Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 12 Giáo án mầm non tuần 1 buổi chiều chủ đề trò chơi tập tầm vông...

Tài liệu Giáo án mầm non tuần 1 buổi chiều chủ đề trò chơi tập tầm vông

.DOC
5
550
97

Mô tả:

BÀI SOẠN TUẦN I: BUỔI CHIỀU Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2016 Trò chơi: Tập tầm vông I, Mục đích: - Rèn luyện phản xạ nhanh - Phát triển ngôn ngữ II, Chuẩn bị: - Trẻ thuộc lời bài đồng dao : “Tập tầm vông” - Một ít bông hoa - Sân chơi sạch sẽ, không có chướng ngại vật III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định: - Trẻ chạy lại bên cô. - Cô rủ trẻ vào chơi, dùng xắc xô lắc nhẹ để trẻ chạy lại bên cô, và ngồi theo hình chữ U 2. Giới thiệu: Cô nói với trẻ: Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi: “ Tập tầm vông”, trước khi chơi các con cùng cô đọc lại lời bài đồng dao cho thuộc nhé. - Cho trẻ đọc lại bài đồng dao 3- 4 lần - Trẻ ngồi duỗi chân 3. Nội dung hoạt động: thẳng, cùng chơi. Cách chơi: Cô cùng chơi với trẻ. Tay cô cầm một vật( hòn bi, hòn sỏi, mẩu giấy vo tròn…), giấu hai tay ra sau lưng để trẻ không - Cả lớp cùng chơi biết cầm vật đó bằng tay nào. Sau đó cô đưa hai tay ra phía trước, hai bàn tay cùng nắm lại, úp xuống và đọc bài đồng dao. Khi hết bài, trẻ đoán và chỉ vào tay có vật được giấu. Nếu đúng sẽ được cô thưởng một bông hoa, nếu đoán sai cô lại tiếp tục đố nữa. Trò chơi tiếp tục. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi quanh sân 2 vòng kết hợp hít thở sâu. 4. Nhận xét sau khi chơi - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. IV, Kết thúc: - Cô tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Vệ sinh, trả trẻ ___________________________________ Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2016 Trò chơi học tập: Hái quả I/ Mục đích yêu cầu : - Luyện khả năng nhận biết đặc điểm của các loại quả. - Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn sự chú ý ghi nhớ - Giáo dục cháu tính đoàn kết trong khi chơi. II/ Chuẩn bị : Bài hát “Em yêu cây xanh”, lô tô các loại quả, 2 khối hộp, hoa xanh, hoa đỏ, máy hát, cây xanh., 2 cái rổ. - Luật chơi: Phải nhảy qua chướng ngại vật và hái đúng quả theo yêu cầu III/ Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/Giới thiệu” - Lớp hát - Cho trẻ hát bài “em yêu cây xanh” - Hôm nay cô sẽ cho các cháu chơi trò chơi “Hái quả” 2/Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xanh, đỏ xếp hàng dọc trước mỗi đội cô để một chướng ngại vật, phía trên có cây xanh và 1 cái rổ. Khi - Chú ý lên cô. có hiệu lệnh của cô “Hái quả có vỏ sần” cháu thứ nhất chạy lên nhảy qua chướng ngại vật, rồi hái 1 quả bỏ vào rổ của đội mình và chạy về đập vào tay bạn kế tiếp bạn này thực hiện giống bạn thứ nhất cứ như thế cho đến hết một bản nhạc, cô sẽ - Trẻ chơi. đếm số quả của mỗi đội, đội nào hái nhiều quả không phạm luật được thưởng một bông hoa. Cuối buổi chơi đội nào có nhiều hoa đội đó thắng. Chú ý (đội nào có cháu hái quả mà không nhảy qua chướng ngại vật thì quả đó không được tính) - Trò chơi lại tiếp tục. IV. Kết thúc: - Cho trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Vệ sinh, trả trẻ __________________________________ Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2016 Trò chơi học tập CỬA HÀNG BÁN HOA I/ Mục đích yêu cầu : - Củng cố và phát triển vốn từ của trẻ. - Luyê ên trẻ nói những câu đơn giản, diễn đạt ý muốn của mình rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục cháu tính đoàn kết trong khi chơi. II/ Chuẩn bị : Bài hát “Màu hoa” Hoa thâ êt hoă êc tranh ảnh của mô êt số loại hoa : Thược dược, cẩm chướng, hoa hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa cúc ( lưu ý các loại hoa của địa phương) - Luật chơi: Phải nói đúng tên loại hoa mà mình mua. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - tập theo cô. Cho trẻ hát và vận động theo bài “Một con vịt”. 2. Giới thiệu - Cho trẻ hát bài “Màu hoa” Hôm nay cô sẽ cho các cháu chơi trò chơi “Cửa hàng bán hoa” - trẻ hát. 3.Tiến hành chơi Tổ chức thành mô êt quầy bán hoa, chọn mô êt trẻ làm người bán hoa, trẻ khác làm người mua. Người mua khi đến mua không - Trẻ chơi. được nói tên hoa mà phải tả lại nét đă c trưng của loại hoa đó. ê Ví dụ : người mua nói: “Bán cho tôi bông hoa màu hồng, cành có gai và lá có răng cưa”. Người bán hiểu theo lời mô tả và đưa hoa cho người mua ( hoa hồng ). Nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn khác bổ sung chi tiết cho rõ hơn. Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán đưa không đúng thì người mua mô tả lại lần thứ hai, người bán vẫn đưa không đúng thì phải đổi vai chơi. 4. Nhận xét sau khi chơi - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. IV. Kết thúc: - Cho trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Vệ sinh, trả trẻ ___________________________________ Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2016 Trò chơi dân gian: Kéo co I/ Mục đích yêu cầu : - Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh - Giáo dục cháu tính đoàn kết trong khi chơi. II. Chuẩn bị: + Một sợi dây thừng dài 6m + Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Trẻ hát. Cho trẻ hát và vận động theo bài “Một con vịt”. 2. Luật chơi: - Nhìn lên cô. Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc 3. Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây - Trẻ chơi. thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. * Chú ý: có thể không dùng dây thừng mà cho hai trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn. 4. Nhận xét sau khi chơi - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. IV. Kết thúc: - Cho trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Vệ sinh, trả trẻ ___________________________________ Thứ bảy ngày 03 tháng 9 năm 2015 Trò chơi: Nu na nu nống I/ Mục tiêu giáo dục: - Trẻ biết chơi trò chơi “Nu na nu nống”, biết được các bạn đều chơi cùng nhau chơi cùng nhau. - Luyện khả năng đếm, phân biệt được bên trái, bên phải, ở giữa, bên cạnh. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau để chơi. II/ Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, không có chướng ngại vật. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô 1. Ổn định - Cho trẻ hát bài “Nu na nu nống”. - Đàm thoại theo lời ca. 2. Giới thiệu Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Mình cùng nhau thi đua chơi xem bạn nào chơi giỏi nhé. 3. Tiến hành chơi - Cô hướng dẫn cho trẻ chơi. - Cho 5 – 6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân đếm chân mình, chân bạn. - Hỏi trẻ ngồi giữa bạn nào? Bên phải là ai? Bên trái là ai? - Sau đó vừa hát bài “Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân mình, chân bạn, câu cuối đến chân của bạn nào, bạn đó co chân lại. Trò chơi tiếp tục. - Trẻ chơi, cô quan sát, khuyến khích trẻ chơi. Hồi tĩnh : Cho trẻ đứng dậy làm động tác vươn vai, hít thở sâu. 4. Nhận xét sau khi chơi - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. IV/ Kết thúc: - Cô tuyên dương, nhắc nhở trẻ. - Vệ sinh, trả trẻ. _________________________ Hoạt động của trẻ - Trẻ hát theo cô. - Trẻ ngồi duỗi chân thẳng, cùng chơi. - Trẻ làm động tác giống cô - Trẻ nhận xét
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan