Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án tiếng việt 1_ tuần 24_cùng học để ptnl_huyền...

Tài liệu Giáo án tiếng việt 1_ tuần 24_cùng học để ptnl_huyền

.DOC
16
50
123

Mô tả:

https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾNG VIỆT 1 - TUẦN 24 – CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TUẦN 24 MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 24A: BẠN TRONG NHÀ I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, HS có thể: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trongbài Nhận lỗi. Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện, nhận xét được hành động, suy nghĩ của nhân vật trong câu chuyện và rút ra được bài học từ câu chuyện. - Viết đúng những từ mở đầu bằngr/d ;s/x. Chép đúng một đoạn văn. - Nói được một số điều về con vật nuôitrong nhà mình yêu thích. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học và tự chủ, năng lực ngôn ngữ,… * Sau khi học xong bài này, HS biết yêu thương những người bạn trong nhà. II. Chuẩn bị đồ dùng - Giáo án điện tử, máy chiếu - Sưu tầm một số tranh ảnh sự vật có têngọi chứa tiếng bắt đầu bằng r/d ; s/x. * HS: -Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV 1. Hoạt động khởi động * Nghe – nói - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: GV:……………………….. Hoạt động của HS Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ “Bạn của tớ ở nhà”. + Gv chia lớp thành các nhóm đôi, cho HS + HS chia sẻ trong nhóm đôi sẽ chia sẻ những con vật nuôi trong nhà mà con yêu thích. + GV hướng dẫn HS chia sẻ con vật yêu + HS giới thiệu: VD: Xin chào các thích của mình trước lớp. bạn, người bạn ở nhà của tớ là bạn Cún. Bạn Cún rất xinh xắn và + GV chú ý khai thác để HS chia sẻ về tình ngoan ngoãn. Tớ hay dắt Cún đi cảm của mình với người bạn trong nhà. dạo ở công viên… + GV giới thiệu bài: Những chia sẻ về người bạn trong nhà của các con thật ý nghĩa. Đó cũng chính là nội dung bài học của chúng ta. Bài 24A: Bạn trong nhà. -> GV ghi tên bài - HS đọc lại tên bài + GV kết nối: Mỗi chúng ta đều có những người bạn thân thiết ở trong nhà, đó có thể là Cún Bông, bạn Mèo Miu Miu, hay bạn Cá, … Hôm nay, chúng mình sẽ được thấy những chia sẻ của một nhân vật trong bài đọc nữa. Bạn ấy đã chia sẻ câu chuyện gì, chúng mình hãy cùng khám phá nhé! 2. Hoạt động khám phá * Đọc - GV cho HS quan sát tranh và dự đoán nội - HS: Tranh vẽ bạn nhỏ, chú mèo dung câu chuyện. và bình hoa, hình ảnh bạn mèo bị xích, bạn nhỏ khoanh tay đứng trước bố. - GV chiếu bức tranhminh hoạ bài đọc và -> HS dự đoán nội dung bài đọc. giới thiệu bài đọc: đó là một câu chuyện về một bạn nhỏ và chú mèo của bạn ấy. * Nghe đọc - GV đọc mẫu - HS mở sách HS, nghe GV đọc và (GV chú ý ngắt nghỉhơi đúng, dừng hơi lâu đọc thầm theo cô. hơn sau mỗi đoạn.) * Đọc trơn GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - GV chiếu một số từ ngữ có thể HS sẽ phát âm sai: la mắng, nôđùa,... ; ngày chủ nhật, thoả thích,... - GV hướng dẫn HS đọc và ngắt hơi đúng ở các câu dài: Ngày chủ nhật, / bố mẹ vắng nhà / Minh Quân và mèo vàng/ nô đùa thoả thích. GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi trong mỗi câu cho hợp lí. - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy bàn. - GV chia HS thành nhóm 3, phân công nhau mỗi HS đọc một đoạn. - 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai, VD: la mắng, nôđùa,... (MB); ngày chủ nhật, thoả thích,... (MN). - 2 – 3 HS đọc và ngắt hơi đúng ở các câu dài trong bài. - Mỗi HS trong đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài và tự sửa lỗi cho nhau. - GV cho các nhóm đọc trước lớp, các nhóm - Các nhóm HS thực hiện nhiệm khác học hỏi và góp ý cách đọc cho nhóm vụ. bạn. - GV sửa lỗi đọc cho HS. * Đọc hiểu - GV đặt câu hỏi: - HS xem tranh, đọc thầm đoạn 1 + Chuyện gì xảy ra khi Minh Quân và để trả lời câu hỏi. mèovàng mải nô đùa? + Em học được đức tính gì ở bạn Minh - HS trả lời: Quân? + Minh Quân mảiđùa nghịch với mèo vàng, cậu gạt tay làm lọ hoa rơi xuống, vỡ tan tành. - GV yêu cầu HS xem tranh, đọc thầm đoạn + Mỗi HS được tự nêu bài học 1 để trả lời câu hỏi, đọc lại toàn bài để rút ra mình học được: sự dũng cảm, biết bài học. nhận lỗi,…  GV chốt câu trả lời đúng: Minh Quân mảiđùa nghịch với mèo vàng, cậu gạt tay làm lọ hoa rơi xuống, vỡ tan tành. - Chúng ta học được đức tính dũng cảm, biết nhận lỗi của bạn Minh Quân. 3. Hoạt động luyện tập GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ * Viết a) Tập chép đoạn văn. - GV hoặc 1 HS đọc cả đoạn văn cần viết. - GV cho HS viết các từ có chữ cái đầu câu cần viết hoara nháp. - Gv góp ý, chỉnh sửa cho HS - GV cho HS chéo bài vào vở. - Cả lớp lắng nghe - Từng HS viết các từ có chữ cái đầu câu cần viết hoara nháp. - Từng HS chép đoạn văn vào vở theo HD: Đọc từngcụm từ, ghi nhớ cụm từ đó để chép vào vở. Tối đó, / nghe tiếng mèo vàng kêu, / Minh Quân không ngủ được. / Cậu vùng dậy, / chạy đến nói tất cả với bố / rồi xin bố tha lỗi / và thả mèo vàng. - Từng HS sửa lỗi của bài viết theo HD của GV. - GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi. - GV nhận xét bài viết của một số bạn. b) BT chính tả: Nhìn hình, thi tìm từ cho ô trống trong câu. Trò chơi: Nhanh như chớp. Phần (1) - GV nói về mục đích chơi vàHD cách HS theo dõi và tham gia trò chơi. chơi: Chơi để luyện viết đúng từ có âm đầu viết bằng r/d. Gợi ý cách chơi: Lớp chia thành các nhóm đôi, từng nhóm thảo luận để tìm ra câu trả lời. Khi có hiệu lệnh, các nhóm ghi từ tìm được ra bảng phụ và giơ lên. Đội nào hoàn thành nhanh và đúng là đội thắng cuộc. GV cho HS ghi từ ngữ viết đúng vào VBT. Phần (2): Cách thực hiện tương tự Phần (1). Đội nào cả 2 phần đều trả lời đúng hết sẽ được tặng khoa khen và danh hiệu “NHANH NHƯ CHỚP”. - GV cho HS đọc lại các câu vừa hoàn thành. - HS đọc lại các câu vừa hoàn thành GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 4. Hoạt động vận dụng Nghe – nói - GV tổ chức cho HS đóng vai bạn Minh - Từng HS nói lời xin lỗi. Cả nhóm Quân nói lời xin lỗi bố. nhận xét. + Luyện tập trong các nhóm, các thành viên - Một vài bạn đóng vai nhân vật trong nhóm góp ý cho nhau. nóitrước lớp. + GV mời các nhóm đóng vai nhân vật nóitrước lớp. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - GV dặn dò làm BT trong VBT. - HS đánh dấu BT để làm bài. __________________________________________________________________ TIẾNG VIỆT Bài 24B: NHỮNG CHUYẾN ĐI THÚ VỊ I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, HS có thể: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bàiLợi íchcủa việc đi bộ; nhớ được các ích lợi của việc đi bộ. - Nghe và viết đúng một đoạn văn ngắn. Viết đúng những từ có vần: ươu / iêu; ao / au. - Nghe hiểu Câu chuyện của măng non và kể lại được một đoạn của câu chuyện. Biết hỏi – đáp về những HĐ đã tham gia, về câu chuyện đã nghe. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học và tự chủ, năng lực ngôn ngữ,… * Sau khi học xong bài này, HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động mà mình yêu thích. II. Chuẩn bị đồ dùng * GV - Giáo án điện tử, máy chiếu - Bộ tranh khổ lớn minh hoạCâu chuyện của măng non(hoặc phần mềm dạy kể chuyện có tranh minh hoạ câu chuyện như trong SHS). - 4 – 6 bộ phiếu học tập làm bài tập chính tả. * HS - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Hoạt động của GV 1. Hoạt động khởi động * Nghe – nói - GV tổ chức cho học sinh quan sát tranh vẽ, chia sẻ về những hoạt động mà con yêu thích (có thể là các hoạt động trong dịp hè, HĐ hằng ngày…) + Gv chia lớp thành các nhóm đôi, cho HS sẽ chia sẻ những hoạt động yêu thích của mình theo nhóm đôi. + GV hướng dẫn HS chia sẻ về những hoạt động mình yêu trước lớp. Tại sao con lại yêu thích hoạt động đó  Khuyến khích HS chia sẻ lợi ích của nhũng hoạt động đó. + GV chú ý khai thác để HS chia sẻ và khuyến khích các bạn khác tham gia các hoạt động bổ ích. + GV giới thiệu bài: Những hoạt động thú vị thường mang lại cho chúng ta những cảm giác vui vẻ. Chúng ta không chỉ được vui chơi mà còn được rèn luyện sức khỏe. Đó cũng chính là chủ đề ngày hôm nay của chúng ta. Bài 24B: “Những chuyến đi thú vị”. -> GV ghi tên bài + GV kết nối: Ngoài đạp xe, bơi, đá bóng,… thì hoạt động đi bộ cũng đem lại rất nhiều lợi ích. Bao nhiêu bạn trong lớp mình đã từng đi bộ rồi? Vậy lợi ích của đi bộ là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá qua bài đọc “Lợi ích của việc di bộ”. 2. Hoạt động khám phá * Đọc - GV cho HS quan sát tranh và dự đoán lợi GV:……………………….. Hoạt động của HS + HS chia sẻ trong nhóm đôi + HS chia sẻ: VD: Xin chào các bạn, tớ rất thích được về quê chơi thả diều cùng các bạn trong dịp hè. Khi thả diều, tớ được chạy nhảy, nhìn cánh diều bay. Tớ thấy rất vui… - HS đọc lại tên bài - HS: 4 bức tranh nhỏ tương ứng Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ ích của việc đi bộ. - GV chiếu bức tranhminh hoạ bài đọc và giới thiệu bài đọc: Bài đọc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về lợi ích của việc đi bộ. * Nghe đọc - GV đọc mẫu (GV chú ý ngắt nghỉhơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi bước.) * Đọc trơn - GV chiếu một số từ ngữ có thể HS sẽ phát âm sai: lợi ích,nghỉ lễ,... ; nhiều người, bãi biển,... - GV hướng dẫn HS đọc và ngắt hơi đúng ở các câu dài. GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi trong mỗi câu cho hợp lí. - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy bàn. - GV chia HS thành nhóm 2, phân công nhau mỗi HS đọc một đoạn: 1 bạn đọc phần đoạn văn, 1 bạn đọc các lợi ích. với các lợi ích của việc đi bộ. -> HS dự đoán lợi ích của việc đi bộ: rèn luyện sức khỏe, tinh thần thoải mái, gần gũi với thiên nhiên, … - HS mở sách HS, nghe GV đọc và đọc thầm theo cô. - 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: lợi ích,nghỉ lễ,... (MB); nhiều người, bãi biển,... (MN). - 2 – 3 HS luyện đọc ngắt hơi ở câu dài. Cả lớp đọcđồng thanh ngắt hơi ở câu dài. - Mỗi HS trong nhóm đọc theo đoạn và các lợi ích. Đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài và tự sửa lỗi cho nhau. - GV cho các nhóm đọc trước lớp, các nhóm - Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. khác học hỏi và góp ý cách đọc cho nhóm bạn. - GV sửa lỗi đọc cho HS. * Đọc hiểu – GV tổ chức cho HS đọc rồi nói về lợi ích của việc đi bộ: GV chia HS thành nhóm 4, làm việc nhóm 4: - HS thực hiện nhiệm vụ theo - Lần 1 (được nhìn sách): Lần lượt mỗi HS nhóm: mỗi HS nêu 1 lợi ích của GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ nêu một ích lợi của việc đi bộ, cả nhóm nêu đủ 4 ích lợi. - Lần 2 (không nhìn sách): Cùng nhau nêu được đầy đủ 4 ích lợi của việc đi bộ. - Nêu 4 ích lợi của việc đi bộ  GV ghi tóm tắt ích lợi của việc đi bộ lên bảng lớp theo lời phát biểu của từng HS.  GV chốt những lợi ích của việc đi bộ. * Liên hệ bản thân. - GV HD cách thực hiện (Mỗi bạn trong nhóm kể về chuyến đi bộ dài nhất của mình cùng người thân). HS có thể kể thời gian đi bộ là bao lâu, đi bộ ở đâu... - GV lần lượt cho các Cặp/ nhóm lần lượt từng em chia sẻ ý kiến. - GV cho 2 – 3 HS kể trước lớp. 3. Hoạt động luyện tập * Viết a) Nghe – viết đoạn văn. – GV gọi 1 HS đọc đoạn cần viết. GV yêu cầu từng HS viếtcác từ có chữ cái mở đầu viết hoa ra nháp (có thể viết chữ in hoa). – GV đọc đoạn văn. GV đọc từngcụm từ và ghi nhớ, chép lại cụm từ đã ghi nhớ. Khi đi bộ / phải mặc quần áo phù hợp / với thời tiết. / Mùa đông, / cần mặc ấm./ Trước khi đi bộ, / nên tập / những động tác khởi động. - GV đọc lại đoạn đã chép để soát lỗi. - GV hướng dẫn HS sửa lỗi của bài viết theo HD của GV. - GV nhận xét bài viết chính tả của một số bạn. GV:……………………….. việc đi bộ. - HS nêu các lợi ích trước lớp. - HS kể: Chuyến đi bộ dài nhất của tớ là khi tớ vào đầu năm lớp 1. Tớ đi liên tục cùng bố mẹ, thỉnh thoảng nghỉ ngơi. Bố mẹ và tớ đi bộ vào sáng chủ nhật,… (chia sẻ thêm cảm xúc…) - Cả lớp lắng nghe - Từng HS viết các từ có chữ cái đầu câu cần viết hoara nháp. - Từng HS nghe và viết đoạn văn vào vở theo HD - Từng HS sửa lỗi của bài viết theo HD của GV. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi. - GV nhận xét bài viết của một số bạn. b) BT chính tả: Chọn vần thích hợp cho ô trống trong câu - GV cho HS làm bài cá nhân, sau đó đối chiếu theo cặp hoặc theo nhóm. (Nếu chuẩn bị được phiếu, HS làm bài cá nhân vào phiếu sau đó đối chiếu kết quả). - GV gọi 1 – 2 HS lên sửa bài trước lớp. - GV góp ý cho HS ngay trên lớp. - GV cho từng HS ghi chọn một câu đã hoàn thành viết vào vở. 4. Hoạt động vận dụng Nghe – nói - GV kể Câu chuyện của măng non. - HS làm bài vào phiếu: Buổi chiều, hươu ra bờ suối uống nước. Trên cây cau, bầy chim hẹn nhau về tổ. - HS lên bảng chữa bài trước lớp rồi ghi chọn 1 câu đã hoàn thành và viết vào vở. - HSquan sát tranh và dự đoán nội dung câu chuyện. + GV hướng dẫn nhóm: Hỏi đáp về các bức - HS nghe GV kể mẫu kết hợp nhìn tranh: Mỗi bức tranh vẽ gì? /Đoán sự việc tranh. trong mỗi tranh. / Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện. + GV kể câu chuyện (lần 1), kết hợp nhìn tranh. + GV cho HS tập nói lời đối thoại của các - HS tập nói lời đối thoại theo nhân vật trong từng đoạn của câu chuyện nhóm. theo HD của GV. + GV kể (lần 2), HS tập kể theo/kể cùng - HS trả lời câu hỏi: GV; nghe câu hỏi của GV khi kể từng đoạn để trả lời câu hỏi: + Điều gì xảy ra khi trời đổi mưa? + Khi trời đổ mưa, măng non cựa quậy rồi nhô lên mặt đất. + Măng non gặp khó khăn gì? + Măng non bị một hòn đá to ở phía trên đè nặng. + Măng non làm gì để vượt qua khó khăn? + Măng non cố hết sức mình để vươn lên phía trước, nó men theo mạch nước ngầm để nhích lên. GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Cuộc sống của măng non như thế nào từ + Măng non hít không khí trong khi vươn lên mặt đất? lành, lớn lên và trở thành cây tre non đứng bên cạnh mẹ… - Kể một đoạn Câu chuyện của măng non. - HS kể chuyện theo nhóm rồi xung + GV tổ chức cho HS cảlớp: Thi kể một phong kể chuyện trước lớp. đoạn câu chuyện. - Mỗi nhóm cử một bạn kể đoạn nhóm đã kể. - Bình chọn nhóm kể hay nhất (kể đúng và đủ chi tiết). Văn bản kể chuyện Câu chuyện của măng non Tre mẹ sinh rất nhiều tre con. Khi tre con còn ngủ dưới đất, chúng được gọi là măng. Một ngày, nghe tiếng sấm ùng oàng, đám măng tỉnh giấc. Trời đổ mưa. Giọt mưa thấm xuống đất, đám măng non uống nước mưa thật no. Chúng cựa quậy, rồi nhô lên mặt đất. Một chú măng non đang vươn lên mặt đất thì có cái gì đó đè nặng. Giun đất trườn qua, nói: – Măng non ơi! Có một hòn đá to ở phía trên đầu bạn đấy! – Thế à? Tớ biết làm sao bây giờ? – Măng non lo lắng hỏi. – Bạn hãy tìm một lối khác để vươn lên. – Giun đất đáp: Măng non lấy hết sức mình nhích lên phía trước, song càng nhích, nó càng mệt... Măng non bắt đầu thấy nản. Tre mẹ thấy vậy liền động viên: – Con của mẹ! Hãy cố lên! Gặp khó khăn thì phải tìm cách vượt qua con ạ! Măng non suy nghĩ và tìm ra được một GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ cách. Nó men theo mạch nước mưa thấm xuống ra đến chỗ đất mềm. Măng non cố sức nhích lên: “A! Xuyên qua mặt đất rồi !” Lên mặt đất, măng non hít không khí trong lành. Chim sẻ thấy vậy, reo lên: “Măng non ơi! Bạn giỏi quá!”. Măng non rất vui và tự hào. Gặp ánh sáng mặt trời, anh chị em của măng non lớn lên rất nhanh. Chẳng bao lâu, măng non đã trở thành cây tre non đứng bên mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. (Sưu tầm) 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học HS đánh dấu BT để làm bài. - GV dặn dò làm BT trong VBT. __________________________________________________________________ TIẾNG VIỆT Bài 24C: NIỀM VUI TUỔI THƠ I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Bập bênh. Nêu được những điều thú vị khi chơi bập bênh, đặc điểm của trò chơi bập bênh - Tô chữ hoa I, K, viết từ có chữ hoa I, K - Biết hỏi – đáp về thời gian yêu thích - Hình thành kĩ năng đọc và viết thành thạo, kĩ năng giao tiếp - HS tự giác học tập. II. Đồ dùng học tập - Mẫu chữ hoa III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động 1: Khởi động *Nghe – nói - GV hướng dẫn + Xem tranh gợi ý và nói tên những trò chơi - HS thực hiện theo yêu cầu của GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Hoạt động dạy được vẽ trong tranh + Nói tên trò chơi mình thích chơi nhất 2. Hoạt động 2: Viết a. Nghe đọc - GV hỏi + Em đã chơi bập bênh bao giờ chưa? - GV giới thiệu về trò bập bênh - GV đọc cả bài GV đọc rõ ràng, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. b. Đọc trơn - lưng chừng, dềnh lên, bên này,… Bập bênh, vẫy, trườn, … - GV giải nghĩa từ c. Đọc hiểu - Nghe – trả lời câu hỏi thêm: + Vì sao ngồi trên bập bênh, chơi bập bênh lại có cảm giác đang ngồi trên thuyền hoặc đang đu võng - Hỏi đáp: - Bạn có thích chơi bập bênh không? Vì sao? 3. Hoạt động 3: Viết a. Tô và viết - Tô chữ I, K Hoạt động học GV theo cặp/ nhóm - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc thầm theo - HS đọc một số từ ngữ dễ mặc lỗi phát âm - HS đọc một số từ mới và nghe giải nghĩa từ - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - HS đọc theo nhóm. Mỗi HS đọc một khổ thơ, nối tiếp nối đoạn cho đến hết - HS thi đọc giữa các nhóm - HS nêu câu hỏi. HS khác trả lời và đổi lại - Từng HS trả lời - GV nhận xét, đánh giá - HS viết vào vở - HS nghe GV hướng dẫn tô chữ hoa (về chiều cao, về các nét của chữ) - HS tô chữ I, K vào vở tập viết - Viết từ GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Hoạt động dạy + GV hướng dẫn tô chữ mở đầu. chữ viết sau chữ hoa cần viết sát chữ hoa b. Viết một câu về một trò chơi trong tranh - Nêu tên 3 trò chơi trong 3 tranh - Em đã chơi hoặc thích nhất trò chơi nào trong 3 trò chơi đó - Viết câu về trò chơi em thích chơi 4. Hoạt động 4: Nghe – nói - Nói về một trò chơi em thích nhất trong giờ ra chơi ? Nói tên các trò chơi em thích ? Cảm xúc khi chơi ? Nêu cách chơi Hoạt động học - HS viết từ I-rắc, Bắc Kinh vào vở tập viết - HS nêu - HS trả lời - HS viết vào vở - HS thảo luận theo nhóm đôi, kể cho nhau nghe về trò chơi em thích nhất dựa trên những câu hỏi gợi ý - HS chia sẻ trước lớp - GV đánh giá nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - HS lắng nghe - Dặn HS chuẩn bị bài sau __________________________________________________________________ GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾNG VIỆT Bài 24D: NHỮNG BÀI HỌC HAY I. Mục tiêu - Đọc mở rộng câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm Em là búp măng non - Nghe – viết một đoạn thơ. Viết đúng những từ có chưa tiếng iêu/ ươu, ao/au - Hỏi đáp và viết về những bài học mình thu nhận được từ cuộc sống hàng ngày - Hình thành kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp - HS tự giác học tập. II. Đồ dùng học tập - GV: GAĐT - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động 1: Khởi động Nghe – nói - GV hướng dẫn cách làm: - HS thực hiện theo yêu cầu của GV + Nhìn tranh, nói về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong tranh + Những hình ảnh trong tranh giúp em hiểu được điều gì? + Kể về những điều cha mẹ, ông bà đã nhắc nhở em khi gặp gỡ, trò chuyện với người khác 2. Hoạt động 2: Viết a. GV hướng dẫn TLCH: - Hai bạn nhỏ đi đâu? GV:……………………….. Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Hoạt động dạy - Hôm đó thế nào? - Bạn gái nói gì với bạn trai? ? Em muốn viết điều gì về bức tranh? b. Nghe viết đoạn 2 trong bài Bập bênh - GV đọc đoạn thơ để nghe viết chính tả - GV hướng dẫn HS viết ra nháp chữ cái mở đầu viết hoa + Chép đoạn văn vào vở theo lời GV đọc: Nghe từng cụm từ, ghi nhớ để chép lại cho đúng + Đọc soát lỗi + Sửa lỗi - GV nhận xét bài viết của một số bạn c. Bài tập chính tả: Thi tìm đúng, tìm nhanh - Thi để luyện viết đúng từ chưa tiếng có vần iêu/ươu - Cách thi: Trong mỗi nhóm, HS nhận thẻ tranh, sau đó viết tên sự vật lên thẻ tranh cho phù hợp. Nhóm nào viết đúng và viết nhanh sẽ thắng cuộc. - GV nhận xét và khen thưởng nhóm thắng cuộc d. Các từ có vần ao/au - GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt tìm các từ chứa vần ao/au. Nhóm nào không tìm được từ thì nhóm còn lại sẽ được cộng 5* - GV nhận xét, đánh giá 3. Hoạt động 3: Đọc - Tìm đọc một câu chuyện hoặc một bài thơ nói về trẻ em - Nhiệm vụ sau khi đọc: Chia sẻ với bạn và người thân về những điều em thích và nhớ nhất GV:……………………….. Hoạt động học - HS nghe hướng dẫn - HS trả lời theo gợi ý của GV - HS viết 1 -2 câu theo ý mình - HS lắng nghe - HS viết ra nháp - HS viết bài vào vở - HS soát lỗi - HS sửa lỗi theo hướng dẫn của GV - HS nghe hướng dẫn thi - HS viết tên vật, con vật, cây cối vào thẻ tranh theo hiệu lệnh của GV - HS ghi 3 từ ngữ tìm đúng đúng vào vở - HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV - HS tìm sách đọc theo sự hướng dẫn của GV Trường: .................................... https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Hoạt động dạy Hoạt động học * GV gợi ý bài đọc mở rộng: Bài học đầu - HS đọc bài mở rộng theo gợi ý của tiên của Gấu con GV ? Vì sao sóc ngạc nhiên khi nghe Gấu con cảm ơn? - HS trả lời câu hỏi sau khi đã đọc bài 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - HS lắng nghe GV:……………………….. Trường: ....................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan