Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH: HIỆN TRẠNG VÀ HƯỚNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊC...

Tài liệu DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH: HIỆN TRẠNG VÀ HƯỚNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH

.DOC
62
447
118

Mô tả:

Nghiên cứu và giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của hệ thống tháp champa tại Bình Định qua đó góp phần phát triển du lịch văn hóa - lịch sử trên địa bàn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN š œ Qui Nhơn , tháng 12/2009 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Chăm đã đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc khối lượng di tích kiến trúc khổng lồ mà những gì hiện còn chỉ là một phần nhỏ. Trong đó chủ yếu là hệ thống đền tháp và thành quách cổ nằm rải rác dọc mảnh đất Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tất cả đều mang những sắc thái riêng của nền văn hóa Champa cổ xưa. Với những gì còn để lại cho thấy văn hóa Champa xứng đáng là một trong những nền văn hóa cổ vào loại lớn nhất và giá trị nhất của khu vực Đông Nam Á. Bình Định- mảnh đất suốt một thời kì dài là kinh đô Vijaya của vương quốc Champa, hiện còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa Chăm, đó là hệ thống di tích dày đặc khắp vùng đồng bằng nông thôn trong tỉnh, bao gồm nhiều thành cổ, tháp cổ và khu lò gốm cổ. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà vấn đề bảo vệ, khai thác và sử dụng những di tích này chưa thật sự mang lại hiệu quả như ở thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) hay ở tháp Bà Ponagar (Khánh Hòa). Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu nghiên cứu để có phương hướng phát triển tốt. 1.2. Theo xu thế phát triển chung của cả nước với yêu cầu mở cửa, hội nhập, Bình Định đã có bước tiến mạnh mẽ, là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, kéo theo lượng người đến sinh sống, làm việc, du lịch ngày càng nhiều. Sự phát triển kinh tế đặt ra yêu cầu về phát triển các ngành dịch vụ kèm theo, đăc bịêt là giải trí và du lịch. Theo nhu cầu cuộc sống hiện đại, nhiều du khách, chủ yếu là người nước ngoài ngày càng có xu hướng kết hợp du lịch lịch sử- văn hoá với du lịch nghỉ dưỡng. Đây thực sự là cơ hội tốt cho du lịch Bình Định phát huy hết tiềm năng vốn có từ giá trị lịch sử văn hóa của mình- văn hóa Champa kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. 2 Điều này hoàn toàn có tính khả thi khi đa số di tích văn hóa Chăm ở Bình Định đều nằm gần quốc lộ 1A, quốc lộ 19, giao thông thuận tiện đễ trở thành điểm thu hút du khách nếu được chú ý khai thác. Việc đầu tư theo hướng phát triển du lịch là con đường ngắn nhất, thiết thực nhất góp phần bảo tồn nét đặc sắc của văn hóa Champa, vừa tạo động lực phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà. 1.3. Di tích văn hóa Champa trên đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học có liên quan như khảo cổ học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa học, đặc biệt là sử học. Là những sinh viên ngành sư phạm lịch sử đang theo học tại Bình Định, việc nghiên cứu, tìm hiểu về di tích văn hóa Champa của tỉnh nhà góp phần nâng cao sự hiểu biết của chúng tôi về sự hình thành và phát triển của địa phương. Đây là tài liệu quý giá cho cán bộ và nhân dân tỉnh Bình Định tham khảo, giúp cho giáo viên sử dụng trong dạy học lịch sử địa phương, qua đó giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Xuất phát từ những lí do chủ yếu nêu trên, được sự gợi ý của thầy giáoTiến sĩ Trần Quốc Tuấn, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Di tích văn hóa Champa ở Bình Định: hiện trạng và hướng khai thác phục vụ kinh tế du lịch tỉnh nhà” để làm công trình nghiên cứu của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học người Pháp đã biết đến tháp Chăm cổ- những viên ngọc quý giá của nền văn hoá Champa. Họ không chỉ phát hiện điều tra nghiên cứu mà còn giới thiệu những cổ tháp đó cho cả thế giới biết đến. Đặc biệt, H. Parmentier bằng kiến thức uyên thâm của mình, ông đã khảo tả gần như toàn bộ tháp và phế tích tháp cổ Champa và bước đầu xâu chuỗi những viên ngọc tháp nằm rải rác thành chuỗi ngọc quý với đầy đủ thông số niên đại và phong cách trong tác phẩm “Miêu tả các di tích Chàm ở 3 An Nam”(IC), Paris, 1909. Tiếp theo là nhà nghệ thuật học P. Stern đã nghiên cứu và hoàn thiện bảng niên đại và phong cách cho hệ thống tháp Chăm, đến nay vẫn còn có ý nghĩa nền tảng về khoa học. Đối với tỉnh Bình Định, vào cuối thế kỉ XIX, công sứ Pháp tại Bình Định- Ch.Lemire đã tiến hành điều tra tỉ mỉ các di tích Champa ở đây, đặc biệt là các tháp Chăm để phục vụ chính sách thực dân và bộ sưu tập cá nhân của ông. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945- 1975), việc nghiên cứu bị dừng lại và nhiều di tích bị hủy hoại. Sau khi đất nước thống nhất, các nhà khoa học Việt Nam mới có điều kiện nghiên cứu tỉ mỉ và cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn hóa Champa, đặc biệt là các tháp Chăm. Đó là các nhà nghiên cứu tiêu biểu, như Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ Phương, Lê Đình Phụng… với nhiều công trình đăng trên các tạp chí khoa học ở trung ương và địa phương, cùng với một số chuyên khảo. Ngoài ra, các thế hệ cán bộ bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định: Đinh Bá Hòa, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Hữu Thọ, Nguyễn Thanh Quang… cũng có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo đề cập đến hiện trạng và nêu lên những suy nghĩ về việc bảo tồn, phát huy di tích văn hóa Champa như thế nào cho có hiệu quả và góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà. Tác phẩm “Di tích và danh thắng Bình Định” [Bảo tàng tổng hợp Bình Định, 1997] giới thiệu tổng thể các di tích và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Định, trong đó có đề cập đến một số di tích văn hóa Champa. Lê Đình Phụng với luận án tiến sĩ: “Di tích văn hóa Champa ở Bình Định” (Viện khảo cổ học, 1995) đã khảo cứu một cách tỉ mỉ và sâu sắc về hệ thống di tích Champa ở Bình Định, đồng thời đưa ra nhiều đánh giá, luận điểm mới đáng quan tâm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các di tích Champa trên đất Bình Định dưới những góc độ khác nhau, chủ yêu là nghiên cứu, khai thác về mặt kỹ thuật, kiến trúc. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừa trong việc nghiên cứu đề tài. 4 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Di tích văn hóa Champa trên đết Bình Định là vấn đề rộng lớn, với điều kiện thời gian có hạn và năng lực của bản thân, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống các di tích còn tương đối nguyên vẹn và khả năng khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế du lịch Bình Định, đặc biệt là nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch của địa phương trên cơ sở các di tích trên. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu viết bao gồm: Các sách đã xuất bản của các tác giả trong và ngoài nước, như Lemire, Parmentier, Stern, Ngô Văn Doanh, Lê Đình Phụng và các bộ sử thời phong kiến: Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú)…và các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh đăng trên các báo và các tạp chí khoa học như: Tạp chí khoa học và đời sống, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, báo Bình Định, Tạp chí văn nghệ... - Các di tích còn lại như: thành, tháp cổ; những hiện vật điêu khắc, các tượng, phù điêu, đồ gốm… - Tài liệu điền dã sư tầm ở địa phương, bao gồm những câu truyền thuyết, ca dao liên quan đến đời sống của người Chăm; những chuyện kể của nhân chứng là người dân sống xung quanh khu vực di tích và những người đang trực tiếp thi công trùng tu di tích. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. - Tiến hành điều tra, thu thập tài liệu về di tích bằng các phương pháp phỏng vấn, ghi âm, lấy hình ảnh, quan sát hiện trạng và phân tích Ngoài ra còn sử dụng thống kê, tổng hợp tài liệu số liệu thu thập được để đưa ra những giải pháp có tính khả thi. 5 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Qua quá trình tìm hiểu nguồn tư liệu, khảo sát thực tế cũng như thu thập ý kiến của nhân dân, đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau: - Trình bày hệ thống di tích văn hóa Champa, làm rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy các di tích. - Trên cơ sở đó, trình bày phương hướng khai thác các di tích văn hóa Champa ở Bình Định nhằm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà và phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung đề tài được cấu trúc làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về di tích văn hóa Champa ở Bình Định. Chương 2: Hệ thống di tích văn hóa Champa ở Bình Định. Chương 3: Tiềm năng, bảo tồn và khai thác sử dụng hệ thống di tích văn hóa Champa ở Bình Định. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử và văn hóa luôn song hành với nhau, vì vậy lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Champa ở Bình Định cũng gắn liền với lịch sử ra đời, phát triển của vùng đất này. Do đó để hiểu rõ hơn về nền văn hóa Champa tại Bình Định chúng tôi xin giới thiệu sơ lược vài nét về lịch sử Nhà nước Champa và thời kỳ Vijaya ở Bình Định Champa là một quốc gia ở miền Nam Trung bộ Việt Nam được hình thành trên cơ sở một quốc gia cổ có tên là Lâm Ấp. Thời nhà Hán, vùng đất này thuộc huyện Tượng Lâm, một huyện cực nam của quận Nhật Nam do Trung Quốc thống trị. Đến cuối thế kỷ thứ II (190- 193), nhân Trung Quốc có loạn, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nhân dân đã nổi dậy chống lại ách cai trị của chính quyền đô hộ, lập ra quốc gia độc lập mà thư tịch của Trung Quốc gọi là Lâm Ấp. Theo giới địa sử học trong và ngoài nước thì lãnh thổ Lâm Ấp bấy giờ về phía Bắc giới hạn bởi dãy núi Hải Vân, về phía nam giới hạn bởi dãy núi Đại Lãnh, tương ứng với phạm vị thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ngày nay. Đây là địa bàn cơ bản, là vùng hạt nhân của Champa sau này. Về mặt địa- chính trị, vùng này nằm giữa hai thế lực hùng mạnh thời bấy giờ. Đó là Giao Châu thuộc Hán ở phía Bắc và nước Phù Nam ở phía Nam. Sau khi Lâm Ấp khởi lập, cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc lại tiếp tục diễn ra ở tầm rộng lớn và quyết liệt hơn trong 7, 8 thế kỷ nữa. Cuối cùng đến thế kỷ thứ X, với chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy, cộng đồng người Việt ở đây giành lại trọn vẹn nền độc lập, dựng nên nhà nước mới. Vào thời gian đó Lâm Ấp đã đổi quốc hiệu mới, tự gọi là Champapura (tức 7 Chiêm Thành) hoặc Champa (Chiêm Bà). Hai nước Đại Việt- Champa vốn là cộng đồng chung của người Việt phương Nam, từng chịu chung số phận bị phong kiến phương Bắc đô hộ, từng chung chiến hào chống Bắc thuộc đã trở thành hai quốc gia láng giềng. Từ khi thành lập cho đến thế kỷ thứ X, kinh đô của Lâm Ấp- Champa liên tục thay đổi. Lúc đầu kinh đô được xây dựng ở Inđrapura (thành phố Sư tử) thuộc Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam. Từ giữa thế kỷ thứ VIII thì kinh đô được chuyển về Panđuranga (Phan Rang). Sang giữa thế kỷ thứ IX, kinh đô lại chuyển về Inđrapura thuộc địa phận làng Đồng Dương (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Trà Kiệu khoảng 15km về phía Đông Nam. Sau khi vương triều Inđrapura chấm dứt vào khoảng năm 983- 1000, kinh đô được dời về Vijaya (Đồ Bàn- Bình Định). Từ đây Bình Định trở thành đế đô của vương quốc Champa và phát triển phồn thịnh cho đến năm 1471. Thời kì lịch sử Vịjaya cùng vương triều của nó theo phả hệ gồm 38 đời vua chia làm 3 giai đoạn khác nhau: - Từ năm 1000- 1220 có 21 đời vua. - Từ năm 1220- 1353 có 9 đời vua. - Từ năm 1353- 1471 có 8 đời vua. Trong thời gian gần 5 thế kỷ tồn tại, mảnh đất Bình Định đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử cùa thời kì Vijaya, nhưng đồng thời đây cũng chính là thời kì mà cư dân Champa đã xây dựng được một nền văn hóa phát triển rực rỡ, độc đáo vào loại bậc nhất trong suốt tiến trình văn hóa Champa ở Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố truyền thống, tự thân thì nền văn hóa Champa trong thời kì này còn có sự giao lưu, cho nhận, ảnh hưởng với các nền văn hóa khác trong khu vực như Ấn Độ, Đại Việt, Khơme. Theo nhiều nguồn tài liệu, từ thế kỷ I người n đã có mặt ở miền Trung, cùng với việc buôn bán họ đã truyền bá văn hóa, tôn giáo của mình. Đến cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III làn sóng truyền giáo từ Ấn Độ do vua Kariska trực tiếp thúc đẩy ồ ạt đến bán đảo Đông Dương và các nước trong khu vực. Khi người 8 Champa giành được quyền xây dựng quốc gia độc lập họ đã tiếp thu Ấn Độ giáo, coi Ấn Độ giáo là quốc giáo. Bên cạnh đó Phật giáo cũng được tiếp nhận, những yếu tố này có ảnh hưởng liên tục trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tôn giáo của người Chăm trên đất nước ta nói chung, thời kì Vijaya nói riêng. Bên cạnh đó vào thế kỉ X- XI người Việt xây dựng nền độc lập tự chủ, đóng đô ở Thăng Long thì nhà nước Đại Việt ngày càng vững mạnh, có nhiều mối quan hệ giao lưu với Champa. Các đời Lý- Trần- Hồ- Lê đều có các đoàn sứ bộ Champa sang giao hảo, tiến cống. Đồng thời do nhiều điều kiện khác nhau mà người Chăm và người Việt có sự giao lưu chung sống. Vì thế sự ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố văn hóa của người Chăm và người Việt là tất yếu. Ngoài ra văn hóa Chămpa thời kì này còn tiếp xúc giao lưu với văn hóa Khơme, Xiêm, họ cũng trao đổi buôn bán với Trung Quốc, với các nước Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Nam bán đảo Sinai, bán đảo Ả Rập... Như vậy, theo suốt tiến trình lịch sử, văn hóa Champa không ngừng phát triển, tiếp thu nhiều yếu tố mới có chọn lọc, kết hợp với những yếu tố văn hóa truyền thống để tạo nên nền văn hóa phong phú đa dạng nhưng vẫn mang nhiều điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Trong tiến trình văn hóa ấy, văn hóa thời kì Vijaya được đánh giá là "giai đoạn đỉnh cao cuối cùng của nền văn hóa này, rực rỡ nhưng lại già nua, nuối tiếc và chuẩn bị tắt”. Song, những giá trị mà nền văn hóa Champa nói chung, cũng như văn hóa thời kì Vijaya nói riêng vẫn đang tiếp tục được tỏa sáng trong nền văn hóa đa bản sắc của dân tộc Việt Nam hiện nay. 1.2. SỰ PHONG PHÚ ĐA DẠNG VÀ NÉT ĐẶC SẮC CỦA DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA THỜI KỲ VIJAYA Văn hóa chính là biểu trưng cho sức sáng tạo của mỗi dân tộc và dân tộc Chăm trên đất nước Việt Nam đã cho chúng ta thấy được sức sáng tạo tuyệt vời ấy băng việc để lại một nền văn hoá độc đáo, riêng biệt nhưng không kém phần phong phú, đa dạng. Trải qua thời kì dài tồn tại và phát triển bị nhiều điều kiện 9 lịch sử chi phối, song nền văn hóa ấy vẫn luôn ổn định và giữ nguyên giá trị của mình góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng của dân tộc. Về không gian, văn hoá Champa có mặt từ nam Đèo Ngang (Quảng Bình) chạy dọc theo mảnh đất miền Trung đến bờ bắc sông Đồng Nai (Bình Thuận), lan toả trên vùng núi đông Trường Sơn, vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng các đảo ven biển miền Trung. Về thời gian, nó ra đời và phát triển song hành cùng nhà nước Champa. Tuy đến ngày nay, nhà nước Champa đã gia nhập vào đại gia đình Việt Nam, song không có nghĩa là nền văn hóa ấy mất đi. Bởi lẽ, dân tộc Chăm và các dân tộc thân thuộc theo mẫu hệ vẫn còn đó như Chăm H’rê, Chăm H’roi, Raglai, Jarai… Văn hóa Champa vẫn còn đầy sống động ở Ninh Thuận, Bình Thuận với làng gốm Bàu Trúc và phế tích Thành Lồi; “g iếng Hời”, “cánh đồng Chăm” theo cách gọi của người Việt ở Bình- Trị- Thiên, Nam- NgãiBình- Phú, các thánh địa ở Mỹ Sơn, Đồng Dương; những cụm tháp Chăm trong thung lũng, trên sườn đồi chân núi ven biển; những sản phẩm điêu khắc thủ công độc đáo, các dòng họ Ma, Ông, Trà, Chế… với những con người mũi cao, mắt nâu, tóc xoăn hay những huyền tích, lễ hội còn tồn tại… Tất cả đều để lại dấu ấn về một thời huy hoàng của vương quốc Champa và nền văn hóa Champa. Điều này đúng với câu nói: “chính trị qua đi, văn hóa ở lại” (Les pdiques passent les culture restent). Tồn tại trên mảnh đất miền Nam Trung bộ giàu tiềm năng có cả tài nguyên biển và rừng phong phú, lại năm ở vị trí thuận lợi có thể giao lưu, buôn bán với nhiều nơi khác trong khu vực, cư dân Champa đã tận dụng triệt để những ưu thế ấy để phát triển kinh tế. Họ giỏi làm nông, khai hoang đắp đập, trồng lúa nước, nuôi súc vật, làm nghề thủ công, buôn bán, đi biển… Dựa trên nền tảng kinh tế ấy, dân tộc Chăm đã tạo dựng nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng mang dấu ấn miền Trung. Những giá trị văn hóa để lại không chỉ có hệ thống di sản văn hóa vật chất như các công trình kiến trúc 10 điêu khắc, các sản phẩm thủ công, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày mà cộng đồng người Chăm còn là chủ nhân của hàng loạt di sản văn hóa phi vật thể đa dạng; đó là kho tàng truyện cổ dân gian, câu đố, lễ hội, nghi lễ truyền thống, âm nhạc… Trong sự thống nhất chung đó thì ở mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử cụ thể, văn hóa Champa có những nét riêng phản ánh thời đại sản sinh ra nó, cũng như nhận thức thẩm mĩ của con người khác nhau. Mỗi loại hình đều có những yếu tố kế thừa mang tính truyền thống lại vừa ẩn chứa nhiều yếu tố mới mang phong cách riêng. Theo tiếng trình phát triển đó, văn hóa Champa thời kì Vijaya được coi là một trong những thời kì phát triển rực rỡ nhất. Những giá trị văn hóa thời kì này không những khăng định được vị thế riêng của mình trong dòng chảy văn hóa Champa mà còn có sức lan tỏa mạnh sang các nền văn hóa khác trong khu vực. Người Chăm sớm có chữ viết riêng của mình. Người Chăm Tây theo Hồi giáo, thông qua việc học giới luật, tìm hiểu kinh Koran nên dùng chữ Ả- rập và chữ Mã Lai, cho đến bây giờ vẫn sử dụng khá thành thạo trong ghi chép và thư từ. Còn người Chăm Đông thì sử dụng loại chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống. Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp và thành cổ kính. Tháp là loại hình kiến trúc tôn giáo mà người Chăm gọi là “ kalan”,có nghĩa là “đền thờ”. Trong suốt tiến trình lịch sử Champa, tháp luôn được quan tâm xây dựng, có thể nói tháp Chăm tựu chung mọi tinh hoa thẩm mĩ của người Chăm. Về công năng của tháp có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng đó là nơi an nghỉ của vua và hoàng tộc, nhưng đa số ý kiến thống nhất rằng tháp là đền thờ của các vị thần linh của Ấn Độ giáo, mà đa phần là thần Siva, vị thần huỷ diệt. Nhìn chung, việc xây dựng tháp chỉ là để đáp ưng nhu cầu tôn giáo tâm linh của cộng đồng cư dân. 11 Còn thành thì tùy điều kiện cụ thể được xây dựng cho những mục đích khác nhau như chính trị, kinh tế, quân sự… Theo tiến trình phát triển của lịch sử, người Chăm lại tôn tạo và xây dựng thêm, hệ thống thành được xây dựng ở các trung tâm lớn như Mỹ Sơn, Đòng Dương (Quảng Nam), Ponagar (Khánh hoà), Po Đam (Bình Thuận) cùng với hệ thống tháp có mặt trên suốt dải đất miền Trung và Tây Nguyên. Đến thời kì Vijaya với vai trò là tân đô của vương quốc, người Chăm lại tiếp tục xây dựng các công trình đồ sộ mà đến ngày nay vẫn còn lại khắp vùng đồng bằng trung tâm Bình Định, với sự hiện hữu của 13 ngọn tháp nguyên vẹn trong 7 cụm tháp, hơn 30 phế tháp và các phế thành cổ phân bố tập trung ở các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Tuy Phước và Quy Nhơn. Đó là cụm tháp Dương Long (Tây Sơn): 3 tháp, cụm tháp Đôi (Quy Nhơn): 2 tháp, cụm tháp Bánh Ít (Tuy Phước): 4 tháp; tháp Thủ Thiện (Tây Sơn), tháp Bình Lâm (Tuy Phước), tháp Cánh Tiên (An Nhơn), tháp Phú Lốc (An Nhơn), thành Đồ Bàn (An Nhơn), thành Thị Nại (Tuy Phước), thành Tra (An Nhơn)... Trong các công trình kiến trúc Champa, điêu khắc chiếm vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với kién trúc. Điêu khắc tạo nên hồn kiến trúc. Các tác phẩm điêu khắc Chăm vừa mang nội dung tôn giáo có vẻ đẹp thanh thoát, nuột nà với những họa tiết trang trí cánh sen, mũi miện nhiều tầng, chuỗi hạt kết vòng vừa mang vẻ đẹp hình khối to lớn, khỏe mạnh với sự dữ dằn cơ bắp, sự lạnh lùng, cương nghị của gương mặt, phù điêu rắn, chim kì lạ. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp riêng đầy chất sống, phản ánh mong muốn vươn mình lên cao của cả dân tộc. Hiện đang lưu giữ nhiều tượng điêu khắc rắn (Naga), chim (gruđa), sư tử… trên chất liệu đá mà vẫn vô cùng tinh xảo. Điểm độc đáo của hệ thống di tích văn hóa Champa ở Bình Định nói chung, hệ thống thành tháp nói riêng là có cả hệ thống di tích quân sự, dân sự lẫn tôn giáo, kinh tế mà không nơi nào có được. Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm, thiếu nữ đến tuổi lấy chồng ai cũng biết dệt vải. Những chiếc khăn, tấm áo làm ra là thước đo sự 12 đảm đang tháo vát của cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự khéo léo,tỉ mỉ rất cao. Để dệt nên sản phẩm họ phải ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều với sự nhịp nhang chuẩn xác trong từng thao tác. Các sản phẩn dệt của người Chăm khá phong phú đáp ứng nhu cầu về trang phục, trang sức của họ. Vào các dịp lễ hội, trai gái Chăm còn trang sức bằng các thắt lưng do họ tự dệt. Hầu hết tất cả sản phẩn đều không thể thiếu các loại hoa văn trang trí, nhất là trên y phục cổ truyền của thiếu nữ. Một nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề gốm. Kế thừa từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm giai đoạn sớm đã biết sản xuất gốm phục vụ đời sống. Càng về sau, việc làm đồ gốm càng được phát triển cả về loại hình, kĩ thuật, mỹ thuật. Có thể nói, sang thời kì Vijaya nghề sản xuất gốm Champa phát triển nhất trong lịch sử nghề gốm Chăm. Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm là đất sét đỏ và đất sét trắng (cadin), nguyên liệu tạo men là nhôm, sắt, titan… Kĩ thuật sản xuất gốm đã thành thạo, giai đoạn sản xuất phôi gốm được làm bằmg bàn xoay nên thành gốm đều và thanh, sau đó là nung sản phẩm, nhờ đó chất lượng gốm tốt. Về loại hình rất phong phú, tùy theo nhu cầu mà có thể là chum vại, nồi đất, siêu thuốc hay những chiếc bình gốm trang trí hoa văn đơn gản song vẫn có phong cách riêng mà vết tích còn lại rất rõ ràng trong các di chỉ gốm Gò Sành, Trường Cửu… Theo nhiều nhà nghiên cứu gốm Chăm thời kì này đã có bước phát triển về kĩ thuât cao hơn hẳn mà ngày nay người Chăm không duy trì được. Ngoài những di sản văn hóa vật thể, người Chăm còn có đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Tuy họ theo Ấn Độ giáo nhưng đó là Ấn giáo đã bị Chăm hóa mạnh mẽ. Người Chăm luôn mang trong mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc. Nghệ thuật truyền thống và những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần luôn được nuôi dưỡng và liên tục truyền lại cho nhau qua các thế hệ. Đặc biệt trong nền văn hóa tinh thần người Chăm luôn có sự hiện diện và chi phối mạnh mẽ của tôn giáo, nó làm cho nền văn hoá Chăm thêm phong 13 phú với những thế giới quan và nhân sinh quan tôn giáo mà chủ yếu là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Một số hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần tiêu biểu như: - Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm như Riga, Roya, Ramadan, Katê… Trong đó lễ hội Katê được xem là lớn nhất dược người Chăm tổ chức thường xuyên hàng năm vào đầu tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng trung tuần tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên. Một phần không thể thiếu trong các lễ hội ấy chính là âm nhạc và những điệu múa truyền thống. - Múa Chăm có điểm đặc biệt khác với các dân tộc khác, mỗi làng đều có đội múa riêng. Trước đây các điệu múa thường chỉ được trình diễn trong các nghi lễ tôn giáo. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tạo nhiều điệu múa như múa Đoa phụ (đội bình nước trên đầu), múa quạt và đã trở nên phổ bién đến tận ngày nay. Một nét đặc trưng của múa Chăm là ổn định theo nhạc, đồng thời phô diễn vẻ đẹp của con người. - Âm nhạc luôn gắn chặt với múa trong các lễ hội dân gian, tín ngưỡng trước đây chỉ dùng để phục vụ nghi lễ chứ ít dùng trong đời sống trần tục. Hệ thống nhạc cụ Chăm tương đói phong phú, đầy đủ, tiêu biểu là bộ trống đôi với tiết điệu Pakôtoan, còn dàn nhạc làm đệm cho múa thì gồm trống Paranưng và kèn Saranai. Ngoài ra còn cả kho tàng truyện cổ, dân ca, câu đố Chăm cũng góp phần làm cho nền văn hóa này thêm phong phú đa dạng. Sự phong phú và độc đáo của nền văn hóa Chăm không chỉ hoàn toàn mang yếu tố tự thân mà còn là kết quả của quá trình giao lưu, tiếp nhận yếu tố văn hóa bên ngoài mà nhất là với văn hóa người Việt (thời kì Đại Việt) và văn hoá người Khơme (thời kì Ăngko). Ảnh hưởng cua văn hóa Khơme thể hiện đặc biệt rõ nét trong thời kì Vijaya, bởi cả hai cùng có yếu tố chung là chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và nhất là thông qua các cuộc chiến tranh giữa 14 hai nước, sự xâm lược và đô hộ của vương quốc Ăngko đối với Champa trong suốt mấy chục năm cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII. Nhiều công trình kiến trúc Champa thời kì này được xây dụng theo mô hình kiến trúc của người Khơme như tháp Dương Long, tháp Đôi, tháp ở phía Nam trong khu tháp Bánh Ít… Nhiều yếu tố trang trí như các tượng garuđa, tượng dravapalla … được các nhà nghiên cứu cho rằng chúng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khơme, mang dáng dấp phong cách nghệ thuật Angko Vat, phong cách Bayon. Do nhiều yếu tố địa lí lịch sử chi phối, từ thời Lý đã có sự giao lưu văn hóa qua lại giữa Đại Việt và Champa. Nhiều công trình của Đại Việt thời Lý có ảnh hưởng từ văn hóa Champa, như chùa Phật tích (Bắc Ninh), (Hà Nam), đền Bà Tấm (Hà Nội) và những bệ đá hoa sen thời Trần với nhiều hình ảnh garuda trang trí ở mỗi góc đã minh chứng điều đó. Ngược lại nhiều di tích văn hóa Champa còn lại đã cho thấy ảnh hưởng đậm nét từ văn hoá Đại Việt mà cụ thể la hình rồng trang trí trên tháp Đôi mang dáng dấp hình rồng trong các công trình thời Lý, các mảnh gốm hoa nâu còn sót lại ở Bình Định tương tự như gốm nâu thời Trần. Những mối quan hệ đó là tiền đề để khi có điều kiện hai dân tộc Chăm, Việt hòa chung trong một cộng đồng. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ, Java xuất hiện trong các di chỉ văn hóa Champa nhưng không phổ biến. Tất cả mối quan hệ đó phần nào nói lên sự phát triển rực rỡ của văn hóa Champa trước đây, nhất là trong thời lì Vijaya- một trong những thời kì phát triển nhất của quốc gia- dân tộc Chăm trong lịch sử. 1.3. DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA- MỘT BỘ PHẬN CỦA DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA Trong lịch sử dân tộc Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc riêng, có nền văn hóa đặc sắc. Tuy đến nay vương quốc Champa không còn nhưng dân tọc Chăm và nền văn hóa của họ vẫn tồn tại với tư cách là một bộ phận của 15 nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Chính nhờ sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa hai dân tộc trong quá khứ đã giúp văn hóa Chăm đóng góp rất nhiều cho di sản văn hóa quốc gia đương đại. Về phương diện ngôn ngữ, những từ “ni, tê” đã trở thành ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngay của cư dân Việt ở Bắc Trung Bộ, nhất là ở Huế. Nhiều địa danh ở Trung Bộ vốn xuất phát từ tiếng Chăm như Phan Rang (Panduranga), Phan Rí (Parich), Phan Thiết (Manthit)… Trong văn chương, các truyên cổ tích “tấm cám”, “thằng cuội”, “dạ xoa”… có phần ảnh hưởng từ trường ca Ramayana (Ấn Độ) ảnh hưởng vào Đại Việt thông qua Champa. Về âm nhạc nghệ thuật, những điệu hò Huế, “nam ai, nam bình”, cổ nhạc phần nào ảnh hưởng từ cổ nhạc Champa; các loại nhạc cụ cũng có nhiều nét tương đồng như trống cơm người Việt có hình dạng như trống Ginăng của người Chăm, đàn nhị giống chiếc Kanhi…. Nghệ thuật tạo hình và phong cách kiến trúc Chăm dược tìm thấy ở một só công trình kiến trúc lớn của người Việt như tháp Báo Thiên (thời Lý), chùa Sài Sơn, tháp Phổ Minh (thời Trần), và cả ngôi chùa Thập Tháp ở Bình Định…, nhiều họa tiết trang trí, điêu khắc thời Lý- Trần cũng mang âm hưởng nghệ thuật Champa. Về tôn giáo tín ngưỡng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ cá voi và tục lên đồng của người Việt có xuất xứ từ người Chăm Dân tộc Chăm có công trong việc cùng tham gia khai hoang lập ấp ở nhiều nơi ngay từ thế kỉ XI như trại Nhật Kiểu (Tây Hồ), làng Nhân Hòa (Hà Đông), trấn Vĩnh Khang (Ninh Bình)… Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, Đại Việt ngày xưa và Việt Nam ngay nay luôn nhớ rằng giông lúa Chiêm hiệu quả đang sử dụng và kĩ thuât sạ lúa có được chính là việc học hỏi từ quốc qia Chiêm Thành của người Chăm xưa thông qua sự giao lưu của hai dân tộc. Ngày nay văn hóa Chăm đã thực sự trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam, người Chăm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu về nền văn hóa Chăm là hết sức cần thiết, vừa góp phần khẳng định vai trò to lớn trong 16 tổng thể văn hóa Việt, vừa có những biện pháp đúng đắn để tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ấy để lại. Cần có tiểu kết chương này??? 17 Chương 2 HỆ THỐNG DI TÍCH VĂN HÓA CHAMPA Ở BÌNH ĐỊNH 2.1. THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG DI TÍCH 2.1.1. Thống kê Lịch sử đã từng chứng kiến sự ra đời và mất đi của không ít nhà nước cổ đại ở khu vực Đông Nam Á trong đó có vương quốc cổ Champa. Mặc dù vậy với những di tích mà nó để lại xứng đáng là một trong những thành tựu văn hóa- nghệ thuật vào loại có giá trị của khu vực. Trải qua thời gian với những bước thăng trầm của lịch sử, những di sản ấy không tránh khỏi mai mọt và thất thoát. Tuy nhiên, cho đến nay trên mảnh đất Bình Định vẫn hiện tồn một hệ thống di tích văn hóa Champa đủ để nghien cứu tim hiẻu và phát thảo lại về một thời phát triển huy hoàng nhất của vương quốc Champa xưa. Hệ thống di tích văn hóa Chăm còn lại ở Bình Định, bao gồm cả các di tích và phế tích như sau. 2.1.1.1. Tháp Hiện nay có 7 cụm tháp còn nguyên vẹn với 13 tháp. Trong đó: Quy Nhơn (1 cụm), Tuy Phước (2 cụm), An Nhơn (2 cụm) và Tây Sơn (2 cụm). - Tháp Đôi: có 2 tháp, nằm ở phường Đống Đa thành phố Quy Nhơn. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 10/2/1980. - Tháp Bánh Ít: có 4 tháp, nằm ở xã Phước Hiệp huyện Tuy Phước. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 24/12/1982. - Tháp Bình Lâm: có 1 tháp, nằm ở xã Phước Hòa huyện Tuy Phước. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 16/12/1993. - Tháp Cánh Tiên: có 1 tháp, nằm ở xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 24/12/1982. - Tháp Phú Lốc: có 1 tháp nằm ở xã Nhơn Thành huyện An Nhơn. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 20/4/1985. 18 - Tháp Dương Long: có 3 tháp, nằm ở xã Bình Hòa huyện Tây Sơn. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 10/2/1980. - Tháp Thủ Thiện: có 1 tháp, nằm ở xã Bình Nghi huyện Tây Sơn. Được công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 20/4/1995. Ngoài ra còn có 17 phế tháp. Trong đó: Tuy Phước (3), An Nhơn (12), Phù Cát (1) và Hoài Nhơn (1). Đó là: - Tháp Long Triều ở xã Phước Hiệp huyện Tuy Phước. - Tháp Chà Rây ở xã Phước Hiệp huyện Tuy Phước. - Tháp Khánh Vân ở xã Phước Quang huyện Tuy Phước. - Tháp Tân Kiều ở xã Nhơn Mỹ huyện An Nhơn. - Tháp Hòn Nóc ở xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn. - Tháp Khánh Lễ ở xã Nhơn Khánh huyện An Nhơn. - Tháp Thông Hòa ở xã Nhơn Khánh huyện An Nhơn. - Tháp An Hòa ở xã Nhơn Khánh huyện An Nhơn. - Tháp Châu Thành ở xã Nhơn Thành huyện An Nhơn. - Tháp Gò Tam ở xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn. - Tháp Mẫm ở xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn. - Tháp Mắm ở xã Nhơn Thành huyện An Nhơn. - Thập Tháp ở xã Nhơn Thành huyện An Nhơn. - Tháp Miếu ở xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn. - Tháp Lộc Thuận ở xã Nhơn Hạnh huyện An Nhơn. - Tháp Hòn Chuông ở xã Cát Tiến huyện Phù Cát. Được công nhận ngày 24/12/1982. - Tháp Tăng Long ở xã Tam Quan Nam huyện Hoài Nhơn. 2.1.1.2. Thành - Thành Thị Nại ở huyện Tuy Phước. - An Thành ở huyện An Nhơn. - Thành Đồ Bàn ở huyện An Nhơn. 19 2.1.1.3. Lò Gốm - Lò gốm Nước Mặn ở xã Phước Quang huyện Tuy Phước. - Lò gốm Gò Cây Me ở xã Nhơn Mỹ huyện An Nhơn. - Lò gốm Trường Cửu ở thôn Trường Cửu xã Nhơn Hậu Huyện An Nhơn - Lò gốm Gò Sành ở xã Nhơn Hòa huyện An Nhơn. Đươc công nhận xếp hạng di sản văn hóa lịch sử quốc gia ngày 24/1/1998. - Lò gốm Gò Hời ở xã Tây Vinh huyện Tây Sơn. Với hệ thống di tích và phế tích hết sức phong phú đa dạng về chủng loại và số lượng. Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của nền văn hóa thời kì này. 2.1.2. Phân loại Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tại thực địa cũng như tham khảo các tài liệu khác nhau, kế thừa thành tựu nghiên cứu của H. Parmentier, Ph. Stern chúng tôi chia hệ thống tháp Chăm thành 6 phong cách khác nhau mà giữa các phong cách có 5 giai đoạn chuyển tiếp. Trong đó các tháp ở Bình Định gọi là phong cách Bình Định và được xếp thành 3 nhóm (từ thế kỷ XII- thế kỷ XIV): - Giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định như tháp Bình Lâm. - Giai đoạn phong cách Bình Định như tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Đôi. - Giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Bình Định sang phong cách muộn như tháp Thủ Thiện, tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc. Ngoài ra dựa vào những vật liệu, cách trang trí, kiến trúc, điêu khắc (tượng, phù điêu, bệ thờ) tìm thấy ở các phế tháp cho phép chúng ta nhận định các phế tháp này cũng nằn trong khung niên đại với các tháp hiện còn. Dù hiện nay chỉ còn lại các vết tích thành cổ nhưng theo các nhà nghiên cứu các thành cổ ở Bình Định đều có những chức năng khác nhau theo yêu cầu của cuộc sông cũng như yêu câu của đất nước. Theo đó thành Thị Nại có 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan