Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp địa lý 6 chủ đề biển và đại dương – lớp 6 ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp địa lý 6 chủ đề biển và đại dương – lớp 6

.DOC
19
10865
139

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÁT TIÊN TRƯỜNG THCS ĐỨC PHỔ Địa chỉ: Thôn 3- xã Đức Phổ- Cát Tiên- Lâm Đồng Điện thoại: Điện thoại: 0633. 884 806 Email: [email protected] BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Ngày sinh:22/06/1978 Môn: Địa – Công nghệ Điện thoại: 0987.799.253 ; Email: [email protected] 1 1. Tên hồ sơ dạy học Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG – LỚP 6 2. Mục tiêu dạy học và mô tả các mức độ nhận thức 2.1. Mục tiêu học tập của chủ đề Sau chủ đề Hs cần: a. Kiến thức: - Biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. - Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đai dương là sóng, thuỷ triều, dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng, thuỷ triều, dòng biển và tác động của chúng đến đời sống, sản xuất của con người. - Biết được vai trò của biển và đại dương đới với đời sống, sản xuất của con người trên Trái Đất. Biết được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước biển và đại dương. b. Kỹ năng: -Nhận biết hiện tượng sóng biển và thuỷ triều qua tranh ảnh. - Phân tích trang ảnh địa lí, sơ đồ, lược đồ - Nhận biết các hình thức vận động của nước biển , đại dương qua tranh ảnh. - Nhận biết hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển và đại dương qua tranh ảnh và trên thực tế. - Vận dụng kiến thức vào thực tế, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực tiễn, hình thành kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin, tranh ảnh, video liên quan đến bài học, kỹ năng thuyết trình, hợp tác. c. Thái độ: - Có ý thức hành động bảo vệ môi trường biển, đại dương không bị ô nhiễm. - Phản đối các hoạt động làm ô nhiễm môi trường nước biển, đại dương. d. Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực: - Năng lực chung: tự học, tự sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin -Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sơ đồ, sử dụng tranh ảnh. e. Các cách tích hợp. * Môn vật lí 6: - Khối lượng riêng, tỉ trọng 2 Vật lí 7: Lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với nước biển gây ra thủy triều, hiện tượng triều cường, triều kém. * Môn sinh học: - Nắm được nồng độ muối cao làm vi khuẩn, sinh vật bị mất nước dẫn đến yếu dần và chết. - Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến giới hạn sinh thái, đời sống sinh vật của biển và đại dương * Môn Hóa học lớp 8: Bai 42: Nồng độ dung dịch Bài 43: Pha chế dung dịch - Hiểu được khái niệm và công thức tính nồng độ dung dịch ( Nồng độ phần trăm) để giải thích độ muối của Biển và Đại Dương. -Mối liên hệ giữa các đại lượng: Khối lượng chất tan, khối lượng dung môi, nhiệt độ . . . ảnh hưởng đến nồng độ của dung dịch, đến độ muối của nước biển, đại dương. - Vận dụng công thức để tính toán, pha chế. * Môn Lịch sử 6: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. - Hiểu được yù nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Nắm được quy luật của thủy triều lên, xuống từ đó Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh lợi dụng thủy triều để đánh tan quân Nam Hán xâm lược nước ta. * Môn vật lí 6: - Khối lượng riêng, tỉ trọng * Môn Công dân: Giáo dục HS yù thức bảo vệ môi trường biển, các luật bảo vệ môi trường biển.Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước, môi trường biển nói riêng, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. Đồng thời, các em biết tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân, những người xung quanh bảo vệ môi trường; biết phê phán những hành vi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. 2.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề Nội dung Bảng mô tả nhận thức Nhận biết Thông hiểu Độ muối của -Biết được độ - Nguyên nước biển và muối của nhân làm cho Đại dương nước Biển và độ muối của Đại Dương. nước biển và đại dương không giống nhau Các năng lực hướng tới Vận dụng các Vận dụng các trong chủ đề cấp độ thấp cấp độ cao -Xác định trên bản đồ thế giới biển Ban-tích ( Châu Âu), biển Hồng Hải hay Biển Đỏ ( giữa - Phân tích trên lược đồ nguyên nhân làm cho độ muối của nước biển và đại dương không giống - Năng lực tự học, sáng tạo , gải quyết vấn đề., tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. 3 Sự vận động của nước biển và đai dương - Nêu được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương: Sóng, thủy triều và dòng biển biển. châu Á và châu Phi) - Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là: Sóng, thủy triều và dòng - Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển, triều triều và dòng biển nhau - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sơ đồ, sử dụng tranh ảnh - Phân tích - Năng lực tự hình ảnh thủy học, sáng triều lên, tạo , gải quyết xuống ở các vấn đề., tự bãi biển để quản lí, giao thấy được sự tiếp, sử dụng thay đổi của ngôn ngữ. - Xác định ngấn nước trên lược đồ - Năng lực biển và đại các dòng biển chuyên biệt: dương. nóng, lạnh. sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sơ đồ, sử dụng tranh ảnh 3. Đối tượng dạy học Học sinh khối 6 trường THCS Đức Phổ 4. Ý nghĩa của chủ đề a. Đối với thực tiễn giảng dạy Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh nhận được vấn đề một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ đó hình thành năng lực một cách hiệu quả. Dễ hiểu , dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh do dạy học theo chủ đề tích hợp đã phối kết hợp một cách lôgíc những bộ phận kiến thức làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn Địa lý và trọng tâm bài học Bên cạnh đó bản thân tôi thấy dạy học theo chủ đề tính hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của giáo dục là tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh; tính hệ thống và liên hệ thực tiễn; tính giáo dục; tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. b. Đối với thực tiễn đời sống xã hội Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Vì vậy dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại. 4 - Thấy được vai trò của biển và đại dương -Thấy được tác động tích cực và tiêu cực của các vận động của nước biển và đại dương( sóng, thủy triều, dòng biển. . ) đến đời sống của con người. -Thấy được các nhân tố tác động đến biển và đại dương. Từ đó có ý thức, trách nhiệm, hành động cụ thể để bảo vệ môi trường biển, đại dương. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: a. Đối với giáo viên - Máy chiếu, loa - Tranh ảnh minh họa các hiện tượng sóng, thủy triều - Lược đồ tự nhiên thế giới. - Video về chiến thắng Bạch Đằng năm 938, video làm muối, sóng thần, hình ảnh ô nhiễm môi trường biển, đại dương, hình ảnh cá chết tại các bãi biển, hình ảnh tác động của triều cường đến đời sống người dân ở đồng bằng sông Cửu Long. b.Đối với Học sinh - Tìm hiểu về biển và đại dương - Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm nước biển và đại dương, các ngành kinh tế của biển và đại dương. 6. Hoạt động dạy học các cách tiến hành dạy học BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là sông, hệ thống sông, lưu vực sông ? Kể tên một số con sông ở Việt Nam? Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nêu một số lợi ích của sông và hồ? 3. Tiến trình bài học. * Vào bài: Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn (chiếm gần 97% toàn bộ khối nước trên Trái Đất), được phân bố trong các biển và đại dương. Nước trong các biển và đại dương lưu thông với nhau và luôn luôn vận động, tạo ra các hiện tượng : sóng, thuỷ triều, các dòng biển. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu Độ muối của nước biển và đại dương. Nội dung Hình thức tích hợp 1. Độ muối của nước biển và đại dương. 5 Phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng bản đồ, xác định mối quan hệ nhân quả, kĩ thuật đặt câu hỏi,… * GV chiếu bản đồ thế giới ,yêu cầu HS quan sát bản đồ và xác định vị trí 4 đại dương trên thế giới. - Độ muối trung bình của nước biển là 35%0, có sự khác nhau về độ muối của các biển và đại dương. Hóa học: Biết được nước biển có độ mặn, chát vì có 1 lượng muối hòa tan đáng kể. Trung bình 1 lít nước biển có 35g muối khoáng, trong đó có khoảng 27,3g natriclorua (Muối ăn). - Độ muối của biển và đại dương không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi Hóa học: Biết được nước biển có độ mặn, chát lớn hay nhỏ. vì có 1 lượng muối hòa tan đáng kể. Trung bình 1 lít nước biển có 35g muối khoáng, trong đó có khoảng 27,3g natriclorua (Muối ăn). - Nước biển có vị gì? Vì sao? - Độ muối đó do đâu mà có ? - Độ muối trung bình của nước biển là bao nhiêu? Vật lý: Biết được ảnh hưởng của độ bốc hơi đến độ mặn của nước biển. Vật lý: Biết được ảnh hưởng của độ bốc hơi đến độ mặn của nước biển. * Gọi 1 HS đọc nội dung mục 1/SGK. - Nêu nhận xét về độ muối của nước biển và đại dương? Vì sao?( do mật độ của sông đổ ra biển, do độ bốc hơi của nước biển ) 6 - Theo em, vùng nào trên Trái Đất có độ muối cao nhất? Vì sao ? * Tìm trên bản đồ thế giới biển Ban Tích và biển Hồng Hải. - Vì sao biển Hồng Hải mặn hơn biển Ban Tích? - Độ muối trung bình của nước biển ở Việt Nam là bao nhiêu? (Độ muối đó cũng không giống nhau giữa Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung ( cao nhất)) Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự vận động của nước biển và đại dương 2. Sự vận động của nước biển và đại dương Phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng kênh hình, xác định mối quan hệ nhân quả, kĩ thuật đặt câu hỏi,… Nước biển và đại Vật lý: Biết được - Nước biển và đại dương có mấy vận động ? dương có 3 sự vận sự chuyển động Kể tên? động: sóng, thuỷ của các hạt nước 7 Vật lý: Biết được sự chuyển động của các hạt triều và các dòng biển theo những nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo biển . vòng tròn lên chiều thẳng đứng sinh ra sóng. xuống theo chiều thẳng đứng sinh * Quan sát hình 61/SGK + kiến thức thực tế, a. Sóng biển : ra sóng. hãy mô tả sóng. - Sóng là gì ? * Giáo viên giải thích thêm cấu tạo của sóng - Là hình thức dao động tại chỗ của các hạt nước biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. Hình: Các yếu tố của sóng - Nguyên nhân sinh ra sóng ? - Tác hại của sóng biển ? - Em hiểu gì về sóng thần? Tác hại của nó? * GV:Liên hệ đến tác hại do sóng thần gây ra ở In-đô-nê-si-a, Nhật Bản,… Vật lý: Biết được nguyên nhân chính của thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt 8 b. Thuỷ triều : Tác hại của sóng thần Vật lý: Biết được nguyên nhân chính của thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Niu –tơn, tuy trọng khối của Mặt Trăng chỉ bằng 1/27 triệu của Mặt Trời, nhưng khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất chỉ bằng 1/309 khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất, nên sức hút của Mặt Trăng với Trái Đất lớn hơn sức hút của Mặt Trời với Trái Đất là 2,17 lần. Chính các sức hút ấy làm cho mặt nước biển dâng lên một - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên cách định kì. lấn sâu vào đất liền, * Quan sát hình 62,63/SGK, cho biết sự thay đổi có lúc lại rút xuống, của ngấn nước biển ở ven bờ ? lùi tít ra xa. - Hiện tượng đó gọi là gì ? Trời. Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Niu – tơn, tuy trọng khối của Mặt Trăng chỉ bằng 1/27 triệu của Mặt Trời, nhưng khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất chỉ bằng 1/309 khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất, nên sức hút của Mặt Trăng với Trái Đất lớn hơn sức hút của Mặt Trời với Trái Đất là 2,17 lần. Chính các sức hút ấy làm cho mặt nước biển dâng lên một cách định kì. - Vậy thuỷ triều là gì ? * Giáo viên yêu cầu học sinh xem đoạn - Nguyên nhân: Do Videoclip – Nguyên nhân sinh ra thủy triều. sức hút của mặt Hỏi:Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thuỷ triều ? Trăng và Mặt Trời. - GV giải thích thêm dựa trên hình ảnh về hiện tượng thủy triều. 9 Lịch sử: Biết lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc trong quá khứ - chiến thắng trên sông Bạch Đằng. c. Các dòng biển : - Là hiện tượng Lịch sử: Biết lợi dụng thủy triều lên xuống để chuyển động của lớp đánh giặc trong quá khứ - chiến thắng trên sông nước biển trên mặt, Bạch Đằng. tạo thành các dòng - Con người đã lợi dụng thuỷ triều để làm gì ? chảy trong các biển và đại dương. ( làm muối, đánh giặc, đánh cá,…) ( Giáo viên chiếu tranh bằng máy chiếu đa vật - Nguyên nhân sinh ra dòng biển chủ yếu thể cho học sinh quan sát) là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín Phong, Tây ôn 10 đới,… Chiến thắng trên sông Bạch Đằng Nghề làm muối - Thế nào là bán nhật triều, nhật triều, triều cường, triều kém ? * GV yêu cầu HS quan sát hình 64/ SGK và giới thiệu về dòng biển. - Kể tên 1 số dòng biển? Sự khác nhau cơ bản giữa chúng ? - Dựa vào đâu người ta chia ra dòng biển nóng, dòng biển lạnh ? - Nêu vai trò của dòng biển? (ảnh hưởng đến khí hậu, đánh bắt hải sản, giao thông vận tải,…) Hoạt động 3: Phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng tranh ảnh, thảo luận nhóm, xác định mối quan hệ nhân quả, kĩ thuật đặt câu hỏi, 11 hợp tác… - GV: Chúng ta thấy biển và đại dương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, song hiện nay hiện tượng ô nhiễm biển đang ở mức báo động. GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng. Từ đó, có ý thức bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. * Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát môt số hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển + một số biện pháp bao vệ môi trường biển HS thảo luận nhóm ( trong 4 phút) theo gợi ý: - Nguyên nhân làm ô nhiễm nước biển? GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng. Từ đó, có ý thức bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. - Muốn bảo vệ môi trường biển chúng ta cần phải làm gì? - Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển – dảo quê hương? Rác thải trên biển 12 Tràn dầu trên biển Nước thải công nghiệp Rò rỉ phóng xạ 13 Ra quân bảo vệ môi trường biển Trồng rừng ngập mặn * Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và liên hệ đến thực tế Việt Nam, vụ rò rỉ chất phóng xạ ở Nhật Bản. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết : Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau ? Câu 2. Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nước tại địa phương? 2. Hướng dẫn học tập: Chuẩn bị bài 25. 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Nội dung: + Về kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ : Nhận biết; thông hiểu; Vận dụng (Cấp độ thấp, cấp độ cao) + Về kĩ năng: Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng quan sát, khai thác kiến thức từ bản đồ, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh. . . - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập + Đánh giá thái độ học sinh : Ý thức, tinh thần tham gia học tập Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. 14 * Đánh giá kết quả học tập của học sinh - GV đánh giá kết quả ,sản phẩm của học sinh - HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ) - Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS 8. Các sản phẩm của học sinh Khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp tôi thực hiện ở hai lớp 6A, 6B sau khi dạy xong tôi tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh kết quả cho thấy ở các lớp dạy học theo chủ đề trên học sinh nhớ bài khá tốt, biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các kỹ năng địa lý của các em thuần thục hơn. Môn GDCD: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nước, môi trường biển nói riêng, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. Đồng thời, các em biết tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân, những người xung quanh bảo vệ môi trường; biết phê phán những hành vi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. Môn Địa lí: 100% học sinh biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau. Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thuỷ triều, dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng, thuỷ triều, dòng biển. Môn Lịch sử: Học sinh biết được ông cha ta ngày xưa đã biết lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc. Môn Vật lí: 100% học sinh biết được ảnh hưởng của độ bốc hơi đến độ mặn của nước biển. Biết được sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng sinh ra sóng. Biết được nguyên nhân chính của thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời Môn Hóa học: 100% học sinh biết được nước biển có độ mặn chát vì có1lượng muối hòa tan đáng kể. Trung bình 1 lít nước biển có 35g muối khoáng, trong đó có khoảng 27,3g natriclorua (Muối ăn). * Sản phẩm các hoạt động Học sinh học tập sôi nổi 15 Học sinh thảo luận nhóm 16 Phiếu học của học sinh (Dùng trong hoạt động 3) 17 Phiếu học của học sinh (phần tổng kết) 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan