Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
6
322
65

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Cây cao su du nhập vào nước ta từ những năm 1877. Trải qua hơn một thế kỷ cao su đã trở thành cây công nghiệp quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của cây cao su trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như tác động về vấn đề môi trường sinh thái nên Đảng và Nhà nước ta khuyến khích người dân trồng cao su. Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nên diện tích cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này đã góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương Bình và Hương Thọ là 2 xã có diện tích cao su dẫn đầu toàn huyện. Mô hình trồng cao su trên địa bàn huyện Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và quan trọng hơn là đã tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”  Mục tiêu của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện. Để đạt được mục đích đề ra tôi đã sử dụng một số phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích chuỗi cung. - Phương pháp điều tra thống kê. - Phương pháp toán kinh tế. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 1  Kết quả đạt được: - Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả sản xuất cao su ở huyện Hương Trà - Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của người dân. Đồng thời cũng tìm ra nguyện vọng của họ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. - Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này trong thời gian tới. 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Ngày nay khi nhắc tới cây cao su thì nhiều người sẽ không thể không nhắc tới mủ cao su; nó là một trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới (đứng sau gang, thép, than đá, dầu mỏ). Việc sử dụng mủ cao su là nguyên liệu cho ngành công nghiệp đã mang lại cho người cung cấp mủ cao su một khoản thu nhập khá lớn và điều này đã làm cho một số nước giàu lên nhờ trồng cây cao su. Hiện nay trên thế giới có một số nước dẫn đầu về sản xuất cao su như Thái Lan (3,27 triệu tấn), Inđônêsia (2,97 triệu tấn), Malaysia (1 triệu tấn), Ấn Độ (879 ngàn tấn) và đứng thứ 5 là Việt Nam (770 ngàn tấn). Theo dự báo của Hiệp hội cao su thế giới thì nhu cầu cao su trên thế giới sẽ vẫn ở mức cao trong 10 năm tới và giá thì khó có thể giảm. Mặc dù nhu cầu về cao su rất lớn nhưng nguồn cung cho thị trường lại đang giảm. Nguyên nhân một phần là mưa lũ ảnh hưởng không tốt đến cây trồng tại các thị trường xuất khẩu cao su lớn là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Thêm vào đó, trong năm qua diện tích trồng cao su của Ấn Độ đã giảm 6,9% còn diện tích cao su ở Trung Quốc bị thu hẹp, lượng cây già cỗi tăng cao. Và diện tích cao su Thái Lan bị ảnh hưởng bởi Chính phủ áp dụng mức phụ thu cao đối với diện tích tái canh. Những vấn đề trở ngại mà các cường quốc cao su gặp phải trên sẽ làm cho lượng cung thế giới giảm nhưng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để cho Việt Nam gia tăng sản xuất, mở rộng thì trường xuất khẩu nhằm khẳng định chỗ đứng và xa hơn là có thể nâng cao vị thứ về nước sản xuất cao su trên thế giới. Cây cao su đầu tiên được đưa vào nước ta năm 1877 do Pierre trồng tại vườn Bách Thào Sài Gòn nhưng bị chết. Mãi đến năm 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java về gieo ở vườn Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu, Nha Trang. Sau đó bác sĩ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn. Từ đó cao su đã được thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quảng Trị. Đến sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản chừng 87.000 ha diện tích cao su nhưng chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh. Năm 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện 3 tích cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000 ha. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). Ở Thừa Thiên Huế cây cao su được trồng vào năm 1993 theo dự án trong chương trình 327 - phủ xanh đồi núi trọc và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp 2001 - 2006. Hiện tại Thừa Thiên Huế có hơn 8.300 ha cao su đang trong thời kỳ phát triển, lấy mủ tốt tập trung ở 03 huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền. Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nên diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ). Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương Bình và Hương Thọ là hai xã có diện tích cao su dẫn đầu của toàn huyện. Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và quan trọng hơn là đã tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện. 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi cung Phương pháp này dùng để phân tích quá trình tiêu thụ mủ cao su của nông hộ. 1.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Phương pháp này nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. - Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và ban ngành địa phương, các báo cáo và nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành. - Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ trực tiếp trồng cao su theo phương pháp định hướng, ngẫu nhiên không lặp với mẫu điều tra là 60 hộ; trong đó: 30 hộ của xã Hương Bình, 30 hộ của xã Hương Thọ. Các hộ được điều tra là các hộ có vườn cao su trồng năm 2002. 1.3.3. Phương pháp toán kinh tế Sử dụng các phương pháp toán để tính các chỉ tiêu kết quả: GO, IC, VA. 1.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Do vốn kiến thức còn hạn chế về lĩnh vực sản xuất cao su nên trong quá trình thực hiện đề tài thì tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn của thầy cô cũng như cán bộ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp xã Hương Thọ và Hương Bình, và tham khảo kinh nghiệm sản xuất của các hộ trực tiếp trồng cao su nhằm làm rõ các vấn đề cần thắc mắc và đánh giá các phần nội dung nghiên cứu. 1.4. Nội dung và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Nội dung - Đánh giá hiệu quả sản xuất và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu - Các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su ở trên địa bàn huyện; gồm 2 xã: Hương Thọ và Hương Bình. 1.5. Phạm vi 1.5.1. Không gian 5 Địa bàn được chọn để thu thập thông tin và lấy số liệu chính cho việc nghiên cứu đề tài là xã Hương Bình và xã Hương Thọ. Đây là hai xã có diện tích trồng và diện tích đưa vào thu hoạch dẫn đầu toàn huyện Hương Trà. 1.5.2. Thời gian Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài bao gồm số liệu thứ cấp năm 1993 2010 và số liệu sơ cấp năm 2010. Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan