Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 12 bài bảo vệ vốn gen loài người một số vấ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 12 bài bảo vệ vốn gen loài người một số vấn đề xã hội của di truyền học

.DOC
12
1978
122

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS -THPT TRẦN QUỐC TUẤN ************* HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN DÀNH CHO GIÁO VIÊN THPT BẢO VỆ VỐN GEN LOÀI NGƯỜI MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hương Bộ môn: Sinh học Điện thoại: 0988555244 Gmail: [email protected] Hà Nội . Tháng 12 – năm 2014 Hå s¬ dù thi gåm : TT Nội dung Số lượng ĐVT 1 Giới thiệu chung GIOI_THIEU.ppt 01 Bản 2 Kế hoạch xây dựng bài học PHU_LUC\ke_hoach_xay_dung_bai_giang.doc 01 Bản 3 Giáo án tích hợp (PHU_LUC\Giao_an_chi_tiet_bai_hoc.doc) 01 Bài 4 Giáo án trình chiếu ( PowerPoint Bai_22_chuan.ppt) 01 Bài Tư liệu dạy học bằng video 02 Đoạn Tư liệu dạy học bằng hình ảnh 05 Chiếc 7 Sản phẩm của học sinh (San_pham_HS) 05 Sản phẩm 8 Sản phẩm sau bài học của giáo viên (PHU_LUC\Phieu_KT_danh_gia.docx) 05 Sản phẩm 9 Phiếu đánh giá tổng hợp sau bài học (PHU_LUC\Phieu_danh_gia_Ket_qua_sau_bai_hoc.docx) 03 Bản 5 6 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. TÊN CHỦ ĐỀ Dạy học tích hợp liên môn: Sinh học, Hóa học, Vật lý, Giáo dục môi trường, Giáo dục công dân, Công nghệ, Địa lý,...Thông qua bài : Bảo vệ vôn gen loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học – Sinh học lớp 12. II. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức các môn học học sinh sẽ đạt được trong dự án : + Môn sinh học: Học sinh có được những hiểu biết về - Vai trò chung của hệ gen con người - Gánh nặng di truyền của loài người nếu hệ gen bị biến đổi. - Các biện pháp để bảo vệ vốn gen con người - Có kiến thức và hiểu biết về các bệnh tật di truyền ở người và các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh - Xác định được tư vấn di truyền là gì và vai trò to lớn của nó trong việc bảo vệ vốn gen của loài người - Trình bày được một số vấn đề xã hội của di truyền học cũng như đưa ra được quan điểm của bản thân về những vấn đề đó. + Môn hóa học: Học sinh có những hiểu biết về các chất hóa học gây tổn hại cho hệ gen con người từ đó có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế khi sử dung các chất hóa học . + Môn Vật lý: Các tác nhân vật lý ảnh hưởng tới hệ gen, các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với các tác nhân đó. + Môn giáo dục môi trường : Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến . + Môn giáo dục công dân : Ý thức trách nhiệm của người công dân trong xã hội, giáo dục lối sống cho học sinh nhằm bảo vệ tốt hệ gen và biết xử lý các tình huống cần thiết khi gặp phải trong đời sống hàng ngày. + Môn Văn học: HS biết dàn dựng, xắp xếp và xử lý các văn bản, tình huống trong văn bản, biết viết và báo cáo các văn bản đó... + Môn Tin học: Có kỹ năng tìm kiếm thông tin có liên quan trong bài học, biết sử dụng kiến thức máy tính, các phần mềm của máy tính. 2. Kỹ năng: Học sinh có năng lục vận dụng các kiến thúc liên môn đẻ giải quyết các tình huống thục tiễn trong cuộc sông. - Rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin, chọn lựa, phân tích và xử lí thông tin phù hợp với nội dung - Rèn kĩ năng thiết kế phần mềm powerpoint, kĩ năng báo cáo, thuyết trình, nêu quan điểm trước đám đông - Rèn kĩ năng tư duy và giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính xã hội - Rèn kĩ năng tự học, kĩ năng hợp tác nhóm 3. Thái độ: - Có ý thức tích cực trong các hoạt động , độc lập tư duy và hợp tác nhóm . - Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ vốn gen loài người, thể hiện quan điểm của mình về một số vấn đề thục tiễn trong xã hội . - Xây dựng ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội - Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, yêu hòa bình, chống chiến tranh - Rèn thói quen sống lành mạnh III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC TRONG BÀI HỌC: - Học sinh lớp 12: 98HS gồm 3 lớp: 12B, 12C, 12D. III. Y NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI HỌC: - Gắn kết kiến thúc , kỹ năng, thái độ của các môn học với nhau và với thục tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học, yêu thích cuộc sống. - Biết vận dụng cuộc sống để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thục tiễn từ đó xây dụng ý thức và hành động cho chính bản thân và cộng đồng. - Qua việc thục hiện bài học, sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm bắt kiến thức mình dạy mà còn không ngừng trao đổi kiến thức các môn học khác để tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đạt ra trong môn học một cách nhanh chóng và hiệu quả. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy suy nghĩ tích cực, tư duysáng tạo. Cụ thể thông qua bài học, học sinh không chỉ nắm được kiến thức sinh học cần thiết về hệ gen con người và một số vấn đề xã hội của di truyền học mà còn thấy được các tác hại của tác nhân vật lý, tác nhân hóa học và lối sống của con người, các hành vi các hoạt động của xã hội loài người đã làm ảnh hưởng như thế nào tới vốn gen của loài người. Từ đó nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường sống ở cấp độ vi mô và vĩ mô. IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC : - M¸y chiÕu, b¶ng nhãm, bót da, m¸y vi tÝnh, m¸y ¶nh... - Một số hình ảnh về các tật bệnh di truyền ở người - Hình ảnh quy trình chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai, liệu pháp gen… - Phiếu giao việc cho HS chuẩn bị trước, yêu cầu HS về nhà chuẩn bị rồi báo cáo trong tiết học PHIẾU GIAO VIỆC - HS tìm hiểu trước các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người và mục đích của từng biện pháp + Tạo môi trường sạch, hạn chế các tác nhân gây đột biến (các hành động nên và không nên làm) + Tư vấn di truyền( khái niệm, nội dung) + Sàng lọc trước sinh ( quy trình, thời gian, mục đích) - HS tìm hiểu trước các nội dung: + Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người ( lợi ích, mặt trái, quan điểm của bản thân về vấn đề này) + Một số vấn đề xã hội phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào ( lợi ích, mặt trái, quan điểm của bản thân về vấn đề này) - HS chuẩn bị trước vấn đề di truyền và khả năng trí tuệ ( chỉ số IQ, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ, cách bảo vệ tiềm năng trí tuệ) - Các nhóm tìm hiểu và chuẩn bị trước ở nhà vấn đề 4 - di truyền học và bệnh AIDS, báo cáo bằng phần mềm powerpoint, cử đại diện một nhóm báo cáo trong tiết học (nhóm 1) theo các nội dung sau: + AIDS là gì? + Nguyên nhân gây AIDS + Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virut HIV trong tế bào chủ + Hậu quả của AIDS + Các biện pháp điều trị AIDS + Vận dụng hiểu biết về di truyền học trong công tác chữa trị AIDS V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRONG BÀI HỌC: 1. M« t¶ b¨ng gi¸o ¸n ®iÖn tö. 2. Phương pháp dạy học - Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp khăn trải bàn… VI. GIÁO ÁN CHI TIẾT BÀI HỌC : Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA DI TRUYỀN HỌC A. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC: Dưới hình thức trò chơi đoán hình với 5 câu hỏi trắc nghiệm 3. Bài mới: Mở bài: Dựa vào bức hình về các dị tật di truyền ở phần KTBC để giới thiệu bài mới: GV: chỉ định 1 HS và đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức hình này? Theo em, những tật bệnh di truyền có ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh, gia đình và xã hội? GV: Các bệnh mà chúng ta thấy chỉ là con số rất nhỏ trong hơn 6000 bệnh di truyền ở người. Các tật bệnh này không chỉ làm giảm sức sống, gây chết cho người bệnh mà còn di truyền qua các thế hệ tạo ghánh nặng về tâm lí, kinh tế cho gia đình và toàn xã hội. Theo WHO, hàng năm , trên thế giới có khoảng hơn 8 triệu trẻ em sinh ra mắc dị tật di truyền, con số này ở Việt Nam là 20- 30 nghìn trẻ và có xu hướng gia tăng gần đây. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những biện pháp để bảo vệ vốn gen loài người từ đó hạn chế các dị tật di truyền. Vậy các biện pháp đó là gì? Đó chính là nội dung bài 22 mà cô và các em sẽ tìm hiểu sau đây. Lưu ý: Bài học này , kiến thức lí thuyết không nhiều nhưng có nhiều kiến thức thực tế rất gần gũi, bổ ích và thiết thực nên các em không cần ghi chép nhiều mà cần tích cực vận dụng các hiểu biết thực tế vào việc xây dựng bài. Nội dung Hoạt động thầy - trò I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trên màn hình , LOÀI NGƯỜI nêu biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người? Nguyên nhân gây suy thoái vốn gen loài người làm xuất hiện dị tật di truyền là gì? ? Nêu nguyên nhân gây đột biến ? Vì sao gần đây các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm trong khi các bệnh di truyền có xu hướng tăng 1. Tạo môi trường sạch, lên cho biết biện pháp ngăn chặn sự phát sinh hạn chế tác nhân gây đột của các đột biến trong quần thể? biến HS: Dựa vào phần chuẩn bị trả lời GV chốt: Để ngăn chặn đột biến phát sinh nhằm bảo vệ vốn gen ta có biện pháp đầu tiên là tạo môi trường sạch, tránh tác nhân gây đột biến HS: Ghi bài GV: ? Để tạo môi trường sạch, chúng ta nên và không nên làm gì? HS: Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung GV: ? Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với tác nhân đột biến ta phải làm gì? HS: Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung GV chốt lại phần 1 bằng sơ đồ và lời kêu gọi bảo vệ môi trường GV: Đột biến khi đã xuất hiện có thể lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì vậy ngoài biện pháp ngăn chăn đột biến phát sinh còn cần ngăn chặn sự di truyền của chúng trong quần thể bằng tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh. 2. Tư vấn di truyền và sàng Vậy tư vấn di truyền là gì, có những đối tượng lọc trước sinh nào tham gia, nhiệm vụ của từng đối tượng và a. Tư vấn di truyền mục đích của tư vấn di truyền là gì? Mời các em - Đối tượng tham gia: 2 xem đoạn kịch sau để hiểu thêm về công việc nhóm này. + Người cần tư vấn: cung cấp HS: Diễn kịch thông tin, nêu thắc mắc GV: Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi trên sau đó + Người tư vấn: Bác sĩ tư vấn GV chốt, HS ghi bài di truyền: chẩn đoán bệnh, xây dựng sơ đồ phả hệ, dự đoán khả năng mắc bệnh và GV: Đối với các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh cho lời khuyên con mang dị tật di truyền cần tư vấn vấn để họ - Mục đích: Hạn chế sự lan thực hiện việc sàng lọc trước sinh truyền của bệnh tật di truyền b. Sàng lọc trước sinh - Gồm 2 kĩ thuật chủ yếu: + Chọc dò dịch ối + Sinh thiết tua nhau thai - Mục đích: Phát hiện sớm di tật ở thai nhi để có biện pháp xử trí đúng đắn , giảm dị tật di truyền 3. Liệu pháp gen – kĩ thuật của tương lai - K/n: Kĩ thuật chữa bệnh di truyền bằng cách thay thế gen bệnh ( gen đột biến ) bằng gen lành. - Nguyên tắc: Kĩ thuật chuyển gen GV: Y/c HS đọc SGK trả lời câu hỏi: ? sàng lọc trước sinh là gì? có những kĩ thuật nào? Tiến hành ra sao? Mục đích? HS: Trả lời GV: nhận xét , bổ sung – HS ghi bài GV: Đối với những người không may mắc các bệnh di truyền thì có cách gì chữa được không? Có , bằng liệu pháp gen GV: Y/c HS đọc SGK, quan sát sơ đồ trên màn hình trả lời các câu hỏi: ? Liệu pháp gen là gì? ? Nguyên tắc của liệu pháp gen? Các bước tiến hành? ? Vì sao gọi liệu pháp gen là kĩ thuật của tương lai HS: Trả lời GV chốt kiến thức – HS nghe kết hợp ghi chép GV: Củng cố toàn bộ kiến thức phần I bằng cách cho hS điền vào sơ đồ câm II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ GV: Dùng liệu pháp gen để chữa bệnh chỉ là HỘI CỦA DI TRUYỀN một trong vô số các ứng dụng to lớn của di HỌC truyền học vào đời sống con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó , di truyền học cũng đang làm nảy sinh những vấn đề băn khoăn, lo ngại trong xã hội. chúng ta cùng tìm hiểu các 1. Tác động xã hội của việc vấn đề đó ở mục II giải mã bộ gen người GV: chia lớp làm 4 nhóm, cử nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ theo phiếu giao việc số 1 GV: Y/c HS dựa vào phần chuẩn bị trong phiếu giao việc, SGK tiến hành thảo luận nhóm và ghi 2. Một số vấn đề phát sinh kết quả vào bảng phụ theo kĩ thuật khăn trải bàn do công nghệ gen và công ( Chia bảng phụ thành nhiều phần; phần chính nghệ tế bào giữa nhóm trưởng ghi các nội dung đã thống nhất cả nhóm, các phần xung quanh các cá nhân có ý kiến riêng ghi) HS: Hoạt động nhóm (2’ 30) GV: quan sát HS: Treo bảng phụ GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, kết quả các nhóm GV: Bổ sung, hoàn thiện kiến thức 3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ - Khả năng trí tuệ  chỉ số IQ - Công thức tính IQ: Chỉ số IQ = (tuổi khôn: tuổi sinh học) . 100 - Khả năng trí tuệ chịu ảnh hưởng nhất định của tính di truyền và chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường sống GV: Một vấn đề khác cũng gây tranh cãi trong dư luận và “nóng” không kém 2 vấn đề trên đó là vấn đề di truyền khả năng trí tuệ GV:? Khả năng trí tuệ có đo đếm được không? Bằng chỉ tiêu nào? HS: Trả lời GV: Chỉ số IQ được đo như thế nào? GV: Cho 1 HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm IQ từ đó nêu công thức tính chỉ số IQ, giới thiệu bảng đánh giá khả năng trí tuệ thông qua chỉ số IQ GV: ? Khả năng trí tuệ có di truyền không? Khả năng trí tuệ chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố nào? HS: Trả lời GV: Bổ sung từ đó nêu bật vai trò của sự nỗ lực , cần cù lao động trong sự thành công của con người 4 . Di truyền học và bệnh GV: AIDS là đại dịch gây kinh hoàng cho cả loài người. vậy AIDS có liên quan gì đến di AIDS - Dựa vào những hiểu biết về truyền học? di truyền của virut HIV, GV: Y/c nhóm 1 và nhóm 3 lên báo cáo nội hoàn thiện các biện pháp điều dung đã chuẩn bị theo phân công trong phiếu giao việc trị AIDS HS: Báo cáo GV: nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và bổ sung B. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN KIẾN THỨC: - GV cho HS củng cố các nội dung kiến thức bằng sơ đồ - Cho HS củng cố bằng cách giải đáp một tình huống - Chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn?” sử dụng kĩ thuật công não C. DẶN DÒ: 1. Trả lời các câu hỏi cuối bài 2. Chuẩn bị bài 23 VII. CÁCH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Các nhóm học sinh báo cáo kết quả chuẩn bị của mình theo hướng dẫn của giáo viên 2. các nhóm học sinh nhận xét chéo và bổ sung ý kiến đồng thời cho điểm chéo nhau 3. Giáo viên nhận xét , đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm , chọn ra nhóm có kết quả tốt nhất để cho học sinh báo cáo trước lớp 4. Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khả năng tiếp nhận kiến thức bài học của học sinh. 5. Giáo viên đánh giá về khả năng vận dụng kiến thức và liên hệ với thực tiễn để giải quyết các tình huống của học sinh. VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH : I. Báo cáo của các nhóm về công việc giáo viên yêu cầu chuẩn bị : Báo cáo của nhóm 1 : Tác nhân vật lý 1. Các loại tác nhân vật lý có thể gây đột biến cho con người 2. Các hoạt động của con người làm gia tăng cac tác nhân vật lý 3. Những biện pháp nhằm hạn chế các tác nhân vạt lý và ảnh hưởng của chúng. Báo cáo nhóm 2: Tác nhân hóa học 1. Các loại hóa chất gây đột biến cho con người 2. Những hành động của con người làm gia tăng các tác nhân hóa học 3. Những việc làm cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường ở Việt Nam trong thời gian gần đây. 4. Các biện pháp nhằm hạn chế các tác nhân hóa học và ảnh hưởng của chúng. Báo cáo của nhóm 3: Học sinh diễn kịch Tiểu phẩm với chủ đề : Một buổi tư vấ di truyền ... Báo cáo của nhóm 4: Di truyền học và bệnh AIDS 1. AIDS là gì? 2. Nguyên nhâ gây ra AIDS? 3. Đặc điểm di truyền của vi rút HIV, cách xâm nhiễm và nhân lên của vi rút HIV trong tế bào chủ 4. Hậu quả của AIDS 5. Cách điều trị 6. Ứng dụng di truyền học vào công tác phòng chống AIDS. II. Quan điểm của học sinh về các nội dung: Vấn đề 1: Tác động của xã hội về việc giải mã bộ gen con người Nội dung thảo luận : a. Mặt trái của việc giải mã bộ gen con người b. Quan điểm của nhóm về vấn đề này. Vấn đề 2: Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào Nội dung thảo luận : 1. Những lo ngại phát sinh từ sản phẩm của công nghệ gen và công nghệ tế bào 2. Quan điểm của nhóm về vấn đề này IX. GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: 1. Nhóm 1 có báo cáo về tác nhân vật lý hay nhất 2. Nhóm 2 có báo cáo về tác nhâ hóa học hay nhất 3. Nhóm 4 có báo cáo về Bệnh AIDS là hay nhất . 4. Tiểu phẩm kịch của nhóm 3 là xuất sắc nhất Phiếu đánh giá kết quả báo cáo của học sinh : Tác nhân vật lý Nội dung Chuẩn bị Kiến thức Ý thức Điểm Nhóm 1 Tốt 10 Tốt 10 Nhóm 2 Khá 7 Tốt 8 Nhóm 3 Khá 7 Khá 7 Nhóm 4 Tốt 9 Tốt 9 Tác nhân hóa học Nội dung Chuẩn bị Kiến thức Ý thức Điểm Nhóm 1 Tốt 9 Tốt 9 Nhóm 2 Tốt 10 Tốt 10 Nhóm 3 Tốt 8 Tốt 8 Nhóm 4 Tốt 8 Khá 8 Di truyền học và bệnh AIDS Nội dung Chuẩn bị Kiến thức Ý thức Điểm Nhóm 1 Tốt 8 Tốt 8 Nhóm 2 Khá 9 Tốt 9 Nhóm 3 Tốt 9 Tốt 9 Nhóm 4 Tốt 10 Tốt 10 Phần thảo luận của học sinh về các vấn đề 1 và 2 . Quan điểm Vấn đề 1 Vấn đề 2 Điểm Nhóm 1 8 9 8.5 Nhóm2 9 10 9.5 Nhóm 3 9 9 9 Nhóm 4 9 8 8.5 X. HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN PHẨM CỦA NHAU: 1. Tiểu phẩm kịch của nhóm 3 đạt kết quả cao nhất 2. báo cáo của nhóm 2 về tác nhân hóa học 3. Báo cáo của nhóm 1 vè tác nhân vật lý 4. Báo cáo của nhóm 4 về bệnh AIDS.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan