Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá

.DOC
25
5335
111

Mô tả:

Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng ana PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2015- 2016 Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng PHỤ LỤC I PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI. Bộ giáo dục và đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo huyện: Thanh Oai Trường THCS Mỹ Hưng. Địa chỉ: Xã Mỹ Hưng – Huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0937587368 ; Email: c2myhunghanoiedu.vn 1. Nguyễn Minh Phượng. Sinh ngày: 09 – 11 – 1973 Địa chỉ email: [email protected] 2 Vũ Thị Phương Nhung. Sinh ngày: 30 – 07 – 1979 Địa chỉ email: [email protected] Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng PHỤ LỤC III HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Dạy học theo hướng tích hợp liên môn. 2. Môn học chính: Ngữ văn 3. Các môn được tích hợp: + Lịch sử 9 (Bài 28 ) + Địa lí 9 ( Bài 17 ) + Mĩ thuật 9 (Bài 5 ) + Sinh học 7 (Bài 34 ) + Giáo dục nếp sống Văn minh thanh lịch 8 (Bài 3) + GDCD 7 ( Bài 14 ) + Ngữ văn 8 (Bài 11) + Âm nhạc . + GDCD 9 (Bài 17 ) Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng PHỤ LỤC II PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS Môn:Ngữ văn 9. Tiết 51: VĂN BẢN : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Tiết 1) – Huy Cận - 2.Mục tiêu dạy học: * Sau khi học xong tiết học này, học sinh phải thấy được: a. Kiến thức *.Kiến thức bài học : - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới. - Một số năng lực cần phát triển : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng việt… * Kiến thức liên môn cần tích hợp: Kiến thức môn Lịch sử 9 - Bài 28 Xây dựng CNXH ở Miền Bắc đầu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam. - Học sinh nắm được những nét chính về lịch sử nước ta giai đoạn này : + Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc thắng lợi. + Thực dân Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ nhảy vào, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền hòng chia cắt nước ta làm hai miền : Miền Nam chống đế quốc Mĩ, miền Bắc đã được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế hào hùng, hăng say tham gia lao động, sản xuất. Kiến thức môn Địa lí 9- Bài 17: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ + HS xác định được vị trí địa lí ; hiểu tiềm năng kinh tề, con người của Tỉnh Quảng Ninh nói chung, vùng biển Hạ Long nói riêng . Kiến thức Môn mĩ thuật 9 - Bài 5 Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương : + Các em biết vẽ bức tranh về biển (cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá , cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ) một cách sáng tạo, qua đó thể hiện tình yêu với biển đảo quê hương. Kiến thức môn Sinh học 7- Bài 34 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá . Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng + HS biết được sự phong phú của các loài cá ở biển Đông và môi trường sống, đặc điểm cơ thể của chúng. Kiến thức môn Giáo dục công dân 7 - Bài 14 –Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Kiến thức của môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8: Bài 3 :Ứng xử với môi trường thiên nhiên + Giúp cho học sinh thấy được nguyên nhân, thực trạng, tác hại của việc ô nhiễm môi trường biển và cách khắc phục thực trạng đó. Qua đó xác định thái độ của mình có ý thức bảo vệ môi trường biển. - Học sinh biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên Kiến thức của môn ngữ văn 8 - Bài 11 Tìm hiểu về văn thuyết minh. - Giúp học sinh có kiến thức về văn thuyết minh, biết thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Kiến thức của môn âm nhạc : - Các em tìm và hát những bài hát về biển . Kiến thức môn giáo dục công dân 9 - Bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc - Giáo dục cho học sinh thêm yêu biển đảo, có ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. b. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường biển trong bài - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c. Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường biển ,môi trường nơi ta ở. - Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Có ý thức nghiêm biển túc trong học tập, và trong làm việc nhóm - Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật, Địa lí. 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng học sinh: Lớp 9B - Số lượng: 34 em. - Đặc điểm: Học sinh thích học môn Ngữ văn. 4. Ý nghĩa của bài học: Giúp các em thấy được vai trò to lớn của biển trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường biển . Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ môi trường ,về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu....) Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:  Cách thức tổ chức: 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số học sinh. 2.kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: * Hoạt động 1: khởi động: - Học sinh quan sát một vài hình ảnh về biển, nêu cảm nhận. - Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc - tìm hiểu chung - Tìm hiểu tác giả: + GV chiếu chân dung tác giả, HS thuyết trình những hiểu biết của bản thân về nhà thơ Huy Cận. - Tìm hiểu tác phẩm: + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tích hợp với môn Lịch sử 9- Bài 28- Tiết 40 :Xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền sài gòn ở miền Nam. Tích hợp với môn địa lí 9- Bài 17- Tiết 19: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể thơ, phương thức biểu đạt bài thơ. +Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục bài thơ. Học sinh lên thuyết trình nội dung bức tranh của nhóm mình, xác định bức tranh đó ứng với khổ thơ nào trong bài ,qua đó tìm bố cục bài thơ. Tích hợp môn Mĩ thuật 9 – Bài 5:Tiết 5 và 6: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương. Bước 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản: - Tìm hiểu phần 1 của văn bản: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong bài kết hợp với trình chiếu , quan sát một số tranh ảnh về các loài cá , sự ô nhiễm môi trường biển . Đặt ra một số câu hỏi học sinh trả lời qua đó giúp học sinh thấy được sự giàu có ,vẻ đẹp của biển. Thấy được tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường biển, từ đó xác định được thái độ của mình, biết yêu thiên nhiên , sống hòa hợp với thiên nhiên,giữ gìn môi trường biển. + Tích hợp với môn Sinh học 7- Bài 34 – Tiết 36 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá + Tích hợp môn Nếp sống thanh lịch văn minh – Lớp 8 – bài 3: Ứng xử với môi trường và tự nhiên. + Tích hợp với môn GDCD 7 – Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Hoạt động 3: Hoạt động thực hành - Giáo viên sử dụng máy chiếu đưa ra các bài tập, chơi trò chơi để cho học sinh trả lời câu hỏi nhằm củng cố kiến thức của bài. * Hoạt động 4 : Hoạt động ứng dụng - HS thuyết minh các bức tranh, ảnh về biển: + Tích hợp với môn Ngữ văn 8 – Bài 11: Tìm hiểu về văn thuyết minh. Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng * Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung - Giáo viên cho học sinh kể tên và hát những bài hát về biển + Tích hợp với môn Âm nhạc - Giáo viên cho học sinh nghe và xem vi deo bài hát “Tình ta biển bạc đồng xanh” 4. Củng cố: - Qua bài học, em nắm được những nội dung gì ? Em hãy khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. + Tích hợp môn GDCD 9 (Bài 17 nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ) - Giáo dục cho học sinh tình yêu biển đảo, yêu đất nước có ý thức bảo vệ . 5. Hướng dẫn tự học: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới - Nắm những nét chính về tác giả và nội dung phần 1 của bài thơ. - Học thuộc lòng khổ thơ 1 và 2 . Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đó. - Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật 9 tiết 5 và 6 vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương... - Mỗi tổ vẽ một bức tranh về cảnh biển giờ sau nộp, cô giáo chấm điểm. - Soạn kĩ phần 2: Tìm hiểu cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về * Phương pháp dạy học: Gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá (bằng sơ đồ tư duy) 7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập. - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh. - Kiểm tra kĩ năng: Khai thác tranh, các thông tin liên quan đến bài hoc. 8. Các sản phẩm của học sinh. - Bức tranh về biển ( Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá , cảnh ngư dân đánh cá trên biển , cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ) - Tranh vẽ sơ đồ tư duy nội dung , nghệ thuật kiến thức của bài .- Bài viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng GIÁO ÁN Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS Môn: Ngữ văn lớp 9 Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày giảng: 28/10/2015 . Tiết 50: VĂN BẢN: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( TIẾT 1) (Huy Cận) I. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh thấy được: - Nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Những nét nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. - Một số năng lực cần phát triển : Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng việt… II. Trọng tâm kiến thức ,kĩ năng. 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phóng đại, hoán dụ, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn và bức tranh cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. (Liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ) 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ. - Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động dạy – học, đặc biệt là thực hành, ứng dụng bổ sung để phát huy những năng lực bản thân ( Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt, ...) 3. Thái độ: - Bồi dưỡng về tình yêu thiên nhiên ,yêu lao động ,con người lao động. - Thái độ bảo vệ môi trường ,trân trọng bảo vệ thành quả lao động. Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng - Giáo dục kĩ năng sống văn minh thanh lịch. - Trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động mới, có ý thức lao động, xây dựng đất nước. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, phiếu bài tập, máy chiếu. - Sưu tầm hình ảnh, bài hát về biển. 2. Học sinh: - Soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”. - Sưu tầm hình ảnh về biển. - Vẽ tranh minh họa cho bài học theo nhóm: + Nhóm 1: Vẽ tranh thể hiện cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. + Nhóm 2: Vẽ tranh thể hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. + Nhóm 3: Vẽ tranh thể hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. IV.Tiến trình dạy học 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí “của nhà thơ Chính Hữu hoặc bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ “Phạm tiến Duật”và nêu nội dung ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hình thành và NỘI DUNG CẦN ĐẠT PTNL HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG: - GV chiếu một số hình ảnh về biển .  HS nêu cảm nhận của mình sau khi quan sát kênh hình. -> GV giới thiệu bài: Các em ạ! Quê hương vùng biển là một miền quê rất nên thơ. Chính vì vậy mà nhiều tác giả đã sáng tác những tác phẩm rất hay về vùng quê yêu dấu đó. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” mà hôm nay cô hướng cho các em tìm hiểu sẽ giúp các em hiểu rõ hơn không chỉ về vẻ đẹp và sự giàu có của biển mà còn hiểu rõ hơn về những con người đang ngày đêm lao động cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: GV: Chiếu chân dung nhà thơ Huy Cận I. Đọc- tìm hiểu Năng ? Mời một em lên thuyết trình những nét chính về nhà chung lực giao thơ Huy Cận ? 1. Tác giả: tiếp tiếng  HS nhận xét, bổ sung. - Cù Huy Cận (1919- Việt GV: Nhận xét, chốt kiến thức, nhấn mạnh đặc điểm 2005 ) Năng thơ Huy Cận trước và sau cách mạng tháng 8 năm - Nhà thơ tiêu biểu lực thuyết 1945. trong phong trào thơ trình - Huy Cận ( 1919 - 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận. mới. Năng - Quê ông ở An Phú - Vụ Quang - Hà Tĩnh. lực giải Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “ Lửa quyết vấn Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng thiêng ” xuất bản năm 1940, khi ông còn rất trẻ. Càng ngày ông càng khẳng định vị trí của mình trên thi đàn Việt Nam. Ông chính là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1945. - Trước cách mạng: là một hồn thơ buồn, ảo não, luôn có cảm giác cô đơn, choáng ngợp trước thiên nhiên rộng lớn. - Sau cách mạng: tràn đầy niềm vui tươi, tình yêu cuộc sống. Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” là một tác phẩm tiêu biểu cho điều đó. - Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Trong cuộc đời sáng tác của mình, Huy Cận đã để lại nhiều tập thơ có giá trị như: “ Trời mỗi ngày lại sáng” xuất bản năm 1958, “ Đất nở hoa” ( 1960 ), “ Bài thơ cuộc đời ” (1963). GV: Hướng dẫn h/s đọc: Nhịp 4/3, giọng vui tươi, 2. Tác phẩm phấn khởi, hào hùng. - Bài thơ được viết - HS đọc văn bản. vào năm 1958 in ? Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ ? trong tập thơ “Trời GV:Chiếu hình ảnh một số bìa sách của nhà thơ mỗi ngày lại sáng” Huy Cận. đề Năng lực cảm thụ thẩm mĩ - Nêu: Bài thơ được viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của Huy Cận, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới.Với một không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống , khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Chuyến thực tế tại tại vùng mỏ Quảng Ninh đó giúp nhà thơ thấy rõ cuộc sống nhân dân ta trong không khí lao động ấy,bằng cảm xúc của mình ông đã viết lên những trang thơ đó. Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng - Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng. ( Tích hợp môn lịch sử 9 –Bài 28 –Xây dựng CNXH ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam) ? Trình bày những hiểu biết của em về lịch sử nước ta giai đoạn này ? - 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, TDP rút khỏi đất nước ta Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền hòng chia cắt nước ta hai miền, miền Nam chống đề quốc Mĩ, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế hào hùng như nhà thơ Tố Hữu viết: “Dọn tí phân rơi, nhặt từng mẩu lá Ta chung tay gom góp dựng cơ đồ” - GV chiếu một số hình ảnh tư liệu về miền Bắc (Tích hợp môn địa lí 9 – Bài 17 – Tiết 19 Vùng trung du miền núi Bắc Bộ…) GV treo bản đồ VN học sinh quan sát. ? Hãy xác định vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ ? và cho biết tiềm năng kinh tế và con người nơi đây ? + Học sinh trả lời + Giáo viên cho học sinh xem video giới thiệu tỉnh Quảng Ninh. - Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm phía đông Bắc thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng núi phía Bắc, đây là một tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam (than chiếm 90% trữ lượng cả nước ) có vịnh Hạ long là di sản kì quan , văn hóa thế giới. Là nơi cung cấp nhiều hải sản quý hiếm, nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. ? Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ - Thể thơ: Bảy chữ ? - PTBĐ: Biểu cảm + Bài thơ được viết bằng thể thơ 7 chữ. Bài thơ đã thể kết hợp với tự sự, hiện không khí lao động khẩn trương, hào hứng của miêu tả đoàn thuyền đánh cá trên biển. Phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, tự sự được sử dụng trong bài thơ. ( Tích hợp môn mĩ thuật 9 – Bài 5 Tiết 5 và 6 – vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương … - GV mời đại diện của các nhóm lên dán tranh và trình bầy nội dung bức tranh của nhóm mình. ? Mỗi bức tranh trên ứng với khổ thơ nào trong bài ? ? Từ đó em hãy cho biết bài thơ có bố cục như thế 3. Bố cục: 3 phần Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tự quản bản thân Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực tự quản bản thân Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng nào? - Phần 1 là hai khổ GV chiếu bố cục thơ đầu=> Cảnh đoàn ? Em có nhận xét gì về trình tự bố cục của bài thơ ? thuyền ra khơi đánh - Bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến cá ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, hành trình của một - Phần hai: 4 khổ thơ buổi lao động với nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lức tiếp theo => Cảnh hoành hôn đến lúc bình minh. đánh cá đêm trăng - Phần 3: Khổ cuối=> Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. II. Đoc- hiểu văn GV chuyển ý sang phần II. bản - HS đọc 2 khổ thơ đầu. 1. Cảnh đoàn thuyền ? Cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào? ra khơi đánh cá - Lúc hoàng hôn “Mặt trời...như hòn ? Tìm câu thơ tác giả miêu tả cảnh biển vào đêm? lửa ? Phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng Sóng cài ...đêm sập... trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của chúng? -> So sánh, nhân hóa, GV chiếu bức tranh cảnh biển lúc hoàng hôn. trí tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn. Năng lực thuyết trình Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực giải quyết vấn đề. ? Qua đó em có thể hình dung cảnh hoàng hôn trên biển được hiện nên như thế nào ? - GV bình: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Ở hai câu thơ này, tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, hai câu thơ mở đầu tác giả sử dụng biện pháp so sánh “ Mặt … lửa ”. Ở đây, phép so sánh đã giúp người đọc hình dung hình ảnh của mặt trời đẹp,đỏ ,rực rỡ,tráng lệ. Sóng và đêm đã được nhân hóa. Sóng như là những chiếc then đang cài cửa, còn đêm là cảnh cửa lớn đang đóng lại. Các động từ “ cài ” và “ sập ” là những động từ mạnh diễn tả hành động nhanh. Như vậy, chúng ta thấy thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng đã đi vào thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm. Và cái thời khắc này diễn ra rất nhanh chóng, ngôi nhà vũ trụ, Bµi thi tÝch hîp liªn m«n => Thiên nhiên hùng Năng vĩ, tráng lệ, huy lực cảm hoàng đi vào trạng thụ thẩm thái nghỉ ngơi. mĩ. -Năng lực giao tiếp Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng mới đó, vừa rất rực rỡ mà bây giờ đã đi vào vào giờ phút nghỉ ngơi. ? Tìm cho cô câu thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi “ Đoàn thuyền đánh đánh cá? cá lại ra khơi Câu hát căng buồm...khơi” - Phép cường điệu => Khí thế hào hùng phấn khởi ? Em hiểu “ lại” ở đây có nghĩa là gì ? - “ lại ” là chỉ hoạt - “ lại ” có nghĩa là chỉ hoạt động thường kì, cứ khi động thường kì, cứ hoàng hôn xuống thì những người ngư dân lại dong khi hoàng hôn xuống buồm ra khơi. Và họ ra khơi với tiếng hát vang động thì những người ngư cả biển cả. Phép cường điệu đã miêu tả tiếng hát khỏe dân lại dong buồm ra khoắn, mạnh mẽ của những người dân chài “ Câu … khơi. khơi ”. Tiếng hát ấy cùng với gió biển làm căng cánh buồm đưa con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi. Ở đây, có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người: thiên nhiên thì nghỉ ngơi, con người thì làm việc. Biện pháp đối lập nhằm ca ngợi tinh thần lao động khẩn trương tích cực của ngư dân. ? Đặt trong khung cảnh thiên nhiên như vậy, người ra -> Con người ra khơi khơi mang một tâm trạng khí thế như thế nào? mang một tâm trạng GV bình: Người ra khơi cất cao tiếng hát, tiếng hát háo hức, khí thế lạc thể hiện tinh thần lạc quan, tâm trạng háo hức của quan phấn khởi. ngư dân khi ra khơi đánh cá . Khí thế đó thể hiện niềm vui của người lao động trên biển,họ đang làm chủ cuộc đời ,làm chủ thiên nhiên. ? Tìm chi tiết thơ thể hiện câu hát ra khơi của người “Hát rằng cá bạc dân chài. biển đông lạnh ( Tích hợp môn sinh 7 –Bài 34 -Tiết 36 Đa dạng và Cá thu biển đông đặc điểm chung của lớp cá ) như đoàn thoi” ? Trong bài thơ, nhà thơ có kể những loài cá nào? Dựa vào hiểu biết của mình hãy nêu môi trường sống và đặc điểm cơ thể của chúng ? - Học sinh trình bầy ý kiến , học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, trình chiếu về các loài cá GV cho học sinh quan sát bức tranh vẽ về các loài cá ở biển Đông tiếng việt -Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực giải quyết vấn Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng đề Cá thu, nhụ, đé là những loài cá quý hiếm. Chúng sống ở môi trường nước mặn, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Malaixia, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Chúng hô hấp bằng mang, bơi bằng vây. Có thể khai thác quanh năm nhưng chủ yếu vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 9.Những loài cá đó mang lại giá trị kinh tế cao.Qua đó cho thấy biển của chúng ta rất giàu và đẹp ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên và nêu tác dụng ? qua đó tác giả muốn ngợi ca điều gì GV: Đọc khổ thơ thứ 3, bình: ở khổ thơ này, tác giả dùng biện pháp liệt kê cho ta thấy sự giàu có của biển. Cá được tác giả so sánh như đoàn thoi. Chúng ta có thể hình dung đoàn thoi hoạt động rất nhanh và liên tục ở trên khuông vải. Ở đây, cá cũng thế, cá bơi lội nhiều như thoi đưa ở trên biển. Chính phép so sánh, liệt kê và trí tưởng tượng phong phú của Huy Cận đã cho thấy biển Đông của chúng ta rất giàu và đẹp. Chính vì vậy mà câu cuối của khổ thơ là một câu cầu khiến, là một tiếng gọi thiết tha “ đến …ơi”. Đây phải chăng cũng là niềm khát khao” của những người ngư dân muốn chinh phục biển khơi, muốn đánh bắt được nhiều tôm cá làm giàu cho tổ quốc. Như vậy, chúng ta thấy tiếng hát của họ đã thể hiện một tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi và hăng say lao động ( Tích hợp môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 3 - Ứng xử với môi trường tự nhiên. - Môn giáo dục công dân 7 - Bài 14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) GV dẫn: trong văn trong thơ biển của ta giàu và đẹp như vậy. ? Nhưng thực tế hiện nay môi trường biển của ta ra sao ? Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục? GV chiếu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm: (thời gian 3 phút) -> Học sinh đại diện các nhóm trình bầy Bµi thi tÝch hîp liªn m«n -Năng lực tự quản bản thân - Phép liệt kê, so sánh, nhân hóa. -> Ca ngợi biển cả giàu và đẹp, qua đó thể hiện niềm mơ ước của ngư dân mong muốn đánh bắt được nhiều cá -Năng lực giao tiếp tiếng việt Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực hợp tác Năng lực tự quản bản thân. Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng - GV gọi học sinh nhận xét, sau đó chốt kiến thức, chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm biển, biện pháp khắc phục * Thực trạng: - Biển đang bị ô nhiễm nặng, - Bị khai thác không có kế hoạch, - Nhiều loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... * Nguyên nhân: - Do ý thức của con người - Do thiên nhiên * Biện pháp: - Vứt rác đúng nơi quy định - Tuyên truyền mọi người có ý thức giữ gìn môi trường biển. - Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm. - Quy hoạch vùng sản xuất, vùng du lịch. - Khai thác các nguồn lợi thủy sản có kế hoạch và không sử dụng biện pháp tận diệt: Dùng chất nổ, dùng điện, ... (GV chiếu một số hình ảnh ô nhiễm môi trường biển và một số hoạt động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường) Năng lực giải quyết vấn đề * Tiểu kết: Bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo nhà thơ Huy Cận giúp người đọc cảm nhận được bức tranh tráng lệ, giàu có của biển qua đó thể hiện ? Trong tiết học hôm nay theo em cần ghi nhớ điều gì? tâm trạng náo nức phấn khởi của những GV chiếu phần tiểu kết. con người lao động trong cuộc sống mới HOẠT ĐỘNG III:LUYỆN TẬP: Bµi thi tÝch hîp liªn m«n -Năng lực tự quản bản thân Năng lực giải quyết vấn đề Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng GV chiếu bài tập, HS lần lượt thực hiện. III. Luyện tập BT1: Chọn phương án đúng cho câu hỏi sau: ? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng Bài tập 1: Phương án trong hai khổ thơ đầu? d a. So sánh, ẩn dụ. b. Đối lập, điệp ngữ. c. Nhân hóa, đối lập. d. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối lập. GV cho học sinh chơi trò chơi trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”của tác giả Đáp án nào? Câu 1: Huy Cận Câu hỏi 2: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” sáng tác Câu 2 :1958 vào năm nào? Câu hỏi 3: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết Câu 3 :Thể thơ 7 chữ theo thể thơ nào? HOẠT ĐỘNG IV: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tích hợp môn ngữ văn 8 – Bài 11 – Tìm hiểu về - Sưu tầm tranh, ảnh văn thuyết minh về biển Hạ Long Sưu tầm bức tranh, ảnh về vùng biển Hạ Long và con người nơi đây. ? Em hãy thuyết minh về những bức tranh đó. - Thuyết minh trước BT:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ lớp về những bức đầu của bài thơ trên. tranh, ảnh đó. HOẠT ĐỘNG V: HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG: - Tích hợp môn âm nhạc. - GV cho học sinh ? Em hãy kể tên và hát một bài hát về biển mà em nghe bài hát “Tình ta biết. biển bạc đồng xanh” - Học sinh trình bầy. của Hoàng Sông Hương, kết hợp với xem video về cảnh ? Hình ảnh đoàn thuyền gợi cho em nhớ đến bài thơ đánh cá trên biển. nào có hình ảnh con thuyền mà em đã học? - Bài thơ: Quê hương - Tề Hanh - Bài thơ: Tràng giang – Huy Cận. Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực giao tiếp tiếng viêt Năng lực thuyết trình Năng lực tạo lập văn bản Năng lực cảm thụ thẩm mĩ -Năng lực giải quyết vấn đề 4. Củng cố: - Giáo viên cho học sinh khái quát nội dung tiết học bằng sơ đồ tư duy. - Tích hợp môn GDCD 9 ( Bài 17 nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ) + GV dẫn: Biển là tài nguyên quý giá đối với người dân làng chài nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Nó không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà nó còn có giá trị về nhiều mặt. Bởi vậy, không phải chỉ có người dân chài mới yêu Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng biển, quan tâm bảo vệ biển mà đó là nhiệm vụ của mọi công dân trên đất nước Việt Nam. ? Là người học sinh, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu biển đảo quê hương của mình ? 5. Hướng dẫn tự học: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới - Nắm những nét chính về tác giả và nội dung phần 1 của bài thơ. - Học thuộc lòng khổ thơ 1 và 2 . Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đó. - Tích hợp Kiến thức môn Mỹ thuật 9 - Bài 5: tiết 5 và 6 Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương. - Mỗi tổ vẽ một bức tranh giờ sau nộp, cô giáo chấm điểm. - Soạn kĩ phần 2: Tìm hiểu cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. * Kết bài: Hai khổ thơ đầu đã miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá như một bức tranh ra quân hào hùng đầy khí thế say mê và lạc quan. Vậy tình thần lao động hăng say đó cụ thể như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học sau. ************************************************** Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng HÌNH ẢNH GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRÊN LỚP Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng HÌNH ẢNH HỌC SINH GIỚI THỆU TRANH VẼ Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9 Phßng GD&§T Thanh Oai Trêng THCS MÜ Hng HOC SINH GIỚI THIỆU TRANH Bµi thi tÝch hîp liªn m«n Ng÷ v¨n 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan