Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình, đề xuất giải pháp...

Tài liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình, đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình

.PDF
145
47
139

Mô tả:

1 BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA ĐÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y HỌC GIA ĐÌNH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. PHẠM NHẬT AN CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỌI 8180 HÀ NỘI- 2009 2 BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA ĐÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y HỌC GIA ĐÌNH Chủ nghiệm đề tài: PGS.TS Phạm Nhật An Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Hà Nội HÀ NỘI-2010 3 4 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT BB Biên bản BV BÖnh viÖn CBYT Cán bộ y tế CCDV Cung cấp dịch vụ CKI Chuyªn khoa I CSSK Ch¨m sãc søc khoÎ CSSKBĐ Ch¨m sãc søc khoÎ ban ®Çu CTV Cộng tác viên HGĐ Hé gia ®×nh HP Hải Phòng KCB Kh¸m ch÷a bÖnh KG KT n NT Kiên Giang Kon Tum Số lượng điều tra Ninh Thuận pYB,HP Giá trị p khi so sánh giữa hai tỉnh Yên Bái và Hải Phòng SDD Suy dinh dưỡng SDDV Sử dụng dịch vụ SPSS PhÇn mÒm thèng kª SPSS T/TP TLN TN TP TYTX T ≥50% YB YHGĐ Tỉnh/thành phố Thảo luận nhóm Tây Ninh Thành phố Trạm y tế xã/phường Tổng tỉ lệ của các ý mức đúng ≥50% Yên Bái Y học gia đình 5 BẢN NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐỐNG GÓP MỚI CỦA ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 1. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA ĐÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y HỌC GIA ĐÌNH 2. Thời gian thực hiện: 11/2007 đến 7/2010. 3. Cơ quan chủ trì: Đại học Y Hà Nội. 4. Bộ Chủ quản: Bộ Y tế. 5. Tổng kinh phí: 400 triệu, trong đó kinh phí từ ngân sách là 400 triệu. 6. Tình hình thực hiện đè tài so với đề cương. 6.1.Mức độ hoàn thành khối lượng công việc: Về cơ bản, đề tài đã hoàn thành đầy đủ công việc đặt ra so với đề cương ban đầu: - Báo cáo phân tích toàn văn về thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình đảm bảo độ chính xác và lô-gíc, trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình tại Việt Nam. 6.2. Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm khoa học công nghệ: Đối chiếu với mục tiêu và các sản phẩm đặt ra trong đề cương, đề tài đã hoàn thành đúng 3 mục tiêu. Phương pháp nghiên cứu có tính khoa học và tin cậy. Kết quả nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 6.2.1. Điều tra mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình: Đề tài đã mô tả được một mạng lưới tổ chức về CSSK tại HGĐ trong cộng đồng mà TYTX có vai trò như một trung tâm quản lý và chỉ đạo. Các ban ngành, đoàn thể và tổ chức khác trong cộng đồng cùng tham gia thực hiện CSSK tại HGĐ. 6 Người dân đóng vai trò rất quan trọng, vừa là người hưởng lợi, vừa là người cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống mạng lưới tổ chức cụ thể được chính thức hóa bằng các văn bản của Nhà nước nên hoạt động CSSK tại HGĐ vẫn còn mang tính tự phát. Về nhân lực, chưa có quy định bằng văn bản và thiếu nhiều so với nhu cầu: Tỉ lệ y tế thôn, bản và CTV/10.000 dân thấp nhất tại Tây Ninh và Kon Tum (6,3 và 9,9- bảng 3.3), thiếu thốn nhiều về phương tiện, dung cụ và thuốc; trình độ chuyên môn còn có nhiều hạn chế. Ở một số địa phương các ban, ngành tham gia tích cực công tác truyền thônggiáo dục sức khỏe, song có một số nơi chưa mạnh, chưa phối hợp tốt các lực lượng tại cộng đồng. Về kết quả hoạt động, phụ nữ sau đẻ được cán bộ có chuyên chăm sóc tại nhà ở các T/TP phía Bắc có tỉ lệ khá cao (66,7% - 80,0%) so với các địa phương khác (29,7% - 40%). Ninh Thuận có tỉ lệ này thấp nhất (29,7%). Người bệnh mạn tính có cán bộ chuyên môn tới hỗ trợ tại nhà chiếm từ 3,7% 21,4%. Về thực hành của người dân: Mật độ ruồi, rác, muỗi, lợn, gà thả rông có tỉ lệ khá cao (cao nhất tại Ninh Thuận: 13,7%); tương tự về vệ sinh nuôi dưỡng trẻ chưa tốt (cao nhất là 8,2% tại Kon Tum). Về tỉ lệ sử dụng nước chưa sạch cho sinh hoạt cũng còn cao (cao nhất 19,7% tại Ninh Thuận). Có tới gần nửa số dân chưa bao giờ đi kiểm tra hay khám sức khỏe (28,2%- 45,0%). Kiến thức của người dân về CSSK tại HGĐ còn rất nhiều hạn chế. Yên Bái có tỉ lệ cao nhất của mức trả lời đúng ≥50% đối với chính sách bảo hiểm y tế là 7,9%, đối với kế hoạch hóa gia đình 41,2%, đối với tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh 21,0% và tiêu chuẩn hố xí hợp vệ sinh 17,1%. Sơ cứu bỏng lửa hay nước sôi, sơ cứu điện giật tại nhà có tỉ lệ mức đúng ≥50% từ 4,0% -28,8%. Tây Ninh có tỉ lệ mức đúng ≥50% cao nhất về chế độ ăn, uống, làm việc, vệ 7 sinh và khám thai của phụ nữ có thai: 25, 9%. Tỉ lệ này cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ 4 tháng đầu sau sinh cao nhất tại Hải Phòng: 27,3%, cho tiêm phòng vắc xin trẻ <1 tuổi cao nhất tại Yên Bái: 43,4%. 6.2.2. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình: Tỉ lệ mức nhu cầu 50% của kiến thức về chính sách bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng và kế hoạch hóa gia đình từ 82,9% - 95,50%. Tỉ lệ này đối với tiêu chuẩn nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh >90%, với sơ cứu bỏng và điện giật tại nhà > 85,3%; với chế độ ăn, uống, làm việc, vệ sinh và khám thai của phụ nữ có thai cũng như nuôi dưỡng trẻ nhỏ 4 tháng đầu sau sinh từ 85,3% đến 91,4%. Tỉ lệ nhu cầu mức 50% về thực hành giảm thiểu các tác nhân hay nguy cơ không tốt cho sức khỏe tại nhà của người dân (ruồi, muỗi, nước sinh hoạt chưa vệ sinh) <20%. Nhu cầu này đối với người nghèo, phụ nữ, trẻ em nhóm tàn tật và mạn tính cao hơn. 6.2.3. Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà Xây dựng cán bộ y tế tuyến cơ sở theo mô hình YHGĐ là rất phù hợp với thực trạng và nhu cầu CSSK ở cộng đồng và tại HGĐ hiện nay. - Giải pháp chính sách: Ban hành chính sách về nhiệm vụ, tổ chức, quản lý, nguồn lực, cơ chế hoạt động, trách nhiệm của người CCDV và người SDDV cho CSSK tại HGĐ. - Giải pháp về truyền thông: Đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp truyền thông cho người dân (kể cả cán bộ quản lý của địa phương) về ý nghĩa, tầm quan trọng của sức khỏe, về chính sách của Nhà nước đối với CSSK cũng như truyền thông cho họ một số kĩ thuật về phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và xử lý sớm các cấp cứu và một số bệnh tại gia đình, đặc biệt truyền thông 8 về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mọi người, mọi ngành, mọi cấp với CSSK tại HGĐ. - Giải pháp về tổ chức: Thành lập một mạng lưới tổ chức và quản lý từ trung ương tới địa phương đồng thời ban hành bộ chỉ số để quản lý và chỉ đạo tất cả mọi hoạt động của CSSK tại HGĐ. - Giải pháp nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực cho CSSK tại HGĐ ở tuyến cơ sở, đặc biệt nhân lực trực tiếp thực hiện CSSK tại HGĐ như y tế thôn bản và CTV, cán bộ trạm y tế xã, y tế tư nhân cũng như lực lượng các ban ngành đoàn thể. Xây dựng quy chế phối hợp và lồng ghép các lực lượng trên. Tăng cường đào tạo bác sĩ chuyên khoa YHGĐ, ban hành chế độ phù hợp để khuyến khích đưa các loại cán bộ y tế về cơ sở làm việc. - Giải pháp tài chính: Đầu tư của tài chính công, khuyến khích đóng góp tài chính đa phương cho CSSK tại HGĐ như các loại bảo hiểm y tế, đóng góp nhân đạo, thu phí dịch vụ... - Giải pháp tăng cường trang thiết bị và thuốc: Cung cấp đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho y tế cơ sở và những lực lượng thực hiện trực tiếp CSSK tại HGĐ. Đặc biệt vận động dân thực hiện mỗi nhà một tủ thuốc gia đình, trồng và sử dụng thuốc nam. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt đề cập tới một vấn đề CSSK sát với người dân nhất, tạo ra sự sẵn có dịch vụ CSSK tại HGĐ giúp người dân có điều kiện tốt nhất để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK. - Đề tài cũng phát hiện thấy người dân khó khăn về kinh tế, người ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người thì có nhu cầu CSSK tại HGĐ cao hơn vì 9 họ không có đủ điều kiện tiếp cận dịch vụ CSSK tại các cơ sở dịch vụ về mọi phương diện: Chí phí, phương tiện đi lại, quan niệm, tập quán, lối sống... - Đề tài đi sâu phân tích và đã đề xuất được một số biện pháp phát triển CSSK tại HGĐ quan trọng, và phù hợp với thực tế hiện nay như xây dựng chính sách; phát triển mạng lưới tổ chức và nhân lực CSSK với sự tham gia của cộng đồng, cơ chế tài chính mà có sự đóng góp đa phương và của người dân; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông cho người CCDV, đặc biệt cho người dân để họ tự CSSK cho mình và cho người khác trong gia đình và cộng đồng... 7.Các sản phẩm đã dạt được TT 1. 2. Tên sản phẩm Kết quả đạt được đăng ký Báo cáo phân tích Báo cáo phân tích thực trạng và nhu cầu CSSKthực trạng và nhu tại HGĐ có tính lô-gíc, súc tích, chặt chẽ, đảm cầu CSSK- tại HGĐ bảo tính thực tiễn và khoa học Bµi b¸o ®−îc ®¨ng: - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i ®« thÞ. - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i ®ång bµo d©n téc miÒn nói phÝa B¾c. - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i n«ng th«n B¾c bé. - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i T©y nguyªn - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i ®ång b»ng Nam bé. Bài báo đăng: - Chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình ở Yên Bái và Hải Phòng đăng tại Tạp chí nghiên cứu Y học Volume 67.N02.June,2010 gồm nội dung của các bài: Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i ®ång bµo d©n téc miÒn nói phÝa B¾c và bài Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i n«ng th«n B¾c bé. - Thực trạng và giải pháp phát triển chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình đăng tại Tạp chí nghiên cứu Y học Volume 67.N02.June,2010 gồm nội dung của các bài: Thùc tr¹ng vµ nhu 10 - Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn CSSK t¹i HG§… cÇu CSSK-HG§ t¹i T©y nguyªn; - Thùc tr¹ng vµ nhu cÇu CSSK-HG§ t¹i ®ång b»ng Nam bé; Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn CSSK t¹i HG§ - Kiến thức chăm sóc sức khỏe của người dân tại huyện An minh và Hòn Đất, đăng trên Tạp chí Y học lâm sàng No52, May 2010…(Phụ lục 2) 3. 02 luân văn thạc sĩ và 03 khóa luận của sinh viên Thay bằng 04 luận văn CKI (đã hoàn thành) và 01 luận văn của sinh viên (hoàn thành vào cuối tháng 6/2010 (phụ lục 2) 4. Báo cáo về giải pháp phát triển y học gia đình Báo cáo về giải pháp phát triển y học gia đình (trong báo cáo toàn văn) đảm bảo phù hợp, có bằng chứng khoa học, có tính thực thi, hiệu quả, 8. Tiến độ thực hiện: Đây là đề tài nghiên cứu trên 06 tỉnh, thành phố và 2 địa điểm khác thuộc tuyến Trung ương là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên bao phủ một diện khá rộng về phạm vi nghiên cứu, do một số địa phương có nhiều khó khăn như Kon Tum, Ninh Thuận và Tây Ninh nên đề tài đã bị chậm so với tiến độ. Chủ nhiệm đề tài đã làm đơn đề nghị và được Bộ Y tế chấp nhận cho gia hạn thêm 06 tháng (đến hết tháng 7/2010) tại Công văn số 04/BYT-K2ĐT ngày 04/01/2010. 9. Sử dụng kinh phí: Giải ngân đầy đủ, đúng tiến độ và chi tiêu theo đúng quy định của đề tài. Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2010 Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Phạm Nhật An 11 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 15 Mục tiêu: ............................................................................................................................. 16 CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 17 TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 17 1.1. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình .............................................................. 17 1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Y học gia đình.................................................... 21 1.3. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế ................................................................ 22 1.4. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam ............................................................ 23 1.5. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà ........................................................................... 24 1.6. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà...................................... 28 1.7. Thực trạng và nhu cầu CSSK tại hộ gia đình ở Việt Nam...................................24 CHƯƠNG 2........................................................................................................................ 39 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 39 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu: ................................................................................. 39 2.2.Cách tiếp cận nghiên cứu:....................................................................................... 41 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, có hồi cứu một số các thông tin, số liệu; kết hợp cả định lượng và định tính. ................................................................................. 41 2.4. Đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn, cỡ mẫu và phương pháp thu thập thông tin:......................................................................................................................... 42 2.4.1. Người dân tại HGĐ............................................................................................ 42 2.4.2. Y tÕ th«n, b¶n, ®−êng phè, cộng tác viên dân số, dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng (sau đây gọi tắt là y tế thôn bản)...: .................................................................... 45 2.4.3. Tr−ëng th«n, tr−ëng b¶n, tæ tr−ëng tæ d©n phè: ................................................ 46 2.4.4. Cán bộ TYTX: .................................................................................................... 46 2.4.5. Cán bộ UBND xã, các đoàn thể: ....................................................................... 46 2.4.6. Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách y tế, các nhà nghiên cứu và theo dõi về CSSK tại HGĐ của địa phương (huyện, tỉnh).............................................................. 46 2.4.7. Cán bộ tuyến Trung ương .................................................................................. 47 2.4.8. Y tế tư nhân:....................................................................................................... 47 2.4.9. Bác sĩ CKI YHGĐ:............................................................................................. 48 2.4.10. Sổ sách, thống kê, các công trình nghiên cứu tại các tuyến ........................... 48 2.5. Công cụ thu thập thông tin: ................................................................................... 50 2.6. Sai số và cách khắc phục:....................................................................................... 50 2.7. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu, kiến thức, thực hành về CSSK tại HGĐ của người dân và một số quy định trong đề tài (phụ lục 6). .............................................. 50 2.8. Làm sạch và xử lý số liệu: ...................................................................................... 51 2.9. Đạo đức nghiên cứu: ............................................................................................... 51 CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 53 12 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 53 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................................... 53 3.2. Thực trạng về CSSK tại HGĐ. .......................................................................... 54 3.2.1. Thực trạng về tổ chức và quản lý CSSK tại HGĐ ........................................ 55 3.2.2. Thực trạng về nhân lực, trang thiết bị, thuốc trực tiếp thực hiện CSSK tại HGĐ ở tuyến xã/phường, thôn/bản/đường phố. ..................................................... 56 3.2.3. Thực trạng về một số kết quả CSSK HGĐ.................................................... 59 3.2.4. Thực trạng một số kiến thức của người dân về CSSK tại HGĐ.................. 64 3.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ ................................................... 69 3.3.1. Một số nhu cầu của người dân về kiến thức CSSK tại HGĐ....................... 69 3.3.2. Một số nhu cầu về thực hành tại HGĐ của người dân. ................................ 73 3.4. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà. ..................................................................................... 74 3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: .................................................................... 74 3.4.2. Giải pháp về truyền thông............................................................................... 75 3.4.3. Giải pháp về nhân lực...................................................................................... 76 3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý: .................................................................... 79 3.4.5. Giải pháp về tài chính cho CSSK tại HGĐ: .................................................. 83 3.4.6. Giải pháp về thuốc, trang thiết bị và kĩ thuật: ............................................. 84 CHƯƠNG 4........................................................................................................................ 85 BÀN LUẬN......................................................................................................................... 85 4.1.Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 85 4.2.Thực trạng về CSSK tại HGĐ. ........................................................................... 85 4.2.1. Tổ chức CSSK tại HGĐ tuyến cơ sở .............................................................. 85 4.2.2. Nhân lực phục vụ CSSK tại HGĐ .................................................................. 87 4.2.3. Thực trạng về trang thiết bị và thuốc cho CSSK tại HGĐ .......................... 91 4.2.4. Thực trạng một số kết quả về thực hành của CSSK tại HGĐ:.................... 92 4.2.5. Thực trạng một số kết quả về kiến thức củ người dân về CSSK tại HGĐ . 96 4.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ. ................................................ 101 4.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà........................................................................................................ 105 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 111 1. Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình. ..................................................... 111 2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình. ............................................................... 112 3. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà. ................................................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 121 13 MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Nhu cầu thiếu hụt về CSSKBĐ tại Việt Nam [2, 3]........................................... 34 Bảng 2.1. Chọn chủ đích T/TP............................................................................................. 43 Bảng 2.2. Sơ đồ mẫu đối tượng nghiên cứu........................................................................ 49 Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Người dân ..................................... 53 Bảng 3.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu: CBYT, CTV, chính quyền, ban, ngành các cấp .............................................................................................................................................. 54 Bảng 3.3: Nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ CSSK tại HGĐ tuyến xã/phường.............. 56 Bảng 3.4: Trang thiết bị và thuốc trực tiếp phục vụ CSSK tại HGĐ ở tuyến xã/phường... 58 Bảng 3.5.Thực trạng về một số kết quả dịch vụ CSSK tại HGĐ (tại các xã nghiên cứu thuộc các T/TP).................................................................................................................... 59 Bảng 3.6. Thực trạng về một số kết quả thực hành của người dân về CSSK tại HGĐ (quan sát và chấm điểm của điều tra viên)..................................................................................... 61 Bảng 3.7. Thực trạng về hành vi, quyết định của người dân khi bị ốm 12 tháng qua ......... 62 Bảng 3.8. Thực trạng về hành vi tự đi khám/kiểm tra sức khỏe của người dân .................. 63 Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích của chính sách y tế.............................................................. 64 Bảng 3.10. Kiến thức về vệ sinh hộ gia đình của người dân ............................................... 65 Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về một số sơ cứu tại nhà............................................ 66 Bảng 3.12. Kiến thức của các bà mẹ có thai hay nuôi con nhỏ<1 tuổi về chăm sóc bà mẹ và trẻ em ................................................................................................................................... 67 Bảng 3.13. Kiến thức về phòng, xử lý sớm và chăm sóc một số bệnh hay gặp tại nhà của người dân ............................................................................................................................. 68 Bảng 3.14.Nhu cầu về kiến thức chính sách y tế của người dân ......................................... 69 Bảng 3.15. Nhu cầu về kiến thức vệ sinh hộ gia đình của người dân.................................. 70 Bảng 3.16. Nhu cầu đối với kiến thức về một số sơ cứu hay gặp tại nhà............................ 71 Bảng 3.17. Nhu cầu kiến thức của phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ <1 tuổi về chăm sóc bà mẹ và trẻ em......................................................................................................................... 71 Bảng 3.18. Nhu cầu về kiến thức về phòng, phát hiện sớm, xử lý sớm và chăm sóc một số bệnh hay gặp tại nhà ............................................................................................................ 72 14 MỤC LỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1.S¬ ®å lý thuyÕt nghiªn cøu CSSK tại HGĐ......................................................... 39 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, chỉ đạo CSSK HGĐ tại các địa phương nghiên cứu. ................. 55 Sơ đồ 3.2. Mạng lưới tổ chức CSSK tại HGĐ từ TW tới cơ sở .......................................... 81 15 ĐẶT VẤN ĐỀ CSSK theo phương thức truyền thống thường là xây dựng các cơ sở dịch vụ y tế để người dân tới sử dụng. Phương thức này có nhược điểm lớn là thụ động, ngồi chờ người dân tới và thường thì người dân mắc bệnh rồi, đôi khi mắc bệnh đã nặng mới chịu tới cơ sở y tế. Do tính chủ động chưa cao kể cả về phía người CCDV và người SDDV nên hiệu quả CSSK cũng chưa cao, thể hiện ở công tác dự phòng hạn chế, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để còn nhiều bất cập [11, 19]. Để khắc phục tình trạng trên, phương thức CSSK tại HGĐ được hình thành, nhằm mang dịch vụ y tế tới tận ngõ, xóm, HGĐ, từng cá nhân. Khi dịch vụ y tế tiện lợi và sẵn có như vậy sẽ tạo điều kiện cho người dân chủ động nhiều hơn trong CSSK, kể cả dự phòng, nâng cao sức khỏe, phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để. Vì vậy CSSK tại HGĐ có ý nghĩa to lớn không chỉ về khía cạnh sức khỏe mà cả về khía cạnh kinh tế, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Có hai hướng đi tới vấn đề CSSK tại HGĐ: a)Với người CCDV: Dịch vụ gì cần đưa tới HGĐ? Cần chính sách gì? Ai đưa dịch vụ tới ngõ xóm, HGĐ? Cung cấp ngân sách, thuốc, trang thiết bị ra sao? Cơ chế quản lý và tổ chức thế nào?... b) Với người SDDV: Trách nhiệm của họ ra sao? Họ phải làm những gì? Về tư duy nhận thức phải thay đổi ra sao? Họ tham gia ở mức nào? Một loạt các câu hỏi trên đang chờ được làm sáng tỏ. CSSK tại HGĐ thực ra đã được thực hiện từ lâu. Ngày xưa khi các cơ sở khám chữa bệnh chưa phát triển thì các thầy thuốc, ông lang, bà mế được mời tới nhà khám chữa bệnh cho người dân [44]. Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, dinh dưỡng...đã vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách CSSK hay dự phòng bệnh; các bác sĩ tư nhân, thầy thuốc 16 đông y đã vào tận HGĐ để khám chữa bệnh, chăm sóc điều dưỡng hay phục hồi chức năng cho người ốm [4, 40, 45]. Nhiều người dân do có kiến thức và ý thức tốt đã tự giác thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tự phát hiện được một số bệnh ở giai đoạn sớm, làm tốt sơ cứu ban đầu đối với một số cấp cứu tại cộng đồng hay tự điều trị được một số bệnh đơn giản lúc mà cán bộ y tế không có mặt...Đó đều là các hoạt động CSSK tại HGĐ. Vấn đề là chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ xem đã làm được cái gì, cái gì chưa làm được, nguyên nhân tại đâu, bài học gì cần rút ra, cần cải tiến những gì... trên cơ sở đó mới tham mưu cho Chính phủ và Ngành Y tế phát triển CSSK tại HGĐ. Sự hình thành và phát triển chuyên ngành YHGĐ trên thế giới và Việt Nam hiện đang được coi là giải pháp tốt nhằm giải quyết vấn đề này. Trong thời gian qua đã có một số ít công trình nghiên cứu đề cập tới các nội dung trên, tuy nhiên chưa được đâu tư nhiều nên còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có tính hệ thống. Công trình nghiên cứu này mong muốn được đề cập toàn diện hơn, sâu, rộng hơn để cung cấp một bức tranh tổng thể, lô gíc và hệ thống về thực trạng của CSSK tại HGĐ trong thời gian qua, đồng thời đề cập tới một số giải pháp lớn mang tính chất như một định hướng để hỗ trợ cho sự phát triển mạng lưới CSSK tại HGĐ trong thời gian tới. Mục tiêu: - Mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2008-2009. - Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình. - Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà. 17 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình CSSKBĐ là chăm sóc thiết yếu cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong xã hội. Thực hiện tốt CSSKBĐ ngay tại gia đình và cộng đồng có ý nghĩa to lớn về nhân văn, kinh tế, văn hóa và xã hội (Tuyên ngôn Hội nghị Alma Ata1978). CSSKBĐ cũng là nội dung cơ bản của Y học gia đình [13]. Y học gia đình (YHGĐ) được coi là một dịch vụ cung cấp kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đầy đủ, toàn diện, liên tục và bền vững cho cá nhân và gia đình, không phân biệt tuổi, giới, hay bệnh tật, trong sự lồng ghép giữa sinh học, y học lâm sàng và các khoa học hành vi (Định nghĩa của AAFP). Y học gia đình làm giảm tối đa tỉ lệ mắc, chết các bệnh, tai nạn, thương tích, tăng cường sức khỏe cho cá nhân và gia đình [57]. YHGĐ không đơn thuần là bệnh viện hay phòng khám ngồi chờ người dân tới để phục vụ. YHGĐ chủ động mang dịch vụ CSSK tới tận gia đình, từng cá nhân với chất lượng cao và giá thành hợp lý. Thầy thuốc YHGĐ là thầy thuốc của mọi nhà, có thể được coi như một đối tác rất tin cậy và đồng cảm sâu sắc, cung cấp cả dịch vụ y tế và dịch vụ phi y tế. Với cách hiểu và cách tiếp cận như trên, YHGĐ đòi hỏi Sáu nguyên tắc quan trọng là: - Chăm sóc toàn diện: Con người là một thực thể của xã hội, sinh trưởng và phát triển trong một môi trường đa dạng, có nhiều mối quan hệ. Chính vì vậy con người cần sự chăm sóc toàn diện không những về y tế (như khám chữa bệnh, phòng bệnh) mà còn đòi hỏi về chăm sóc ngoài y 18 tế nữa (tâm lý, mối quan hệ…). Như vậy người thầy thuốc gia đình xem xét tổng thể các các cá nhân trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ (của người bệnh). Người thầy thuốc gia đình xem xét tất cả các yếu tố này khi lập kế hoạch chẩn đoán hoặc điều trị. Y học gia đình không xuất phát đơn thuần từ việc chẩn đoán bệnh và chữa bệnh mà xuất phát từ việc chẩn đoán trường hợp bệnh và xử trí trường hợp bệnh. Người bác sĩ gia đình tập trung hơn vào con người bệnh, không chỉ đơn thuần phát hiện ra bệnh chính và chữa bệnh chính của bệnh nhân, khi bệnh nhân khỏi là hết trách nhiệm mà còn tìm hiểu vấn đề của bệnh nhân và cùng với bệnh nhân xử trí vấn đề của họ. Người bệnh được xem xét không chỉ dưới góc độ sinh học mà còn cả về mặt tâm lý và xã hội. Nhu cầu tổng thể của cá nhân được đặt vào kế hoạch chẩn đoán và điều trị. - Chăm sóc liên tục: Bình thường thì mỗi đợt ốm là một bệnh và khi chăm sóc chỉ tập trung vào bệnh đó, phương pháp chăm sóc truyền thống là như vậy - song đó không phải là hoạt động của YHGĐ vì không chăm sóc liên tục và lâu dài. Chăm sóc liên tục là nguyên tắc quan trọng nhất của YHGĐ. Các thầy thuốc YHGD được giao nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân toàn diện cùng gia đình họ một cách liên tục, lâu dài. Thời gian chăm sóc dài là công cụ hữu hiệu của YHGĐ. Đó là điểm khác cơ bản giữa YHGĐ và chăm sóc truyền thống, vốn thấy của hệ thống y tế hiện nay. Liên tục ở đây là liên tục về thời gian và về qui trình từ phát hiện bệnh, chẩn đoán, điều trị đến phục hồi chức năng. Người bác sĩ gia đình có thể biết người mình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh đến lúc chết. Người bác sĩ gia đình phát hiện bệnh, chuyển người bệnh lên tuyến trên cho chẩn đoán và điều trị một phần ở bệnh viện và sau khi ra viện lại trở lại điều trị với anh ta một cách liên tục. 19 - Chăm sóc phối hợp: “Người thầy thuốc gia đình giống như một nhạc trưởng trong việc chǎm sóc cho từng bệnh nhân. Người thầy thuốc gia đình còn xác định những người cung ứng và các nguồn chǎm súc sức khỏe khác cần thiết để hỗ trợ cho việc chǎm sóc chung cho bệnh nhân. Những nguồn này bao gồm các chuyên gia bên ngoài còng như những cán bộ chuyên môn y tế khác bên trong phụng khoản của thầy thuốc gia đình. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với hệ thống chǎm sóc sức khỏe là trách nhiệm của thầy thuốc gia đình” [57]. Cũng theo tác giả này, người thầy thuốc gia đình phải am hiểu sâu sắc gia đình người bệnh về mọi khía cạnh. Tổ chức cho gia đình người bệnh phối hợp tốt trong chăm sóc và điều trị người bệnh. Người thầy thuốc gia đình còn phải vẽ được sơ đồ gia đình và cây phả hệ của người bệnh. Vì vậy, các nghiên cứu về YHGĐ giống như các nghiên cứu chăm sóc sức khỏe thông thường song cần nghiên cứu thêm về các yếu tố gia đình như kinh tế, văn hóa, mối quan hệ huyết thống, lịch sử bệnh tật… - Quan tâm tới phòng bệnh: Phòng bệnh chủ động và tích cực như vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, xử lý chất thải, tiêm chủng, phòng chống các tác nhân, nguy cơ gây bệnh và các tai nạn, thương tích…nâng cao sức khỏe…Bác sĩ gia đình không những chỉ chữa bệnh mà còn phải giúp bệnh nhân của mình phòng chống các nguy cơ bệnh tật. Phòng bệnh bao gồm yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật, khuyến khích lối sống lành mạnh, dự đoán các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tâm của bệnh nhân và gia đình. Phòng bệnh không chỉ giới hạn vào việc bảo mọi người không hút thuốc lá, phải tập thể dục và ăn uống đúng cách mà còn là việc nhận ra 20 các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh và sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ các giai đoạn đầu. - Hướng cộng đồng: “Nghệ nghiệp, vǎn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến việc chǎm sóc bệnh nhân. Sự hiểu biết về những bệnh nào hoặc những vấn đề sức khỏe nào có tỷ lệ mắc cao nhất trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến những chẩn đoán của các bác sĩ gia đình và giúp họ đưa ra những quyết định về việc giáo dục cộng đồng và cung ứng dịch vụ. Ngoài vai trò là cụng cụ chẩn đoán, cộng đồng còng là tác nhân trị liệu. Trong cộng đồng có nhiều nguồn mà bác sĩ gia đình có thể sử dụng để cung ứng chǎm sóc tối ưu cho bệnh nhân”(57). Nghề nghiệp, văn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và cơ chế ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ giúp thầy thuốc gia đình trong công tác giáo dục cộng đồng và cung cấp dịch vụ y tế. - Hướng gia đình: “Các bác sĩ gia đình coi bệnh nhân như những thành viên của hệ thống gia đình và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình cũng như ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật. Họ được đào tạo để làm việc với các gia đình và họ cần thích ứng với những giai đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống và với các bệnh tật bất ngờ. Các bác sĩ gia đình hiểu sự khác nhau giữa gia đình hoạt động bình thường và không bình thường và sử dụng sự hiểu biết này trong cả hai việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân (57).Người bác sĩ gia đình coi bệnh nhân là một thành viên của gia đình họ, thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình và ngược lại. Họ nắm bắt được những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan