Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đạo đức lối sống nlcttt 1...

Tài liệu đạo đức lối sống nlcttt 1

.DOC
35
255
71

Mô tả:

Nguyên lý công tác tư tưởng - Đạo đức lối sống
1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tổng hợp những nguyên tắc, quy định, chuẩn mực nhằm hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ; chống lại cái giả dối, cái xấu…Trong thời đại lịch sử, đạo đức phù hợp với tiến bộ xã hội sẽ giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ giữa người với người; giữa cá nhân với xã hội và giữa con người với tự nhiên. Vì vậy đạo đức được hình thành từ rất sớm trong lịch sử và được mọi giai cấp, xã hội, thời đại quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những thành tựu và bước tiến quan trọng đạt được trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của gần 20 năm đổi mới. Mặt khác chúng ta cần chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, đặc biệt phải tích cực đấu tranh với những hành vi, lối sống phi đạo đức, chạy theo mặt trái của cơ chế thị trường, vị kỷ cá nhân, gây nguy hại đến thuần phong mỹ tục của truyền thống, văn hóa đạo đức, văn hóa dân tộc, làm suy thoái đạo đức lối sống ở bộ phận cán bộ Đảng viên, trong đó có cán bộ có chức có quyền. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng xây dựng nền đạo đức mới cho cả xã hội ta là: “ Phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Đối với công tác tư tưởng nói riêng cần phải góp phần trực tiếp, tích cực thực hiện có hiệu quả công cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh 2 đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, các tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, phấn đấu từ nay đến Đại hội XI của Đảng ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham những, lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, nhờ có đường lối đúng đắn và sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân mà đất nước đã có nhiều bước tiến quan trọng trên hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội : kinh tế tăng trưởng phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn định, nhiều mặt của đời sống xã hội được lành mạnh. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng vầ kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc chuyển đất nước sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố tạo ra sự chuyển biến tích cực trên đây. Nhưng mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc lộ và đang tác động không kém phần mạnh mẽ. “ Tệ nạn sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc… Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, tình trạng đó đang tác động tiêu cực đến công cuộc đổi mới của nước ta. Vì vậy việc xác định vai trò của công tác trong việc ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống ở đối tượng cán bộ, Đảng viên, giúp ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về đề tài qua đó đề ra phương hướng cho hoạt động của Đảng nói chung và công tác tư tưởng nói riêng nhằm nâng cao đạo đức, lối sống cho cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài : Ở nước ta, vấn đề đạo đức không chỉ được các nhà khoa học, các nhà giáo dục nghiên cứu, mà được cả xã hội, các tầng lớp nhân dân quan tâm. Bởi vì đạo đức là một thực thể không thể thiếu thuộc về những năng lực tinh thần của con người, nhờ nó mà các năng lực thể chất của chủ thể mới được mới được định hướng và phát triển đúng đắn. Đảng ta và Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc, luôn chăm lo giáo dục những phẩm chất đạo đức cho các thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên. Theo Người, nhân cách con người bao gồm cả Đức và Tài, trong đó Đức là gốc. Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trường sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà được hình thành, phát triển, củng cố. Cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đó không chỉ là nguyên tắc, chân lý lý luận mà còn là định hướng hoạt động thực tiễn, xây dựng Đảng ngang tầm thời đại, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa của nước ta. Để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về đạo đức, lối sống ở đối tượng cán bộ Đảng viên, sự suy thoái về đạo đức,lối sống đồng thời xác định những nguyên tắc, phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có ý nghĩa rất to lớn góp phần định hướng hành động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Tuy nhiên, đạo đức vẫn còn là vấn đề nghiên cứu rộng lớn và phong phú,và được cả xã hội quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ vai trò của công tác tư tưởng trong việc khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng 4 viên, đề ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao đạo đức lối sống cho cán bộ Đảng viên ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nghiên cứu những điểm cơ bản về đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên, vai trò của công tác tư tưởng trong việc khắc phục sự suy thoái đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay. Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của công tác tưởng trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ Đảng viên trong thời đại mới. 4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu : Cơ sở nghiên cứu : Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như : phân tích và tổng hợp, lịch sử - logic, nghiên cứu tài liệu, so sánh…để rút ra những nhận xét và kết luận khách quan khoa học. Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta, đồng thời kế thừa hợp lý kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến lịch sử công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Đạo đức, lối sống và sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên ở nước ta hiện nay. Phạm vi nghiên cứu : Tác động của công tác tư tưởng đối với việc hình thành và nâng cao đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên ở nước ta thời đại mới. 5 6. Ý nghĩa của tiểu luận : Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những điểm cơ bản trong đạo đức, lối sống, đưa ra nhưng mặt hạn chế và thành tựu của công tác tư tưởng trong việc ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, lối sống cho cán bộ Đảng viên ở nước ta hiện nay, đưa ra phương hướng và giải pháp. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho người học các môn chuyện ngành liên quan. 7. Kết cấu đề tài : Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài được kết cấu ba chương và 13 mục. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG NHẰM NGĂN NGỪA SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.1. Lý luận chung về công tác tư tưởng : 1.1.1. Khái niệm và chức năng công tác tư tưởng : Tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người phán ảnh hiện thực khách quan, biểu hiện mối quan hệ của con với thế giới tự nhiên và biểu hiện mối quan hệ của con người với con người. Nghĩa rộng : Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích chung của chủ thể hệ tư tưởng. 6 Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nghĩa hẹp : Công tác tư tưởng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, động viên, cổ vũ quần chúng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện sau : Có hệ tư tưởng và có truyền bá, đấu tranh tư tưởng. Có các thiết chế tư tưởng, bao gồm thiết chế nghiên cứu, sáng tạo, truyền bá, lưu giữ hệ tư tưởng và thiết chế đào tạo các nhà tư tưởng. Có đội ngũ những nhà tư tưởng lấy hoạt động nghiên cứu, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng cho một giai cấp nhất định làm nghề nghiệp của mình. Công tác tư tưởng với tư cách là một hệ thống hoạt động và các thành tố của nó chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội và văn hóa – xã hội…trong một chế độ xã hội nhất định. Chính vì vậy công tác tư tưởng mang bản chất giai cấp sâu sắc và có tính chất lịch sử cụ thể. Công tác tư tưởng có các chức năng sau : Chức năng lý luận – tư tưởng : Chức năng cơ bản đầu tiên của công tác tư tưởng là nghiên cứu để đề xuất lý luận – tư tưởng, hình thành, phát triển và bảo vệ lý luận đó. 7 Chức năng giáo dục – tư tưởng : Nếu chức năng lý luận tư tưởng thực hiện nhiệm vụ sáng tạo ra lý luận và đường lối chiến lược, sách lược thì chức năng giáo dục – tư tưởng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng và đường lối chính trị trong quần chúng. Đây là chức năng cơ bản và hết sức quan trọng của công tác tư tưởng. Vì vậy bất kỳ giai cấp nào, khi tiến hành công tác tư tưởng đều rất coi trọng và thực hiện chức năng này. Chức năng nhận thức – học vấn : Xét từ mục đích công tác tư tưởng là hình thành ý thức xã hội,mà nội dung cốt lõi là thế giới quan thì công tác tư tưởng có chức năng nâng cao trình độ nhận thức – học vấn cho toàn xã hội. Bởi vì, tri thức là một yếu tố cấu thành nên ý thức xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan và niềm tin khoa học. Việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, thực chất cũng là để giải quyết một trong số các vấn đề nhận thức – học vấn cho nhân dân lao động. Chức năng tổ chức : Vận động, thuyết phục quần chúng, tập hợp quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ chế độ là mục đích của công tác tư tưởng. Cho nên, tổ chức là một chức năng cơ bản của công tác tư tưởng. Nếu không thực hiện chức năng tổ chức thì chức năng lý luận – tư tưởng và giáo dục – tư tưởng về cơ bản không được hiện thực hóa và do đó không có ý nghĩa thực tế. Chức năng phê phán : Quá trình tiến hành công tác tư tưởng, xây dựng hệ tư tưởng mới – xã hôi chủ nghĩa diễn ra trong cuộc đấu tranh với các quan điểm tư tưởng thù địch, với những tàn dư tư tưởng lạc hậu, lỗi thời của quá khứ, với những quan điểm lệch lạc và đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng. Chức năng dự báo : Xã hội vận động có quy luật. Nắm được quy luật phát triển của xã hội, nhận thức đúng quá khứ, hiện tại thì có thể dự báo được khả năng phát 8 triển của tương lai. Công tác tư tưởng là một khoa học. Trên cơ sở nắm vững khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bám sát thực tiễn cách mạng của quần chúng, công tác tư tưởng thực hiên chức năng dự báo. Các chức năng đều quan trọng như nhau vì mỗi chức năng giữ một vai trò riêng, không thể thay thế được khi thực hiện mục đích công tác tư tưởng. Trong thực tiễn, có thể thực hiện từng chức năng riêng biệt cũng như toàn bộ các chức năng thông qua sự phối hợp hoặc là một tỷ lệ cân đối cần thiết giữa các chức năng. Tuy nhiên, không được coi nhẹ một chức năng nào để tránh phiến diện làm cho công tác tư tưởng kém hiệu quả. Đối với việc xác định vai trò của công tác tư tưởng đối với việc ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên thì chức năng giáo dục – tư tưởng và chức năng phê phán được phát huy mạnh mẽ. 1.2. Lý luận chung về đạo đức, lối sống, và sự suy thoái đạo đức, lối sống 1.2.1. Khái niệm đạo đức : Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ người và người, con người với tự nhiên. Đạo đức là mặt cơ bản của văn hóa con người. 1.2.2. Đặc điểm đạo đức : Thông thường sự thực hiện những yêu cầu đạo đức diễn ra một cách tự giác ( dù rằng mức độ của tính tự giác này có thể khác nhau). Với nghĩa đó, việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức mang tính “tự kiểm tra” bởi chính chủ thể đạo đức. 9 Việc thực hiện những yêu cầu đạo đức bởi một cá nhân hay nhóm người cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của người khác . Việc thực hiện các yêu cầu đạo đức chỉ chịu áp lực do những hình thức tác động tinh thần ( như sự tán thành hay lên án của xã hội đối với hành vi đó). Việc nắm rõ ba đặc điểm trên đây giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng như thế nào trong việc thực hiện những yêu cầu đạo đức. Thực tế cuộc sống nhiều thế hệ cho thấy không có sức mạnh nào, không có áp lực xã hội nào mạnh hơn nhân tố tự ý thức đạo đức của chủ thể khi thực hiện hành vi đạo đức, thực hiện những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức. Nếu như sự yếu kém về vấn đề đạo đực xuất hiện thì có thể sẽ vô hiệu hóa mọi tác động dư luận xã hội là rất lớn, nó liên quan và đòi hỏi mọi cá nhân phải thực hiện hành vi đạo đức của cá nhân cũng như xã hội. Đạo đức có chức năng điều chỉnh, chức năng giáo dục, và chức năng phản ánh. Chức năng điều chỉnh : Đây là chức năng chủ yếu nhất. Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Trong xã hội, quan niệm và hành vi đạo đức của người này có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác và ngược lại. Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận là công cụ quan trọng để điều khiển hoạt động chung của cả cộng đồng đồng thời với pháp luật và những quy định khác. Chức năng giáo dục : Chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội. Mặt khác, khi đánh giá, nhận xét hành vi của người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình và qua đó làm chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội ngày càng 10 hoàn chỉnh. Đạo đức được xem là mặt giá trị của con người,nó hướng con người phát triển theo hướng người của người. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện đạo đức là mặt cơ bản của sự hình thành phát triển hoàn thiện con người. Nhờ chức năng này có thể tạo nên sự tiến bộ đạo đức cho cả cá nhân và xã hội. Chức năng phản ánh ( chức năng nhận thức) : Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Thông qua ý thức xã hội chúng ta có thể biết được nét đại thể của tồn tại xã hội nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Là bộ phận của ý thức xã hội, ý thức đạo đức cũng có tính chất phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Chức năng này thúc đẩy con người hành động nhằm hiện thực hóa chuẩn mực đạo đức trong phạm vi tương ứng phù hợp với định hướng giá trị đạo đức. 1.2.2. Lý luận chung về lối sống Lối sống là toàn bộ những hình thức hóa sống động của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống bao gồm những mặt cơ bản : Lao động, tính tích cực chính trị - xã hội, sinh hoạt tinh thần, văn hóa giáo dục. Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những quy tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những quy tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực : đạo đức, thẩm mỹ…Trong số đó, có những quy tắc dần dần được cá nhân thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng. 11 Lối sống là một thói quen có định hướng, có tính lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng của một con người hay một cộng đồng. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói,mó hành vi theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ. Như thế ta có thể định nghĩa lối sống như cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Lối sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời đại. Lối sống của con người luôn thay đổi không phải là lúc nào cũng theo hướng tích cực. Tha hóa về đạo đức, lối sống là một hiện tượng xã hội tất yếu nảy sinh trong hoàn cảnh khi đất nước ta đang trong xu thế toàn cầu hóa. Tha hóa về đạo đức, lối sống không chỉ diễn ra trong đời sống xã hội nói chung mà trong cả nội bộ Đảng Cộng sản mà cụ thể là ở đối tượng cán bộ Đảng viên. Nghị quyết Đại hội X đã nhận định: “ Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngă chặn đẩy lùi…làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. 1.3. Khái niệm Đảng viên Đảng viên là người ở trong một tổ chức của một đảng chính trị. Đối với Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng (2001) quy định Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lí tưởng cảu Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, 12 chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục tùng tổ chức, kỉ luật của Đảng , giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng , qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp Đảng. 1.4. Vai trò của công tác tư tưởng trong việc ngăn chặn sư suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên hiện nay. Đất nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn. “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Thế kỷ XX là thế kỷ đấu tranh oanh liệt và chiến thằng vẻ vang của dân tộc ta. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới”. Để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên, Đảng ta phait xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên có đủ đức đủ tài, đáp ứng đòi hỏi của thực hiễn xây dựng đất nước, vững vàng trước mọi biến động của tình hình trong nước và thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong giai đoạn cách mạng mới, đạo đức vãn là cái “gốc” của người cán bộ, Đảng viên tất nhiên đó phải đạp đức mới, đạo đức Đảng Cộng sản - Đạo đức Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay đang đặt ra nhứng yêu cầu mới, ngày càng cao đối với sự 13 hình thành và phát triển của đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là đối với cán bộ, Đảng viên, những người đi tiên phong, lãnh đạo toàn xã hội. Song, sự hình thành, phát triển của đạo đức mới là quá trình không đơn giản, dễ dàng. Các giá trị đạo đức không phải là cái “nhất thành bất biến”, mà luôn chịu sự thử thách, sàng lọc của thực tiễn, để ngày càng hoàn thiện. Đạo đức mới là sản phẩm tích cực của phong trào cách mạng đầy sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, là kết quả trực tiếp của việc giáo dục một cách khoa học, kiên trì và liên tục; là sản phẩm của cuộc đấu tranh không khoan nhượng để gạt bỏ, ngăn chặn đẩy lùi sự tác động và thâm nhập của các yếu tố tiêu cực của đạo đức cũ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và các giá trị tiêu cực phương tây. Tuy nhiên, chính các giá trị , các nguyên tắc của đạo đức cộng sản - đạo đức Hồ Chí Minh cũng đang đứng trước những thách thức do sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa trên thế giới, sự biến đổi của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lậy đổ, chống chệch hướng xã hội chủ nghĩa, chống tham nhũng, tiêu cực xã hội…đang tác động mạnh mẽ vào đời sống, tình cảm, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Sự biến đổi của các thang giá trị, chuẩn giá trị xã hội, tác động vào đời sống của mỗi cá nhân. Nhiều nhu cầu mới xuất hiện như : làm giàu, hưởng thụ, giải trí, tiếp nhận các giá trị của thế giới,…làm thay đổi cách nghĩ, nếp sống của cán bộ, Đảng viên và nhân dân ta. Từ đó nảy sinh những khuynh hướng lệch lạc. Có những tình cảm đạo đức, giá trị đạo đức và cả những nguyên tắc đạo đức cộng sản, đã từng là động lực tinh thần to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nay dường như không còn phù hợp nữa, với một bộ onaanj cán bộ đảng viên kém vững vàng. Tâm lý hưởng thụ, thực dụng, cơ hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân 14 trong thời kỳ mới, đã nảy nở và có xu hướng lấn lướt những tình cảm, giá trị đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Hiện tượng coi nhẹ, xơ cứng trong giáo dục, xây dựng đạo đức mới có chiều hướng gia tăng, cả trong sinh hoạt Đảng, trong các trường học, cơ quan nhà nước, các tập thể lao động và toàn xã hội. Trong khi đó các thế lực thù địch luôn ra sức lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập và mặt trái của cơ chế thị trường, để làm phai nhạt các giá trị đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra cũng còn phải kể đến các biểu hiện thiếu nhạy bén trước sự biến đổi mau lẹ của tình hình thể giới và thực tiễn cây dựng đất nước, dẫn đến xu hướng “xơ cứng”, khép kín “dị ứng”, không chịu thừa nhận và tiếp nhận các giá trị mới, các nguyên tắc mới trong quan hệ , ứng xử về mặt đạo đức cũng đã xuất hiện trong quan hệ xã hội và trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức mới - đạo đức cộng sản - đạo đức Hồ Chí Minh là nhu cầu cơ bản, thường xuyên và cấp thiết hiện nay đối với toàn xã hội, đặc biệt là đối với cán bộ, Đảng viên của Đảng. Một mặt, đó là việc xây dựng, phát triển hoàn thiện các giá trị đạo đức, các nguyên tắc đạo đức cộng sản trong thời kỳ mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xây dựng đất nước, mặt khác làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng là những người đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới đất nước cũng phải hình thành, phát triển những tình cảm, chuẩn mực đạo đức mới ngày càng cao - phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Từ đó tạo ra những giá trị đạo đức tiên tiến - một bộ phận của hệ thống giá trị mới trong xã hội ta. Trong bối cảnh đó, Đảng và nhân dân đòi hỏi công tác tư tưởng phải tập trung, phát huy cao độ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm, khắc phục bằng được những yếu kém, bất cập, đổi mới mạnh mã nội dung, phương pháp, không ngừng nâng cao 15 chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần trực tiếp để đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, thách thức này, tận dụng tốt thời cơ mới, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội của Đảng đã đề ra. Công tác tư tưởng cần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đống thuận về chính trị cả tinh thần trong nhân dân, tiếp tục giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của nền dân chủ XHCN, của đại đoàn kết dân tộc, nâng cao ý chí vượt qua thách thức; khó khăn, kiên trì đưa sự nghiệp đổi mới phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đất nước. Công tác tư tưởng phải góp phần trực tiếp, tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, các tổ chức Đảng ngàycàng trong sạch, vững mạnh phấn đấu từ nay đến Đại hội XI của Đảng ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí,khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên. CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG VIỆC NGĂN CHẶN SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 2.1. Thực trạng đạo đức,lối sống của Đảng viên ở nước ta hiện nay : Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ : “ Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiểu thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, Đảng viên hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cáp công nhân 16 của Đảng đứng trước những thách thức mới. Song, Đảng thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho bước chuyển này, chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ, Đảng viên. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống”. Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên không còn là hiện tượng cá biệt mà là vấn đề bức xúc hiện nay. Nó làm cho nhân dân ta lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín, hoạt động của lãnh đạo, của Đảng và việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước. Sự suy thoái về đạo đức cán bộ, Đảng viên hiện nay vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của những tiêu cực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự suy thoái về đạo đức không chỉ là hiện tượng thường thấy ở bộ phận cán bộ, Đảng viên quản lý cơ sở vật chất, tài chính, có chức, có quyền trong bộ máy Đảng và Nhà nước và các đoàn thể, mà còn diễn ra trong cả các lĩnh vực khác. Đó là thực tế rất đáng lo ngại, là nguy cơ không thể xem thường đối với sự lãnh đạo của Đảng ta chế độ ta. Trong nhiều năm qua, mặc dù Đảng và nhân dân ta đã ra sức đấu tranh nhằm ngăn chặn, hạn chế sự suy thoái đạo đức của cán bộ, Đảng viên. Song, như nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đánh gía: “Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bô phận cán bộ Đảng viên rất nghiêm trọng”. Biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên rất phức tạp, đa dạng, có thể quy về một số loại chủ yếu sau : Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, buông thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng, thiếu ý chí phấn đấu xuất hiện trong tất cả các tầng lớp xã hôi. Việc này không chỉ có ở Đảng viên trẻ mà còn biếu hiện cả trong một bộ phận cán bộ, Đảng 17 viên nói chung nhất là những cán bộ nắm quyền, tiền và tài sản công. Lối sống này trái với đạo đức, phẩm chất của người cộng sản : “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” như sinh thời Bác Hồ dạy. Bác Hồ đã cảnh báo : “ Một dân tộc, một Đảng, mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hai là, tệ tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đang trở thành “ quốc nạn”, gây bức xúc trong nhân dân. Tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt,làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân. Sự hư hỏng của cán bộ đã dẫn đến 40.000 Đảng viên bị kỷ luật trong một nhiệm kỳ đại hội, trong đó số cán bộ do Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư đã bị kỷ luật là 114, có 12 ủy viên trung ương Đảng. Chỉ riêng vụ án Năm Cam đã có 17 Đảng viên bị phạt tù, trong đó có người từng giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy công quyền. Vụ xảy ra ở PMU 18 dẫn đến Bộ trưởng phải từ chức và Thứ trưởng bị khởi tố điều tra. Tình trạng “ nhũng nhiễu”, “vòi vĩnh” dân ở nhiều cán bộ, Đảng viên công chức khi thực thi công vụ chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong nhiều ngành , nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, làm nhiều cán bộ,Đảng viên và nhân dân băn khoăn, chưa thật sự tin tưởng đối với cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn quan lieu, tham nhũng, lãng phí,nhũng nhiễu dân. Ba là, hành động cơ hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân khá phổ biến. Báo cáo chính trị Hội trung ương VI (lần 2) khóa VII đã đề cập đến 5 kiểu “chạy”. Đó là “chạy chức” trước khi bầu cử, “chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển 18 công tác cán bộ, “chạy chỗ” , tìm “chỗ thơm”, “ chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi ( chẳng những cho bản thân mà cho người thân, người nhà), “chạy lợi” khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu… “chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên tội phạm. Trong nhiều báo cáo xây dựng Đảng tại đại hội, trung ương cũng nhận định nơi này nơi khác vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “ chạy tội”, “ chạy bằng cấp”. Trong xã hội còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để được hưởng bộc lộc. Bốn là, lời nói không đi đôi với việc làm, nói và làm trái với Nghị quyết của Đảng, nói nhiều, làm ít, phát ngôn tùy tiện, vô nguyên tắc. Tình trạng này còn xảy ra ở không ít cán bộ, Đảng viên, trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khắn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng” đúng như Báo cáo chính trị trình Đại hội đã nêu : “ Tình trạng nói nhiều làm ít, làm không đến nơi, đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi”. Năm là, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc và yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Thích nghe thành tích ngại nghe sự thật. Trong Đảng ta hiện nay còn không ít cấp ủy, người lãnh đạo… còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới , không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đòng tình. Việc nhận xét cán bộ chung chung thậm chí sai lệch với mức “vô trách nhiệm”. Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn khẳng định : “Trước khi bị khởi tố, họ đều 19 là Đảng viên tốt”. Khẳng định như vậy thì “thật là quan liêu, vô chính trị, vô trách nhiệm, có thể nói là vô cảm, không thể chấp nhận được”. Sáu là, tình trạng suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ cá nhân với xã hội, như gia trưởng, vũ phu, bất hiếu… Bảy là, đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong lĩnh vực được xã hội tôn vinh. Hiện tượng mê tín, dị đoan có chiều hướng lan rộng, ảnh hưởng xấu đền thuần phong mỹ tục và trật tự, an toàn xã hội. Suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Khi bước vào công cuộc đổi mới, mới chỉ là một lời cảnh báo tại Đại hội VI : “ Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống : lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”. Đến nay, tình trạng đó đang diễn ra ngay trong Đảng. Từ chỗ chỉ có “ một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền. Suy thoái về đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực : y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách cụ thể…Mức độ ngày càng tăng, nếu trước kia chủ yếu là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất cá nhân đơn lẻ thì nay chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như : Thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, đấu thầu và chỉ định 20 thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận hối lộ, trong điều tra truy tố, xét xử, “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nổ lên các nguyên nhân chính sau: Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, đã kéo theo những biến đối tương ứng của ý thức xã hội, trong đó có đạo đức. Một là, không phải trong thời kỳ kinh tế bao cấp không có cán bộ, Đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống. Song, thời kỳ đó, sự suy thoái chủ yếu là tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, bớt xén tiêu chuẩn, chế độ của cán bộ nhân nhân. Hiện nay, nên kinh tế thị trường, bên cạnh những tác động tích cực của nó, còn có những tác động tiêu cực tới sự phát triển nhân cách, cá tính con người. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên kém vững vàng bị lôi cuốn vào mục tiêu làm giàu bằng mọi cách. Ở họ, tính thực dụng đã cản trở, thậm chí loại trừ những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, làm phai nhạt những tình cảm,giá trị đạo đức truyền thống trong sáng; đồng tiền được đặt lên trên mọi giá trị, cho mọi nguyên tắc quan hệ, ứng xử đạo đức. Hai là, những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phương Tây và lối sống thực dụng tư sản, bằng nhiều con đường khác nhau, thông qua quá trình mở cửa, hội nhập về kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới, từng ngày từng giờ thâm nhập thẩm thấu vào đời sống tinh thần của toàn xã hội. Trong thực tế, chúng ta chưa lường hết được những di hại của văn hóa thực dân mới để lại, với các yếu tố tiêu cực của văn hóa, lối sống thực dụng phương Tây, đã nhanh chóng kết hợp lại và tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần của cán bộ, Đảng viên và nhân dân, nhất là ở các đô thị lớn. Hiện nay các phương tiện thông tin hiện đại và mạng internet được phổ biến rộng rãi, nhiều ấn phẩm văn hóa có nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan