Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án Đạo đức lớp 1_ Tiết 1 đến 10_Cánh Diều_Phương...

Tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 1_ Tiết 1 đến 10_Cánh Diều_Phương

.DOC
27
104
74

Mô tả:

Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều
https://www.thuvientailieu.edu.vn/ TIẾT 1 – TIẾT 10 . MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1. SÁCH CÁNH DIỀU. PHƯƠNG CHỦ ĐỀ. THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được những biểu hiện cần thực hiện đúng nội quy trường, lớp. - Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 2. Kĩ năng: Thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 3. Thái độ: Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất trung thực, trách nhiệm. * Tích hợp GDBVMT: Không vứt giấy rác ra lớp học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Băng đĩa CD có bài hát “Đi học”- Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Một bản nội quy nhà trường. - HS: SGK Đạo đức. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học? 1 HS hát tập thể bài “Đi học”- Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. - Bạn nhỏ thấy vui khi được đi học. https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học? - Vì đi học bạn được gặp bạn bè, được dạy nhiều điều hay. 2. Khám phá (30 phút): Hoạt động 1. Tìm hiểu nội quy nhà trường Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Quan sát tranh “Cây nội quy” và trả lời câu - Quan sát. hỏi: - Một số HS nêu ý kiến cá nhân: + Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực + Đi học đúng giờ, trật tự trong hiện những gì? lớp học, giữ vệ sinh, xếp hàng ra vào lớp, chăm sóc cây,... + Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và + Thực hiện nội quy giúp em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động các bạn học tập tốt hơn,... khác ở trường, lớp? - Chỉ vào bảng nội quy giới thiệu về những - Lắng nghe. điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường: Đi học đúng giờ, trật tự trong lớp học, giữ vệ sinh trường lớp, xếp hàng ra vào lớp, chăm sóc cây hoa trước cửa lớp. Kết luận: thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em - Lắng nghe. mau tiến bộ. Hoạt động 2. Nhận xét hành vi Mục tiêu: HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường lớp. Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy. Cách tiến hành: Nhóm đôi, cả lớp - Quan sát tranh SGK tr 4,5; nêu nội dung - Quan sát, nêu: Tranh 1: Bạn gái đi học muộn. Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học. Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác. Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo. Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn. 2 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Tranh 6: Bạn nam quan tâm giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã. Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay. Tranh 8: Bạn nam trêu trọc làm bạn nữ bị đau. - Thảo luận nhóm đôi, đại diện - Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: một số nhóm trả lời: + Các bạn trong tranh 2, 3, 4, 6 + Bạn nào thực hiện đúng nội quy? thực hiện đúng nội quy. + Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 + Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy. chưa thực hiện đúng nội quy. + Em nhắc nhở khi thấy bạn chưa + Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện thực hiện nội quy. nội quy? - Em nhắc nhở bạn không xé vở, * GDBVMT: Em sẽ làm gì khi thấy bạn trong không vứt giấy rác ra lớp học. tranh 7 xé vở gấp máy bay? 3. Dặn dò (2 phút): Thực hiện đúng nội quy trường, lớp. BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thực hiện đúng nội quy trường, lớp. - Biết nhắc nhở bạn thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 2. Kĩ năng: Thực hiện và nhắc nhở bạn thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 3. Thái độ: Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề. - Phẩm chất: Qua bài hình thành cho HS phẩm chất trung thực, trách nhiệm. * Tích hợp GDBVMT: Không vứt rác bừa bãi. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Một bản nội quy nhà trường. 3 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ - HS: SGK Đạo đức, hộp màu để HS thực hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy; một cái hộp làm “Giỏ việc tốt”. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (5 phút): Cả lớp Cho HS thực hành xếp hàng vào lớp HS xếp hàng vào lớp. 2. Luyện tập (20 phút) Hoạt động 1. Xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy. HS được phất triển năng lực giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp - Quan sát tranh tr 5-SGK nêu tình huống xảy ra trong tranh. - Quan sát. - Một số HS nêu ý kiến cá nhân. - Giới thiệu nội dung tranh và cho HS thảo - Lắng nghe. luận nhóm đôi tìm cách ứng xử.: + Tranh 1: Cô giáo đang giảng bài 2 bạn ngồi - Thảo luận nhóm đôi, đưa ra cách sau không chú ý, đùa nghịch. ứng xử. - Một số nhóm lên nêu và giải thích: Em nhắc bạn không nói chuyện nữa, nhắc bạn chú ý nghe cô không đùa nghịch,... + Tranh 2: Lan ăn bánh nhưng chưa biết bỏ - Thảo luận nhóm đôi, đưa ra cách giấy gói bánh ở đâu. ứng xử. - Một số nhóm lên nêu và giải thích: Nếu là bạn em sẽ bỏ giấy vào thùng rác. * GDBVMT: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn vứt - Em sẽ nhắc bạn nhặt vứt đúng giấy gói bánh xuống sân trường? vào thùng rác và nhắc bạn lần sau vứt rác đúng quy định. - Tổng kết ý kiến và kết luận: - Lắng nghe. Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học. Tình huống 2: Nếu là Lan em nên bỏ giấy gói 4 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung. Hoạt động 2. Tự liên hệ Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Nêu yêu cầu tự liên hệ: - Suy nghĩ, tự liên hệ. + Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy? + Những điều nào em chưa thực hiện được? + Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy? - Chia sẻ trước lớp. - Tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện - Lắng nghe. nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong lớp học tập theo các bạn đó. Hoạt động 3. Cam kết thực hiện nội quy Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện nội quy lớp học mà các em đã xây dựng được. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp - Treo bảng Nội quy lên bảng và hỏi: Đây là - Lắng nghe. bản Nội quy của trường, lớp mình mà chúng ta vừa tìm hiểu. Thực hiện bản Nội quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quy này không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào? - Hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện Nội quy. - Lần lượt từng bạn lên vẽ một biểu tượng bất kì mà em thích (hình mặt cười, ngôi sao, chiếc lá,...) xung quanh bản Nội quy. - Khen ngợi cả lớp và chúc cả lớp thực hiện tốt bản Nội quy. 3. vận dụng (5 phút) Vận dụng trong giờ học: Tổ chức cho HS: + Tập xếp hàng khi ra, vào lớp. - Thực hành. + Tập chào khi thầy cô ra, vào lớp. Vận dụng sau giờ học: GV hướng dẫn HS: 5 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Hằng ngày nhớ thực hiện nội quy nhà trường, lớp học. - Lắng nghe, thực hiện. + Nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy. + Thả hình chiếc lá, bông hoa, viên sỏi,... vào “Giỏ việc tốt” mỗi ngày em thực hiện đúng - HS thả 1 chiếc lá vào hộp “Giỏ nội quy. Cuối mỗi tuần sẽ chia sẻ với bạn việc tốt” sau mỗi lần làm việc tốt trong nhóm về số lượng trong “Giỏ việc tốt”. 4. Tổng kết bài học (5 phút) - Hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - Tự liên hệ, trả lời. - Tóm tắt nội dung bài: Nội quy trường, lớp - Lắng nghe. học là những quy định để giúp HS tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Hướng dẫn HS đọc lời khuyên: - Đọc theo. Nội quy trường, lớp đề ra Em luôn thực hiện mới là trò ngoan. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS - Lắng nghe. học tập tích cực và hiệu quả. CHỦ ĐỀ. SINH HOẠT NỀN NẾP BÀI 2. GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp. - Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt. 2. Kĩ năng: Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, học tập. 3. Thái độ: Ý thức được việc gọn gàng, ngăn nắp là cần thiết. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL sáng tạo. - Phẩm chất: Bài học giúp HS phát triển phẩm chất chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm. * Tích hợp GDKNS: Giáo dục kĩ năng biết xếp đồ gọn gàng, ngăn nắp. 6 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). - HS: SGK Đạo đức. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Quan sát tranh SGK tr 7, trả lời câu hỏi: + Em thích căn phòng nào nhất? Vì sao? - Quan sát, trả lời: + Em thích phòng 2 vì đồ đạc sắp gọn gàng,... - Giới thiệu vào bài. 2. Khám phá (30 phút): Hoạt động 1. Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh” Mục tiêu: HS trình bày được nội dung câu chuyện. Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp - Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi: - Quan sát, thảo luận và kể nội Mô tả việc làm của bạn Minh trong từng dung câu chuyện theo từng tranh. tranh. - Kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: Buổi - Lắng nghe. sáng, chuông đồng hồ reo vang báo hiệu đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm nát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục, nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tìm hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài. Hoạt động 2. Thảo luận 7 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. Phát triển năng lực giao tiếp, tư duy phê phán. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: - Thảo luận nhóm đôi, trả lời: + Vì sao bạn Minh đi học muộn? + Bạn Minh đi học muộn vì ngủ dậy muộn, chưa chuẩn bị đồ dùng đi học,... + Sống gọn gàng ngăn nắp có ích lợi gì? + Sống gọn gàng ngăn nắp giúp cho em không phải tìm đồ mỗi khi cần,... - Kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em - Lắng nghe. tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng bền đẹp. Hoạt động 3. Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: - Làm việc nhóm đôi, trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, trao đổi. + Bạn trong tranh đang làm gì? * Tranh 1: Treo quần áo lên mắc, lên giá. * Tranh 2: Xếp sách vào giá sách sau khi đọc. * Tranh 3: Xếp giày dép vào chỗ quy định. * Tranh 4: Xếp gọn đồ chơi vào hộp. * Tranh 5: Cất chổi vào chỗ quy định. * Tranh 6: Sắp xếp sách vở sau khi học. + Việc làm đó thể hiện điều gì? + Việc làm đó thể hiện sự gọn 8 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ gàng, ngăn nắp của bạn nhỏ. * GDKNS: Em còn biết những biểu hiện sống * Ngủ dậy gấp chăn màn gọn gọn gàng, ngăn nắp nào khác? gàng,... Kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, - Lắng nghe. ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là để đồ dùng đúng chỗ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách, góc học tập; quần áo sạch gấp để vào tủ; quần áo bẩn cho vào chậu để giặt; quần áo đang mặc treo lên mắc; giày, dép, mũ để chỗ quy định. 3. Dặn dò (2 phút): Thực hiện xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp. BÀI 2. GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Phân biệt được hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp. 2. Kĩ năng: Biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. 3. Thái độ: Nhắc nhở bạn bè cùng xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác với bạn. - Phẩm chất: Bài học giúp HS phát triển phẩm chất chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm. * Tích hợp GDKNS: Kĩ năng xếp đồ, kĩ năng gấp quần áo gọn gàng. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). - HS: SGK Đạo đức, 1 bộ quần áo. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp 9 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Cho HS kể tên các đồ dùng học tập của em Một HS kể tên 1 đồ dùng sau đó qua trò chơi “Truyền điện” chỉ định bạn kể tiếp,... 2. Luyện tập (20 phút) Hoạt động 1. Xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết phân biệt được hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp. Phát triển tư duy phê phán cho HS. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh, nêu nội dung - Quan sát, một số HS nêu: + Tranh 1: Vân đang tưới cây, khi bạn gọi đi chơi Vân vứt bình tưới xuống đường đi và đi chơi cùng bạn. + Tranh 2: Trong giờ học, 1 bạn gạt giấy vụn xuống sàn lớp học. + Tranh 3: Bạn nam xếp gọn đồ chơi vào thùng trước khi vào ăn cơm cùng bố mẹ + Tranh 4: Bạn nữ sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp. + Bạn trong tranh nào sống gọn gàng, ngăn + Bạn trong tranh 3, 4 sống gọn nắp? gàng, ngăn nắp. + Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao? + Bạn trong tranh 1, 2 chưa gọn gàng, ngăn nắp. + Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì? + Em không vứt đồ bừa bãi, ... Kết luận: Bạn trong tranh 1, 2 chưa gọn - Lắng nghe. gàng, ngăn nắp; các bạn nên cất bình đúng quy định, nhặt giấy vụn cho vào thùng rác. Việc làm của các bạn trong tranh 3, 4 đáng khen, nên làm. Hoạt động 2. Hướng dẫn dọn phòng Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gằng, ngăn nắp. Phát triển năng lực hợp tác cho HS. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh, tìm cách sắp xếp đồ hợp lí. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi cách sắp xếp. - Nêu cách sắp xếp: - Đại diện một số nhóm trả lời: 10 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Quần áo sạch nên xếp ở đâu? + Quần áo sạch gấp để tủ. + Quần áo bẩn nên để ở đâu? + Quần áo bẩn để vào chậu giặt. + Giày dép nên để ở đâu? + Giày dép để lên giá. + Đồ chơi nên xếp ở đâu? + Đồ chơi để gọn vào thùng. + Sách vở nên xếp ở đâu? + Sách vở để lên giá sách. - Chia sẻ cảm xúc sau khi xếp căn phòng gọn - Rất vui, thấy căn phòng như gàng, ngăn nắp. rộng hơn,... Hoạt động 3. Tự liên hệ Mục tiêu: HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp. Phát triển NL tư duy phê phán cho HS. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Gợi ý: - Chia sẻ với bạn trong nhóm: + Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở + Quần áo, đồ đạc để đúng quy gọn gàng, ngăn nắp? định. + Bạn đã làm được những việc gì để nơi học + Sách vở, đồ dùng để trong cặp, tập gọn gàng, ngăn nắp? trên giá sách. + Bạn cảm thấy thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi + Thấy vui vì đã biết gọn gàng học tập gọn gàng, ngăn nắp? ngăn nắp. - Khen những bạn thực hiện tốt, nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện. 3. vận dụng (7 phút) Vận dụng trong giờ học: - Thực hành xếp đồ dùng học tập trên bàn, - Thực hành. trong cặp sách. - Thực hiện xếp gọn tủ sách của lớp. - Thực hành. * GDKNS: Hướng dẫn HS thực hành gấp - Lấy quần áo đã chuẩn bị và thực quần áo. hành gấp. Vận dụng sau giờ học: - Hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát HS thực - Lắng nghe. hiện gọn gàng, ngăn nắp. - Phân công HS giám sát việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. - Nhờ PHHS khuyến khích, giám sát con ở nhà. 11 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 4. Tổng kết bài học (5 phút) - Em rút ra được điều gì sau bài học? - Em biết thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. - Nhắc nhở: Em cần thực hiện gọn gàng, ngăn - Lắng nghe. nắp. - Hướng dẫn tự đánh giá vào “Giỏ việc tốt”. - Tự đánh giá vào “Giỏ việc tốt” hàng ngày và tổng hợp theo tuần, tháng. - Hướng dẫn HS đọc lời khuyên: - Đọc theo. Gọn gàng, ngăn nắp giúp em Đồ dùng bền đẹp, khi tìm có ngay. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS - Lắng nghe. học tập tích cực và hiệu quả. BÀI 3. HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ. - Giải thích được vì sao cần học tập và sinh hoạt đúng giờ. 2. Kĩ năng: Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ. 3. Thái độ: Có ý thức học tập và sinh hoạt đúng giờ. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán NL giải quyết vấn đề. - Phẩm chất: Giúp HS hình thành tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). - HS: SGK Đạo đức. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Khởi động (8 phút): Cá nhân, nhóm đôi, 12 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH https://www.thuvientailieu.edu.vn/ cả lớp. - Quan sát tranh, thảo luận và kể chuyện theo nhóm đôi. - Xem tranh và kể theo nhóm đôi. - 2 nhóm HS kể trước lớp. - Lắng nghe. - Kể lại câu chuyện: Buổi sáng mùa thu, trời trong xanh, hoa nở trắng ven đường. Thỏ và Rùa cùng nhau đi học. Rùa biết mình chậm chạp, nặng nề nên đi thẳng đến trường. Còn Thỏ cậy mình chạy nhanh, nên la cà, ngắm hoa, đuổi bướm, nhởn nhơ rong chơi trên đường. Bỗng tiếng trống trường vang lên: Tùng! Tùng! Tùng! Báo hiệu đã đến giờ học. Thỏ hoảng hốt, cuống quýt chạy như bay đến trường. Nhưng khi đến cửa lớp, Thỏ thấy các bạn và cô giáo đã có mặt đầy đủ trong lớp, còn bạn Rùa đang bắt nhịp cùng cả lớp vui vẻ hát bài “Lớp chúng mình”. - Hỏi: Bạn nào đến lớp đúng giờ? Vì sao? - Trả lời: Rùa đến lớp đúng giờ vì không la cà dọc đường đi học. - Dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá (25 phút): Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi: - Quan sát theo nhóm, một số + Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? nhóm nêu: + Tranh 1: Bạn ngồi vẽ tranh trong giờ học môn Toán. + Tranh 2: Bạn đi ngủ lúc 9 giờ tối. + Tranh 3: Bạn ngồi xem truyện tranh lúc 8 giờ tối, sau khi đã chuẩn bị sách vở cho ngày mai. + Tranh 4: Đã 11 giờ đêm nhưng bạn vẫn say mê xem phim trên ti vi. 13 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ + Việc bạn làm vào lúc đó có phù hợp + Việc làm của bạn trong tranh 2, không? 3 là phù hợp; tranh 1, 4 là không phù hợp. - Kết luận: Các biểu hiện học tập và sinh - Lắng nghe. hoạt đúng giờ là không làm việc riêng trong giờ học, giờ nào việc nấy; đến lớp đúng giờ, học tập, ăn ngủ, xem ti vi đúng giờ. Hoạt động 2. Tìm hiểu tác hại của việc học tập sinh hoạt không đúng giờ. Mục tiêu: HS biết được tác hại của việc học tập sinh hoạt không đúng giờ. HS được phát triển NL tư duy phê phán. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi: - Quan sát theo nhóm, một số + Điều gì xảy ra trong mỗi tranh? nhóm nêu: + Tranh 1: Bạn nữ đến lớp học khi cô giáo đang viết bài lên bảng. + Tranh 2: Một bạn ngủ gật trên bàn học khi cô đang giảng bài. + Tranh 3: Bạn nam đang mải bắt chuồn chuồn, cô giáo giục lên xe đi về trường. + Không đúng giờ có tác hại gì? + Trả lời theo ý hiểu. - Kết luận: Học tập và sinh hoạt không đúng - Lắng nghe. giờ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của bản thân, làm phiền người khác, làm giảm sự tôn trọng của người khác đối với mình. Hoạt động 3. Tìm những cách giúp em thực hiện đúng giờ. Mục tiêu: HS nêu được các cách thể hiện đúng giờ. HS được phát triển NL giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh và thảo luận: - Quan sát, thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm trả lời: + Có những cách nào để thực hiện đúng giờ? + Để thực hiện đúng giờ, có những cách: đặt chuông báo thức, 14 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ nhờ người lớn gọi, ... + Em đã sử dụng cách nào để thực hiện đúng + Nêu cách mình thực hiện. giờ? - Kết luận: Để thực hiện đúng giờ trong học - Lắng nghe. tập và sinh hoạt, em có thể nhờ người lớn nhắc nhở, sử dụng chuông đồng hồ báo thức, làm phiếu nhắc việc. 3. Dặn dò (2 phút): Thực hiện đi học đúng giờ. - Thực hiện. BÀI 3. HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận xét, bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành với các hành vi đúng giờ hoặc không đúng giờ. - Biết tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt của bản thân. 2. Kĩ năng: Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ. 3. Thái độ: Có ý thức học tập và sinh hoạt đúng giờ. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề. - Phẩm chất: Giúp HS hình thành tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Mẫu “Phiếu nhắc việc”. - HS: SGK Đạo đức; mỗi nhóm 1 đồng hồ báo thức, 1 bộ giấy, kéo, bút làm “Phiếu nhắc việc”. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp 15 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Cho HS hát múa bài “Trời nằng, trời mưa” Cả lớp thực hiện. 2. Luyện tập (20 phút) Hoạt động 1. Nhận xét hành vi Mục tiêu: HS nhận xét, bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành với các hành vi đúng giờ hoặc không đúng giờ. HS được phát triển NL tư duy phê phán. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát và nêu nội dung tranh - Các nhóm quan sát và nêu: + Tranh 1: Sau khi đi học về, Lan vứt cặp sách xuống sàn nhà và ngồi chơi lắp ghép. Mẹ Lan hỏi: Giờ này con chưa con vẫn tắm à? + Tranh 2: Tiến đang chơi bi cùng các bạn thì đến giờ về. Các bạn rủ Tiến ngồi chơi thêm nhưng Tiến trả lời: Không, đến giờ tớ phải về rồi. + Tranh 3: Sáng mai Trung cùng các bạn đi tham quan buổi sáng, Trung nhờ mẹ đặt báo thức giúp. - Em có tán thành việc làm của các bạn trong - Đại diện một số nhóm trả lời: tranh không? Vì sao? Tranh 1 không thực hiện đúng giờ; tranh 2, 3 các bạn thực hiện đúng giờ. Hoạt động 2. Tự liên hệ Mục tiêu: HS tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt của bản thân. HS được phát triển NL tư duy phê phán. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Đặt câu hỏi: Em đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ? Những việc làm nào - Thảo luận nhóm đôi. chưa đúng giờ? - Đại diện một số nhóm trả lời trước lớp. - Khen những HS luôn đúng giờ trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt. 3. vận dụng (7 phút) 16 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Vận dụng trong giờ học: Cùng bạn làm “Phiếu nhắc việc” - Giới thiệu một số phiếu nhắc việc. - Quan sát mẫu. - Nêu: Trên phiếu nhắc việc cần ghi thời gian, - Lắng gnhe. việc em cần làm (vẽ) và có thể ghi địa điểm. - Hướng dẫn HS làm: cắt 7 ô giấy, ghi ngày và thông tin cần nhớ, trang trí theo ý thích. - Thực hành làm và trang trí. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Chủ nhật Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 - Nhắc HS sử dụng phiếu nhắc việc của mình. Vận dụng sau giờ học: - Hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Phân công HS giám sát việc thực hiện đúng giờ. - Nhờ PH giám sát, khuyến khích động viên con việc thực hiện đúng giờ. - Hướng dẫn HS sử dụng “Giỏ việc tốt”. 4. Tổng kết bài học (5 phút) - Em rút ra được điều gì sau bài học này? - Hướng dẫn HS đọc lời khuyên: Đúng giờ nhớ nhé em ơi Sinh hoạt nền nếp, mọi người mến yêu. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả. - Một số HS giới thiệu sản phẩm của mình. - Lắng nghe, thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. - Bỏ 1 chiếc lá vào “Giỏ việc tốt” sau mỗi lần làm 1 việc tốt. - Một số HS trả lời theo bản thân: Biết thực hiện việc học tập, sinh hoạt đúng giờ,... - Đọc theo GV. - Lắng nghe. CHỦ ĐỀ. TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN 17 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ BÀI 4. SẠCH SẼ, GỌN GÀNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng. - Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng. 2. Kĩ năng: Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 3. Thái độ: Có ý thức giữ cho bản thân luôn gọn gàng, sạch sẽ. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán. - Phẩm chất: Biết yêu cái đẹp, yêu sự gọn gàng sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Băng đĩa CD có bài hát “Thật đáng yêu” nhạc và lời của Nghiêm Bá Hồng. - HS: SGK Đạo đức. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp - Cho HS nghe bài hát “Thật đáng yêu” nhạc và lời của Nghiêm Bá Hồng. - Vì sao bạn nhỏ trong bài hát thật đáng yêu? - Nhận xét, giới thiệu bài mới. 2. Khám phá (30 phút): Hoạt động 1. Quan sát Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp. - Quan sát tranh mục a. SGK tr19, xem ai là người sạch sẽ, gọn gàng? Hoạt động 2. Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. 18 - Lắng nghe. - Bạn nhỏ thật đáng yêu vì bé mà vệ sinh răng trắng,... - Quan sát, một số HS nêu ý kiến: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng. https://www.thuvientailieu.edu.vn/ Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp. - Nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng? - Một số HS trình bày theo ý hiểu. - Kết luận: Những biểu hiện của người sạch - Lắng nghe. sẽ, gọn gàng: chân, tay, mặt,... luôn sạch sẽ; tóc được trải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. Hoạt động 3. Tìm hiểu những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc đó. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh, làm việc nhóm trả lời câu - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, hỏi: một số nhóm trả lời: + Bạn trong mỗi tranh đang làm gì để sạch sẽ, Tranh 1: Bạn đang đánh răng. gọn gàng? Tranh 2: Bạn đang rửa mặt. Tranh 3: Bạn đang chải tóc. Tranh 4: Bạn mặc quần áo đi học và soi gương. Tranh 5: Bạn đang thắt dây giày Tranh 6: Bạn đang rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tranh 7: Bạn đang tắm. Tranh 8: Bạn đang cắt móng tay. + Những việc làm đó nên được thực hiện vào + Những việc làm đó cần làm lúc nào? thường xuyên hàng ngày: đánh răng sáng, tối; ... + Những việc làm đó có ích lợi gì? + Những việc làm đó giúp cơ thể khỏe mạnh, không mắc một số bệnh như sâu răng,... 3. Dặn dò (2 phút): Làm những việc để luôn sạch sẽ, gọn gàng. BÀI 4. SẠCH SẼ, GỌN GÀNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 19 https://www.thuvientailieu.edu.vn/ 1. Kiến thức: - Xác định được những việc không nên làm để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. - Thực hiện được những việc làm để sạch sẽ, gọn gàng. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 3. Thái độ: Có ý thức giữ cho bản thân luôn gọn gàng, sạch sẽ. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực: NL điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề. - Phẩm chất: Biết yêu cái đẹp, yêu sự gọn gàng sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); lược chải tóc, bấm móng tay; mẫu “Giỏ việc tốt” - HS: SGK Đạo đức; lược chải tóc, bấm móng tay, giày buộc dây. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động (3 phút): Cả lớp Cho HS khởi động qua bài Tập thể dục buổi Cả lớp thực hiện. sáng. 2. Luyện tập (20 phút) Hoạt động 1. Nhận xét tranh Mục tiêu: HS Xác định được những việc không nên làm để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. HS được phát triển NL tư duy phê phán. Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. - Quan sát tranh theo nhóm (SGK tr21) và - Quan sát, đại diện một số nhóm nêu những việc không nên làm? Vì sao? trả lời: Các bạn trong tranh 2, 3, 5 không nên làm, vì gây mất vệ sinh. Kết luận những việc không nên làm để gọn - Lắng nghe. gàng, sạch sẽ: Đùa nghịch trong vũng nước bắn; đi học về lất tay bốc thức ăn; bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối bù xù. Hoạt động 2. Xử lí tình huống 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan