Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách kết nối chi thức với cuộc sống...

Tài liệu Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách kết nối chi thức với cuộc sống

.DOC
10
104
95

Mô tả:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HĐTN LỚP 1 THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ CHO HỌC SINH TRẢI NGHIỆM VỀ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG BÀI: EM YÊU TRƯỜNG EM 1. Mục tiêu: - Sau khi tham gia trải nghiệm, học sinh: + Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô. + Nhận biết được những việc nên làm trong giờ học, trong giờ ra chơi và thức hiện được những việc đó. - Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: + Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường. + Phẩm chất:  Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.  Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường. 2. Nội dung hoạt động trong chủ đề: - Vẽ về người bạn em mới quen - Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới. - Tìm hiểu về những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi. - Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen. - Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: - Trò chơi - Làm sản phẩm - Vẽ tranh - Triển lãm 4. Chuẩn bị: 4.1. - Giáo viên Một số tranh/ ảnh hình: Bạn nhỏ đang cười tươi; Bạn nhỏ đang ngồi đọc truyện; Bạn nhỏ đang vẫy tay chào; Bạn nhỏ đang gật đầu; Bạn nhỏ đang đập tay với bạn khác,… - Một số tranh/ ảnh hình: Một bạn học sinh đang đọc truyện trong lớp; Một bạn học sinh đang đọc sách trong thư viện; Hai bạn học sinh đang ngồi vẽ tranh trong lớp,… - Một số sản phẩm mẫu cho học sinh quan sát như các mẫu thiệp tự làm. - Một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: Ảnh toàn trường chào cờ; Ảnh học sinh đang thảo luận nhóm; Ảnh học sinh đang chăm sóc cây trong vườn trường,… 4.2. Học sinh: Giấy A4, bút chì, bút màu 5. Gợi ý tổ chức hoạt động: 5.1. Hoạt động 1: Khởi động: Nghe bài hát “Chào người bạn mới đến của Lương Bằng Vinh” - GV tổ chức cho cả lớp nghe bài hát “Chào người bạn mới đến” của nhạc sĩ Lương Bằng Vinh. - GV tổ chức cho cả lớp trao đổi sau bài hát: + Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này + Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì? 5.2. - GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động Hoạt động 2: Vẽ về người bạn em mới quen GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghĩ đến một người bạn mà mình mới quen và vẽ chân dung người bạn đó. - GV tổ chức cho cả lớp vẽ chân dung người bạn mới quen. Sau khi học sinh vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để chia sẻ với bạn cùng nhóm của mình về người bạn mà mình vừa vẽ theo gợi ý sau: + Tên người bạn đó là gì? + Người bạn đó là con trai hay con gái? + Người bạn có khuôn mặt như thế nào? Tóc như thế nào? + Người bạn có đặc điểm gì khiến em cảm thấy yêu quý và muốn vẽ về bạn đó? - GV gọi một số học sinh giới thiệu trước cả lớp về bức tranh người bạn mình vừa quen theo các gợi ý đã chỉ ra lúc hoạt động nhóm 5.3. - GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới. GV cho HS quan sát các tranh trên bảng hoặc trên máy tính và xác định những hành động có thể thực hiện làm quen với bạn mới - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi và thống nhất những hành động co thể thực hiện để làm quen với người bạn mới - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và từ đó chốt lại những hành động có thể thực hiện để làm quen với người bạn mới. - GV cho HS thực hành các cách làm quen với người bạn mới với chính bạn cùng nhóm của HS. GV phải gọi một số nhóm lên trước lớp thực hành các kĩ năng làm quen với người bạn mới. - GV nhận xét, tổng lại những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng để làm quen với người bạn mới và chuyển tiếp sang hoạt động sau. 5.4. - Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi. GV cho HS quan sát các bức tranh về các việc làm của học sinh tại trường. Cần lưu ý đánh số thứ tự các tranh để HS quan sát. - GV tổ chức cho HS tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh vào hai nhóm: + Việc nên làm vào giờ học. + Việc nên làm vào giờ chơi. - Các nhsom thảo luận và chia các tranh vào hai nhóm. - GV mời các nhsom lên báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV nhận xét, tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau. 5.5. - Hoạt động 5: Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen. GV cho HS xem một số sản phẩm các em có thể thực hiện để tặng người bạn mới quen. Ví dụ: thiệp, tranh vẽ/ xé dán/ cắt dán, đồ chơi tái chế từ giấy báo,… - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tự nghĩ về một sản phẩm mình muốn làm để tặng cho bạn. GV sẽ hỗ trợ khi cần thiết. - GV tổ chức cho HS chia sẻ về sản phẩm các em đã thực hiện để tặng một người bạn mới theo gợi ý: + Sản phẩm em vừa hoàn thành là gì? + Sản phẩm đó em muốn tặng cho bạn nào? + Em đã tạo ra sản phẩm này như thế nào? 5.6. - GV góp ý, bổ sung cho sản phẩm của các HS và tổng kết hoạt động. Hoạt động 6: Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học. GV cho HS quan sát một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: ảnh toàn trường chào cờ, ảnh HS thảo luận nhóm, ảnh HS ngồi trong lớp nghe cô giảng bài,… - GV yêu cầu HS nêu các hoạt động ở trường mà em quan sát được thông qua các tranh/ ảnh mà GV cung cấp. GV gọi một số số HS khác kể them những hoạt động khác trong trường hợp mà em biết. - GV yêu cầu mỗi HS tự chọn một hoạt động ở trường mà em yêu thích nhất và vẽ lại hoạt động đó. - Sauk hi vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ về bức tranh mình vừa vẽ theo gợi ý: + Tranh của em vẽ về hoạt động gì? + Trong tranh có những ai? + Vì sao em thích hoạt động này nhất? - GV gọi một số HS mô tả lại bức tranh của mình trước cả lớp - GV nhận xét quá trình hS vẽ tranh và hoạt động nhóm, tổng kết hoạt động và dẫn dắt chuyển sang hoạt động tổng kết, đánh giá. 6. Tổng kết, đánh giá: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN Họ và tên học sinh:……………………………………………………….. Lớp: ……………………………………………………………………… 6.1. Tự đánh giá Em hãy tự đánh giá việc thực hiện các hoạt động bằng cách tô màu vào các (Càng tô nhiềều chứng tỏ em đánh giá càng cao hành đ ộng c ủa mình) Nội dung Tự đánh giá Em vẽ được một người bạn mà em mới quen em nêu được các cách làm quen được với bạn mới Em nêu được những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi Em làm được một sản phẩm tặng bạn Em vẽ được một bức tranh về những hoạt động ở trường tiểu học 6.2. Đánh giá đồng đẳng (thành viên trong nhóm, lớp đánh giá) Em hãy nhờ bạn đánh giá việc thực hiện các ho ạt động c ủa mình bằềng cách tô màu vào các tô nhiềều (Càng chứng tỏ bạn đánh giá em càng cao) Nội dung Bạn đánh giá em Em vẽ được một người bạn mà em mới quen em nêu được các cách làm quen được với bạn mới Em nêu được những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi Em làm được một sản phẩm tặng bạn Em vẽ được một bức tranh về những hoạt động ở trường tiểu học 6.3. Giáo viên đánh giá ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: LỚP EM SẠCH ĐẸP - LỚP 1 (tiết 1) 1. Mạch nội dung: - Hoạt động hướng đến xã hội * Nhánh nội dung: - Hoạt động xây dựng nhà trường * Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết và hiểu được lớp học như thế nào là sạch đẹp. - Những việc làm để giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp. - Thực hành giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp. 2. Chọn vấn đề: Lớp học em yêu (tiết 1) 3. Xác định mục tiêu: - Phẩm chất: Tích cực thực hiện việc giữ gìn vệ sinh lớp học. - Năng lực: +Nêu được những việc làm để lớp học sạch đẹp +Phân tích được ý nghĩa của việc giữ lớp học +Những hành động / việc làm trong việc giữ vệ sinh lớp học +Thực hành + Đánh giá 4. Nội dung : - Khởi động - Ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh lớp học - Những hành động / việc làm trong việc giữ vệ sinh lớp học - Thực hành - Đánh giá 5. Thiết kế các hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động nghe hát bài “ Em yêu trường em” 5 phút Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ; Kết nối với chủ đề Cách tiến hành - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Em yêu trường em” GV hỏi: +Trong bài hát ở trường có nhắc đến những đồ vật gì trong phòng học? (bàn ghế, bảng, sách vở, …) +Bạn nhỏ trong bài hát có yêu trường của mình không? GV kết luận: Vậy làm gì để cho lớp học của chúng ta luôn luôn sạch đẹp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học “Lớp em sạch đẹp”. Hoạt động 2: Giữ gìn vệ sinh lớp học (10p) Mục tiêu - Nhận biết và hiểu được lớp học như thế nào là sạch đẹp. - Những việc làm để giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp. Cách tiến hành - Cho HS vẽ tranh những việc làm thể hiện giữ gìn lớp học sạch đẹp(7p) - Hs giới thiệu tranh vẽ của mình cho các bạn biết về những việc làm thể hiện giữ gìn lớp học sạch đẹp. -GV Cho HS nhận xét bổ sung. GV KL: Các em đã nhận biết lớp học như thế nào là sạch sẽ rồi đó. Chúc mừng các em! Vậy chúng ta sẽ biến hiểu biết thành hành động nhé. Hoạt động 3: Thực hành (20 phút) MT: Thực hành giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp. Cách tiến hành - GV chia nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 em. Nhóm 1: Nhóm lau bàn ghế. Nhóm 2: Nhóm quét lớp. Nhóm 3: Nhóm lau bảng. Nhóm 4: Nhóm chăm sóc cây xanh trong lớp. - Học sinh các nhóm thực hành Hết thời gian cho các em trở lại bàn ngồi, sau đó mời các em chơi một trò chơi: Em là phóng viên để hỏi về cảm nghĩ của bạn qua một số câu gợi ý: + Bạn đã làm được những việc gì khi vệ sinh lớp học? + Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc? + Cảm nhận của bạn về không khí làm việc? + Cảm nhận của bạn như thế nào khi mình làm xong..... + Bạn đã làm gì để các bạn trong lớp đều có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp? GV kết luận: Vậy là các em cảm thấy vui hơn vì mình đã làm cho lớp mình sạch và đẹp hơn. Vậy là các em đã góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường rồi đó. Liên hệ: +Em đã giữ gìn sạch sẽ ở những nơi nào? + Em hãy kể việc làm giữ vệ sinh sạch sẽ ở nơi đó ? +Nếu em đang ở một nơi không sạch sẽ em có cảm giác như thế nào? Lúc đó em sẽ làm gì? *GV kết luận: giáo dục HS Chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh thật tốt ở mọi lúc, mọi nơi như: nhà ở, chợ, bệnh viện, …Phải biết để rác đúng nơi quy định, quét nhà, lau bàn ghế,…Mỗi người chúng ta ai cũng có ý thức góp phần bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ của mình. Đánh giá: Giáo viên nhận xét các nhóm khen ngợi các nhóm làm tốt Tuyên dương các nhóm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan