa các bức tranh viên bi, con rùa trong SGK HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Thảo luận và nêu các khả năng có thể: Một nhóm có 1 và một nhóm có 4 ; một nhóm có 2 và một nhóm có 3. - Lắng nghe. - Quan sát, nêu: + Có 3 viên bi, nhóm thứ nhất có 1 viên, nhóm thứ hai có 2 viên. - Ta nói: 3 gồm 1 và 2. + Có 3 con rùa, nhóm thứ nhất có 2 con rùa, nhóm thứ hai có 1 con rùa. - Ta nói: 3 gồm 2 và 1. - Cho HS thao tác tương từ trên que tính. * Đưa các bức tranh chấm tròn, con thỏ trong SGK. - Thực hiện trên que tính. - Quan sát, nêu: + Có 10 chấm tròn, nhóm thứ nhất có 4 chấm tròn, nhóm thứ hai có 6 chấm tròn. - Ta nói: 10 gồm 4 và 6. + Có 10 con thỏ, nhóm thứ nhất có 6 con thỏ, nhóm thứ hai có 4 con thỏ. - Ta nói: 10 gồm 6 và 4. - Thực hiện trên que tính. 3. Thực hành – luyện tập (15 phút) 15 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Mục tiêu: Tách được các số từ 2 đến 10 thành hai số. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. Bài 1. Số? - Nêu yêu cầu của bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi rồi làm Vở bài tập Toán. - Các nhóm thảo luận, làm Vở bài tập Toán. - Một số HS trình bày cách làm. - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 2. Số? - Làm Vở bài tập Toán. - Một số HS trình bày cách làm. - Chữa bài: 4 gồm 1 và 3; 8 gồm 7 và 1; 5 gồm 2 và 3; 9 gồm 4 và 5. Bài 3. Số? - Đưa nội dung bài. - Nêu yêu cầu. - Tổ chức cho HS chơi giữa hai đội. * Tách số 5: - Mỗi đội chọn 3 bạn, mỗi bạn cầm 5 que tính; một bạn của đội này giơ 2 que tính, thì bạn của đội kia phải chọn số que tính sao cho khi ghép với 2 que thì được 5 que tính. Hai đội thay nhau tiến hành trò chơi. * Tách số 10: Tương tự như tách số 5, mỗi bạn cầm trên tay 10 que tính. 4. Vận dụng (5 phút) Mục tiêu: vận dụng việc tách số để tách các hình theo yêu cầu. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. - Đưa nội dung bài. - Nêu yêu cầu và giải thích mẫu. - Cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài. - Các nhóm thảo luận, làm vào Vở bài tập Toán, dùng que tính để tách. - Đại diện chữa bài. - Nhận xét. 5. Củng cố (5 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. 16 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 1. Số 7 gồm mấy và mấy? A. 3 và 2 B. 4 và 3 C. 5 và 1 2. Số 8 gồm mấy và 3? A. 3 B. 6 C. 5 3. Tách các hình sau thành 2 nhóm: - Sau mỗi câu hỏi, HS ghi đáp án ra bảng con. - Nêu số câu mình trả lời đúng. - Tổng kết. TIẾT 18. PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc, viết được phép cộng. - Bước đầu thực hiện được phép cộng trong phạm vi 3. - Viết được phép cộng theo tranh vẽ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, kĩ năng tính cộng. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; que tính trong Bộ đồ dùng Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Tổ chức cho lớp hát tập thể bài “Tập đếm”Hoàng Công Sử 2. Hình thành kiến thức mới (7 phút) Mục tiêu: Giúp HS hình thành biểu tượng 17 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Cả lớp hát. https://www.thuvientailieu.edu.vn/ phép cộng, biết cách cộng. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp * Phép cộng 1 + 1 = 2 - Quan sát, trả lời: - Quan sát tranh. Có một con mèo, thêm một con - Nêu: Có một con mèo, thêm một con mèo mèo nữa đang chạy đến. Tất cả có 2 nữa đang chạy đến. Hỏi tất cả có mấy con con mèo. mèo? - Ta viết một thêm một bằng hai: 1 + 1 = 2 - Dấu “+” gọi là dấu cộng. Đọc là “một cộng một bằng hai”. - Một số HS đọc “một cộng một - Chỉ vào 1 + 1 = 2, gọi HS đọc. bằng hai”. - Một số HS trả lời Một cộng một - Một cộng một bằng mấy? bằng hai. * Phép cộng 1 + 2 = 3 Hướng dẫn tương tự 1 = 1 = 2. 3. Thực hành – luyện tập (15 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 3 Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp. Bài 1. Số? - Nêu yêu cầu của bài. - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Chữa bài: 1 + 1 = 2; 2 + 1 = 3; 1 + 2 = 3. - Đọc lại kết quả các phép tính đã làm. Bài 2. Số? - Nêu yêu cầu của bài. - Làm bài vào Vở bài tập Toán. Đưa đáp án: 1 + 1 = 2; 1 + 2 = 3; 2 + 1 = 3 - Đổi vở kiểm tra chéo. - Đọc lại kết quả các phép tính đã làm. Bài 3. <, >, =? - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - Để so sánh được ta phải làm gì? - Thực hiện phép cộng, sau đólấy kết quả phép cộng so sánh với số đã cho. - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Đổi vở kiểm tra chéo. Chữa bài: 1+1<3 1+2>2 2+1=3 1+1=2 1+2>1 2+1>1 4. Vận dụng (5 phút) 18 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Mục tiêu: Nhìn tranh viết được phép tính cộng. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. Quan sát tranh và nêu phép cộng thích hợp. - Quan sát tranh. - Quan sát tranh. - Cho HS thảo luận theo nhóm 4. - Thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả: 2 + 1 = 3 ; 1 + 2 = 3. - Nhận xét. - Nhận xét, chữa bài. 5. Củng cố (5 phút) - Nêu lại các phép cộng trong phạm vi 3 đã học. - Một số HS nêu. - tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn – kết đôi, kết ba”. - Chơi trò chơi. - Tổng kết. TIẾT 19. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 3. - Vận dụng được phép cộng trong phạm vi 3 vào cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính cộng cho HS. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính chính xác, tính chăm chỉ, ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập môn Toán. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL tư học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ - phương tiện toán học. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình ảnh các bức tranh BT 4, 5 trong SGK; máy chiếu (nếu có). - HS: SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, Luyện tập – thực hành. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 19 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Tổ chức cho HS chơi trò chơi “kết bạn” kết đôi (hai bạn không ngồi cùng bàn); kết ba (ba bạn ngồi ở ba bàn khác nhau). Cả lớp chơi dưới sự điều khiển của GV. 2. Thực hành – luyện tập (20 phút) Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 3. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp Bài 1. Tính nhẩm - Tính nhẩm. - Một số HS trả lời miệng. Bài 2. Số? - Hướng dẫn HS nhớ lại phép cộng đã học hoặc tách số để tìm các số thích hợp thay vào dấu? - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Đổi vở kiểm tra chéo nhau. - Chữa bài: 1 + 1 = 2; 1 + 2 = 3; 3 = 2 + 1. Bài 3. <, >, =? - Làm bài vào Vở bài tập Toán. - Gợi ý HS liên hệ thứ tự của các số 1, 2, 3, 4, 5 (nếu cần). - Đổi vở kiểm tra chéo nhau. - Chữa bài: 2 + 1 < 5; 1 + 2 = 3; 1 + 1 > 1. 3. Vận dụng (7 phút) Mục tiêu: Vận dụng được phép cộng vào cuộc sống. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp Bài 4. Quan sát tranh và nêu phép tính cộng thích hợp. - Quan sát tranh, nêu phép tính. - Quan sát, thảo luận, một số HS nêu: 1 + 1 = 2 - Nhận xét. Bài 5. Quan sát tranh và nêu phép tính cộng thích hợp. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, nêu phép tính. - Thảo luận, đại diện một số nhóm nêu phép tính: 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3. - Nhận xét. 4. Củng cố (5 phút) - Cho HS nêu lại các phép cộng đã học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan