Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp môn sinh học lớp 8 chủ đề nâng cao tầm vóc người vi...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp môn sinh học lớp 8 chủ đề nâng cao tầm vóc người việt (100 trang)

.DOC
103
2387
104

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG THCS NAM TRUNG YÊN  HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT” Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THU HUYỀN NGUYỄN THỊ ÁNH MAI Liên môn: SINH HỌC – CÔNG NGHỆ 1 PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN DỰ THI CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN  Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội  Phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy  Trường THCS Nam Trung Yên  Địa chỉ: Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội  Điện thoại: 04 62810102  Email: [email protected]  Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Nguyễn Thu Huyền (trưởng nhóm) Ngày sinh: 25/11/1984 Môn: Sinh học Điện thoại: 0972318 400 Email: [email protected] 2. Nguyễn Thị Ánh Mai Ngày sinh: 11/12/1971 Môn: Công nghệ Điện thoại: 0977231756 Email: [email protected] 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Tên dự án dạy học "NÂNG CAO TẦM VÓC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ" 2. Mục tiêu dạy học Ngoài các kĩ năng (như làm việc nhóm, thuyết trình, tìm kiếm tư liệu, soạn thảo…) dự án giải quyết mục tiêu dạy học của 3 bộ môn: Sinh học, Công nghệ và Thể dục. Cụ thể như sau: STT Tên môn học 1 Sinh học Lớp 8: Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 11: Mục tiêu Kiến thức Kĩ năng Thái độ - Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và vận động vừa sức. - Kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình. - Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể chống các bệnh tật về hệ cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên. - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau. Vệ sinh hệ vận động - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. Bài 34: - Xác định được cơ sở và - Vận dụng kiến thức vào thực tế lập khẩu - Biết cách ăn phù hợp với lứa tuổi. tiến hành thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, đơn giản, gần gũi trong học 3 Vitamin và muối khoáng nguyên tắc xác định khẩu phần. Bài 36: - Biết biểu diễn bằng biểu đồ hình cột và nhận xét sơ bộ qua bảng “tần số” và biểu đồ. Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần. Bài 37: Thực hành phân tích một khẩu phần ăn cho trước 2 Công nghệ Lớp 6: Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí. Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong tập, trong cuộc sống. - Biết được vai trò của các chất - Quan sát, - Liên hệ thực tế để đảm bảo cung cấp đầy dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khai thác đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thông tin từ thể. kênh hình - Biết được giá trị dinh dưỡng sgk. của các nhóm thức ăn và cách thay thế. - Biết được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt. - Hiểu được sự cần thiết phải 4 chế iến món ăn Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm. Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình. Bài 22: bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và trong chế biến món ăn. - Biết được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt. - Hiểu được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình. - Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn, lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn. - Xây dựng được thực đơn tự chọn. Quy trình tổ chức bữa ăn. Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn 3 Thể dục Lớp 6: - Biết được lợi ích tác dụng của TDTT đến cơ, xương, tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi chất. - Tự giác, tích cực, kiên trì tập luyện TDTT trong các giờ học Thể dục, tự học tự tập hằng ngày. 5 Bài 1: Lợi ích tác dụng của thể dục thể thao 3. Đối tượng dạy học của dự án - Đối tượng lựa chọn là học sinh lớp 8 trường THCS Nam Trung Yên. Đối tượng học sinh này đã học các kiến thức liên quan như: + Bộ xương, cấu tạo và tính chất của xương, vệ sinh hệ vận động. + Cơ sở của ăn uống hợp lí. + Vitamin và muối khoáng. + Vai trò của các chất dinh dưỡng. + Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. + Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. + Tiêu chuẩn ăn uống. + Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. + Các phương pháp chế biến thực phẩm. + Quy trình tổ chức bữa ăn: Nguyên tắc xây dựng thực đơn, lập khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm cho thực đơn, trang trí món ăn. + Lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao. 6 - Từ các kiến thức đã biết trên, học sinh có thể dễ dàng liên hệ vào bài học trong dự án. - Tổng số học sinh tham gia dự án: 43 học sinh. 4. Ý nghĩa của dự án - Thực tiễn dạy học: + Tích hợp các môn Sinh học, Công nghệ trong dự án “Nâng cao tầm vóc học sinh trung học cơ sở” giúp các em hình thành hình thành tư duy khái quát, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề. Các em sẽ nhận thấy được logic, tính thống nhất của các môn học, từ đó sẽ hiểu bài một cách sâu sắc và quan trọng hơn, có thể vận dụng kiến thức đó trong thực tiễn. + Dạy học tích hợp nhiều môn giúp cho giáo viên, cũng như học sinh nâng cao trình độ nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức sâu rộng hơn, bài giảng thực tế hơn. + Dự án này có thể được nhân rộng, vận dụng ở các trường học khác trên cùng địa bàn. - Thực tiễn đời sống xã hội: Hiện nay, số trẻ em có chiều cao và cân nặng thấp còn tương đối nhiều trong các trường học ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như yếu tố bẩm sinh, thói quen sinh hoạt, tác động của môi trường sống... Học sinh có nắm bắt được các thông tin đó song chưa ý thức được các tác hại do nó mang lại cũng như tìm cách phòng chống. Nếu được bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu hiện trạng này ngay trong chính trường học của mình và tìm hiểu về các biện pháp dần nâng cao tầm vóc sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn ảnh hưởng của sự ăn uống và chế độ luyện tập hợp lí, thực hiện theo và tuyên truyền cho người khác cùng thực hiện. 7 5. Thiết bị dạy học, học liệu a. Thiết bị dạy học, học liệu: - Máy tính kết nối internet, máy chiếu, máy ảnh kĩ thuật số. - Các tài liệu giáo khoa liên quan đến dự án (sách giáo khoa, sách giáo viên): Sinh học 8, Công nghệ 6, Thể dục 6. b. Các ứng dụng công nghệ thông tin: - Phần mềm Microsoft Word (soạn thảo văn bản); Microsoft Powerpoint (chuẩn bị bài trình chiếu); iMindmap (vẽ sơ đồ tư duy). - Internet hỗ trợ tìm kiếm tài liệu. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học * Mục tiêu: Thông qua điều tra tình trạng học sinh thấp bé, nhẹ cân, tìm hiểu về cấu tạo của hệ xương, hệ tiêu hóa con người, nguyên nhân gây nên ra tình trạng thấp bé, nhẹ cân và cách phòng tránh, học sinh ý thức được tầm quan trọng của sự ăn uống hợp lí đối với sức khỏe và sự phát triển của tầm vóc con người, từ đó tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng thực hiện. * Nội dung: - Bài giảng và giáo án “Nâng cao tầm vóc học sinh trung học cơ sở”. - Bảng thống kê số liệu điều tra về chiều cao, cân nặng học sinh trong trường, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng. 8 - Bảng chiều cao, cân nặng đạt chuẩn Việt Nam, chuẩn châu Á, chuẩn thế giới. - Thấp dinh dưỡng cân đối (theo Viện dinh dưỡng quốc gia). *Cách thức tổ chức dạy học: - Triển khai bài học trên lớp chia thành 3 tiết (1 tiết giao nhiệm vụ, 2 tiết báo cáo kết quả và đánh giá sản phẩm dự án). - Giáo viên giới thiệu về tính cần thiết của dự án thông qua các ví dụ cụ thể về thực tế đời sống như (số học sinh thấp bé, nhẹ cân còn nhiều), từ đó giới thiệu dự án. - Giao cho các nhóm nghiên cứu về cơ sở của việc ăn uống hợp lí; điều tra tình trạng học sinh thấp bé, nhẹ cân trong trường học, thu thập và xử lí số liệu; tìm hiểu về các biện pháp giúp dần nâng cao tầm vóc. - Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm họp bầu nhóm trưởng, thư kí sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong nhóm, thư kí ghi lại biên bản. - Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo phân công và chuẩn bị tốt các nội dung trong buổi báo cáo kết quả. * Phương pháp dạy học: - Phương pháp dạy học chủ yếu là dạy học theo dự án, nêu vấn đề và giải quyết các vấn đề thực tiễn như tình trạng học sinh thấp bé, nhẹ cân trong trường như thế nào, số liệu cụ thể ra sao, các yếu tố nào ảnh hưởng đến tầm vóc, để nâng cao tầm vóc thì cần phải làm những gì… - Phương pháp nghiên cứu trên quy mô nhỏ (tiến hành điều tra trong phạm vi trường THCS Nam Trung Yên). * Phương pháp kiểm tra, đánh giá: 9 - Qua các phần báo cáo kết quả của các nhóm có thể tạo không khí sôi nổi, đoàn kết, học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới mà giáo viên cũng có thể kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được trong dự án này một cách toàn diện hơn. - Học sinh tự đánh giá kết quả trên cơ sở phiếu tự đánh giá cá nhân, các cá nhân tự đánh giá lẫn nhau và cá nhân đánh giá các nhóm sau khi hoàn thành dự án. - Học sinh hoàn thành bảng KWL đã được phát từ khi khởi động dự án. *Hoạt động của giáo viên: - Tiến hành soạn phiếu giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Kiểm soát, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện. - Trong buổi báo cáo kết quả, mời các giám khảo là giáo viên thuộc bộ môn Sinh học và Công nghệ đến dự để đánh giá phần trình bày kết quả. - Tổng kết, nhận xét, đánh giá toàn bộ dự án. * Hoạt động của học sinh: - Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng (chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, …); điều tra tình trạng học sinh có chiều cao thấp và nhẹ cân trong trường học, thu thập và xử lí số liệu; tìm hiểu về các biện pháp nhằm nâng cao tầm vóc học sinh trung học cơ sở. - Chuẩn bị bài báo cáo trước tập thể lớp và ban giám khảo. - Tự đánh giá kết quả cá nhân và đánh giá lẫn nhau sau khi tham gia dự án này. 10 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập a. Tiêu chí: - Đảm bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. - Đảm bảo độ tin cậy: các phần thi có sự tham gia của các giám khảo để đánh giá các học sinh qua mỗi phần thi một cách chính xác, công bằng. - Đảm bảo tính khả thi: các nội dung cần đánh giá đều nằm trong vùng kiến thức đã học được từ dự án. b. Cách thức đánh giá: - Đánh giá qua phiếu đánh giá trong buổi báo cáo sản phẩm dự án. - Thời gian báo cáo của mỗi nhóm từ 5 – 7 phút. - Điểm các nhóm = Trung bình cộng của [Điểm tự nhận (Hệ số 1) + Điểm nhóm khác chấm (Hệ số 1) + Điểm giáo viên chấm (Hệ số 2)]. - Xếp loại: Xuất sắc: 90 – 100; Giỏi: 80 – 89; Khá: 65 – 79; Trung bình: 50 – 64; Chưa đạt: 0 - 49. 8. Các sản phẩm của học sinh - Bảng kết quả điều tra tình trạng chiều cao, cân nặng của học sinh trong trường, phiếu điều tra. 11 - Các bài báo cáo kết quả dự án (Word, Powerpoint). - Các biên bản làm việc nhóm, kế hoạch nhóm và phiếu đánh giá kết quả. - Bảng KWL đã hoàn thành. - Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức trọng tâm. 12 MỤC LỤC Trang A – MỞ ĐẦU …................................................................................................................... 3 B- 4 NỘI DUNG …….………................................................................................................ 1. Kế hoạch thực hiện đề tài ……..…............................................................................... 4 2. Tiến độ thực hiện …………………………..................................................................... 4 3. Kết quả đạt được ......................................................................................................... 35 C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………......................................................................... 37 D- PHỤ LỤC ………………………………………............................................................... 38 13 A - MỞ ĐẦU Chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,64 m ở nam và 1,53 m ở nữ, thấp nhất Châu Á. Và theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, Người Việt chỉ cao thêm 1cm sau 10 năm vừa qua. Sự phát triển về thể lực và tầm vóc con người là một vấn đề rất lớn cần đầu tư từ thời kỳ trong bào thai tới tuổi trưởng thành cần kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người, dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%). Đặc biệt giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (nữ 9-16 tuổi, nam 10-18 tuổi) là giai đoạn có sự phát triển chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Học sinh có nắm bắt được các thông tin đó song chưa ý thức được tầm vóc có thể cải thiện được cũng như chưa tìm biện pháp cải thiện thực trạng này. Nếu được tìm hiểu kĩ hơn về chiều cao trung bình của học sinh trung học cơ sở ở chính tại trường học của mình sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về chiều cao của học sinh trường mình so với thế giới. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao tầm vóc học sinh trung học cơ sở. Kiến thức về dinh dưỡng và chiều cao giúp phát triển chiều cao được dạy trong các bộ môn Sinh học, Công nghệ và Thể dục, việc dạy từng môn dẫn đến trùng lặp và không đầy đủ về mặt nội dung. Mặt khác, dạy học tích hợp đang là hình thức mới và là xu hướng tất yếu của việc dạy học hiện nay, nhằm sắp xếp lại các nội dung bài học ở các môn học một cách khoa học, hợp lí. Thực hiện dạy học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, việc giảng dạy các kiến thức được liên hệ giữa các bộ môn khác nhau. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với thực tiễn. Một cách tổ chức dạy học rất phù hợp với nội dung này đó là dạy học bằng phương pháp Dự án. Với phương pháp dạy học này, học sinh không những có được những năng lực về kiến thức mà còn có được nhãn quan tổng thể về một vấn đề, từ nguyên nhân đến giải pháp cho vấn đề đó. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học tích hợp và dạy học theo phương pháp Dự án hiện nay chưa được thực hiện nhiều. Xuất phát từ các lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu giảng dạy nội dung kiến thức về dinh dưỡng và thể thao hợp lý để tham gia hưởng ứng cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. : Dự án “NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT” 14 B - NỘI DUNG 1. Kế hoạch thực hiện đề tài: - Nhóm giáo viên thực hiện đề tài họp bàn và thống nhất nội dung các công việc cần thực hiện, bao gồm: + Xác định môn và nội dung tích hợp + Soạn thảo nội dung tích hợp + Soạn thảo giáo án tích hợp + Tiến hành dạy thực nghiệm + Viết báo cáo gửi lên cấp trường và các cấp cao hơn. 2. Tiến độ thực hiện đề tài: 2.1 Xác định môn và nội dung tích hợp Sau khi được triển khai công văn phát động tham dự cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào đầu năm học mới, chúng tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa hiện hành và lựa chọn nội dung tích hợp trên cơ sở các bài học của các môn như sau: - Môn Sinh học: Lớp 8: Bài 11: Vệ sinh hệ vận động; Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần. - Môn Công nghệ: Lớp 6: Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý. - Môn Thể dục: Lớp 6: Bài 1: Lợi ích tác dụng của thể dục thể thao. 2.2 Soạn thảo nội dung tích hợp Sau khi lựa chọn được nội dung tích hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các bài học ở từng môn học để thống nhất về mặt kiến thức, sau đó soạn thảo lại các nội dung một cách hợp lí. Nội dung được soạn thảo này sẽ là tài liệu học tập mà học sinh sử dụng trong quá trình học tập. Nội dung đã soạn thảo: DỰ ÁN: NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Nhu cầu năng lượng ở mỗi người không giống nhau, vì vậy nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng bằng con đường ăn uống cũng không giống nhau. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bảo cân đói thành phần các chất : prôtêin , lipit ,gluxit . Nhu cầu prôtêin (đặc biệt là prôtêin động vật) ở trẻ em cao hơn người lớn Ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng . Việt Nam đang cố gắng phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Một số trẻ em ăn uống quá nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng ,dễ hấp thụ ( sôcôla, mỡ động vật ...) mà lại ít vận động đã dẫn tới bệnh béo phì . 15 Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Theo viện dinh dưỡng – Bộ y tế Việt Nam) Chất khoáng Lứa tuổi Năng lượng (kcal) Vitamin Protein (g) Ca (mg) Fe (mg) A (mcg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) Trẻ em 3 - < 6 tháng 620 21 300 10 325 0,3 0,3 5 30 6-12 tháng 820 23 500 11 350 0,4 0,5 5,4 30 1 - 3 tuổi 1300 28 500 6 400 0,8 0,8 9,0 35 4 - 6 tuổi 1600 36 500 7 400 1,1 1,1 12,1 45 7-9 tuổi 1800 40 500 12 400 1,3 1,3 14,5 55 10 - 12 tuổi 2200 50 700 12 500 1,0 1,6 17,2 65 13 - 15 tuổi 2500 60 700 18 600 1,2 1,7 19,1 75 16 - 18 tuổi 2700 65 700 11 600 1,2 1,8 20,3 80 10 - 12 tuổi 2100 50 700 12 700 0,9 1,4 15,5 70 13 - 15 tuổi 2200 55 700 20 700 1,0 1,5 16,4 75 16 - 18 tuổi 2300 60 600 24 600 0,9 1,4 15,2 80 Lao động nhẹ 2300 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Nam thiếu niên Nữ thiếu niên Người trưởng thành Nam 18 - 30 tuổi 16 Nam 30 - 60 tuổi Lao động nhẹ 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động nhẹ 1900 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động vừa 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75 Lao động nhẹ 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động vừa 2300 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động nặng 2600 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động nhẹ 2100 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động vừa 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động nặng 2500 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Lao động nhẹ 1800 55 500 9 500 0,9 1,3 14,5 70 Phụ nữ có thai(6 tháng cuối) + 350 + 15 1000 30 600 + 0,2 + 0,2 + 2,3 + 10 Phụ nữ cho con bú (6 tháng đầu) + 550 + 28 1000 24 850 + 0,2 + 0,4 + 3,7 Nam > 60 tuổi Nữ 18 - 30 tuổi Nữ 30 - 60 tuổi Nữ > 60 tuổi 17 + 30 II. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở thành phần các chất hữu cơ ( prôtêin, lipit, gluxit ) muối khoáng, vitamin và năng lượng tính bằng calo chứa trong nó. 18 III . Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần - Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày - Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đảm bảo đủ lượng thức ăn, phù hợp nhu cầu của từng đối tượng + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể IV. Tác dụng của TDTT đến cơ thể - Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ phát triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên. - Tập luyện TDTT làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên, cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên. - Tập luyện TDTT làm cho cơ, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người - Tập luyện TDTT sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tốt, có nghĩa là sức khỏe được tăng lên. - Nhờ tập luyện TDTT thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng. Khả năng của các cơ, xương tham gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt lên. Nhờ vậy, lượng trao đổi khí ở phổi tăng làm cho máu giàu oxi hơn, sức khỏe được tăng lên 2.3 Soạn thảo giáo án tích hợp 19 GIÁO ÁN: NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT  TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN A. MỤC TIÊU: - Biết được một cách khái quát về dự án: Mục đích, phương pháp, phương tiện, các tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá, các chủ đề trong dự án, một số nội dung tích hợp, các loại kế hoạch, biên bản, phiếu học tập và phiếu đánh giá. - Học sinh biết cách tổ chức, hoạt động theo nhóm. - Giúp học sinh yêu thích môn học; tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động; có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Phát triển cho học sinh các năng lực: năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN - Đối tượng lựa chọn là học sinh lớp 8A4 trường THCS Nam Trung Yên. Đối tượng học sinh này đã học các kiến thức liên quan như: + Bộ xương, cấu tạo và tính chất của xương, vệ sinh hệ vận động. + Cơ sở của ăn uống hợp lí. + Vitamin và muối khoáng. + Vai trò của các chất dinh dưỡng. + Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. + Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. + Tiêu chuẩn ăn uống. + Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. + Các phương pháp chế biến thực phẩm. + Quy trình tổ chức bữa ăn: Nguyên tắc xây dựng thực đơn, lập khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm cho thực đơn, trang trí món ăn. + Lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao. - Từ các kiến thức đã biết trên, học sinh có thể dễ dàng liên hệ vào bài học trong dự án. - Tổng số học sinh tham gia dự án: 43 học sinh. C. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN - Thực tiễn dạy học: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan