Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản thuế máu của nguyễn ái quốc trong chương trình...

Tài liệu đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản thuế máu của nguyễn ái quốc trong chương trình ngữ văn 8, tập hai

.PDF
20
7
74

Mô tả:

A.MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Trong chương trình THCS, việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề được quan tâm thường xuyên và có tính chất liên tục. Để chất lượng học của học sinh ngày một nâng lên, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đây là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm, quan điểm thẩm mĩ cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Chính vì vậy tăng cường kĩ năng thực hành, giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các môn học khác nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Văn chính luận là thể văn nghị luận viết những vấn đề thời sự nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: Chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Văn bản chính luận trong chương trình trung học cơ sở đã không còn xa lạ đối với học sinh. Ngay từ lớp 6, các em học sinh đã được làm quen với một số văn bản bút kí chính luận như: Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Lòng yêu nước (I. Êren- bua)… Ở chương trình lớp 7 các em học một số văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Ngay trong chương trình Ngữ văn 8 học sinh được học các tác phẩm chính luận cổ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) …Việc đưa các văn bản chính luận, nghị luận hiện đại vào trong chương trình phổ thông giảng dạy bên cạnh những văn bản nghị luận cổ là một điều cần thiết. Nó không chỉ giúp cho các em hiểu, càm nhận được cái hay, cái đẹp và những giá trị tinh thần to lớn của những tác phẩm chính luận và đồng thời qua đó bồi dưỡng kiến thức nghị luận, giúp học sinh qua việc tiếp cận với các văn bản có thể học tập và rèn luyện kĩ năng nghị luận của mình. Trong chương trình Ngữ văn 8 hiện nay, Thuế máu là văn bản chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào chương trình phổ thông. Tác giả Nguyễn Ái Quốc không phải là một tên tuổi xa lạ song văn bản Thuế máu lại là văn bản lần đầu tiên đưa vào giảng dạy mà nguyên văn lại được viết bằng tiếng Pháp. Việc tiếp cận văn bản phải thông qua văn bản dịch, tài liệu tham khảo về tác giả và tác phẩm không nhiều, không phổ biến rộng rãi do vậy khi dạy văn bản này giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ một văn bản nghị luận hay không chỉ là sản phẩm của tư duy logic, lí trí khách quan mà còn là sản phẩm của trái tim và lí lẽ chính là lí lẽ của trái tim. Do vậy điều quan trọng khi giảng dạy một văn bản chính luận không chỉ là làm cho học sinh nắm vững các luận điểm chính của văn 1 bản mà cần làm cho học sinh cảm nhận bằng tâm hồn, trái tim mình bằng những cảm xúc, tình cảm,tư tưởng mà tác giả gửi gắm thông qua hệ thống các tín hiệu nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Cần cho học sinh cảm nhận được trái tim Nguyễn Ái Quốc đang đập những nhịp đập thổn thức khi viết nên những dòng chữ có sức mạnh như hàng vạn binh mã để vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, lên án tội ác dã man của thực dân Pháp thực hiện một thứ thuế dã man nhất trong lịch sử loài người: thuế máu. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, trong quá trình tìm tòi, giảng dạy, đút rút kinh nghiệm tôi đã rút ra được một số điều cần thiết, cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu thông qua đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 2. Mục đích của đề tài: Trong việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay không ít giáo viên loay hoay, lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn. Không ít giờ dạy Ngữ văn đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một qui trình (theo trình tự đề mục) mà ta chưa yên tâm chút nào do mở nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi đến cái đích cuối cùng. Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là không chính danh và đã không chính danh thì việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mục đích cuối cùng là tìm hiểu về đặc trưng của văn bản chính luận để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy nhằm cá thể hóa việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu tác phẩm. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tôi vận đề tài và áp dụng vào phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận, cụ thể là văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phảm văn học theo đặc trưng thể loại. Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Ngữ văn trên lớp ở những tiết dạy văn bản nghị luận và đánh giá kết quả nhận thức của học sinh để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học sinh. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp tích hợp B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại đến nay vẫn chưa hề cũ vì dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy - học Ngữ văn ở THCS. Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn: Văn- Tiếng việt - Tập làm văn. Vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các 2 thể loại ở các thời kì lịch sử văn học vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy phân môn Tiếng việt và Tập làm văn. Văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là văn bản thuộc thể loại phóng sự- chính luận hiện đại đầu tiên được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn THCS với lập luận sắc sảo, chặt chẽ, xác đáng. Ở lớp 7 các em đã học văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu nhưng đây là thể loại truyện ngắn. Cùng một tác giả nhưng cách viết trong mỗi tác phẩm mỗi thể loại mang những nét sáng tạo riêng. Để giúp các em hiểu và yêu thích Thuế máu là cả một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THCS khi chuyển tiếp các giai đoạn văn học, không có những tiết dạy về văn học sử. Vì vậy, đối với các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng rất khó định hình, dễ nhầm lẫn giữa các giai đoạn văn học bởi vốn kiến thức, sự hiểu biết của các em còn non nớt, hạn hẹp. Do vậy mà việc tiếp thu một phóng sự chính luận với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là một điều không dễ dàng. Vả lại, cuộc sống của các em đa phần là đầy đủ, kiến thức thực tế hạn chế, vì vậy khi đề cập đến những cảnh áp bức, bóc lột không ít học sinh ngơ ngác, khó hiểu, khó hình dung ra. Bên cạnh đó, một thực tế được thấy rõ hiện nay là học sinh ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn học này, vả lại đây là một văn bản với những đặc trưng thể loại mới lại làm cho các em ngại đọc, ngại học, học đối phó, qua loa. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên càng phải đầu tư, nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy học hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em hiểu sâu về tác phẩm này là cả một quá trình say sưa, miệt mài với tác phẩm. Rõ ràng để tìm thấy được sự đam mê, hào hứng khi học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông là điều vô cùng khó khăn, vất vả. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức nghề nghiệp và luôn mạnh dạn tìm tòi, áp dụng những phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tạo sự hứng thú, say mê học Văn ở các em. Chính vì vậy, đề tài: Đôi điều suy nghĩ khi dạy văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 phần nào thể hiện cách làm, hướng giải quyết phù hợp trong tiết dạy thực tế Tiết 105-106: Thuế máu 2. Thực trạng vấn đề: 2.1. Đối với học sinh: Một thực tế hiện nay là phần đông học sinh ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn học này, dẫn đến kết quả học tập không cao.Trong giờ học, học sinh tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với số phận nhân vật, với tiếng nói tâm tình của nhà văn. Một thực trạng nữa là học sinh không học bài, không soạn bài, không đọc trước tác phẩm ở nhà. Trên lớp thầy cô gọi học sinh đọc thì rất nhiều học sinh khác không chú ý, nếu có chú ý thì cũng qua loa, mơ hồ. Vì vậy người giáo viên phải biết nắm bắt cái hay, cái đẹp của tác phẩm, kết hợp với phương pháp dạy học phù hợp để tạo sự hứng thú, say sưa, chủ động, tích cực cho học sinh khi học tập. Mặt khác, học sinh hiện nay chỉ hứng thú với những trò chơi điện tử, với 3 fecebook, với những cuốn truyện tranh, với những bài hát mới …Chính vì vậy mà các em chưa thực sự say mê khi tìm hiểu tác phẩm. 2.2. Đối với giáo viên: Khi dạy tác phẩm này, bản thân giáo viên gặp phải một số khó khăn: - Chưa nắm được đặc trưng thể loại khi dạy văn bản. - Dạy hết văn bản nhưng sa vào kể lể, vòng vo, chưa làm rõ được nội dung truyện. - Chưa làm bật nổi được những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. - Chưa chú ý đến những đoạn văn tiêu biểu của tác phẩm. - Sử dụng công nghệ thông tin chưa khoa học, rơi vào việc trình chiếu các slide, còn học sinh chép nên kiến thức khó hiểu, khô khan.Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu một số tài liệu như sau: * Trong cuốn Sách giáo viên- Ngữ văn 8 các soạn giả gợi ý hướng khai thác văn bản này như sau: - Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích - Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản - Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập * Ở cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 thì khai thác theo hướng: - Tìm hiểu thể loại - Hướng dẫn đọc- tìm hiểu, phân tích chi tiết - Hướng dẫn tổng kết và luyện tập * Ở cuốn Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 8 của Trần Đình Chung lại thiết kế như sau: - Đọc- hiểu cấu trúc văn bản - Đọc- hiểu nội dung văn bản - Đọc- hiểu ý nghĩa văn bản * Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (Tập 2) của Phạm Thị Ngọc Trâm chủ biên hướng dẫn: - Tìm hiểu chung - Đọc- hiểu văn bản - Hướng dẫn tự học Như vậy một tác phẩm có rất nhiều cách khai thác khác nhau, đó là nguồn tài liệu vô cùng quí báu để giáo viên tham khảo giảng dạy. Tất cả các tài liệu trên về cơ bản đã xem xét được đặc trưng thể loại văn bản, phân tích chỉ ra được nét chính về nội dung, nghệ thuật nhưng vẫn còn lộ rõ một số nhược điểm là chưa làm nổi bật được đây là một tác phẩm phóng sựchính luận (chính luận là chủ yếu) độc đáo và giàu chất văn. Qua thực tiễn giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy nhiều giáo viên chủ yếu khai thác hệ thống luận điểm của văn bản chưa chú trọng khai thác giá trị nghệ thuật, giá trị văn chương của văn bản cũng như chưa làm nổi bật được chủ đề thuế máu của văn bản này mà ý nghĩa tố cáo sâu sắc của nó đã thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. 4 3. Các giải pháp: 3.1. Một số vấn đề chung cần lưu ý khi dạy văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. * Tác giả: Ngoài những kiến thức ở sách giáo khoa, giáo viên cần lưu ý thêm: Nguyễn Ái Quốc là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài từ 1911-1945. Ngày 19/6/1919, nhân danh một nhóm người Việt nam yêu nước, ông đã viết Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm được viết bằng Tiếng Pháp kí tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Hòa bình Verailles. Từ đó, ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc. Trong thời kí hoạt động ở Pháp, trên tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) do Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều tác phẩm chính luận với phong cách độc đáo, hiện đại, sắc sảo, giàu chất trí tuệ, triết lí và trào phúng sâu sắc. Những kiến thức trên sẽ giúp giáo viên có ý thức làm rõ phong cách Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. * Hoàn cảnh ra đời và cấu trúc tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Pari năm 1925 trên một tờ báo của Quốc tế cộng sản có tên Impreskor, xuất bản bằng tiếng Pháp tại Hà Nội năm 1946, bằng Tiếng Việt năm 1960 và tái bản nhiều lần. Tác phẩm gồm 12 chương và các phụ lục. Chương I của thiên phóng sự có tên là Thuế máu gồm 4 phần. I. Chiến tranh và người bản xứ II. Chế độ lính tình nguyện III. Kết quả của sự hi sinh IV. Hành vi quân phiệt tiếp diễn. Văn bản Thuế máu học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 trích 3 phần đầu của chương I của Bản án chế độ Thực dân Pháp. * Về đề tài: Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp và một số nước Châu Âu khác. Người viết Bản án chế độ Thực dân Pháp coi đó là một nhiệm vụ cách mạng cần kíp, to lớn. Bản án chế độ thực dân Pháp viết ra nhằm tố cáo chính sách tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Tác phẩm đã tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt dân bản xứ phải đóng thuế máu cho chính quốc để phơi thây trên chiến trường Châu Âu, đày đọa phụ nữ và trẻ em thuộc địa, các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bầy thú dữ. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tiêu diệt cái vòi của con đĩa đế quốc: một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho 5 nhân dân Việt nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa MácLênin. Như vậy, việc nắm vững chủ đề chung của tác phẩm và chủ đề của văn bản giúp cho giáo viên có ý thức hướng cho học sinh tìm hiểu và nắm rõ mục địch, các giá trị chính của văn bản. Hơn nữa văn bản này giúp cho học sinh có thể hiểu được những nét riêng của văn bản và cũng giúp cho giáo viên có thể tích hợp được một cách tự nhiên, có hiệu quả. * Kết cấu và ý nghĩa của văn bản: Văn bản gồm 3 phần: Phần I- Chiến tranh và người bản xứ; Phần II- Chế độ lính tình nguyện; Phần III- Kết quả của sự hi sinh. Các phần được sắp xếp theo trình tự thời gian: trước, trong và sau chiến tranh, được đặt tên nhằm gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu người dân ở xứ thuộc địa của bọn thực dân cai trị . Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi chỉ ra Kết quả của sự hi sinh, các phần nối tiếp nhau như thế giúp tác giả có điều kiện bóc trần sự bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân, chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. 3.2. Các giải pháp cụ thể: 3.2.1. Phân tích các thủ pháp nghệ thuật: Tìm hiểu văn bản, so sánh với các văn bản khác của Nguyễn Ái Quốc như: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Ngữ văn 7, tập hai) Vi hành (Văn học 12) có thể nhận thấy văn bản dịch khá sát với phong cách ngôn ngữ của tác giả. Tuy nhiên, văn bản được viết bằng tiếng Pháp và sự tiếp xúc của chúng ta đối với văn bản chỉ là tiếp cận với văn bản dịch, vì thế, khi phân tích các thủ pháp nghệ thuật của văn bản, giáo viên cần lưu ý với học sinh không sa vào phân tích, bình giảng ngôn từ. Khi phân tích nghệ thuật của văn bản cần chú ý làm nổi bật nghệ thuật châm biếm, đả kích thể hiện trong tác phẩm vô cùng sắc sảo, tài tình thông qua hệ thống hình ảnh sát thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản thân các hình ảnh ấy đã mang sức mạnh tố cáo và tính lí lẽ không thể chối cãi. Hơn nữa, các hình ảnh ấy vừa xác thực lại vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng, sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, đặc biệt là phần chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai, chua chát, cay đắng cho số phận bi thương của người lính xứ thuộc địa. Có thể nhận thấy sợi chỉ đỏ xuyên suốt suốt nghệ thuật của tác phẩm là mâu thuẩn trào phúng được tác giả xây dựng rất thành công. Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được tiếng cười mang ý nghĩa phê phán bằng mâu thuẩn trào phúng qua việc tập trung làm nổi bật mâu thuẩn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của đối tượng. Mâu thuẩn trào phúng cơ bản tạo nên luận điểm chủ yếu trong đoạn trích là mâu thuẩn giữa bản chất tàn ác, dã man với những thủ đoạn lừa bịp triệu người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh, bọn thực dân phải che dấu bộ mặt thật của mình, đã vừa phải tung ra những lời đường mật hứa hẹn, những thủ 6 đoạn phỉnh phờ dân thuộc địa, vừa thẳng tay bắt bớ, đàn áp họ. Đó là mâu thuẩn trào phúng cơ bản nhất của toàn chương được biểu hiện cụ thể trong từng phần. Ở phần I, mâu thuẩn trào phúng thể hiện ở sự đối lập giữa thái độ của các quan cai trị với người dân xứ thuộc địa trước và khi chiến tranh nổ ra, cùng một đối tượng nhưng trước chiến tranh họ bị khinh rẻ, khi chiến tranh nổ ra họ lại được tâng bốc như những anh hùng. Hơn thế nữa, lời ca ngợi, hứa hẹn thì vô cùng to tát, hào nhoáng nhưng sự thật thì những người dân nô lệ lại phải chịu một cái giá quá đắt cho những hư vinh mà họ chẳng bao giờ được hưởng. Mâu thuẩn trào phúng lại tiếp tục được khắc họa ở phần II xoay quanh cái vạ mộ lính. Tác giả tiếp tục lật tẩy bộ mặt giả dối, sự mâu thuẩn gay gắt giữa lời nói và việc làm, giữa luận điệu rêu rao vô cùng hoa mĩ và thực tế hành động thô bỉ, trắng trợn, đê tiện của thực dân Pháp. Nguyễn Aí Quốc bằng việc chỉ ra rất rõ sự tương phản giữa những lời lẽ tâng bốc, phỉnh nịnh hết lời mà hoàn toàn giả dối trong bản bố cáo của toàn quyền Đông Dương: nào là ban phẩm hàm, nào là truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc, tấp nập đầu quân, không ngần ngại hi sinh, hiến dâng xương máu, hiến dâng xương máu, hiến dâng cánh tay lao động....Với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thật cứ xoáy vào những người bị xích, bị giam nhốt nghiêm ngặt, những cuộc biểu tình, những vụ bạo động liên tiếp ở nhiều nơi...Tác giả đã sử dụng những bút pháp trào phúng độc đáo, linh hoạt và đa dạng như cách nói ngược: Cùng cách chơi chữ thâm thúy, những câu hỏi giả định, chua chát nhằm tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay để lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, xảo trá, đê tiện của chủ nghĩa thực dân. Bộ mặt gian trá, tàn ác ấy thể hiện càng đầy đủ, rõ ràng hơn ở mâu thuẩn trào phúng trong phần III, ở sự đối lập giữa những lời hứa đường mật, mĩ miều và những hành động trơ trẽn, lố bịch, thâm hiểm. Khi những người lính thuộc địa hết giá trị với họ như xưa. Thật thô bỉ! Thật mỉa mai thay! Tất cả các thủ pháp nghệ thuật như trên được sử dụng trong văn bản đều nhằm làm tăng sức mạnh, tính thuyết phục cho lập luận của văn bản. Có thể nhận thấy đây là một văn bản chính luận với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, xác đáng, đanh thép, luận tội rõ ràng, càng lúc càng thắt chặt. Từng chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, sinh động với số liệu cụ thể chính xác, lí lẽ sắc bén, linh hoạt đã đập tan luận điệu mị dân giả trá của thực dân Pháp, từng bước bóc trần chân tướng giả nhân, giả nghĩa, tàn ác, đê tiện, lừa bịp trắng trợn và thủ đoạn bóc lột thuế máu dã man của chế độ thực dân. 3.2.2. Phân tích yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích: Để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng xác thực, rõ ràng, tác giả đã sử dụng yếu tố tự sự môt cách rất hiệu quả. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sôi động nên không thể chối cãi. Để mang tính xác thực, khi cần tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đả kích, lên án. Yếu tố tự sự được sử dụng một cách nhuần nhuyễn làm tăng sức mạnh của lập luân, làm nên bản án đanh thép,sắc sảo, thuyết phục, hùng hồn. Bên cạnh đó, các hình ảnh còn được xây dựng mang tính biểu cảm cao.Mỗi một hình ảnh của người dân nô lệ được nêu lên đều ẩn chứa trong đó 7 nỗi xót xa thương cảm, sự căm phẫn, uất ức của tác giả trước tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân. Đọc văn bản không ai không thể quên được hình ảnh những con người phải vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu, xuống tận đáy biển để bảo vệ vương quốc của các loài thủy quái, bỏ xác tại các vùng hoang vu, thơ mộng vùng Ban-căng, đưa thân cho người ta tàn sát..Tác giả đã làm nổi bật số phận thảm thương của những người dân thuộc địa để qua đó bày tỏ niềm cảm thông, thấu hiểu và thương cảm sâu sắc trước những số phận bi thảm vì bị bóc lột thuế máu đến tận cùng, đồng thời qua đó thể hiện ước mơ, khát vọng và ý chí đấu tranh vì tự do và cuộc sống bình yên cho con người. Yếu tố tự sự và biểu cảm kết hợp một cách chặt chẽ với yếu tố nghị luận tạo nên sức mạnh của bản án: sức mạnh của lí lẽ sắc bén, đanh thép và của trái tim chứa đựng tình yêu thương con người, yêu nhân loại sâu sắc thiết tha. 3.2.3. Phân tích hình ảnh: Có thể thấy hệ thống hình ảnh trong văn bản này là một yếu tố quan trong góp phần tạo nên sức mạnh của lập luận và góp phàn tạo nên chất văn của văn bản chính luận, phóng sự đầy tính chiến đấu này. Tác giả đã xây dựng được hệ thống hình ảnh sinh động, giàu ấn tượng và đầy sức mạnh tố cáo. Đó vừa là những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực tế số phận những người dân nô lệ vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng thể hiện sự mỉa mai, chua xót, cay đắng cho số phận thảm thương của những người dân xứ thuộc địa. Đó là hình ảnh người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh: Đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ gia đình, quê hương, vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường; xuống đáy biển để bảo vệ vương quốc của các loài thủy quái; bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng; đưa thân cho người ta tàn sát; lấy máu tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương chạm nên chiếc gậy của các ngài thống chế; kiệt sức trong các xưởng chế thuốc súng, nhiễm khí độc, khạc ra những miếng phổi… Đây là những hình ảnh: cụ thể, chân thực, sinh đồng nêu lên thực tế phũ phàng. 3.2.4. Phân tích về giọng điệu: Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, giáo viên cần lưu ý nhiều đến yếu tố giọng điệu. Từ cách đọc, ngữ điệu đọc sẽ là một biểu hiện quan trọng của mức độ thâm nhập và nắm bắt giọng điệu của tác phẩm. Cần hướng dẫn để học sinh nhận ra giọng chủ đạo của tác phẩm là giọng châm biếm, trào phúng đặc sắc. Xuyên suốt tác phẩm là giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (ấy thế mà, đùng một cái, bỗng dưng im bặt như có phép lạ..); giếu nhại các mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng, hão huyền mà chính quyền thực dân đã khoác cho người lính thuộc địa; phản bác những luận điệu giả dối, trơ trẽn của bọn thực dân thông qua hàng loạt những câu hỏi sắc sảo để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của chúng. Tuy nhiên giáo viên cũng cần hướng dẫn để học sinh nhận ra sự biến đổi linh hoạt và tinh tế trong giọng điệu của văn bản. Nhiều đoạn văn trong văn bản không chỉ đơn thuần là trào phúng mà vừa mỉa mai, giễu cợt vừa cay đắng, xót xa, uất ức, căm phẫn. Yếu tố giọng điệu là một yếu tố nghệ thuật quan trọng giúp chúng ta phần nào nhận ra sự đối lập, mâu thuẩn gay gắt giữa lời nói và 8 làm việc, giữa bề ngoài mĩ miều, chải chuốt và bản chất bóc lột dã man, giả dối, độc ác và trơ trẽn, đê tiện… của chủ nghĩa thực dân và giọng điệu đó cũng là cơ sở để chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc thái độ, tình cảm của tác giả thẻ hiện trong tác phẩm cũng như thấy được giá trị văn chương của một văn bản phóng sự- chính luận mà những lí lẽ, lập luận của tác phẩm đều xuất phát từ trái tim yêu thương con người, yêu nước nồng nàn của một con người Việt Nam chân chính. 3.2.5. Cách tích hợp khi dạy văn bản: Khi nói đến dạy văn theo phương pháp mới, ai cũng nghĩ đến hai chữ: tích cực và tích hợp. Vấn đề tích cực thì có lẽ không cần bàn đến nữa nhưng vấn tích hợp như thế nào cho đúng theo tinh thần đổi mới mà lai không phá vỡ tính chỉnh thể của hệ thống luận điểm , lập luận mà không sa vào sự tích hợp sống sượng, gượng ép, theo tôi nghĩ đó là điều phải hết sức chú ý. Theo tôi, khi dạy văn bản này cần phải chú ý tích hợp những ý sau: -Tích hợp với các văn bản nghị luận cổ về thể loại văn nghị luận, tích hợp với văn bản Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) ở đề tài ngay ở phần kiểm tra bài cũ. -Tích hợp với văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu về phong cách Nguyễn Ái Quốc và đề tài lên án, tố cáo tội ác của thực dân.Giáo viên gợi dẫn cho học viên so sánh chủ đề và nghệ thuật của hai văn bản để thấy được sự khác nhau của hai văn bản. Giáo viên có thể gợi ý : + Cùng chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa thực dân Pháp để tố cáo, vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng, cùng đấu tranh để đòi công lí, tự do nhưng hai văn bản này vẫn có nhiều điểm khác biệt. + Với Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng thể loại truyện ngắn, xậy dựng trí tưởng tượng vô cùng độc đáo, sinh động một cốt truyện hấp dẫn để tố cáo một tên thực dân với bộ mặt lố bịch đáng ghê tởm. Còn Thuế máu (Bản án chế độ thực dân Pháp) lại là một thiên phóng sự chính luận sắc sảo nhằm đã phá cả một chế độ, cả chủ nghĩa thực dân. - Tích hợp với phần tiếng Việt - bài Câu nghi vấn, các biện pháp tu từ (đã học ở lớp 6 lớp 7) qua câu hỏi phát hiện tìm hiểu nghệ thuật trong các phần nghệ thuật của văn bản . Đó là sự tích hợp một cách tất yếu vì tìm hiểu nội dung của văn bản nghệ thuật không thể tách rời các tín hiệu nghệ thuật. - Tích hợp với Tập làm văn về cách đưa yếu tố tự sự và biểu cảm vào văn nghị luận, cách tạo lập và xậy dựng luận điểm qua những câu hỏi phát hiện sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả nghị luận với tự sự, miêu tả và biểu cảm làm cho lập luận vừa cụ thể, xác đáng vừa sâu sắc, đanh thép. 3.2.6.Cách dạy nhan đề văn bản: - Khi dạy văn bản, thông thường giáo viên trước khi hướng dẫn học sinh phân tích hệ thống luận điểm, lập luận của văn bản đều cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan đề trước. Về văn bản này, tất cả các tài liệu tham khảo hướng dẫn đều trọn cách làm như vậy. Cách làm này có ưu điểm ở chỗ: Định hướng cho 9 học sinh hiểu về chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, theo tôi cách làm đó có phần tạo nên tính áp đặt, thiếu thuyết phục vì thế sự nắm bắt và cảm nhận của học sinh về tác phẩm thiếu tự nhiên. - Theo tôi, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong giá trị nôi dung và nghệ thuật, ý nghĩa của phần III: Kết quả của sự hi sinh, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: Bây giờ thì em đã hiểu vì sao tác giả đã đặt tên cho chương I là Thuế máu chưa? - Giáo viên sẽ lưu ý học sinh ở chỗ: + Khi cai trị nước ta, thực dân Pháp đã đặt hàng trăm thứ thuế để bóc lột của cải, sức lực của nhân dan các nước thuộc địa. Trong thực tế, không có thứ thuế nào gọi là thuế máu. + Thuế máu là cách đặt tên nhan đề của tác giả. Đó là thứ thuế quái gở, độc ác, dã man nhất trong tất cả các thứ thuế, thứ thuế tàn ác nhất trong lịch sử xã hội loài người, thứ thuế phải đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Với nhan đề rất hình ảnh và hàm súc, tác giả đã khơi ngợi lòng căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp, chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất để phục vụ cho mục đích ích kỉ của chúng. Nhan đề văn bản cũng là môt yếu tố có sức mạnh tố cáo đanh thép. Cách đặt nhan đề như thế đã bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán của tác giả. MINH HỌA QUA TIẾT DẠY CỤ THỂ: Tiết 105-106: THUẾ MÁU (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp- Nguyễn Ái Quốc) I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu rõ được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc đại làm vật hi sinh trong cuộc chiến tranh tàn khốc.Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn bản chính luận của Nguyễn Ái Quốc, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự, chính luận của Người. 3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức dân tộc, lòng căm thù giặc ngoại xâm, lòng yêu quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tài liêu có liên quan đến bài dạy, máy tính, máy chiếu… - HS: Đọc và soạn bài theo những câu hỏi trong SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: 10 2. Kiểm tra bài cũ: Chúng ta đã học những văn bản nghị luận cổ nào ở chương trình Ngữ văn 8? Trong các văn bản đó văn bản nào được coi như một hồi kèn xung trận? 3.Tổ chức dạy bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung cần đạt: I.Tìm hiểu chung: Hãy tóm tắt những nét chính về tác 1. Tác giả: giả? Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài từ 1911-1945. - Phong cách: hiện đại, độc đáo, giàu chất trí tuệ, triết lí và trào phúng sâu sắc. 2. Tác phẩm: - Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản - Liên hệ với phong cách Nguyễn Ái lần đầu tại Pari năm 1925 trên một tờ Quốc qua truyện ngắn Những trò lố báo của Quốc tế cộng sản có tên hay là Varen và Phan Bội Châu học Impreskor, xuất bàn bằng tiếng Pháp tại ở lớp 7, em nhận thấy phong cách Hà Nội năm 1946, bằng Tiếng Việt năm Nguyễn Ái Quốc có điểm gì khác 1960 và tái bản nhiều lần. biệt? - Em biết gì về hoàn cảnh ra đời và giá trị của tác phẩm này? ( GV giới thiệu qua cho HS biết: - Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ + Chương I: Thuế máu lục. + Chương II: Việc đầu độc người - Là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái bản xứ. Quốc tiêu biểu cho phong cách nghị + Chương III: Các quan thống đốc luận của tác giả và có giá trị tố cáo sâu + Chương IV: Các quan cai trị sắc. + Chương V: Những nhà khai hóa + Chương VI: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị + Chương VII: Bóc lột người bản xứ. + Chương VIII: Công lí - Văn bản Thuế máu trích 3 phần đầu + Chương IX: Chính sách ngu dân của chương I của Bản án chế độ Thực + Chương X: Chủ nghĩa giáo hội dân Pháp. + Chương XI: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ + Chương XII: Nô lệ thức tỉnh + Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam) GV hướng dẫn HS đọc: chú ý giọng 3. Đọc, chú thích: đọc linh hoạt: mỉa mai, châm biếm, - Đọc: 11 đau xót, đồng cảm, phẫn nộ… - GV đọc mẫu phần I, HS đọc phần II, III. GV nhận xét, lưu ý sửa lỗi rút kinh nghiệm cho HS. - GV chú ý một số chú thích trong SGK, chú ý bổ sung và nhấn mạnh thêm một số chú thích như: bản xứ, tạp dịch, huynh đệ tương tàn… - Văn bản được viết theo thể loại nào Thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định được như thế? - Văn bản được phân chia bố cục như thế nào? Bố cục của văn bản có gì đặc biệt? - HS đọc và theo dõi phần I - Em có nhận xét gì về tiêu đề của phần I. Tác dụng của cách đặt tiêu đề đó? - Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa khi chiến tranh chưa nổ ra như thế nào? - Khi chiến tranh đế quốc nổ ra, những người dân nô lệ trở thành những người như thế nào trong mắt các quan cai trị? - Nhận xét về các cách gọi đó? - Chú thích: 4. Thể loại, bố cục: - Thể loại: Phóng sự- chính luận(Chính luận là chủ yếu) - Văn bản nghị luận: Có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ xác đáng, đanh thép. - Bố cục: ba phần: + Chiến tranh và người bản xứ + Chế độ lính tình nguyện + Kết quả của sự hi sinh -> Đó chính là ba luận điểm được triển khai để làm rõ chủ đề thuế máu. II. Tìm hiểu chi tiết: 1.Chiến tranh và người bản xứ: * Tiêu đề : Nêu lên mối quan hệ giữa chiến tranh đế quốc và người bản xứ.-> Nhấn mạnh, nêu bật ảnh hưởng của chiến tranh và tính mạng, số phận của những người dân ở xứ thuộc địa bị lôi kéo vào cuộc chiến của các nước đế quốc. * Thái độ: - Trước chiến tranh: + Coi những người da đen, An-nam-mít chỉ là giống người bẩn thỉu. + Chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của các quan cai trị.  Coi rẻ, đánh đập, hành hạ, đối xử tàn tệ như với xúc vật. Đó là thái độ vô nhân tính. - Chiến tranh nổ ra: Người dân thuộc địa trở thành: + Con yêu + Bạn hiền + Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. 12  Cách gọi tâng bốc, vỗ về, phỉnh nịnh - Thái độ của các quan cai trị đối với thái quá. người dân xứ thuộc địa trước và khi => Thái độ đối lập, trái ngược. chiến tranh nổ ra như thế nào? - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để * Nghệ thuật: làm nổi bật thái độ đó? Giọng điệu ở - Xây dựng mâu thuẩn trào phúng: sự đoạn văn này như thế nào? đối lập giữa thái độ của các quan và thân phận của người dân nô lệ trước và khi chiên stranh bùng nổ. - Giọng điệu: trào phúng, mỉa mai, giễu nhại: giỏi lắm, ấy thế mà, cuộc chiến tranh vui tươi. - Những yếu tố đó có tác dụng gì? => Lật tẩy bản chất giả dối, thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của chính quyền thực dân để biến họ thành vật hi sinh. - Các cuộc chiến tranh đó đã ảnh * Người dân thuộc địa trong cuộc chiến hưởng như thế nào đến những người tranh: dân thuộc địa? - Trực tiếp ra trận: + Đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ gia đình, quê hương, vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường. + Xuống đáy biển để bảo vệ vương quốc của các loài thủy quái. + Bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng. + Đưa thân cho người ta tàn sát + Lấy máu tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương chạm nên chiếc gậy của các - Em có nhận xét gì về cách nói của ngài thống chế. tác giả ở đây? -> cách nói ngược, mỉa mai, châm biếm, - Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn đả kích. chứng và bình luận của tác giả trong + Sử dụng yếu tố tự sự: liệt kê liên tục đoạn văn này? các tư liệu hiện thực có thật (nhiều người…một số khác…một số khác nữa) + Hình tượng hóa các chứng cứ và lời bình luận dưới dạng các hình ảnh biểu tượng. - Tác dụng của các yếu tố đó? => Tăng tính xác thực và gợi cảm của luận cứ, dễ thuyết phục người đọc. - Những người không trực tiếp ra - Ở hậu phương: trận, ở hậu phương cuộc sống của họ + Kiệt sức trong các xưởng chế thuốc ra sao? súng. + Nhiễm khí độc, khạc ra những miếng 13 - Em có nhận xét gì về các hình ảnh đó? - Cách cấu tạo lời văn và giọng điệu , thủ pháp nghệ thuật trong đoạn này có gì đặc biệt? - Ngoài yếu tố nghị luận ra, tác giả còn sử dụng yếu tố nào? Tác dụng? - Qua đó em hiểu được điều gì về thái độ của tác giả? Để hiểu rõ hơn về thân phận của người dân thuộc địa và bản chất của thực dân Pháp, tìm hiểu phần II: Chế độ lính tình nguyện. - Em hiểu thế nào về nghĩa của từ tình nguyện? - Vậy chế độ lính tình nguyện mà thực dân Pháp rêu rao diễn ra cụ thể như thế nào? Đó còn là cơ hội để cho các quan cai trị thực hiện điều gì nữa? - Với những người không muốn đi lính thì các quan xử lí như thế nào? - Những hành động đó thể hiện điều gì? - Vậy thực tế có đúng như những lời phổi.. ->Hình ảnh: cụ thể, chân thực, sinh đồng nêu lên thực tế phũ phàng. Đau thương, mang tính biểu tượng. ->Câu văn: dài, cả luận cứ chỉ diễn đạt bằng một câu văn với nhiều vế, nhiều ý. -> Giọng: vừa mỉa mai,châm biếm cái thực tế của những lời hứa hẹn của thực dân Pháp vừa chua xót, thương cảm, đau đớn trước những hình ảnh đau thương. -> Mâu thuẩn trào phúng: lời hứa hẹn to tát,mĩ miều về tương lai vinh quang và thực tế phũ phàng mà những người dân phải gánh chịu khi đi lính cho Pháp. -> Kết hợp với miêu tả, tự sự và biểu cảm qua các hình ảnh, chi tiết và giọng điệu đầy cảm xúc.Với tác dụng vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, tàn ác của thực dân. Nổi bật số phận thảm thương, đau xót, bị biến thành vật hi sinh, bia đỡ đạn cho thực dân. - Thái độ: + Tố cáo tội ác dã man, vô nhân tính của chúng. + Đau đớn, thương xót cho số phận của người dân thuộc địa. 2.Chế độ lính tình nguyện. -Tình nguyện: tự giác, tự nguyện xông pha không cần đôn đốc, thúc dục hay ép buộc. -Thực hiện; + Lùng ráp, vây bắt, nhốt, săn lùng trên toàn cõi Đông Dương. + Dọa nạt, xoay xở kiếm: phải xì tiền ra… + Xích nhốt, đàn áp dã man. -> Cưỡng bức, bắt bớ, đàn áp, ép buộc người ta phải đi lính, lợi dụng để làm tiền, trục lợi vơ vét cho đầy túi tham. =>Thực tế trái ngược, đối lập, mâu 14 rêu rao của các quan cai trị hay thuẫn gay gắt với những luận điệu mị không? dân. - Giọng: mỉa mai, châm biếm sâu cay, - Giọng điệu của phần này như thế chất vấn gay gắt. nào? - Câu nghi vấn: phản bác, luận tội đanh thép, hùng hồn. - Ở phần cuối tác giả sử dụng loại =>Vạch trần bộ mặt xảo trá, bịp bợp và câu gì? Tác dụng? những thủ đoạn bẩn thỉu của bọn thực - Tất cả những điều đó giúp em cảm dân. Tác giả đã chỉ rõ những người dân nhận, hiểu được điều gì? nô lệ không hề tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp của bọn cầm quyền. - Thái độ của tác giả thể hiện ở đây - Thái độ: như thế nào? + Lên án tố cáo tội ác của thực dân, căm phẫn trước những thủ đoạn, mánh khóe đê tiện của chủ nghĩa thực dân. + Thương cảm cho số phận bất hạnh của nhân dân xứ thuộc địa bị biến thành một thứ công cụ trong cuộc chiến tranh dành thuộc địa, tranh dành quyền lực của các nước đế quốc. - Em có nhận xét gì về cách lập luận - Lập luận: Thông qua hệ thống dẫn của tác giả ở phần này? chứng cụ thể, sinh động, chân thực, mâu thuẫn trào phúng, hệ thống câu hỏi với giọng điệu phản bác, luận tội mạnh mẽ tac giả đã đập tan luận điêu giả dối và vạch trần chân tướng bỉ ổi, đê tiện của chúng. - Người dân thuộc địa đã nhận được 3. Kết quả của sự hi sinh: gì khi chiến tranh kết thúc. HS đọc lại nội dung phần III. - Tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để - Đại bác đã ngấy thịt đen thịt vàng diễn tả sự kết thúc của chiến tranh cũng là sự kết thúc vai trò của người dân thuộc địa? -> Cách nói hình ảnh, ẩn dụ, hàm súc, - Đó là cách nói như thế nào? chứa đựng ý nghĩa tố cáo. - Khi chiến tranh kết thúc, điều gì + Lời tuyên bố tình tứ im bặt như có xảy ra? phép lạ. + Người dân thuộc địa trở lại giống người bẩn thỉu. - Thái độ đó của các quan có gì khác -> Thái độ quay ngoắt trở lại như trước với thái độ của họ ở trước đó khi chiến tranh, thực chất là trở về bản chất chiến tranh nổ ra? của chính các quan 15 - Sự thay đổi đó cho em hiểu điều => Bộ mặt xảo trá, lật lọng của thực dân gì? Pháp - Ghi nhớ công lao - Thực dân Pháp đã làm gì để ghi Lời nói Hành động nhớ công lao của những người lính - Ghi nhớ công - Lột hết của thuộc địa? Họ đã nói gì và làm gì? ơn cải…. - Biết ơn, đón - Bây giờ hông chào nồng nhiệt.. cần nữa…. -> Hoa mĩ, tỏ vẽ -> Tàn nhẫn, độc chu đáo, tận tình ác, vô nhân tính.. <-> Mâu thuẫn, đối lập tương phản gay - Giữa lời nói và hành động, giữa gắt. luận điệu và bản chất của thực dân - Giọng: + châm biếm, đả kích, giễu như thế nào? nhạt, căm phẫn, uât ức, kết tội. - Giọng điệu khi nói về những người + thương xót, đau đớn. lính thuộc địa bị bắt lính ra sao? => Vạch trần bản chất tàn ác, vô nhân - Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều tính, vô ơn, bạc ác, trắng trơn, thô bỉ… gì? của chủ nghĩa thực dân trước những hành động bỉ ổi, dã man của chúng đối - GV mở rộng, liên hệ thưc tế: Một với những con người bị chúng cướp đi thực tế có thể nhân thấy rất rõ là sau xương máu để bảo vệ những lợi ích của Cách mạng tháng Tám, thực dân chúng. Hơn thế nữa, tác giả còn lên Pháp đã để lai cho nhà nước non trẻ tiếng, lên án tội ác dã man, thâm hiểm của chúng ta nhiều hậu quả nặng nề, trong hành động cấp môn bài bán lẻ mà một trong số đó là một tệ nạn ma thuốc phiện cho thương binh và vợ con túy, thuốc phiện. Bằng hành động tử sĩ người Pháp của thực dân Pháp. cấp mon bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh và vợ con tử sĩ người Pháp chúng đã đầu độc bao nhiêu thế hệ người Việt Nam mà hậu quả nặng - Thái độ: nề đó còn kéo dài mãi đến ngày hôm + Tố cáo, lên án gay gắt toàn diện, triệt nay và không biết đến khi nào mới để tội ác dã man, thâm hiểm của thực tiêu diệt hết được. dân Pháp. - Từ đó ta có thể cảm nhận được thái + Thương xót, đau đớn trước số phận bi độ của tác giả như thế nào? thảm của những người dân nô lệ. - Kêu gọi: hãy ném những món quà đó vào mặt thực dân Pháp. - Ở cuối văn bản, tác giả nói điều gì -> Kêu gọi, cổ vũ thái độ, hành động với những người dân thuộc địa? phản kháng của nhân dân các nước Giọng điệu ở đây như thế nào? thuộc địa. Giọng: Khích lệ mạnh mẽ, tin tưởng, mong mỏi. - Qua đó thể hiện điều gì? => Mong muốn, lời kêu gọi, cổ vũ thức 16 - Đến đây em đã hiểu vì sao tác giả lại đặt nhan đề chương là Thuế máu chưa? - Qua văn bản Thuế máu em cảm nhận được điều gì về tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc? - Học xong văn bản điều mà em thấm thía nhất là gì? - Để thể hiện điều đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? tỉnh nhân dân đấu tranh lại chủ nghĩa thực dân. - Thuế máu: thứ thuế phải nộp, đóng bằng xương máu, tính mạng của con người. Đó là thứ thuế dã man nhất mà chủ nghĩa thực dân đã bóc lột nhan dân thuộc địa. -> Với nhan đề rất hình ảnh và hàm súc này, tác giả đã khơi ngợi lòng căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp, lên án việc chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất để phục vụ cho mục đích ích kỉ của chúng. Và đó chính là tội ác dã man nhất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đó chính là vấn đề thời sự bức thiết, nóng hổi. - Tâm hồn yêu con người, yêu nước sâu sắc. Với Nguyễn Aí Quốc, văn chương chính là vũ khí sắc bén để chiến đấu. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Tố cáo, lên án đanh thép tội ác dã man, vạch trần bản chất giả nhân, giả nghĩa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. - Thương xót, đau đớn trước số phận bất hạnh của những người dân thuộc địa. - Vạch ra con đường đấu tranh, hướng nhân dân tiến lên giành lấy độc lập, tự do. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng mâu thuẩn trào phúng, mỉa mai, châm biếm, đả kích sâu sắc. - Giọng điệu linh hoạt: vừa mỉa mai, chế giễu, vừa xót xa, thương cảm, vừa căm phẫn, luận tội, đanh thép, sắc sảo. - Kết hợp nhuần nhuyễn, có hiều quả các yếu tố tự sự với biểu cảm qua hệ thống các hình ảnh, chi tiết..giàu giá trị gợi hình gợi cảm. 17 GV nếu câu hỏi: So sánh văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu và Thuế máu, em có nhận xét gì? IV. Luyện tập: - Giống: Cùng dùng mâu thuẩn trào phúng để chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa thực dân Pháp, tố cáo, vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chúng, cùng đấu tranh để đòi công lí tự do. GV hướng dẫn HS chỉ cụ thể. - Khác: Về thể loại, nghệ thuật, đối tượng, chủ đề. IV. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà: - Đọc lại, nắm vững những nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của văn bản. - Chuẩn bị: Hội thoại 4. Kết quả: Với việc thực hiện một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy như trên trong văn bản Thuế máu trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai , bản thân tôi nhận thấy hầu hết các em đã có những chuyển biến tích cực, các em đều rất hứng thú với bài học. Một số em lâu nay không chú ý, ngại học văn nay đã tập trung, chú ý lắng nghe bài giảng, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến, ghi bài cẩn thận. Bản thân tôi thấy được sự hào hứng, say sưa khi theo dõi bài học, các em bộc lộ rõ tình cảm, thái độ của mình đặc biệt các em biết thông cảm, thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân các nước thuộc địa đồng thời các em bộc lộ sự căm phẫn trước bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân, đế quốc. Kết quả đạt được cụ thể: Số học sinh đạt Số học sinh chưa đạt Lớp Sĩ số yêu cầu yêu cầu 8A 32 28=87,5% 4=12,5% 8C 39 33=84,6% 6=15,4% C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1.Kết luận: Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn .Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn .Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim .Sau khi nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ ,tích cực hơn về phương pháp dạy văn bản nghị luận .Từ đó, rất hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn, các em sẽ yêu thích, đam mê môn văn hơn nữa. 2. Đề xuất: Từ kết quả đạt được như trên tôi nhận thấy việc dạy văn bản chính luận trong chương trình Ngữ văn 8 là một việc khó. Để giúp học sinh hiểu, rung động về những giá trị của văn bản, bản thân tôi đề xuất: 2.1. Đối với giáo viên: 18 - Nắm vững đặc trưng thi pháp của văn bản chính luận - Nắm vững đặc điểm phong cách nghệ thuật. tư tưởng, tình cảm của tác giả Nguyễn Ái Quốc. - Chuẩn bị bài giảng chu đáo, công phu. - Hướng dẫn học sinh đọc trước và đọc kĩ văn bản. - Thực sự hòa nhập với những lí lẽ, lập luận, những điều mà tác giả thể hiện trong văn bản. - Nắm vững phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực và tích hợp. Giúp học sinh tự mình khám phá, rung động và nhận thức giá trị của văn bản. 2.2.Đối với phòng giáo dục - Tổ chức chuyên đề cho giáo viên bộ môn Ngữ văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. - Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy. Trên đây là đôi điều suy nghĩ nhỏ của bản thân trong tiết dạy văn bản Thuế máu. Trong quá trình triển khai vấn đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Bản thân rất mong được sự quan tâm, đóng góp chân thành của đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hoằng hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 1.Phương pháp dạy học văn của Phan Trọng Luận chủ biên 2.Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM 3.Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 8 của Trần Đình Chung 4.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 5.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (Tập 2) của Phạm Thị Ngọc Trâm chủ biên. 6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8, tập hai. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan