Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã long sơn...

Tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã long sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an qua giai đoạn 2008 2010

.PDF
5
40
59

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng của đề tài Đất đai là một vật thể sống tự nhiên được hình thành qua nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Khi nói đến đất nông nghiệp thì người ta thường nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nông nghiệp. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường và là nơi cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật và con người. Thông qua đất đai con người tiến hành các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi làm ra sản phẩm để nuôi sống mình. Nếu không có đất đai thì không có quá trình lao động nào diễn ra. Tuy nhiên đất đai bị giới hạn về diện tích và chất lượng đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương và đối với mỗi quốc gia. Với một nước thuần nông, đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nông nghiệp có liên quan đến đời sống của 70% là nông dân như nước ta thì đất nông nghiệp càng có vai trò và vị trí quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc cho quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH). Vì vậy nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Quỹ đất được chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây nên những áp lực cho khai thác và sử dụng đất. Đặc biệt quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh làm cho quỹ đất nông nghiệp vốn đã ít càng trở nên hạn hẹp khi một bộ phận đất nông nghiệp đang trở thành các khu dân cư hay đô thị Việt Nam cũng còn phải đối mặt với áp lực tăng dân số cũng như nhu cầu lương thực ngày càng tăng nhiều làm tăng sức ép lên việc sử dụng ruộng đất. Sự mất cân bằng sinh thái và phương thức canh tác thiếu khoa học đã làm cho đất ngày càng suy thoái, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nông sản, chất lượng môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, để có thể khai thác và tận dụng được hết tiềm năng và sức sản xuất của đất là việc làm hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từ đó từng bước nâng cao thu nhậpvà cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường sống và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong bối cạnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những thuận lợi thì còn đặt ra những khó khăn và thách thức cho nền nông nghiệp nước ta. Cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, yêu cầu về chất lượng và sản phẩm ngày càng cao hơn, an toàn sản phẩm càng được chú trọng. Do đó, việc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng trở nên cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó thì cần sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng hợp lý quỹ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Long Sơn là một xã nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An về phía Đông 4 Km. Có quốc lộ 7A chạy dọc theo hướng Đông tây với chiều dài hơn 4Km. Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của xu thế mở rộng đô thị khi tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh. Thực trạng này gây ra áp lực đối với quá trình sử dụng đất khi phần lớn dân số của địa phương có sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp và nông thôn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An qua giai đoạn 2008 - 2010” làm đề tài thực tập khóa luận của mình. 2. Mục đích của nghiên cứu Mục tiêu chung: Là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, từ đó cải thiện mức sống cho người dân địa phương. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010. Mục tiêu 3: Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Là quá trình sử dụng đất nông nghiệp của các đơn vị sử dụng đất khác nhau ở trên địa bàn nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Thời gian: tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề trên và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp sau :  Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận của đề tài. Trên cơ sở đó xem xét các sự vật hiện tượng sự vận biến đổi của nó trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau.  Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Số liệu thứ cấp: Từ báo cáo của các cơ quan quản lý địa phương, các nghiên cứu trước đây và một số tạp chí.Hầu hết các số liệu phân tích trong bài này tập trung chủ yếu các số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lý địa phương và một số hộ nông dân để làm rõ các thông tin từ các số liệu thứ cấp.  Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê: Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh, phân tích , làm cơ sở cho những vấn đề có tính quy luật. Phương pháp so sánh: Dựa vào con số thống kê để so sánh các nhóm đối tượng khác nhau, các loại đất khác nhau để tìm ra quy luật và xu hướng biến động của chúng. Phương pháp chuyên gia: Qúa trình phân tích sẽ được tham khảo hay tham vấn với các chuyên gia địa phương và sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này. 5. Hạn chế của đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở sử dụng các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp. Vì vậy đề tài chỉ phân tích hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng khác nhau, các loại đất khác nhau. Đề tài không điều tra hộ gia đình nên không đi sâu phân tích các nhân tố vốn, lao động và một số đặc điểm khác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất. Nếu có những phân tích kết hợp như thế thì đề tài sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn. Do thời gian và năng lực hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng những người nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Long Sơn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan