Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp ngữ văn 8 bài đập đá ở côn lôn...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp ngữ văn 8 bài đập đá ở côn lôn

.DOC
21
1322
57

Mô tả:

HỒ SƠ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Đập đá ở Côn Lôn 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn 3. Các môn được tích hợp: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng - Trường THCS Lương Thế Vinh - Địa chỉ: 216 Phố Phùng Hưng – Thị trấn Phùng - Đan Phượng - Hà Nội - Điện thoại: 04.33 886 694 Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THUỶ - Ngày sinh: 19/11/1978 Môn: Ngữ Văn - Điện thoai: 0972696089 Email: [email protected] BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP” 1.Tên hồ sơ. Tích hợp môn Giáo dục công dân, môn Địa lý, môn Lịch sử vào môn Ngữ Văn 8 Tiết 58 “Đập đá ở Côn Lôn”. 2.Mục tiêu dạy học a, Kiến thức. * Môn giáo dục công dân - Lớp 6 bài 2 “ Siêng năng, kiên trì”: + Học sinh hiểu được biểu hiện của kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khó, trái với kiên trì là nản trí nản lòng… + Nếu có tính kiên trì thì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. + Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động… - Lớp 6 bài 6 “Biết ơn”: + Học sinh hiểu được biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước…Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Có những việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. - Lớp 6 bài 11 “Mục đích học tập của học sinh”: - Học sinh xác định được mục đích học tập đó là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt đem tài sức của mình để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. - Lớp 7 bài “Tự tin”: + Học sinh hiểu được tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người có hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. + Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống: giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. - Lớp 7 bài “Bảo vệ di sản văn hoá”: + Học sinh có ý thức, hành động bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá. * Môn Địa lý. - Địa lý 8 bài 23 “Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”. - Địa lý 8 bài 24 “Vùng biển Việt Nam” + Học sinh biết xác định vị trí địa lý của địa danh được nhắc tới trong bài học đó là Côn Đảo. * Môn Lịch sử - Lịch sử 8 bài 30 “Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỷ XX đến 1918”: + Học sinh nắm được bối cảnh xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, nội dung, ý nghĩa của phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo. + Nắm được những nét chính về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhà nho, chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. * Môn Ngữ Văn - Ngữ Văn 8 tiết 57 bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”: + Học sinh hiểu được những đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. + Đây là một bài thơ ra đời trong cảnh lao tù, tác giả là một chí sĩ cùng thời với Phan Châu Trinh. + Tư thế hiên ngang, ngạo nghễ của người tù cách mạng. - Ngữ Văn 8 những vần thơ trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, những vần thơ của Tố Hữu. b, Kĩ năng. - Đọc, hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. -Vận dụng những kiến thức của các môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet, tạo lập những video ngắn. c, Thái độ. - Học sinh yêu mến, cảm phục, biết ơn hình tượng người anh hùng yêu nước đầu thế kỷ XX. - Kế thừa và phát huy lòng yêu nước của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX.. - Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học. 3.Đối tượng dạy học của bài học - Khối 8 của trường THCS Lương Thế Vinh. - Gồm 4 lớp gồm 137 học sinh. + Lớp 8A có 40 học sinh trong đó số học sinh Nam là 16, số học sinh Nữ là 24. + lớp 8B có 37 học sinh trong đó số học sinh Nam là 17, số học sinh Nữ là 20. + Lớp 8C có 37 học sinh trong đó số học sinh Nam là 24, số học sinh Nữ là 13. + Lớp 8D có 23 học sinh trong đó số học sinh Nam là 11, số học sinh Nữ là 12. - Trong đó ở lớp 8D có một số học sinh lưu ban từ lớp trên xuống và nhìn chung một số em vẫn còn chưa hứng thú với môn Ngữ Văn. 4. Ý nghĩa của bài học - Bài thơ đã dựng lên chân dung của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nan vẫn không sờn lòng đổi chí. Nhà tù đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng. - Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước thời chống Pháp và sau này là chống Mỹ đã tạc vào đất trời Côn Đảo một hình tượng bất tử, hiên ngang, sừng sững, oai phong lẫm liệt về lòng yêu nước về chí khí kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn vững vàng trước mọi phong ba bão táp. - Học sinh cần có những hành động, việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn những thế hệ anh hùng đã đổ bao xương máu cho cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. - Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử như Côn Đảo, khu tưởng niệm Phan Châu Trinh ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Qua bài học học sinh cần rút ra cho mình bài học về thái độ sống của con người trước hoàn cảnh khó khăn đó là khó khăn không nản chí, gian khổ không sờn lòng, không lùi bước, giữ vững niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trước mọi hoàn cảnh. - Học sinh xác định được mục đích học tập đó là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt đem tài sức của mình để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. 5.Thiết bị dạy học, học liệu. - Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính. - Học liệu: + SGK các môn học Giáo dục công dân lớp 6,7, Địa lý 8, Lịch sử 8, Ngữ Văn 8. + Tư liệu về Phong trào Duy Tân và Phan Châu Trinh như Video, tranh ảnh ...về phong trào Duy Tân, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, địa danh Côn Đảo xưa và nay. 6.Hoạt động dạy và học. Ngữ Văn Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh I. Mức độ cần đạt: - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh. II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX. - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. 3. Thái độ: - Yêu mến, cảm phục hình tượng người anh hùng yêu nước ở đầu thế kỷ XX. - Giữ gìn, kế thừa và phát huy lòng yêu nước của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài chu đáo. + Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. + Máy chiếu, loa đài, video. - Học sinh: + Chuẩn bị bài tốt. +Sách giáo khoa môn Ngữ Văn 8, Giáo dục công dân 6,7, Lịch sử 8, Địa lý 8. IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra. 3. Lên lớp. Vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu một tác phẩm của một chí sĩ yêu nước ở nửa đàu thế kỷ XX, đó là tác phẩm “Vào nhà ngục quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một chí sĩ yêu nước khác cũng có một tác phẩm nằm trong mảng thơ văn yêu nước. Nhà nho, chí sĩ yêu nước đó là ai? Mời cả lớp cùng theo dõi clip sau:… Xem xong: Cả lớp vừa theo dõi clip, hãy cho biết đoạn clip nói về vấn đề gì? - Bối cảnh xã hội vào đầu thế kỷ XX. - Một tấm gương yêu nước tiêu biểu ở thời kỳ đó, nhà nho - chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Gv: Phan Châu Trinh còn gọi là Phan Chu Trinh là tác giả của tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn mà chúng ta sẽ học hôm nay. Hoạt động của Giáo viên và học sinh - Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Ở bài thơ này ta cần đọc với giọng tự hào, mạnh mẽ, Nội dung I. Đọc, tìm hiểu chung sảng khoái thể hiện khẩu khí ngang tang, hào hung. Chú ý ngắt nhịp thơ: + C1,2,3,4: nhịp 2/2/3. + C5,6,7,8: nhịp 4/3. - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc. - Hôm trước các nhóm đã nhận nhiệm vụ sưu tầm những tư liệu về tác giả Phan Châu Trinh. Mời lớp trưởng lên điều khiển. - Học sinh giới thiệu về tác giả bằng video đã chuẩn bị sẵn. - Giáo viên chốt ý chính. - HS: Hôm trước sau khi nhận nhiệm vụ của cô giáo, các nhóm đã sưu tầm tư liệu, nộp báo cáo, lớp đã biên tập và xây dựng thành một video ngắn giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Châu Trinh. Mời cô giáo và cả lớp cùng theo dõi. - Giáo viên chốt ý chính. 1. Tác giả: SGK GV:Video vừa rồi đã giới thiệu rất chi ð tiết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Phần chuẩn bị của lớp rất tốt, mong rằng ở những bài sau các em sẽ tiếp tục phát ð huy. Về tác giả các em cần chú ý cho cô hai 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: 1908 ý: + Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. - + Thơ ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Đầu 1908 nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chem. Và đày ra Côn Đảo (4/1908). Vài tháng sau, b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném 3. Từ khó: SGK. một mảnh giấy vào khám của họ để an ủi, động viên: “Đây là trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỷ XX này không thể không nếm cho biết”. ð Bài thơ được làm trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ở Côn Đảo khi ông cùng các bạn tù khác bị bắt lao động khổ sai đập đá. ? Nhận xét về thể thơ? II. Đọc, tìm hiểu văn bản. 1. Hai câu đề: Hình ảnh ? Bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú Đường con người hiên luật chia làm mấy phần? - Giáo viên lưu ý một số từ khó. ngang, ngạo nghễ, -> Trong SGK chú thích rất rõ, ở nhà các em cũng đã tự tìm hiểu. Cô lưu ý thêm với các em mạnh mẽ trước biển trời. - “Làm trai đứng về từ “đập đá” ở nhan đề bài thơ. Đập đá là giữa…”: tư thế hiên một hình thức lao động nặng nhọc, khổ sai ở ngang, sừng sững… Côn Đảo. Bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác, đập đá hộc, đá to thành những mảnh, những viên nhỏ để làm đường, xây nhà. Các chú thích khác các em xem trong SGK cô sẽ kết hợp kiểm tra trong bài. ? Hai câu đề trong bài thơ mở ra vấn đề gì? ? Cụm từ “làm trai” mở đầu bài thơ nhấn mạnh quan niệm sống nào của con người trong xã hội? -> Đây là cụm từ thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống, là long kiêu hãnh, là ý chí tự kiểm điểm bản thân của người đàn ông, người con trai trong xã hội. ð Theo quan niệm xưa kẻ làm trai phải khẳng định được mình bằng những việc làm lớn lao, có ý nghĩa cho đời, có ý chí, nghị lực phi thường, có được công danh sự nghiệp được lưu danh sử sách. ? Hãy kể ra một số câu ca dao, thơ nói về chí làm trai? + Ca dao: - “Lừng lẫy…”: tư thế Làm trai cho đáng lên trai. Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên. + Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn: ngạo nghễ, lẫm liệt. - “lở núi non”: sức mạnh thần kỳ. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn, nhẹ tựa hồng mao. + Nguyễn Công Trứ: Làm trai đứng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông. + Phan Bội Châu: Làm trai phải lạ trong trời đất, Há để càn khôn tự chuyển dời. ? Phan Châu Trinh đã thể hiện chí làm trai của mình như thế nào? ? Tại sao tác giả không chọn từ: đứng tại, đứng ở, đứng trên mà lại chọn từ “đứng giữa”? - >Từ này khắc họa được tư thế hiên ngang, sừng sững của con người. Đứng giữa trời đất 2. Hai câu thực: Bức Côn Lôn, giữa biển trời mênh mông rộng lớn, tượng đài uy nghi về bát ngát, núi non hùng vĩ, con người đầu đội người anh hùng với trời, chân đạp đất không cảm thấy mình nhỏ khí phách hiên bé mà có tầm vóc lớn lao mạnh mẽ giữa đất trời. ð Câu thơ khắc họa một vẻ đẹp hùng tráng của con người. ? Tư thế và hành động của con người được khắc họa như thế nào ở câu thơ thứ hai? ? “lừng lẫy” và “lở núi non” gợi cho em hình dung như thế nào về tư thế và hành động của ngang, lẫm liệt. - “Xách búa đánh tan…” - “Ra tay đập bể…” → Động từ…, đối, bút pháp khoa trương,… giọng thơ hào hùng, khẩu khí ngang tàng, con người? ? Em hình dung được gì sau khi đọc xong hai ngạo nghễ. câu thơ đầu? + Không gian: rộng lớn, mênh mông, núi non, biển trời bát ngát, hung vĩ, có nắng gió, biển khơi. + Trong khung cảnh đó con người không hề nhỏ bé trước thiên nhiên mà thật ngạo nghễ, lẫm liệt, hiên ngang, sừng sững giữa biển trời sông nước với sức mạnh có thể bạt núi ngăn song. ? Khẩu khí và giọng điệu ở hai câu thơ này có gì giống và khác với hai câu đầu bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? + Giống: giọng điệu, khẩu khí ngang tàng. + Khác: 2 câu thơ của Phan Bội Châu có ý vị vui đùa, hài hước còn 2 câu thơ của Phan Châu Trinh thể hiện khí phách hiên ngang, lẫm liệt. Chuyển: Nếu ở hai câu đầu là tư thế của con người thì hai câu thơ tiếp theo là hành động cụ thể của con người. Vậy hành động cụ thể của con người được thể hiện như thế nào chúng ta cùng chuyển sang phần hai. ? Trong hai câu thực công việc đập đá được miêu tả cụ thể như thế nào? ? Hai câu thơ này có hai lớp nghĩa, em hãy chỉ 3. Hai câu luận: Khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí son sắt. -“Tháng ngày bao ra? + Công việc đập đá. + Bức tượng đài uy nghi về người anh hung với khí phách hiên ngang, lẫm liệt giữa trời đất. bền…” ð Đối, ẩn dụ, lời thơ như lắng xuống, chậm, chắc, khỏe; ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ này? -> Sử dụng một loạt những động từ mạnh => thể hiện sức mạnh phi thường, hành động mạnh mẽ, quả quyết, chinh phục thiên nhiên, ý chí quyết tâm sắt đá của con người. + Sử dụng một loạt số từ, lượng từ đi kèm với danh từ “hòn”, “đống” theo trình tự tăng tiến dần để chỉ công việc vất vả, nặng nhọc của con người. ð quản…” -“Mưa nắng càng Các từ “đống”, “hòn” ngoài việc chỉ công việc mà con người phải làm thì chúng ta còn có thể hiểu đó những bất công áp bức, những thế lực hắc ám trong xã hội mà con người phải đập bỏ, phá tan để giải phóng gông cùm, xiềng xích nô lệ. ? Ngoài việc sử dụng những từ loại như trên tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? -> Đối, bút pháp khoa trương lãng mạn, giọng thơ hào hùng, khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ, giọng điệu tự bộc bạch như một lời thề nguyền với lòng mình. hình ảnh thơ kì vĩ làm nổi bật tư thế, khí thế, tinh thần của con người. ? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? -> Dựng lên bức tượng đài uy nghi về người 4. Hai câu kết: ý chí anh hung với khí phách hiên ngang lẫm liệt son sắt, kiên cường, giữa trời đất. bất khuất của người Bình: Con người đã biến công việc lao động chiến sĩ cách mạng cưỡng bức đi đập đá khổ sai hết sức nặng nhọc trong hoàn cảnh tù thành một cuộc chinh phục thiên nhiên. Con đày. - “Những kẻ vá người từ ở tư thế bị động đã chuyển sang tư thế chủ động thực hiện công việc lẫy lừng vang động cả đất trời Côn Lôn. Ở đây không trời…” - “Gian nan chi kể…” hề có bóng dáng của người tù bị đi đày mà chỉ có hình ảnh của một con người tự ý thức rất rõ về trách nhiệm của kẻ làm trai với đời. ? Hai câu luận trong bài thơ này luận về vấn đề gì? -> Khẩu khí người anh hùng. ? Khẩu khí người anh hùng được thể hiện qua những hình ảnh nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật nào? -> Ẩn dụ, đối, lời thơ như lắng xuống, chậm, ð Cách nói khoa chắc khỏe, giọng điệu tự bộc bạch như một lời trương, ẩn dụ, giọng thề nguyền với lòng mình. điệu ngang tàng đầy ? Những từ: “tháng ngày”, “mưa nắng”, “thân khẩu khí. sành sỏi”, “dạ sắt son” ngụ ý chỉ điều gì? + Tháng, ngày: biểu tượng cho thử thách kéo dài. + Mưa, nắng: biểu tượng cho những gian khổ ở đời. ð Tháng ngày, mưa nắng chỉ những gian nan, thử thách, gian khổ phải chịu đựng không chỉ một sớm một chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng. + Thân sành sỏi: ý nói thân dày dạn, phong trần, sẵn sang chấp nhận mọi gian khổ. => Sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ. + Dạ sắt son: Ý nói tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng đổi chí => Ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng. ? Các từ: “bao quản”, “càng bền” biểu thị thái độ như thế nào? -> Thái độ sẵn sang chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực, quân thù. -> Ở hai câu luận tác giả đã tạo ra thế tương quan đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu son sắt của người chiến sĩ cách mạng. Lấy thời gian bị cầm tù (tháng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng), lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hành ảnh một chiến sĩ cách mạng III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: SGK. 2. Nội dung: SGK. có tâm hồn và khí phách cao đẹp. ? Em cảm nhận được điều gì ở hai câu luận? -> Khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí son sắt. Gian nan không sờn lòng, khó khăn không nản chí. Tù ngục chỉ là nơi để thử thách rèn luyện sức bền bỉ, ý chí sắt son, bản lĩnh, khí phách của kẻ làm trai đối với đời. -> Tinh thần ấy trước đấy một thế kỷ Cao Bá Quát cũng từng dõng dạc khẳng định. Tinh thần ấy chúng ta lại bắt gặp nhiều trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, trong những vần thơ của Tố Hữu mà sang kỳ II chúng ta sẽ học. ? Hai câu kết của bài thơ nói về việc gì? -> Bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn mưu đồ đại sự không thành, sa cơ lỡ bước. ? Hình ảnh “kẻ vá trời” gợi cho em nhớ tới truyền thuyết nào? -> Bà Nữ Oa đội đá vá trời, biểu tượng cho sức mạnh thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san. ? Tác giả mượn hình tượng bà Nữ Oa vá trời để nói điều gì? ð Nhà thơ ngầm ví việc đập đá ở Côn Lôn - địa ngục cách biệt với đất liền, đồng bào, đồng chí như việc của Nữ Oa đang đội đá vá trời. Dù có lỡ bước, sa cơ có khó khăn tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng thì với công việc cỏn con ấy không đáng nói, không đáng bận tâm. ? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này? -> Ở đây ta thấy có sự đối lập giữa chí lớn của con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với thử thách gian nan phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu. Sự thực thì bản án mà Phan Châu Trinh ð đang phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đâu có phải là việc cỏn con có điều đặt bên cạnh cái chí lớn, gan to ấy thì quả thực nó chẳng có gì đáng phải kể đến. ? Từ “những” khẳng định điều gì? ð Từ “những” khẳng định chí lớn, mưu đồ đại sự, bản lĩnh của người anh hùng, tinh thần trung kiên, son sắt với lý tưởng mà mình đã lựa chọn không phải chỉ có ở riêng Phan Châu Trinh mà có ở tất cả những chí sĩ yêu nước đương thời. ? Nhận xét cách kết thúc bài thơ? -> Kết thúc bằng dấu chấm than góp phần thể hiện thái độ thách thức, ngạo nghễ của con người. Thái độ này chúng ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu- một chí sĩ yeu nước đương thời. ? Qua hai câu kết em cảm nhận được điều gì? -> Ý chí son sắt, kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.Xem thường việc tù đày, đối mặt với gian nguy đầy tự tin, ung dung, lạc quan. Nhà tù thực dân có thể giam cầm, đày đọa người tù cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng không thể khuất phục được ý chí, nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng yêu nước. Âm mưu của kẻ thù đã thất bại hoàn toàn trước ý chí của Phan Châu Trinh. ? Ở bài học này chúng ta cần ghi nhớ điều gì về nội dung và nghệ thuật? -> GV chiếu sơ đồ tư duy lên máy chiếu. - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. *Bình: Có thể nói bài thơ đã dựng lên chân dung một người anh hùng cách mạng đẹp lẫm liệt oai phong giữa đất trời Côn Lôn, một con người có nhân cách cao thượng, khí tiết hào hùng.Con người ấy đã vượt lên trên hoàn cảnh, chế ngự được cả thiên nhiên vũ trụ, con người ấy có bản lĩnh kiên cường, quyết tâm sắt đá, có niềm tin mãnh liệt, bất diệt vào sức mạnh tinh thần và lòng trung kiên son sắt của mình. - Thảo luận nhóm: Trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”. - Lớp trưởng điều khiển. - Hs thảo luận, trình bày, lớp trưởng chốt kiến thức, giới thiệu một video ngắn về du lịch Côn Đảo. - Gv nhận xét chung và chốt bài. * Gv: Có thể nói Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước thời chống Pháp và sau này là chống Mỹ đã tạc vào đất trời Côn Đảo một hình tượng bất tử, hiên ngang, sừng sững, oai phong lẫm liệt về lòng yêu nước, về chí khí kiên cường bất khuất của dân tộc Việt nam, một dân tộc luôn vững vàng trước mọi phong ba bão táp. Củng cố, dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh về Côn Đảo. - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ. - Soạn bài: Hướng dẫn học thêm: “Muốn làm thằng Cuội”. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài. - Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập Họ và tên....................... Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP I.Trắc nghiệm. Câu 1.Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ của Phan Châu Trinh là một công việc như thế nào ? A. Là một công việc chinh phục thiên nhiên. B. Là một công việc khổ sai nặng nhọc. C. Là một công việc tầm thường. D. Là một công việc nhàm chán. Câu 2. Hai câu thơ đầu thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh? A. Lòng kiêu hãnh. B. Ý chí tự khẳng định mình. C. Khát vọng hành động mãnh liệt. D. Cả 3 ý A,B,C. Câu 3. Những từ “xách”, “đánh”, “ra”, “đập” trong bài thơ thuộc từ loại nào ? A. Danh từ. B. Tính từ. C. Động từ. D. Số từ. Câu 4. Những từ đó thể hiện phẩm chất gì của con người trong bài thơ? A. Khoẻ khoắn và hăng hái. B. Ngùn ngụt căm thù. C. Khí phách hiên ngang. D. Tài năng lỗi lạc. Câu 5. Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu? A. Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt. B. Gặp hoàn cảnh khó khăn, trắc trở. C. Có sức khoẻ vô địch. D. Có tiếng tăm vang dội khắp nơi. Câu 6. Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về việc gì? A. Sự nghiệp cứu nước của mọi người. B. Sự nghiệp cứu nước của bản thân. C. Những ngày khó khăn mà mình trải qua. D. Về công việc đập đá trong những ngày sắp tới. Câu 7. Để làm nổi bật chí lớn của người anh hùng, tác giả đã đặt những hình ảnh trong thế đối lập với những thử thách gian lao mà họ phải chịu đựng. Đúng hay sai? A.Đúng. B.Sai. Câu 8. Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của người anh hùng được thể hiện qua bài thơ ? A . Có tư thế ngạo nghễ lẫm liệt. B . Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh C. Luôn giữ vững niềm tin và ý chí son sắt. D.Cả 3 ý trên II.Tự luận Câu 1:Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” Câu 2:Thế hệ trẻ ngày nay cần thể hiện lòng yêu nước như thế nào? Câu 3: Sau khi học xong bài thơ em rút ra được bài học gì về thái độ sống của con người trước hoàn cảnh khó khăn? KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. - Học sinh nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài. - Qua bài học với những kiến thức liên môn đã sử dụng trong bài, học sinh có hứng thú đối với bài học, thể hiện năng lực tư duy tốt. - Học sinh được làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học,đặc biệt là thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy những năng lực của bản thân. - Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, biết liên hệ bản thân, xác định được động cơ học tập đúng đắn, trách nhiệm của bản thân đối với Tổ Quốc trong thời điểm hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan