Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Du lich tỉnh binh dinh tiem nang hien trang giai phap...

Tài liệu Du lich tỉnh binh dinh tiem nang hien trang giai phap

.PDF
70
406
56

Mô tả:

Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định là miền đất giàu đẹp về thiên nhiên và phong phú về lịch sử văn hoá có tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch. Nhận thức rõ được những lợi thế này ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 tỉnh đã xác định “Phát triển du lịch dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương” [4]. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch trước hết là các tuyển, điểm như: Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, cụm di tích Tháp Chăm, làng nghề làm nón, rượu, đặc sản… Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, cơ sở vật chất, …
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng, là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội, và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, từ sau thập niên 80 hoạt động du lịch đã phát triển vượt bậc và ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” phấn đấu “từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [9]. Với chủ trương này, hiện nay việc nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch (TNDL) trên phạm vi cả nước và từng địa phương được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch của nước nhà. Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định là miền đất giàu đẹp về thiên nhiên và phong phú về lịch sử văn hoá có tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch. Nhận thức rõ được những lợi thế này ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 tỉnh đã xác định “Phát triển du lịch dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương” [4]. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch trước hết là các tuyển, điểm như: Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, cụm di tích Tháp Chăm, làng nghề làm nón, rượu, đặc sản… Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, cơ sở vật chất, … Trong những năm qua, du lịch tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số lượng khách du lịch đến Bình Định từ năm 2005 đến 2013 tăng bình quân hàng năm trên 20%, đóng góp vào cơ cấu GDP trong tỉnh liên tục tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, du lịch Bình Định vẫn còn nhiều khuyết điểm, đó là: Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; chất lượng phục vụ du lịch chưa cao; thời gian lưu trú của du khách còn quá thấp; số lượng 2 khách quốc tế đến Bình Định chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch còn thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Bình Định để thu hút khách trong nước cũng như quốc tế., sự phát triển ngành du lịch của Bình Định thì vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả lợi thế so sánh về loại tài nguyên chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc khai thác và phát triển ngành du lịch địa phương. Hơn nữa “thế kỉ XXI là thế kỉ hướng ra biển và đại dương” thì vấn đề này càng trở nên cần thiết. Nhằm luận giải thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định, từ đó xem xét và đề xuất một số giải pháp có cở sở khoa học để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh về TNDL cho phát triển DL tại địa phương, vì vậy việc thực hiện đề tài “Du lịch tỉnh Bình Định: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định, từ đó xem xét đề xuất các giải pháp có sở sở khoa học nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng về TNDL trong tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 2.3. Giới hạn - Về nội dung: + Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định + Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo ngành (khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKTDL…) và theo lãnh thổ. - Về không gian: Toàn tỉnh Bình Định có đi sâu đến cấp huyện và đặt trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Về thời gian: Từ 2000 đến 2013 và tầm nhìn đến năm 2020. 3 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3.1. Trên thế giới Dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng là một ngành kinh tế ra đời muộn trong quá trình phát triển kinh tế của xã hội loài người. Từ khi ra đời cho đến nay nó đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi đất nước, và đã có nhiều quốc gia du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, chính vì vậy đòi hỏi các hoạt động du lịch phải chú trọng đầu tư phát triển để đa dạng hoá các LHDL để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến du lịch để phục vụ cho việc phát triển luôn được các cơ quan nhà nước, nhà nghiên cứu quan tâm. Du lịch xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Những nghiên cứu đầu tiên của các nhà địa lí du lịch được tiến hành ở Đức từ năm 1930 và được Poser (1939), Christal (1955)… phát hiện về loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch. Khi các luồng du lịch thế giới tăng lên đã đặt ra nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lí điều hành các hoạt động du lịch. Một hướng nghiên cứu mới được đặt ra đó là xác định các nguồn lực và mức độ chuyên môn hóa du lịch của các vùng khác nhau và tiến hành phân vùng du lịch, hay nói cách khác đó là tối ưu hóa cơ cấu lãnh thổ của ngành du lịch. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là các công trình của các tác giả I.V Dorin (1969), M Bưchơvarốp (1970), M.X Mirônencô (1972); Sprincôva (1972), Đinp (1973)… Ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu như công trình của I.I Pirozhihic (1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch như là đối tượng cho quy hoạch và quản lý. V.X.Perobrazaxnki, I.U Vedennhim (1971) đưa ra khái niệm về hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu về các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ cho giải trí (Mukhina, 1973), nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972), (Sepfer, 1973). Các nhà địa lí cảnh quan học 4 của trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D Ximirnova, V.B Nhefedova… Ở Ba Lan có Kostoroviski (1970), Vacdanxka (1973) đã tiến hành đánh giá và lập bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra còn có các nhà địa lí Canada như Vônfơ (1966) và Hennayơ (1972) cũng tiến hành việc đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí. Trong những năm gần đây, khi lợi ích của nghành kinh tế du lịch càng rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng cần thiết. Ở Pháp, Jean Prerre Jean – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lí Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. 3.2. Ở Việt Nam Trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu địa lí du lịch nói chung, tìm hiểu đánh giá tiềm năng, hoạch định chiến lược phát triển du lịch đã được các nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sản xuất phát triển đã làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, các nhu cầu về hưởng thụ văn hoá, thể thao, du lịch cũng như nhu cầu tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng tăng. Xu hướng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới là yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển văn hoá, thể thao và du lịch của mỗi quốc gia và từng địa phương. So với nhiều ngành kinh tế khác, du lịch Việt Nam là một ngành còn non trẻ, ra đời từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế từ đầu thập niên 90 cả thế kỉ XX cho đến nay. Vì thế, những công trình nghiên cứu về du lịch cũng chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây. Đi đầu là một số nhà địa lí chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước đã có công trình nghiên cứu rất có giá trị. Các nhà địa lí Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương… với các công 5 trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch biển Việt Nam (đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 – 1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995),... Một số luận án tiến sĩ địa lí về đề tài du lịch đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu đã được công bố, góp phần giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn để phát triển du lịch Việt Nam. Đó là Đặng Duy lợi, (1992) với đề tài: “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và TNTN huyện Ba vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”… Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La – TS. Đỗ Thúy Mùi … Từ những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà địa lí du lịch Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch đất nước. Đó là Phạm Trung Lương (1999) với Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội; Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2000), Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002) với Du lịch sinh thái, những vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội; Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001; Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến, 2005)… Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như các hoạt động thực tiễn du lịch không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, mà còn là nguồn lực quan trọng giúp cho khoa học địa lí gắn mình với thực tiễn cuộc sống, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển và đổi mới của ngành địa lí học 3.3. Ở tỉnh Bình Định Xét trong phạm vi của đề tài đã có một số công trình nghiên cứu như: “Đánh giá điều kiện phát triển du lịch sinh thái biển tỉnh Bình Định” (Phan Thị Lệ Thuỷ, 2011)… và đã có một số tài liệu đề cập đến du lịch như: “Non nước Bình Định” (Quách Tấn), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định thời kì 1996 – 2010” do Sở Thương mại – Du lịch Bình Định và Viện nghiên cứu phát triển du lịch chủ trì,... nhìn chung các tài liệu này chỉ đề cập đến tiềm năng phát triển và định hướng một số biện pháp cho phát triển du lịch của các địa 6 phương. Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu các thành phần tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh, nhưng chưa công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể như phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm - Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch, do tính chất tổng thể của đối tượng nghiên cứu đối với nghiên cứu là một hệ thống lãnh thổ. Theo Bectơlanphi: “Hệ thống là tổng thể các thành phần trong sự tác động tương hỗ. Mọi hiện tượng và đối tượng địa lý đều có nhiều thành phần và có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng có tác động qua lại, gọi là quan hệ biện chứng, tạo thành một chỉnh thể mỗi hệ thống đều có thể bị phân chia thành các cấp thấp hơn. Một tổng thể gồm nhiều yếu tố, các yếu tố ấy có sự gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ giữa các yếu tố trong thành phần. Bình Định có lãnh thổ du lịch được tạo bởi yếu tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử… Các yếu tố tự nhiên Bình Định khá đa dạng cả từ địa hình, khí hậu, cảnh quan..., các yếu tố văn hóa lịch sử rất độc đáo, mang đặc trưng riêng, tất cả những yếu tố đó luôn luôn được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ tổng thể. - Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất định, đồng thời có mối quan hệ với các lãnh thổ khác tạo nên nét khác biệt mang tính bản chất của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều tài nguyên du lịch nổi bật và có nhiều nét tương đồng nhau. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu đánh giá tại Bình Định phải xem xét trong toàn bộ lãnh thổ của vùng. - Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường đối với Địa lí học. Đó là sự vận dụng quan điểm sinh thái vào việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nhân tố, điều kiện tự nhiên, môi trường. Nó cho phép xác định các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề về môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển bền vững. 7 Khi nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch thì phải đặt vấn đề cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên lên vị trí hàng đầu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. Những thông tin, các nguồn tài liệu cho phép chúng ta hiểu biết những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp ta dễ dàng phát hiện ra những vấn đề trọng tâm cũng như những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc tổng hợp sẽ giúp chúng ta có một tài liệu toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh, việc khai thác các nguồn tài liệu quan trọng qua mạng Internet sẽ là nguồn tư liệu quý hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp bản đồ Phương pháp này có mặt ngay khi địa lí du lịch ra đời với tư cách như một khoa học, là phương pháp đặc trưng của địa lí. Sử dụng phương pháp này rất cần thiết giúp cho việc nắm được những thông tin quan trọng, cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham quan, giải trí, ăn ở. Để xây dựng bản đồ đề tài có sử dụng bản đồ chức năng như bản đồ hành chính, bản đồ cụm, tuyến du lịch và các số liệu nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lí GIS. 5. Cấu trúc tiểu luận Ngoài các phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Du lịch, loại hình du lịch Du lịch có một lịch sử lâu đời, phạm trù du lịch được nhiều nhà khoa học, kinh tế học, du lịch học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Từ Du lịch (Tourism) đã xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có ý nghĩa là đi xa và du lãm. Từ xa xưa, du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm tổ chức nào đó mà du lịch trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. Thuật ngữ du lịch ngày nay tuy được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Năm 1811, ở nước Anh du lịch được hiểu là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Tháng 6/1991, tại Ottawa (Canada), Hội nghị quốc tế về Thống kê du lịch đã chỉ rõ: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm” [6]. Theo I.I. Pirojnik (1985), “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” Guer Freuler cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng của thời đại chúng ta, 9 dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Azar quan niệm “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”. Tổ chức du lịch thế giới cũng định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [6]. Pháp lệnh du lịch của Nhà nước ban hành ngày 20/2/1999 (nay là luật du lịch) đã nêu: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nh m thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, dựa vào đặc điểm, vị trí, phương tiện và mục đích. Trên thế giới những năm gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm về du lịch: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,... Về loại hình du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái Anh – Lindberg, K và D.E. Hawkins, 1993 đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Hội thảo về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm thống nhất: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ tham gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả với tổ chức nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả tự nhiên và kinh tế xã hội) để tăng thu 10 nhập, để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống ở địa phương, bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn được bản sắc văn hóa của địa phương. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Loại hình này liên qua chủ yếu đến tài nguyên du lịch nhân văn. Mục đích của du lịch văn hóa là nâng cao hiểu biết cho các nhân, thỏa mãn nhu cầu được hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước đến du lịch. Như vậy, du lịch là một hoạt động của con người liên quan tới việc di chuyển chỗ ở đến một nơi khác, trong một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá… Hiện nay, trên thế giới có nhiều hình thức du lịch khác nhau. Trong đó, hình thức du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có ý nghĩa lớn đối với tỉnh Yên Bái. Phát triển loại hình này vừa khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Theo Phạm Trung Lương (2004) “LHDL là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch”. Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng, tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau. - Dựa vào tiêu chí mục đích chuyến đi: + Du lịch thuần túy: Du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao, chuyến du ngoạn có thể có mục đích thuần túy là tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Du lịch thuần túy bao gồm các loại hình sau: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng. + Du lịch kết hợp: Nhiều mục đích du lịch thuần túy trên cũng có nhiều cuộc hành trình tham quan vì các lí do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo. Trong cuộc hành trình này, không ít người đã sử dụng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn – nhà hàng và tranh thủ thời gian rảnh để tham quan, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, nhằm cảm nhận tại chỗ những giá trị thiên nhiên, văn hóa ở nơi đến. Về cơ bản có các LHDL kết hợp sau: Tôn giáo, học tập, thể thao kết hợp, công vụ, chữa bệnh, thăm thân nhân. 11 - Dựa vào tiêu chí TNDL, gồm có: + Du lịch văn hóa: Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. + Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. - Dựa vào tiêu chí lãnh thổ hoạt động du lịch, gồm: Du lịch trong nước và Du lịch quốc tế. Du lịch quốc tế gồm: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động. - Phân loại theo vị trí địa lí, gồm có: + Du lịch biển: LHDL gắn với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển. + Du lịch núi: LHDL gắn liền với các khu vực có địa hình cao. Hoạt động du lịch ở đây thuận lợi cho việc nghỉ mát vào mùa hè ở các nước nhiệt đới và nghỉ đông ở các nước xứ lạnh với nhiều hoạt động thể thao mùa đông. + Du lịch đô thị: LHDL mà điểm đến thường là các thành phố, các trung tâm kinh tế với nhiều công trình kiến trúc lớn, khu thương mại, đầu mối giao thông, công viên giải trí. + Du lịch đồng quê: Thường diễn ra những nơi có không khí trong lành, yên tính, thanh bình và thoáng mát. - Dựa vào tiêu chí độ dài chuyến đi, gồm có: Du lịch ngắn ngày (kéo dài từ 1 – 3 ngày hoặc dưới một tuần), tập trung vào những ngày cuối tuần. Du lịch dài ngày là LHDL thường gắn với các kì nghỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của du khách, kể cả trong và ngoài nước. - Dựa vào tiêu chí các phương tiện giao thông được sử dụng, gồm có: Du lịch xe đạp, du lịch xe máy, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy… - Phân loại theo hình thức tổ chức, gồm có: Du lịch theo tổ chức theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia đình. Ngoài các cách phân loại trên, người ta còn sử dụng các cách phân loại khác nhau: Theo lứa tuổi – đối tượng khách, theo phương thức hợp đồng, theo địa điểm lưu trú… 12 1.1.1.2. Du lịch biển và loại hình du lịch biển - Du lịch biển: Trong nhiều thập kỷ vừa qua, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch biển và đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất: Tại Hội thảo quốc gia về phát triển của ngành du lịch biển ở Đông Nam Á ở Langkawi (25 – 28/9/1997) đã đưa ra quan niệm du lịch biển là “một đoạn ngắn hạn tạm thời di chuyển của người dân đến các điểm đến bên ngoài môi trường bình thường của họ và các hoạt động trong một khung cảnh biển”. Du lịch biển cũng bao gồm các hoạt động như đại dương và khách sạn, nhà hàng, hải đảo và bãi biển khu du lịch, thể thao biển và vui chơi giải trí. Còn theo Phạm Trung Lương “Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lí đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển” [4] Như vậy có thể hiểu: “Du lịch biển là những hoạt động du lịch được phát triển dựa trên nền tảng sự kết hợp những tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn độc đáo chỉ có tại dải ven biển và hải đảo, cùng với sự đảm bảo về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch”. Du lịch biển được hiểu dưới hai góc độ: Du lịch biển thể hiện không gian của hoạt động du lịch và du lịch biển thể hiện đặc trưng của LHDL. Vì theo cách phân loại LHDL theo đặc điểm địa lí của điểm du lịch du lịch miền biển là một trong bốn LHDL. Còn khái niệm du lịch biển trong đề tài được hiểu là không gian hoạt động du lịch không phải là LHDL. - Loại hình du lịch biển: Theo Phạm Trung Lương (2004) “LHDL là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch”. Có thể hiểu LHDL biển là hoạt động du lịch diễn ra với các mục đích, hình thức và đặc trưng riêng, cho phép phân biệt với các hoạt động du lịch khác. Các hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra. Các tiêu chí đưa ra lại phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó đến nay chưa có bảng phân 13 loại nào được coi là hoàn hảo. Hiện nay, một số nhà du lịch Việt Nam phân chia các LHDL theo các tiêu chí cơ bản: Phân loại theo môi trường tài nguyên, theo mục đích chuyến đi, theo lãnh thổ hoạt động, theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, theo phương tiện giao thông, theo loại hình lưu trú. Ngoài ra còn có các cách phân loại LHDL dựa vào lứa tuổi du khách, độ dài chuyến đi, hình thức tổ chức, phương thức hợp đồng… 1.1.1.3. Tài nguyên du lịch [6] - ĐKTN bao gồm các khía cạnh của môi trường tự nhiên, tuy không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế của con người, nhưng nó cần thiết cho sự tồn tại của cuộc sống và xã hội loài người. ĐKTN có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển KT - XH. Vậy nên, muốn phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải nghiên cứu kĩ về ĐKTN, nắm được quy luật của tự nhiên trước khi tiến hành khai thác và sử dụng chúng. TNTN là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động) và làm đối tượng tiêu dùng. Hiểu đơn giản, TNTN là các yếu tố (hay thành phần) của tự nhiên có khả năng được khai thác nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội loài người. Số lượng và quy mô TNTN phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của sức sản xuất, khi sức sản xuất càng phát triển thì phạm vi TNTN ngày càng được mở rộng. - Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn những mục đích du lich (nhu cầu chữa bệnh, nghỉ ngơi, nghiên cứu...) Như vậy không thể đồng nhất giữa khái niêm “tài nguyên du lịch” với các khái niệm “điều kiện tự nhiên” và “tiền đề văn hóa - lịch sử” để phát triển du lịch. Các “điều kiện” và “tiền đề” trên chỉ làm phát sinh xuất hiện nhu cầu của xã hội về nghỉ ngơi du lịch. Còn việc thỏa mãn nhu cầu này chỉ có thể đạt được trên cơ sở các đối tượng và hiện tượng thuộc phạm trù tài nguyên du lịch. 14 Vì thế về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa, lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, một phạm trù động, bởi vì những thay đổi cơ cấu và lượng nhu cầu du lịch đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như tính chất văn hóa, lịch sử. Đồng thời khái niệm du lịch còn thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế. Trong ngành du lịch, đối tượng lao động là tài nguyên du lịch, còn dịch vụ du lịch được thể hiện là sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp về thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm cầu sản xuất. Từ những diều trên khái niệm du lịch được định nghĩa: "Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử, cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch." Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm hai bộ phận hợp thành: Tự nhiên và nhân tạo. - Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngoài ấy của tự nhiên là phong cảnh. Trong tự nhiên một số thành phần có thể quan sát được bằng mắt thường như các dạng địa hình bề mặt đất, động – thực vật, nguồn nước…, ngoài ra đóng vai trò quan trọng đối với nhiều LHDL đó là khí hậu, đặc biệt là các tiêu chí có liên quan đến trạng thái tâm lí – thể lực của con người – đó là khí hậu sinh học. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất – địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng mục đích du lịch. 15 + Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội lực, ngoại lực). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều có sự phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái của địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn đối với du khách. Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Trong đó khí hậu và động thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày. Ngoài các dạng địa hình chính với ý nghĩa phục vụ du lịch, còn cần chú ý đến các kiểu địa hình như kiểu địa hình cácxtơ và kiểu địa hình ven bờ biển. Một số đặc điểm của địa hình là yếu tố cần thiết để triển khai các loại hình du lịch đặc biệt. Có những loại hình du lịch chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng núi cao, leo núi, khám phá, mạo hiểm, tàu lượn, du lịch biển, tham quan các dạng địa hình cácxtơ,... Tính phù hợp của địa hình phải dựa trên cơ sở đáp ứng các đặc điểm hoạt động của các loại hình du lịch này. + Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và nhất là các hiện tượng thời tiết đặc biệt cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Mối loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động du lịch. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỷ niệm. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ như những tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt,…). 16 Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm. Điều đó gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là về số lượng khách, thời gian lưu trú, theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu và tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch. + Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có giá trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển),… Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, khí, các nguyên tố phóng xạ,...), hoặc một số tính chất vật lí (nhiệt độ cao, độ pH,…) có tác dụng sinh lí đối với con người. Một trong những công dụng quan trọng nhất của nước khoáng là chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,... + Tài nguyên sinh vật, đặc biệt là sự độc đáo của các hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn du khách tìm hiểu tự nhiên, là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên. Khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị yếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham gia là các loại động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống. Như vậy, tài nguyên động – thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển 17 ngành du lịch. Thảm thực vật gắn liền với môi trường sống tự nhiên của đại đa số động vật hoang dã. Khi phân tích và đánh giá lớp phủ thực vật, phải xem x t cả thế giới động vật. Đôi khi chính động vật hoang dã lại có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch nhận thức và nhất là du lịch săn bắn. - Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn đó là: các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hóa – thể thao. Di tích văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích lịch sử văn hóa nói chung có thể được phân chia thành: Di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh… Ngoài ra còn có các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học… 1.1.2. Vai trò của hoạt động du lịch [7] Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. - Đối với kinh tế: Du lịch trong nước góp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các CSVCKT,…), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Góp phần tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nói cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cơ cấu của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng (các vùng có tiềm năng du lịch thường là những vùng có trình độ sản xuất k m dẫn đến thu nhập của người dân là rất thấp). Du lịch nội địa phát triển góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân lao động và điều đó là cơ sở làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng CSVCKT phục vụ du lịch được hợp lí hơn. Du lịch quốc tế góp phần làm tăng thu nhập quốc gia thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng không dân dụng, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế và các dịch vụ 18 thu ngoại tệ khác, du lich quốc tế hàng năm đem lại cho hàng loạt quốc gia nhiều ngoại tệ. Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm 10 – 15 % hoặc hơn trong nguồn thu nhập ngoại tệ của đất nước. Du lịch là hoạt động “xuất khẩu” có hiệu quả cao. Điều này trong kinh doanh du lịch được thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ”. Xuất khẩu theo con đường du lịch có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại thương. Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, các phong cảnh đẹp, những giá trị của những di tích lịch sử – văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán,… không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và thương hiệu của nó còn được tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như có chất lượng tốt. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch, mà chỉ là giá trị để thỏa mãn nhu cầu của du khách chứa đựng trong tài nguyên ấy. Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hóa và dịch vụ được bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí (đóng gói, bảo quản, vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu) đồng thời lại thu hồi vốn nhanh. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu nền kinh tế thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng đang có sự chuyển dịch ngày càng trở nên hợp lí hơn. Đó là sự tăng dần tỷ trọng ở khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch. Có thể khẳng định rằng du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỉ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư ít (so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, xây dựng,...), thời gian thu hồi vốn nhanh, kĩ thuật không phức tạp. - Đối với xã hội: Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành tạo ra rất nhiều việc làm. Số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan chiếm 10,7 % tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có 1 người làm trong ngành du lịch. Du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng 19 có hoạt động du lịch. Thông thường, tài nguyên du lịch tự nhiên thường hay tập trung ở các vùng xa xôi, vùng ven biển,… Việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Do vậy mà việc phát triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, đồng thời góp phần làm giảm sự tập trung dân cư quá mức ở những đô thị lớn. Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho nước đón khách mà không phải trả tiền. Du khách được làm quen tại chỗ với những mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… Một số sản phẩm làm cho du khách hài lòng, từ đó sẽ tuyên truyền cho bạn bè, người thân,… Bên cạnh đó, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu ích về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán của các quốc gia. Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường sống, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết. Điều đó góp phần hình thành nên những mơ ước đầy lãng mạn, nhân văn cho tương lai của khách du lịch. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn nâng cao truyền thống của dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát,… khách du lịch có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển môi trường thiên nhiên, xã hội. - Đối với môi trường sinh, sinh thái: Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các các hoạt động của con người. Việc tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan có ý nghĩa quan trọng đối với du khách. Nó tạo cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường. 20 Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó hàng loạt công viên thiên nhiên quốc gia (vườn quốc gia) đã được thành lập vừa để bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, những mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như của việc xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch [8] 1.1.3.1. Sự phân bố và kết hợp các tài nguyên du lịch trên lãnh thổ Không giống như các ngành dịch vụ khác mà sự phân bố bị quy định nhiều hơn bởi thị trường tiêu thụ, hoạt động kinh tế du lịch được coi là định hướng tài nguyên, có liên quan mật thiết tới sự phân bố TNDL. Cần lưu ý rằng sự phân loại tài nguyên du lịch cũng tương tự như sự phân loại tài nguyên trong nông nghiệp hay công nghiệp, đó là cách phân loại theo mục đích sử dụng. Tài nguyên du lịch là các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và các đối tượng lịch sử, văn hóa, kiến trúc, các giá trị văn hóa phi vật thể có thể được sử dụng vào dịch vụ du lịch và nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch (các điểm du lịch, các tuyến du lịch, các trung tâm du lịch và các vùng du lịch). Tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm lớn: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong số các tài nguyên du lịch tự nhiên cần phải kể đến: - Các dạng địa hình xâm thực đặc sắc (ví dụ như địa hình Cacxto, địa hình vùng núi granit…), tạo ra các cảm xúc thẩm mĩ mạnh ở du khách; - Các điều kiện sinh, khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các đặc điểm mùa khí hậu có ảnh hưởng đến tính mùa của hoạt động du lịch; - Tài nguyên nước có ảnh hưởng đến khả năng phát triển các loại du lịch trên sông hồ, các nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan