Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài Hình ảnh quê hương trong thơ Giang Nam...

Tài liệu Đề tài Hình ảnh quê hương trong thơ Giang Nam

.DOCX
91
636
76

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quê hương là hình ảnh gần gũi, tha thiết, mang đậm giá trị tình cảm của con người. Nó luôn hàm chứa sự thân thương, yên bình, da diết trong trái tim và tiềm thức của chúng ta. Mỗi người đều có một môi trường sinh trưởng khác nhau. Đó có thể là chốn kinh kỳ phồn hoa đô hội của cố đô Thăng Long 4000 năm văn hiến, với những nét văn hoá cổ truyền, hay là sự yên ả, thanh bình, trầm mặc bên dòng sông Hương, bến Ngự của Thừa Thiên Huế, cũng có thể là miệt vườn sông nước, cây trái sum suê trĩu quả của Cần Thơ – thủ đô miền Tây Nam Bộ. Dù ở đâu thì trong mỗi con người đều ẩn hiện hình bóng quê hương, nơi “chôn rau cắt rốn” của mình. Hình ảnh ấy được ghi nhận và tái hiện thông qua những kỉ niệm, dẫu vui dẫu buồn cũng đều đáng nhớ. Trong mỗi con người đều mang nặng những dấu ấn của quê hương, xứ sở. Đó có thể là giọng nói, cách nói, cách sử dụng phương ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng,… đã ăn sâu và thấm nhuần vào máu, vào xương tự lúc nào chẳng rõ. Từ đó mới thấy được, con người là sản phẩm của quê hương, quê hương luôn trong tim và rung cảm theo từng nhịp đập thổn thức. Có lẽ nhờ thế mà quê hương là tiếng lòng, là đề tài của biết bao thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ và cả hoạ sĩ. Về mặt hình thức, nó chỉ là một từ gồm hai âm tiết nhưng giá trị nội dung và ý nghĩa của nó bao la và vô cùng rộng lớn. Nó không rộng vì không gian địa lý mà sâu rộng theo cảm xúc con tim. Chính nó đã phần nào tạo nên sự muôn màu muôn vẻ của quê hương. Những vùng đất khác nhau, những kỷ niệm cùng với góc nhìn cảm nhận khác nhau sẽ tạo nên một quê hương với vẻ đẹp và độ rộng lớn khác nhau. Sự phong phú và đa dạng của quê hương lại thống nhất trong một quê hương chung rộng lớn. Trong văn học, có rất nhiều thể loại viết về đề tài quê hương nhưng thơ là thể loại đặc sắc và được nhiều người chú ý. Đã có rất nhiều nhà thơ làm nên tên tuổi vì hai chữ “quê hương”. Đó là đề tài và cũng là nhan đề tác phẩm làm nên tên tuổi Đỗ Trung Quân, Tế Hanh, Giang Nam,… Giang Nam - một nhà thơ lão thành, sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ông đã đi, sống, viết và chiến đấu ở nhiều nơi và nhìn rõ, thấu hiểu mọi mặt cuộc sống. Nhờ đó, thơ ông mang đậm tính nhân văn, ấm áp và trữ tình. Một nhà thơ viết nhiều về cách mạng, về chiến tranh nhưng với một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, sôi nổi, ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ giàu chất tạo hình. Trong thơ ông, ta có thể thấy được góc nhìn của tác giả về quê 1 hương, đó là một quê hương rất đỗi yên bình, thân thương, gần gũi trong cuộc sống đời thường, nhưng cũng rất anh hùng, dũng cảm trước kẻ thù xâm lược. Hình ảnh quê hương trong thơ Giang Nam thật là đa sắc muôn hương nhưng những nghiên cứu về đề tài này lại được tìm hiểu ở một phạm vi còn hạn hẹp. Đa phần chỉ đi sâu, làm rõ hình ảnh quê hương ở khía cạnh một bài thơ (cụ thể là bài “Quê hương”). Điều đó dễ dẫn đến cách nhìn phiến diện, không bao quát về quê hương. Vấn đề tìm hiểu về nhà thơ Giang Nam cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng việc đào sâu để làm rõ thêm giá trị nội dung và nghệ thuật thơ của Giang Nam cũng là một việc làm cần thiết. Vị thế của Giang Nam đã được khẳng định và đánh giá đúng với những đóng góp của ông dành cho văn nghệ. Giới nghiên cứu, bạn đọc rất trân trọng những tác phẩm của ông. Không những thế, tác phẩm của ông cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Xuất phát từ tình yêu và những kỉ niệm, hồi ức thân thương, đáng nhớ về quê hương, muốn khám phá, tìm hiểu những nét đẹp ấy cùng với sự yêu thích, trân trọng óc nhìn bao quát, tài năng sáng tạo độc đáo, phản ánh chân thực về quê hương của nhà thơ Giang Nam, đã tạo động lực thôi thúc chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Hình ảnh quê hương trong thơ Giang Nam”. Mặc dù năng lực có hạn và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu nhưng chúng tôi vẫn cố gắng và quyết tâm tìm hiểu, làm rõ yêu cầu và mục đích của đề tài đặt ra. 2. Lịch sử vấn đề Giang Nam là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Từ trước đến nay, không ít những công trình nghiên cứu về ông nhưng phạm vi còn khá hạn hẹp và chưa có công trình tổng hợp nên bạn đọc ít nhiều gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu. Những công trình đó phần nhiều chỉ là những bài phân tích, suy nghĩ ngắn về một khía cạnh hẹp nào đó của nhà thơ. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sưu tầm và tra cứu nhiều nguồn tài liệu và thu thập được một số công trình như sau: Bài viết Giang Nam của Vũ Văn Sĩ in trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại; Quê hương của Hoài Thanh in trong Bình thơ và cách bình thơ; Giang Nam với quan niệm thơ in trong “Giang Nam tuyển tập thơ” của Nguyễn Công Lý, Thơ Giang Nam trong Văn học giải phóng miền Nam của Phạm Văn Sĩ; Hoài Thanh có một số bài viết in trong Hoài Thanh toàn tập: Một ít bài thơ vượt tuyến của Giang Nam (1962) Những vần thơ ngời ánh thép mà chan chứa mến thương (1965), Thơ và chuyện trong truyện thơ (1981).Trần Thị Thắng với bài 2 Giang Nam: Kỉ niệm một thời làm báo và sáng tác, in trong Con chữ soi bóng đời,... Sau đây chúng tôi xin dẫn một số ý kiến, nhận xét, đánh giá,… tiêu biểu: Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học đã nhận định về thơ Giang Nam như sau: “Tác phẩm của Giang Nam tập trung viết về con người và cuộc sống ở miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, nổi bật là hình ảnh người phụ nữ miền Nam hiền dịu, chịu nhiều đau thương, nhưng kiên trinh, bất khuất. [23; tr.527]. Để khẳng định sự thành công và đóng góp của Giang Nam trong mảng đề tài viết về phụ nữ, Hoài Thanh trong Những vần thơ ngời ánh thép và chan chứa mến thương đã có những lời nhận xét đầy ưu ái: “Giang Nam đã đưa thêm vào thơ ca những nét riêng của người phụ nữ Việt Nam, ngòi bút Giang Nam hết sức trân trọng, hết sức trìu mến đối với phụ nữ và đó chính là ưu điểm lớn của thơ anh” [59;tr.264]. Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam đã nhận xét: “Thơ Giang Nam mang tính thời sự nóng hổi” [62; tr.178]. Điều này đã làm cho thơ Giang Nam hùng hục khí thế và động lực chiến đấu “tính thời sự nóng bỏng, không khí chiến đấu toát ra từ mỗi bài thơ của Giang Nam như những tia nước cuồn cuộn nổi bọt từ một dòng thác đổ ào ào” [62; tr.180] Mang đậm yếu tố tình cảm cũng là một đặc trưng nổi bật của thơ Giang Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng khen như thế. Tại sao thơ Giang Nam lại đậm chất tình cảm? Phạm Văn Sĩ đã sử dụng từ “căm thù” để giải thích về điều đó “Giang Nam lấy căm thù để sáng tác thơ. Thơ anh do đó có tiếng nói phát ra từ lòng yêu nước và căm thù giặc để phát huy mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn lòng yêu nước và căm thù giặc của nhân dân.” [62; tr.178] Nguyễn Công Lý – người đã sưu tầm tuyển tập và có những bài viết sâu sắc về Giang Nam đã nhận xét thủ pháp nghệ thuật của thơ Giang Nam như sau: “Giọng điệu và phong cách nghệ thuật, có thể thấy bút pháp thơ Giang Nam vừa hiện thực vừa lãng mạn cách mạng, kết hợp trữ tình với tự sự, một số bài có chất trí tuệ, chính luận” [38; tr.15] Trong Từ điển Tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường của Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý đồng chủ biên đã có lời kết luận: “Thơ Giang Nam như những tia lửa góp thêm vào đóa hoa lửa rực rỡ làm sáng ngời lên hình ảnh miền Nam đau thương và anh dũng” [42; tr.114] Để có được thành công như thế, đòi hỏi nhà thơ phải là một người yêu thơ, sống hết mình với thơ và xem thơ là một phần cuộc sống, một phần cơ thể mình. Trần Thị Thắng nhận xét: “Giang Nam là người đã dành cả đời hoạt động văn học 3 nghệ thuật cho cách mạng, anh xứng đáng là nhà thơ của nhân dân, của cách mạng [69; tr.51] Thấm đượm tinh thần, tư tưởng văn nghệ của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Khán “Thiên gia thi” hữu cảm) nên Giang Nam đã xem thơ mình là phương tiện, là vũ khí đấu tranh. Nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) đã nói “Giang Nam ngồi làm thơ như ngồi vót ngọn chông” [62; tr.180]. Cũng với tinh thần đó, Phạm Văn Sĩ đã nhận xét vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Thơ Giang Nam là thơ chiến đấu”[62; tr.180] Với tài năng độc đáo của mình, Giang Nam đã để lại ảnh hưởng không nhỏ đối với các thế hệ kế thừa. Vũ Văn Sĩ đã nói “Chất giọng trữ tình của Giang Nam một thời đã có ảnh hưởng đáng kể đến giọng thơ của các cây bút trẻ miền Nam” [60; tr.33] Bên cạnh những thành công và đặc sắc trong tác phẩm của mình, nhà thơ Giang Nam cũng còn một vài điều hạn chế. Nói về vấn đề này, Hoài Thanh đã nhận xét: Thơ Giang Nam “ngay trong những bài hay nhiều chỗ cũng còn là lời nói chưa phải lời thơ. Ngòi bút của Giang Nam có khi quá dễ dãi” [65; tr.856]. Đồng quan điểm đó, Nguyễn Công Lý nhận định: Thơ Giang Nam “chưa sắc gọn, chưa cô đọng, còn kể lể vì thế ít nhiều cũng giảm đi cái hiệu ứng nghệ thuật trong người đọc khi tiếp nhận thi phẩm” [38; tr.16] Đó là những nhận xét của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học về thơ Giang Nam. Nói về mảng đề tài quê hương thì thật là một mảnh đất màu mỡ thu hút sự đầu tư “bút mực” của các văn thi sĩ. Vào năm 2007 đã có một tập sách tuyển chọn những bài thơ về quê hương với nhan đề Thơ quê hương và những lời bình. Tác giả đã tuyển chọn trên 50 bài thơ về quê hương của các tác giả nổi tiếng: Tế Hanh, Huy Cận, Lê Anh Xuân, Giang Nam,…và chia thành hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong mục Lời nhà xuất bản của quyển Thơ quê hương và những lời bình có ghi nhận: “Năm 2000, với sự cố gắng của các nhà sưu tầm, tuyển chọn, tập Thơ quê hương do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành đã được đông đảo công chúng yêu thơ đón nhận. Gần 340 bài thơ được tuyển chọn từ hàng nghìn bài thơ viết về quê hương. Mỗi bài một vẻ, mỗi nỗi niềm tri kỉ, tri ân – người đọc có thể bắt gặp dáng vẻ của trăm nghìn vùng quê” [48; tr.11] Hình ảnh quê hương là cuộc đời, là sự sống luôn rung động và thổn thức trong tâm hồn Giang Nam. Vũ Văn Sĩ trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại đã có nhận xét vô cùng xác thực: “Đối với Giang Nam, tình quê hương, đất nước là linh hồn trong 4 suốt các tập thơ của anh. Rất ít bài thơ Giang Nam không nói đến quê hương. Quê hương và “vồng khoai luống mía” là “vườn dâu nong kén”, đến những chuyến đò ngang chở lời ca kháng chiến. Nhưng chủ yếu là quê hương bị dầy đạp dưới ách thống trị của chế độ Mỹ Diệm khát máu” [80; tr.409 – 410] Hoài Thanh đã có những ý kiến thấy rõ được sự gắn bó mật thiết và một cái “duyên” đối với quê hương của Giang Nam: “Bài thơ đầu tiên của Giang Nam được công chúng đặc biệt hoan nghênh là bài Quê hương. Tập thơ sắp xuất bản của Giang Nam cũng lấy tên là Quê hương. Tấm lòng nhà thơ có khi như quyện theo cảnh sắc quê hương” [66; tr.871]. Trong bài viết “Thay lời tựa” cho tập thơ Quê hương xuất bản năm 1962, ông còn nói thêm: “Có những mảnh đất ta chưa hề đi đến bao giờ mà lại thấy rất quen, mỗi lần nhắc đến bỗng như sống lại cả một thời kỷ niệm. Trái lại, có những mảnh đất rất quen, vì cha ông ta đã gửi vào trong đó biết bao nhiêu vui buồn, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, bao nhiêu xương máu thế mà ta lại thấy hững hờ xa lạ… Món nợ lâu đời ấy đối với quê hương chúng ta phải liệu mà thanh toán. Và Giang Nam là một người có nhiều khả năng để trả món nợ này” [60; tr.27]. Từ đó, chúng ta thấy rõ hơn cái nghĩa, cái tình sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương, xứ sở. Những công trình nghiên cứu đó đã làm rõ đặc sắc nghệ thuật về nội dung và nghệ thuật cùng những hạn chế trong thơ Giang Nam. Những bài viết này là tài liệu quý báu và cần thiết cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng và cập nhật những bài thơ viết về quê hương mới nhất, những bài thơ mà ở thời điểm các học giả nghiên cứu vẫn chưa ra đời, để làm rõ và phong phú hơn hình ảnh quê hương cũng như tài năng sáng tạo nghệ thuật của Giang Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Hình ảnh quê hương trong thơ Giang Nam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về quê hương Khánh Hoà của nhà thơ Giang Nam nói riêng và quê hương ở những vùng đất khác nói chung, mở rộng hơn đó là quê hương Việt Nam anh dũng, kiên cường. Đặc biệt, giới trẻ sẽ cảm thấy yêu và trân trọng hơn những giá trị mà cha ông đã để lại và thêm yêu non sông đất nước Việt Nam này. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương thì tình yêu ấy lại rất cần thiết và quý báu. Đề tài này còn giúp chúng ta thấy được vị thế của nhà thơ trên thi đàn, sự đóng góp to lớn của ông đối với nền thơ ca cách mạng nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. 5 Ở đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu và khám phá những vấn đề chưa được đề cập, đề cập một khía cạnh hẹp hoặc chỉ gợi mở chưa có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu, từ đó có thể giúp người đọc tìm hiểu và bao quát đề tài quê hương dưới góc nhìn đa dạng, phong phú mà nhà thơ Giang Nam đã phản ánh. Đây còn là điều kiện giúp chúng tôi học hỏi và đúc kết kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cung cấp những kiến thức quý báu, nâng cao trình độ của chúng tôi để phục vụ cho học tập, công việc và nghiên cứu sau này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hình ảnh quê hương. Từ quê hương Khánh Hoà của nhà thơ Giang Nam đến những nơi mà Giang Nam sống, chiến đấu và cả quê hương Việt Nam bao la, rộng lớn. Tất cả những hình ảnh ấy đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Về phạm vi, chúng tôi nỗ lực khảo sát những thi phẩm viết về đề tài quê hương của Giang Nam. Vì số lượng tài liệu còn hạn chế nên chủ yếu chúng tôi chỉ tìm hiểu dựa trên quyển “Giang Nam tuyển tập thơ” của Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2013. Giang Nam không những sáng tác thơ mà còn có bút ký, truyện ngắn,… nhưng do yêu cầu của đề tài chúng tôi chỉ dừng lại ở thể loại thơ, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi của đề tài này sau. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp lịch sử: Chúng tôi tiếp cận và tìm hiểu cuộc đời nhà thơ Giang Nam qua các giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh xã hội tương ứng, từ đó nhận thức rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm thơ, tạo tiền đề cho sự cảm nhận và phân tích thấu đáo, làm rõ yêu cầu của đề tài. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để so sánh đề tài quê hương của Giang Nam với một số nhà thơ khác. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để làm sáng tỏ đề tài này, ngoài những phương pháp nghiên cứu văn học chúng tôi còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu về ngôn ngữ để nghiên cứu khía cạnh nghệ thuật và phương pháp nghiên cứu về lịch sử để tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội khi các tác phẩm ra đời. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp hệ thống,… 6 Chương 1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NHÀ THƠ GIANG NAM 1.1. Cuộc đời 1.1.1. Tiểu sử Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1929 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn - 1928). Bút danh Giang Nam xuất phát từ ý thơ trong bài Khúc linh cầu của nhà thơ Hồ Dzếnh: “Tô Châu lớp lớp phù Kiều Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam.” Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho bình dân cuối mùa, có truyền thống yêu nước tại làng Bình Trị, tổng Hiệp Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hoà, tỉnh Khánh Hoà (nay là làng Bình Trị, xã Ninh Bình, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà). Từ nhỏ, Giang Nam là một cậu bé thông minh, ham học và thích đọc sách, đặc biệt là sách văn học. Ông đã từng tâm sự:“Tôi học giỏi nhất là môn Văn (cả Pháp lẫn Việt) được học bổng 4 năm liền” [72]. Ông theo học bậc Tiểu học tại quê nhà. Sau khi có bằng Sơ đẳng Tiểu học (năm 1941), ông ra Quy Nhơn tiếp tục học và thi đỗ bằng Thành chung tại trường Quốc học Quy Nhơn. Đây là ngôi trường có truyền thống yêu nước, đã đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước: Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Quách Tấn, Đặng Hữu, Lê Văn Thiêm,… Với tư chất thông minh, hiếu học lại được đào tạo bởi một trường học danh giá cùng với những nhà sư phạm giỏi, có phương pháp hay, kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực và một lòng nhiệt huyết yêu nghề sâu sắc đã tạo nền tảng cho sự thành công trên thi đàn của Giang Nam sau này. Ông luôn có ấn tượng mạnh mẽ với những giáo sư dạy Hán học, Quốc văn như cụ Ngô Xuân Thọ (thân phụ của nhà thơ Xuân Diệu, đã từng đỗ Tú tài kép và là thầy dạy Hán văn, người đã hình thành niềm đam mê thơ Đường trong lòng nhà thơ Giang Nam), cụ Trần Cảnh Hảo,… Đó đều là những bậc thầy danh tiếng, đào tạo ra biết bao thế hệ các nhà văn, nhà thơ cho văn đàn Việt Nam. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trường học đóng cửa, ông trở về quê tham gia cách mạng với sự dìu dắt của anh trai Nguyễn Lưu – người đã truyền nhiệt huyết và niềm tin vào cách mạng cho Giang Nam. Khi mới bắt đầu hoạt động cách 7 mạng, ông tham gia công tác thông tin tuyên truyền tại xã Vạn Thắng và thường gởi thơ văn đăng trên báo Thắng – tờ báo kháng chiến của tỉnh Khánh Hoà. Năm 1948, nhờ vào tài chữ nghĩa thông qua thơ văn đăng trên báo Thắng, ông được đề bạt vượt cấp về Ty Thông tin của tỉnh. Tháng 8/1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Mốc thời gian năm 1948, đánh dấu sự nghiệp văn chương cùng con đường cách mạng của Giang Nam. Sau đó, ông giữ chứng Phó Trưởng ty Văn hoá Thông tin tỉnh Khánh Hoà. Đầu năm 1954, ông được điều về hoạt động ở cơ quan dân chính của tỉnh Phú Khánh. Đây cũng chính là nơi chớm nở mối tình sắc son, chung thuỷ của ông và bà Phạm Thị Triều (nhiều tư liệu gọi là Phạm Thị Chiều) – người vợ, người bạn đường “nâng khăn sửa túi” tiếp thêm sức mạnh cho ông trên cả văn nghiệp và cách mạng. Năm 1954, sau khi đám cưới được hai ngày, Giang Nam được tổ chức điều ra Bình Định tham gia đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Giơnevơ. Đến tháng 7/1954, ông trở lại hoạt động ở Nha Trang. Thời gian này, ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giao phó, ông còn tham gia tờ báo hợp pháp “Gió mới” với vỏ bọc của một anh thợ xưởng cưa. Mục đích để tuyên truyền cách mạng, đưa cách mạng đến gần với quần chúng nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, giúp thanh niên có lý tưởng đúng đắn, giác ngộ được lý tưởng cách mạng của Đảng. Nhằm để che giấu và tránh sự phát hiện của địch, ông đã sử dụng nhiều bút danh khác nhau: Châu Giang, Lê Minh, Hà Trung. Ông cũng sử dụng bút danh này để viết bài cho báo công khai ở một số tỉnh khác ở Nam Bộ (từ năm 1955 đến 1959) Năm 1958, cả hai vợ chồng Giang Nam được chuyển về công tác ở Biên Hoà. Nói về thời gian này, trong Hồi ký Sống và viết ở chiến trường Giang Nam viết: “Chúng tôi thuê một căn nhà lá trong một xóm nghèo ở Biên Hoà để ở. Hằng ngày vợ tôi bán bánh bò ngoài chợ, tôi làm công cho một tư sản thầu khoán người Việt…. Rồi vợ tôi sinh một cháu gái. Đó là nỗi vui mừng của tôi. Tuy nhiên công việc của người chủ gắn với mỏ đá ở Long Khánh nên tôi thường xuyên xa nhà” [52; tr.149] Năm 1959, ông được tổ chức điều về chiến khu Khánh Hoà (lúc này đóng ở Hòn Dù) làm Phó Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Khánh Hoà để chuẩn bị cho tình hình mới, củng cố lực lượng và đấu tranh võ trang và vì tình hình đang khó khăn, cơ sở công khai bị lộ, địch theo dõi gắt gao, ông đành bỏ lại bà Triều và con gái ở Biên Hoà. 8 Năm 1960, khi đang công tác tại căn cứ Hòn Dù, Giang Nam được nghe tin bà Triều và con gái đã bị giặc thủ tiêu “như thế là tôi đã mất hai người thân yêu nhất của mình, một phần của đời tôi, cuộc sống của tôi” [46; tr.350]. Chính nỗi đau tột cùng ấy, đã tạo thành xúc cảm cho ra đời bài thơ “Quê hương” - kiệt tác của cuộc đời ông. Nói về bài thơ này, Giang Nam đã từng tâm sự: “Theo tôi, đó là giây phút choáng váng nhận được tin buồn đột ngột. Nó là giọt nước mắt cuối cùng làm tràn chiếc cốc tình cảm nhớ thương và chờ đợi của tôi. Nỗi đau đã đến bật ra thành thơ” [46; tr.351]. Năm 1961 bài thơ Quê hương được tặng giải Nhì về thơ 1960 – 1961 của Tạp chí Văn nghệ. Đó là dấu ấn của sự nghiệp cầm bút, đánh dấu sự thành công rực rỡ trên thi đàn của Giang Nam. Nó đã đem tên tuổi Giang Nam đến với mọi người và làm rung động bao trái tim độc giả từ Nam chí Bắc. Sau đó, ông được điều về phụ trách bộ phận văn hoá văn nghệ của Ban Tuyên huấn Khu 6 mới thành lập (gồm các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,Lâm Đồng và một phần ĐắkLắk). Rồi ông được cử đi học Trường Đảng do Trung ương cục miền Nam mở ở Tây Ninh. Khi Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam thành lập, ông được giao nhiệm vụ Phó Tổng Thư ký Hội, kiêm Tổng biên tập báo Văn nghệ Giải phóng Sau giải phóng, ông giữ nhiều cương vị quan trọng trong các tổ chức về văn học nghệ thuật của Trung ương và của các tỉnh, thành khác. Năm 1976 ông công tác trong các tổ chức văn nghệ ở TP.Hồ Chí Minh. Cuối năm 1977, khi tờ báo Văn nghệ Giải phóng sáp nhận với tờ Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), ông là Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn khoá 2, 3. Đến năm 1978, Giang Nam được điều ra Hà Nội phụ trách mảng văn nghệ miền Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn nghệ (1978 - 1980); Trưởng ban Đối ngoại Hội Nhà văn (1981 - 1983); Thường trực Đảng Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Ông còn tham gia Ban vận động thành lập và là thành viên sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật của tỉnh, được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Khánh, rồi Khánh Hoà (1984 – 1989). Về chính quyền, ông đã từng là đại biểu Quốc hội và là Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội khoá 6 (1976 - 1981). Năm 1989, khi tỉnh Phú Khánh tách thành tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, Giang Nam được điều về làm Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà, phụ trách Văn xã (1989 - 1993). Từ khi về hưu cho đến nay, ông được đề cử làm Trưởng đại diện của Tuần báo Văn nghệ khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong thời gian làm Phó Chủ tịch tỉnh hay khi đã nghỉ hưu thì máu văn chương vẫn cuộn chảy trong lòng ông, vẫn không ngừng thôi thúc ngòi bút của ông. Đến nay, khi đã tiến gần đến tuổi 90 ông vẫn miệt mài bên bàn viết, vật lộn, cặm cụi với 9 những con chữ, những trang hồi ký chiến tranh cùng với những cuộc Hội thảo trong và ngoài tỉnh. 1.1.2. Con người Đặc điểm tính cách, lối sống của con người đều hình thành và ảnh hưởng từ xã hội, từ gia đình và hoàn cảnh sống. Con người là sản phẩm của xã hội, xã hội thế nào thì hình thành tính cách con người thế ấy. Lúc bấy giờ, dân tộc ta đang trong cảnh“nước mất nhà tan”, không khí kháng chiến chống ngoại xâm sôi sục và bủa khắp từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn. Lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần dân tộc và khí thế cách mạng đã bùng lên và rực cháy trong trái tim mỗi người Việt Nam. Sống trong hoàn cảnh ấy, cùng với việc kế thừa tất cả những truyền thống quý báu của gia đình, từ hiếu học đến yêu nước đã hình thành nên nhân cách và con người của Giang Nam. Như đã nói ở trên, Giang Nam là một học sinh có niềm đam mê văn học từ nhỏ, cùng với sự dạy dỗ nhiệt tình và có tâm huyết của các nhà sư phạm, đã khiến cho lòng đam mê ấy tiến lên vượt bậc và đó cũng là nền tảng căn bản, vững chắc hình thành tài năng, bản lĩnh của Giang Nam. Ông đã học tập đã tiếp thu nhiều nguồn tri thức văn học Đông Tây kim cổ, như ông đã từng tâm sự: Tôi yêu thơ Đường với cụ Tú Thọ yêu truyện Kiều, Chinh phụ ngâm với bác Trần Cảnh Hảo, yêu thơ Victo Huygô và văn An – phông – xơ Đôđê bà giáo già người Pháp. Có một điều mà nhà trường không dạy nhưng lại do chúng tôi tự học, “tự mê” là thơ lãng mạn, thơ mới của các nhà thơ Việt Nam. Tôi say Nguyễn Bính với Lỡ bước sang ngang, say Hàn Mạc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ, say Thế Lữ với Giây phút chạnh lòng.” [68; tr.173] Những kiến thức ấy, những nhà thơ, tác phẩm ấy đã có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ hình thành nên con người, cũng như tác phẩm của ông. Những kiến thức văn chương, những bài giảng văn luôn nằm trong tiềm thức và trí nhớ của Giang Nam. Có lần ông tâm sự: “Tôi “mê” văn học từ hồi còn đi học trường làng và cho đến bây giờ 60 năm sau vẫn còn có thể đọc thuộc lòng hàng trăm bài văn thơ trong các cuốn Quốc văn giáo khoa thư thời ấy” [68;tr.172]. Giang Nam là con người đầy bản lĩnh, nghị lực vượt lên mọi gian nan, nghịch cảnh để sống, để hoạt động. Càng phẫn uất, đau khổ bao nhiêu thì sức mạnh nội tâm trong ông lại trổi dậy bấy nhiêu. Đau thương đã chuyển hoá thành sức mạnh. Con người phi thường luôn xuất hiện từ nghịch cảnh trái ngang “lấy nỗi đau vô cùng, làm sức mạnh vô biên” (Dương Hương Ly). Đó là tinh thần, khí phách của người chiến sĩ cách mạng ngoan cường. Chính đau thương ấy đã làm sống dậy tâm hồn thi 10 sĩ để rồi tạo thành xúc cảm cho ra đời bài thơ Quê hương, mang tên tuổi Giang Nam vang xa đến mọi miền đất nước. Hết lòng phụng sự cách mạng, phụng sự kháng chiến, Giang Nam đã biết bao lần ông hy sinh hạnh phúc gia đình, chấp nhận xa vợ, xa con, sinh ly tử biệt vì nhiệm vụ của tổ chức, của cách mạng. Đám cưới chỉ mới được hai ngày, ông phải chuyển đến hoạt động ở Bình Định theo sự phân công của tổ chức. Có những lúc hoạt động chung địa bàn nhưng vì nhiệm vụ nên họ giữ bí mật và không được gặp nhau. Gia đình nhỏ ông xây đắp từ năm 1954 nhưng mãi đến 35 năm sau (năm 1989 khi ông được điều về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà) gia đình ông mới thực sự đoàn tụ một cách trọn vẹn. Cả hạnh phúc và tuổi trẻ của Giang Nam đều hiến dâng cho cách mạng và vì mục đích chung của cách mạng, của Tổ quốc. Cách mạng chính là yếu tố quan trọng tạo nên cuộc đời và con người Giang Nam. Để trở thành một nhà thơ nổi tiếng được nhiều người biết đến cũng nhờ cách mạng. Không có cách mạng sẽ không có nhà thơ Giang Nam. Từ cuộc sống cách mạng, từ những điều mắt thấy, tai nghe đã trở thành đề tài của hàng loạt thi phẩm. Ông viết do sự rung động, thúc giục từ con tim cháy bỏng và một bầu máu nóng. Chính con người cách mạng đã tạo nên con người thi sĩ trong Giang Nam. Nói về vấn này, ông tâm sự: “Tôi thấm thía một điều: cuộc chiến đấu ấy là ngọn nguồn cảm xúc lớn, là niềm vui và cả nỗi đau trong thơ tôi. [38; tr.8]. Con người nhà thơ trong ông được hình thành và lớn lên do cách mạng và nhờ cách mạng. Giang Nam cũng rất nặng tình, nặng nợ với thơ ca, Giang Nam đã từng tâm sự “Thơ là trái tim, đồng thời là chỗ dựa tinh thần của tôi. Những bài thơ đầu tiên của tôi, viết cho mình để mình đọc, để nhắn nhủ với người thân yêu của mình đang ở trong tù. Vì vậy nó rất thật, cái hay và cái dở của thơ tôi cũng từ cái gốc ấy mà ra” [58; tr.403]. Lúc có thời gian rảnh là ông lại viết. Khi chiến đấu, lúc nào ông cũng đem theo một cây bút chì trong túi và đó đã trở thành đặc điểm các đồng chí đồng đội nhận diện ông “cái anh mang kính cận, luôn có cây viết chì giắt túi, lúc nào đoàn nghỉ là lôi giấy ra viết viết xoá xoá đó” [77; tr.116]. Từ đó, ta thấy được cái tầm quan trọng của văn chương đối với Giang Nam. Ông viết và phản ánh thực tại chiến tranh, với cuộc sống, con người với những xúc cảm chân thành, da diết nhất. Khi làm thơ, ông luôn tâm niệm và xem trọng “tấm lòng người làm thơ đối với cuộc sống, đối với con người” [58; tr.403]. Thơ là máu là xương, là chất nuôi sống tâm hồn và gắn chặt với cuộc đời nhà thơ. Mặc dù ở tuổi xưa nay hiếm gặp nhưng Giang Nam vẫn miệt mài sáng tác, cặm cụi với câu thơ, con chữ. 11 Vì luôn có tâm huyết và yêu nghiệp thơ văn nên Giang Nam có những quan niệm về thơ vô cùng xác đáng và sâu sắc. Ông cho rằng“Thơ là tổng hợp của hiện thực và tưởng tượng, của tình cảm và lý trí, của cuộc sống bình thường hàng ngày và những khoảnh khắc bất ngờ loé sáng của trí tuệ và cảm xúc”. [38; tr.8-9] Trong thơ, Giang Nam không yêu cầu, không chuộng sự cầu kỳ, kiểu cách, mà hướng đến sự đơn giản, tình cảm dễ đi vào lòng người, vì thơ là tình cảm của một con tim gửi và chạm đến hàng vạn con tim khác. Mục đích của việc làm thơ là truyền cảm hứng, tình cảm của nhà thơ đến độc giả chứ không phải thử thách độc giả, đừng “biến thơ thành xiếc chữ nghĩa, người đọc đọc mãi mà không hiểu tác giả muốn nói gì” [38; tr.9] Ông luôn khuyến khích và cổ vũ cái mới trong thơ từ nội dung đến hình thức “nếu những tìm tòi đó diễn tả được điều tác giả muốn nói một cách thông minh, chân thật và xúc động” [58; tr.403] và cái mới phát triển phải dựa trên “những đặc điểm Việt Nam, càng phát triển đổi mới càng phải biết và bảo tồn cái gì là Việt Nam, là dân tộc trong thơ” [38; tr.9], tránh những cái mới lệch lạc làm “tầm thường hoá thơ, chạy theo những thác loạn, bệnh hoạn để tự cho mình là mới” [38; tr.11]. Đó là những đặc điểm con người thi sĩ trong Giang Nam – luôn tâm huyết, đam mê và không ngừng đổi mới để phát triển, tiến bộ. Để có được những đặc điểm con người cách mạng, con người thi sĩ là nhờ vào nền tảng vững chắc của con người cá nhân trong ông. Trong thời kỳ tham gia cách mạng, đặc điểm con người cá nhân không thể hiện rõ rệt nhưng đó là nền móng tạo dựng nên tính cách điển hình của nhà thơ Giang Nam. Với cương vị là người chồng, người cha, dù không có thời gian để vun đắp tình cảm với vợ con nhưng những tình cảm tha thiết ấy luôn âm ỉ cháy và rung động lòng người qua những dòng thơ, ý văn của Giang Nam. Họ luôn là thi hứng, là nhân vật trữ tình trong nhiều thi phẩm: Lá thư thành phố, Quê hương, Con vào đại học sáng nay, Chùm thơ nhỏ cho em… Tâm đắc với giá trị truyền thống với dân tộc và cũng tâm đắc với thơ, với nghề là một nét tính cách đáng trân trọng của nhà thơ Giang Nam. Ở ông là sự hoà quyện giữ con người chung với con người cá nhân giữa con người cách mạng, con người thi sĩ và con người cá nhân. Nó dung hoà, tác động qua lại làm nên những nét đặc sắc trong tính cách của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, khí phách, một nhà thơ tâm huyết với thơ, với đời. 12 Những đóng góp của ông đã được ghi nhận, khẳng định bằng những giải thưởng, bằng khen, huy chương về sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp thơ văn: Các giải thưởng văn học: - Giải Ba về truyện ngắn của báo Thống nhất (1959), truyện Những người thợ đá. - Giải Nhì về thơ 1960 – 1961 của Tạp chí Văn nghệ (1961), bài Quê hương. - Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu về Văn học Nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (1960 - 1965), giải chính thức về thơ (1965) cho tập thơ Quê hương (Hội đồng đã chọn 54 tác phẩm và trao 3 loại giải: 2 Giải đặc biệt, 35 Giải chính thức (không phân hạng) và 17 giải khuyến khích) - Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1 (2001) cho 3 tập thơ: Quê hương, Hạnh phúc từ nay, Thành phố chưa dừng chân. - Các giải thưởng về Văn học và Nghệ thuật của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà: + Giải thưởng 25 năm (1975 - 2000) về các tác phẩm và công lao đóng góp cho Văn học Nghệ thuật của tỉnh. + Giải thưởng năm 2002 cho trường ca Sông Dinh mùa trăng khuyết, giải B. + Giải thưởng 5 năm (2001 - 2005) cho 2 tác phẩm Sống và viết ở chiến trường, Sông Dinh mùa trăng khuyết, giải B. - Tặng thưởng của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2002 cho tác giả cao tuổi: trường ca Sông Dinh mùa trăng khuyết. Với những cống hiến trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thời đổi mới, nhà thơ Giang Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý: - Huân chương Quyết thắng chống Pháp hạng Nhất (1962) - Huân chương Quyết thắng chống Pháp hạng Nhất (1975) - Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (1985) - Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba (1997) - Huân chương Độc lập hạng Ba (1997) - Huân chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật (1997) 13 - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2008) Và nhiều Huy chương khác Nhà thơ Giang Nam đã dành trọn cuộc đời mình cho cách mạng, cho văn nghệ. Sống bao nhiêu năm là bấy nhiêu năm ông lo nghĩ cho cách mạng, cho thi ca. Dù đã lớn tuổi nhưng tinh thần ông vẫn còn minh mẫn, vẫn còn viết văn, làm thơ vẫn còn có những ý kiến, sáng kiến để đổi mới xã hội, đổi mới đất nước, đổi mới thi ca. Thật tự hào vì cách mạng Việt Nam, thi đàn Việt Nam có được một chiến sĩ, một nhà thơ anh hùng, tâm huyết và đáng khâm phục như thế. 1.2. Con đường thơ của Giang Nam Giang Nam đã để lại cho nền văn học dân tộc nhiều tác phẩm có giá trị, tái hiện và khơi dậy không khí một thời oanh liệt miền Nam chống Mỹ “ông đã để lại cho văn học Việt Nam đương đại 12 tập thơ và trường ca, cùng trên 50 bài thơ đã đăng báo nhưng chưa tuyển thành tập; 05 tập truyện và ký cùng một số hồi ký về nghề văn, về chân dung các văn nghệ sĩ bạn bè, đồng nghiệp, một số tham luận tại các Hội thảo khoa học” [38; tr.5]. Giang Nam sáng tác và được tặng giải thưởng ở nhiều thể loại nhưng người đọc vẫn biết đến ông nhiều nhất với cương vị là một thi sĩ cùng những thi phẩm đặc sắc, cảm động, đi vào lòng người. Con đường thơ của Giang Nam, chúng tôi xin chia thành hai giai đoạn: Thơ Giang Nam trước năm 1975 và thơ Giang Nam sau năm 1975. 1.2.1. Thơ Giang Nam trước năm 1975 Giang Nam đến với thơ ca từ những năm kháng chiến chống Pháp, khi ông còn là học sinh của trường Quốc học Huế. Theo Báo Phú Yên, “ông bắt đầu sáng tác thơ vào năm 1946” [75]. Những thành tựu thơ ca của Giang Nam giai đoạn này có thể kể đến: Thơ Giang Nam (1949) – khoảng 30 bài, in đá (litô), Tháng Tám ngày mai (1962); Quê hương (48 bài) – Tập thơ từ miền Nam gởi ra (1965) (tập thơ này đã được NXB Giải phóng in 1962); Người anh hùng Đồng Tháp (trường ca) (1969); Vầng sáng phía chân trời (1975). Tập Thơ Giang Nam trên 30 bài, in đá (litô) năm 1949 hiện tại vẫn chưa tìm được. Những sáng tác của ông bị ảnh hưởng và tác động mạnh bởi thời cuộc lịch sử, xã hội và đặc điểm văn học giai đoạn 1954 – 1975. Từ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, đất nước bị tạm chia thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc tiếp tục công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, còn ở miền Nam phải chịu đựng sự xâm lược dã man, tàn độc với công nghệ cao của đế quốc Mĩ. Tiếp theo đó, đế quốc Mĩ 14 nả súng tấn công vào miền Nam. Vì nhiệm vụ chính trị khác nhau nên văn học hai miền có những nét khác nhau nhất định. Nhưng “từ năm 1965 về sau thì văn học ở hai miền đều tập trung hơn ở nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước” [39; tr.45]. Nếu giai đoạn này, trên đất Bắc, các nhà thơ viết về cuộc sống, con người trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và niềm tin vào cuộc đời mới dẫu còn lắm thử thách, gian truân thì ở miền Nam, Giang Nam và một số nhà văn nhà thơ khác lại phản ánh cuộc sống, con người trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trước hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này, văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, đại chúng hoá, vì vậy, yêu cầu văn học phải mang tính dân tộc, tính nhân dân, tính Đảng, tính hiện thực. Giang Nam đã đáp ứng và phát triển những yêu cầu đó để nó trở thành những đặc điểm nổi bật nhất trong thơ ông. Thơ Giang Nam được xem là thơ cách mạng, thơ chiến đấu. Nó như những trang nhật ký, ghi chép, phản ánh tường tận, chi tiết các sự kiện của công cuộc kháng chiến miền Nam, từ các trận tiến công nhỏ lẻ đến những chiến thắng oanh liệt. Năm 1960, bài thơ Quê hương ra đời đã đánh dấu sự nghiệp thơ văn của Giang Nam, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả. Từ bài thơ, ta có thể thấy từ những điều giản dị, đơn sơ nhưng được rút ra từ máu xương, từ sâu thẳm con tim biết yêu thương, căm hận cũng có thể tạo nên sự phi thường hiếm gặp: “Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng tôi, chết nửa con người” (Quê hương) Bài thơ đã trở thành “nhãn hiệu” cho thơ và nhà thơ Giang Nam. Khi nhắc đến Giang Nam, người ta sẽ nhắc ngay đến Quê hương và ngược lại. Đó là sự thành công và cũng chính là động lực thôi thúc mạnh mẽ cho những tác phẩm của Giang Nam. Nối tiếp sự thành công của bài thơ Quê hương, năm 1962, Giang Nam đã xuất bản tập thơ Tháng Tám ngày mai. Đây là tập thơ đầu tiên được xuất bản khi nhà thơ hoạt động ở miền Nam. Lúc này miền Bắc đã thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng miền Nam vẫn còn “quặn thương đau” luôn lắng nghe tiếng bom “nổ xoáy óc tim ta”. Tuy ở trong Nam nhưng nhà thơ vẫn cảm nhận và vui mừng cho sự 15 thắng lợi độc lập của miền Bắc “yêu thân”, chưa một lần đặt chân đến. Từ nhan đề tập thơ, ta có thể thấy được sự đánh dấu điểm mốc vàng son thắng lợi của dân tộc ta. Đây cũng là hành động mở đường cho những thắng lợi lớn, chiến công oanh liệt, toàn diện ở “ngày mai”. Giang Nam đã ghi nhận và giúp người đọc hồi tưởng phút giây huy hoàng lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đã trôi qua 14 năm nhưng niềm vui đó, sự phấn khởi đó vẫn hiển hiện trong ký ức tác giả “như mới hôm qua”. Tác giả nhớ cụ thể từng chi tiết: “Cơm chín quên ăn chạy ù ra ngõ Đi cướp chính quyền…ơi ới gọi nhau Cuống quýt say sưa vứt cả áo đội đầu Phút lịch sử nghẹn ngào, tay nắm chặt” (Bài thơ tháng Tám) Dù chiến thắng và độc lập ấy chỉ được dựng nên ở một phần Tổ quốc nhưng đó là động lực, niềm tin cho những bước tiến mạnh mẽ tạo nên sự thống nhất toàn dân tộc: “Tháng Tám hôm qua là trận mở đầu Cho tháng Tám ngày mai long trời lở đất Có tháng Tám là có ngày thống nhất….” (Bài thơ tháng Tám) Bằng việc phản ánh chân thật những điều mắt thấy tai nghe, cùng với những ngôn từ mộc mạc, giản dị gần gũi với đời sống và con tim yêu nước cháy bỏng, Giang Nam đã nói lên được tiếng lòng của những người con Nam Bộ, những người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Không những thế, bằng nhãn quan tinh tế và nhân đạo của mình, Giang Nam đã phát hiện hình ảnh và nỗi lòng của người lính bên kia trận tuyến. Đây thực là một đề tài lạ, khó tìm thấy trong sáng tác của các tác giả cùng thời. Ông đã nói lên tiếng lòng, sự trăn trở, hối hận, băn khoăn của chiến sĩ bên kia trận tuyến khi chính mình đang phá hoại và huỷ diệt quê hương, gia đình mình. 16 “Họng súng anh đang chĩa về phía ấy Về phía con anh! về phía vợ anh! Tiếng xa quay vẫn ấm dịu, hiền lành!” (Tiếng xa quay) Những hình ảnh thân thuộc của quê hương đã làm anh thức tỉnh và thoáng nỗi băn khoăn nhận ra được sự tàn ác, dã man của chúng trong sự căm thù và phẫn uất: “Bắn mẹ, bắn vợ ta ư? Trời! quân khốn kiếp! Anh cắn chặt môi, máu chảy ròng ròng - Bắn! - Không bao giờ! Không bắn, không!” (Tiếng xa quay) Sau đó không lâu, Giang Nam lại ra mắt bạn đọc tập thơ Quê hương. Nó đã phác thảo hoàn cảnh lịch sử và tình hình chiến đấu ở miền Nam, từ con người đến cảnh vật, từ sự khắc nghiệt khó khăn đến sự dã man, tàn ác của quân thù. Nhưng trong hoàn cảnh đó, con người miền Nam vẫn được làm bật nổi lên với vẻ đẹp kiên cường bất khuất, đầy niềm tin và khát vọng ở tương lai tươi sáng. Như tập thơ trước, ở tập này, niềm tin chiến thắng vẫn luôn vẫy gọi trong tim mỗi con người Nam Bộ nhưng niềm tin ở đây mãnh liệt và lớn lao hơn. Niềm tin của họ đặt vào những con người kiêu hùng, dũng mãnh: “Các anh đứng dậy, sân ga lộng gió Anh dũng, hiên ngang nhưng hiền lành cởi mở, Dang cánh tay choàng trọn quê hương Truyền niềm tin và sức mạnh quật cường.” (Một sáng mai hồng) Niềm tin của chiến sĩ cách mạng, của nhân dân đặt trọn vẹn nơi Đảng quang vinh và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: Miền Nam có Bác trong lòng Giữa bom đạn, giữa những vòng thép gai. Bác ơi! Yêu bác vô cùng Miền Nam có Bác: thành đồng sắt son.” (Miền Nam có Bác) Trong tập thơ này và tập thơ, trường ca Người anh hùng Đồng Tháp xuất bản năm 1969, Giang Nam đã dành rất nhiều “khoảnh đất” để ca ngợi những con người 17 miền Nam kiên trung bất khuất: Một sáng mai hồng, Em bước lên, Anh có thấy không anh, Hoa mùa xuân Nam Bộ, Mừng các anh chiến thắng, Mạnh hơn súng gươm và án tử hình,…Và ông đã dành riêng 1 bản trường ca bi tráng, hào hùng để ca ngợi đứa con Đồng Tháp – anh hùng Huỳnh Việt Thanh một con người trọn đời yêu nước, trọn đời gìn giữ tấc đất quê hương: “Từ đây: đồng cỏ bạt ngàn Anh vào lịch sử hiên ngang, chói loà Anh vào trang sách em thơ Anh vào tiếng hát đưa đò bên sông Máu anh nhuộm cánh sen hồng Mũi chông anh đã thành rừng bao la” (Người anh hùng Đồng Tháp) Thơ Giang Nam tập trung đi sâu vào ca ngợi cái đẹp, cái uy dũng, oanh liệt của con người và thiên nhiên trong kháng chiến. Những nhan đề các tập thơ đều nói lên niềm tin quyết thắng và đầy hy vọng ở tương lai, đầy hy vọng ở những con người bất khuất: Tháng Tám ngày mai, Người anh hùng đồng tháp, Vầng sáng phía chân trời. Họ tin rằng những “người anh hùng” sẽ làm nên “vầng sáng” ở “ngày mai”. Thơ ông cũng dùng những ngôn từ mộc mạc, giản dị dễ đi vào lòng người nhưng ẩn chứa khí thế anh hùng, bất khuất. Vì lẽ đó, thơ ông thích hợp làm lời tuyên ngôn, vận động, kêu gọi và thúc giục tinh thần chiến đấu của quần chúng nhân dân. Một thời thơ Giang Nam đã trở thành công cụ tích cực và đắc lực cho cán bộ tuyên truyền, vận động: “Miền Nam ta, mười bốn triệu người, ai không là dũng sĩ? Hoặc trở thành anh hùng, hoặc chịu kiếp ngựa trâu” (Những anh hùng của chúng ta) Tóm lại, thơ Giang Nam đã phản ánh được thần thái, hơi thở của cách mạng miền Nam. Những điều ông chứng kiến và trải nghiệm đã chạm đến con tim và tuôn chảy thành những dòng thơ rung động lòng người giống như lời Hoài Thanh đã nhận xét “Giang Nam làm thơ như vậy đó. Đau xót, căm thù, mến thương, phấn khởi chất chứa trong lòng đã trào lên đầu ngọn bút” [58; tr.407] 1.2.2. Thơ Giang Nam sau năm 1975 Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ chính trị quan trọng không còn là đấu tranh giải phóng dân tộc mà phải phấn đấu, phát triển, đổi mới xã hội về mọi mặt, 18 nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động, hướng đến cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Kéo theo đó, thị hiếu thẩm mỹ của con người cũng thay đổi, vì vậy văn chương cũng cần phải có sự đổi mới phù hợp để đáp ứng yêu cầu bạn đọc. Trước năm 1975, văn chương thường thể hiện cái chung, cái tập thể, dốc toàn lực đấu tranh giải phóng dân tộc thì bây giờ văn chương đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc đời thường của con người. Nói về vấn đề này, Nguyễn Lâm Điền đã nhận định:“Sau năm 1975, những vấn đề đặt ra trong cuộc sống những tháng ngày này không chỉ là hiện thực đời sống cách mạng gắn liền với lợi ích của cộng đồng, mà còn là cuộc sống đời thường, riêng tư của mỗi người, mỗi gia đình” [15; tr.25] Trong giai đoạn này, Giang Nam cũng cho ra đời rất nhiều tác phẩm hướng đến tư duy, quan niệm mới: Hạnh phúc từ nay (30 bài, chùm thơ tặng người làm ra ánh sáng có 3 bài, ghi chép nhỏ ở Thuận Hải 4 bài. Tổng cổng 37 bài thơ) (1978); Thành phố chưa dừng chân (24 bài) (1985); Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca); Mầu nhiệm trong tập “Nẻo về” in chung với 2 tác giả khác (1999); Sông Dinh mùa trăng khuyết (trường ca) (2002), Thơ với tuổi thơ (tuyển thơ thiếu nhi) (2001); Lắng nghe thời gian (2008), Người đi mở đất (trường ca) và khoảng 50 bài thơ đăng báo từ 1999 đến nay nhưng chưa tuyển thành tập. Nếu trước đây đối với ông “vầng sáng” vẫn còn ở “phía chân trời” thì bây giờ ông đã khẳng định “hạnh phúc từ nay”. Đó cũng là nhan đề của tập thơ ông in năm 1978. Hạnh phúc đến với con người, với nhân dân từ những đổi thay của xóm làng của cuộc sống không còn nô lệ. Trước đây những chiếc xuồng qua sông phải đi trong đêm tối với súng đạn ran trời: “Một tràng súng giặc nổ ran Lửa bay chớp đỏ không gian quanh mình” (Đêm qua làng) Bây giờ phà, xuồng có thể ung dung qua lại trong sự tươi vui của con người và cảnh vật “Phà đưa anh rời bến sang sông Thanh thản, ung dung như thuở nào đến lớp 19 Áo trắng các em đùa trên sóng nước Phà tươi vui nổi những mạch đời” (Qua phà Rạch Miễu) Mặc dù đất nước đã hoà bình, độc lập đã về tay ta, đã làm chủ đất nước nhưng vì chiến tranh trong một thời gian dài, kinh tế, lao động sản xuất bị đình trệ dẫn đến đời sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn: “Có một điều em không nhận ra đâu: Bát cơm độn mà lòng người đầy đặn Thương Hà Nội còn nghèo sau thắng trận Bồi hồi anh nhìn em, quên ăn…” (Bữa cơm đầu ở Hà Nội) Cây lành đã bắt đầu sanh trái ngọt. Bao nỗi đau, bao nỗi mất mát hy sinh của thế hệ cha anh đã được đền đáp. Họ ngã xuống cho độc lập của đất nước để chúng ta hưởng được “muôn phần vui nay”. Cảnh sắc tươi vui của hoà bình độc lập còn được Giang Nam miêu tả cụ thể và chi tiết qua nhiều thi phẩm: Trong căn cứ Đồng Tâm, Về thăm Ấp Bắc, Đà Lạt mùa hoa, Mùa xuân ơi rất tuyệt vời,… Sau khi đất nước hoà bình, Giang Nam cũng chuyển hướng văn học, nói nhiều hơn về tình cảm cá nhân, gia đình và tình yêu đôi lứa. Tình cảm với đứa con gái duy nhất luôn da diết và chất chứa yêu thương. Chiến tranh đã cướp đi tình cha con, cướp đi khao khát giản đơn và dung dị. Khi hoà bình thống nhất, ông mới có được cái hạnh phúc, niềm vui của một người cha thực thụ: “Mười bảy tuổi đời con Ba mới có niềm vui của những người cha, người mẹ. Ba vẫn ước được dặn con Những điều rất thừa mà riêng trái tim mới hiểu” (Hạnh phúc) Ông cũng dành những trang thơ của mình để nói về tình cảm với người vợ sắt son chung thuỷ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan