Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả biện pháp kích cầu trong thời kì suy giảm kinh tế vn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả biện pháp kích cầu trong thời kì suy giảm kinh tế vn

.PDF
28
45
114

Mô tả:

1 Lời mở đầu Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ mà còn dẫn đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sự lan tỏa của nó, mà dễ thấy nhất là ở các quốc gia đầu tàu như Mỹ, Nhật, EU và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Cuộc khủng hoảng cũng đã làm cho các nhà kinh tế gia thức tỉnh vốn đã ảo vọng vào một nền kinh tế mạnh và một chính phủ quy mô nhỏ - chính sách mà Greenspan (chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ - FED từ năm 1987 đến năm 2006) luôn ủng hộ. Giờ đây ý thức về vai trò can thiệp của nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là vai trò can thiệp trong khủng hoảng của chính phủ các nước. Trong bài điều trần “thú tội” đáng ngạc nhiên trước Ủy ban Quốc hội Mỹ ngày 23/10/2008 Alan Greenspan thừ nhận ông đã đánh giá quá cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường tài chính tự do, cũng như đã hoàn toàn bỏ qua nguy cơ chính sách hạn chế can thiệp sẽ đồng thời giải phóng cả những yếu tố phá hoại nền kinh tế1. Không ít các quốc gia đã và đang thực hiện những chính sách kích thích kinh tế theo những luận điểm mà Keynes đã đề ra. Mức độ thành công của các gói kích thích kinh tế này chưa được đo lường, công bố cụ thể nhưng tác dụng của nó là rất lớn đối với nền kinh tế đang trong cơn khủng hoảng của mỗi quốc gia. Vai trò can thiệp của nhà nước quan trọng như thế nào, nhà nước có thể sử dụng những công cụ, biện pháp gì để tháo gỡ khó khăn chonền kinh tế trong gian đoạn khủng hoảng - đó là chủ đề mà nhóm nghiên cứu muốn hướng đến – vai trò quan trọng của Nhà nước, tuy không mới nhưng đã bị lãng quên một thời gian dài. Qua tìm hiểu, nghiên cứu nhóm quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả biện pháp kích cầu trong thời kì suy giảm kinh tế Việt Nam. Khả năng ứng dụng kích cầu trong thời kì kinh tế ổn định”. Trong khuôn khổ bài viết nhóm thực hiện đề tài sẽ phân tích cơ sở, hiệu quả, tác động của các nhóm giải pháp kích cầu mà Chính phủ đã đề ra, ngoài ra còn đưa ra gợi ý chính sách cho việc thực hiện kích cầu trong thời kì kinh tế ổn định. 1 Trích Giải pháp Keynes – Con đường dẫn đến thịnh vượng toàn cầu. Tác giả Paul Davidson, Nxb Trẻ, 2009. 2 Nhận xét của ban giám khảo: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3 Mục lục Cơ sở lí luận................................................................................................................ 4 I. 1.1 Lí thuyết Keynes và vai trò của nhà nước trong việc can thiệp thị trường............... 4 1.2 Mô hình IS-LM .................................................................................................... 6 1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tổng cầu ................................................................. 7 II. Bàn về giải pháp kích cầu và kinh nghiệm của một nước trên thế giới. .......................... 9 2.1 Tại sao phải kích cầu? .......................................................................................... 9 2.2 Kích cầu khi nào? ................................................................................................ 9 2.3 Các điều kiện cần phải bảo đảm khi kích cầu ...................................................... 10 2.4 Gói kích cầu của một số nước trên thế giới. ......................................................... 11 2.4.1 Tại Mỹ ....................................................................................................... 11 2.4.2 Tại Châu Âu ............................................................................................... 12 2.4.3 Nhật Bản .................................................................................................... 12 2.4.4 Trung Quốc ................................................................................................ 12 2.4.5 Thái Lan..................................................................................................... 12 2.5 Việt Nam kích cầu là đúng hay sai? .................................................................... 13 3.1 Hiệu quả của 4 nhóm giải pháp kích cầu ............................................................. 18 3.1.1 Gói hỗ trợ lãi suất 4% ................................................................................. 18 3.1.2 Gói miễn giảm, giãn thuế............................................................................. 21 3.1.3 Gói an sinh xã hội ....................................................................................... 22 3.1.4 Đầu tư công ................................................................................................ 23 3.2 IV. V. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát .......................................................... 25 Khả năng ứng dụng kích cầu trong thời kì kinh tế ổn định ...................................... 26 Kết Luận .................................................................................................................. 27 Tài liệu tham khảo: .......................................................................................................... 28 4 Cơ sở lí luận I. 1.1 Lí thuyết Keynes và vai trò của nhà nước trong việc can thiệp thị trường John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông mang tên “Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936 trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc đại khủng hoàng 193291933. Trong Lí thuyết của mình Keynes phê phán quan điểm của trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa là mô hình tự động cân bằng, tự động tăng trưởng, tự động sửa chữa đồng thời ông đưa ra lí luận mới về vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Ông cho rằng nhà nước đóng vai trò cốt yếu trong việc ít nhất cũng là giảm thiểu, nếu không nói là xóa bỏ hoàn toàn các khiếm khuyết ra khỏi hệ kinh tế thống tư bản chủ nghĩa. Nếu sử dụng những chính sách phù hợp giúp phối hợp và đẩy mạnh thế chủ động của khu vực tư nhân, Keynes nói rằng có thể tạo ra một nền kinh tế có đầy đủ việc làm dài hạn đồng thời cũng tận dụng được những ưu thế của hệ thống kinh doanh theo định hướng thị trường. Một số quan điểm của Keynes: Thứ nhất, theo Keynes: “Số người làm việc trong mỗi xí nghiệp, mỗi ngành, cũng như trong toàn bộ nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào doanh số mà các nghiệp chủ dự kiến thu được từ việc bán sản lượng tương ứng với số lượng lao động được sử dụng đó và họ sẽ cố gắng tối Mức lương thực tế đa hóa lợi nhuận của họ.” AJ B A W2 LF C Hình 1 Thất nghiệp theo E W* ’ quan điểm của Keynes F E G H W** LD LD’ N2 N* N** số lượng công nhân 5 Các đường LD, LF, AJ tương ứng cho biết nhu cầu về lao động, quy mô các lực lượng lao động và số lượng công nhân sẵn sàng chấp nhận việc làm tại mỗi mức lương thực tế nào đó. Hình 1 thể hiện trường hợp thất nghiệp theo quan điểm Keynes – thất nghiệp do thiếu cầu lao động. Khi cầu lao động giảm, đường cầu lao động giảm từ LD xuống LD’, tiền lương trong dài hạn sẽ giảm từ w* xuống còn w** để phục hồi lại trạng thái cân bằng tại G. Keynes còn chỉ ra rằng nếu không có biện pháp hạn chế thất nghiệp nhanh chóng sẽ đẩy nền kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp dẫn đến cắt giảm thu nhập làm giảm tiêu dùng, các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất làm tăng thất nghiệp, và cứ tiếp tục. Thất nghiệp theo Keynes phản ánh tình trạng dư thừa nguồn lực và lãng phí sản xuất. Bằng cách kích cầu lao động, có thể huy động nguồn lực nhàn rỗi này và tăng sản lượng, việc làm. Thứ hai, hiệu ứng số nhân trong nền kinh tế mở: Trong nền kinh tế mở (có ngoại thương) và có chính phủ, điều kiện cân bằng đối với thị trường hàng hóa là: Y=AD= C + I + G + X – M (1) Trong đó: C: chi tiêu dùng I: chi đầu tư G: chi tiêu của chính phủ X: xuất khẩu M: nhập khẩu Từ (1) ta có thể thấy khi C, I, G, (X-M) thay đổi bao nhiêu thì tổng cầu cũng thay đổi bấy nhiêu. Giảm chi tiêu tiêu dùng hay chi đầu tư đều có tác dụng làm giảm tổng cầu. Số nhân nền kinh tế mở sẽ là 1/[1 – (MPC’ – MPM) – MPX] (2), trong đó MPC’ = MPC.(1- t). MPC là khuynh hướng tiêu dùng biên, MPC’ là khuynh hướng tiêu dùng biên từ khoản thu nhập đã trừ thuế ròng, MPM là khuynh hướng nhập khẩu biên, MPX là khuynh hướng xuất khẩu biên. Hiệu ứng số nhân của Keynes có ý nghĩa hết sức quan trọng, từ phương trình (2) ta có thể thấy số nhân nhỏ hơn vì rò rỉ ở tiết kiệm, thuế và nhập khẩu. Tiết kiệm trong khủng hoảng lại có tác động tiêu cực làm giảm thu nhập, tiết kiệm và đầu tư thực có sẽ giảm đi khi cố tiết kiệm nhiều hơn. Đây gọi là nghịch lí của tiết kiệm. Tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng số nhân nhờ đó gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, khuynh hướng tiêu dùng biên càng cao số nhân càng lớn. 6 Theo Adam Smith “bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt thị trường hướng tới hiệu quả khi vấn đề thông tin bất cân xứng được giải quyết. Nhưng thị trường tài chính là thị trường thông tin không đầy đủ, và tư nhân không có khả năng làm cân bằng thông tin, mặt khác cơ chế pháp lí không theo kịp với những hoạt động trên thị trường chính vì thế nhà nước phải đóng vai trò tháo gỡ những vướng mắc đó. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ 2008 là một minh chứng rõ ràng, với việc khuyến khích phát triển các loại chứng khoán phái sinh chính phủ Mỹ đã quên đi vai trò giám sát của mình. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận hoàn toàn cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường tự do nhưng tổn thất mà các cuộc khủng hoảng gây ra là quá lớn và thời gian chờ đợi nền kinh tế tự hồi phục là rất lâu, sẽ là quá muộn bởi theo Keynes “chúng ta rồi ai cũng sẽ chết”. 1.2 Mô hình IS-LM2 Thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập thực tế. Do đó tổ hợp lãi suất Lãi suất và thu nhập tương ứng với cân bằng ngắn hạn trên thị trường hàng hóa được gọi là IS. E0 i0 E1 i1 IS Y0 Y1 Thu nhập Hình 2 Đường IS Lãi suất thấp hơn làm tăng tổng cầu và sản lượng. Độ dốc đường IS cho thấy độ nhạy cảm của tổng cầu đối với lãi suất. Các nhân tố khác như chi tiêu của chính phủ, thu nhập dự kiến trong tương lai, bằng cách tăng tổng cầu ở mỗi mức lãi suất làm dịch chuyển đường IS lên trên. 2 David Begg, 2007, Kinh tế học, NXB Thống kê. Lãi suất 7 LM i1 E1 i0 E0 Y0 Hình 3 Đường LM Y1 Thu nhập Đường LM minh họa các tổ hợp lãi suất và thu nhập dẫn đến cân bằng trên thị trường tiền tệ khi ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu nhất định về cung tiền danh nghĩa. Lượng cầu về tiền tăng lên khi sản lượng tăng nhưng giảm đi khi lãi suất tăng. Khi sản lượng tăng, lãi suất tăng để duy trì cân bằng thị trường tiền tệ. Cầu tiền càng nhạy cảm với thu nhập và sản lượng thì lãi suất càng phải thay đổi nhiều để duy trì cân bằng trên thị trường tiền tệ và do đó đường LM càng dốc hơn. Khi di chuyển dọc đường LM, lãi suất cao hơn đòi hỏi thu nhập phải tăng lên để giữ cho cầu tiền thực tế bằng với cung ứng tiền tệ cố định. Mục tiêu cung ứng tiền tệ cao hơn (thấp hơn) làm dịch chuyển đường LM sang phải (trái). 1.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tổng cầu Với mục tiêu lạm phát, ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất để cho lạm phát gần với tỉ lệ lạm phát mục tiêu. 8 i Lãi suất thực tế i* i Tỉ lệ lạm phát I* Hình 3 Lãi suất và mục tiêu lạm phát Khi lạm phát cao ngân hàng trung ương đảm bảo rằng lãi suất thực tế cao để làm giảm tổng cầu và tạo sức ép cho lạm phát phải giảm xuống. Di chuyển dọc đường ii, ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất tương ứng với lạm phát theo chính sách tiền tệ đã định trước. Nếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng đường ii dịch chuyển xuống dưới và lãi suất thấp hơn tại mỗi mức lạm phát. Nếu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đường ii Lạm phát dịch chuyển lên trên và lãi suất thị trường cao hơn tại mỗi mức lạm phát. MDS Sản lượng Hình 4 Đường cầu kinh tế vĩ mô 9 Đường cầu kinh tế vĩ mô MDS cho thấy lạm phát cao hơn dẫn đến sản lượng thấp hơn do ngân hàng trung ương tăng lãi suất và ngược lại. Đường MDS dịch chuyển lên trên nếu chính sách tài khóa lỏng, xuất khẩu ròng hay chính sách tiền tệ lỏng. Bàn về giải pháp kích cầu và kinh nghiệm của một nước trên thế II. giới. 2.1 Tại sao phải kích cầu? Theo Keynes khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ việc sản xuất dư thừa, lãng phí nguồn tài nguyên và lao động. Tức là có sự thiếu hụt tổng cầu so với tổng cung. Vậy để đưa nền kinh tế trở lại ổn định cần phải kích cầu bao gồm kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng thì chỉ có nhà nước là có khả năng đẩy mạnh chi tiêu bởi vì các doanh nghiệp và hộ gia đình trong thời kì này thường có xu hướng tiết kiệm không muốn đầu tư thêm nữa vì không có khả năng sinh lợi cao. Vì vậy vai trò điều tiết của nhà nước trong trường hợp này là cực kì quan trọng. Mức độ can thiệp của nhà nước phải tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, việc can thiệp quá mức của nhà nước có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Keynes gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau: - Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân. - Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế. Nhà nước có thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu tư nhà nước để kiểm soát lạm phát mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân,… - Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinh tế. - Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu. 2.2 Kích cầu khi nào? - Nền kinh tế dư thừa hàng hóa, năng lực sản xuất vượt quá yêu cầu của thị trường. Nguyên lý “cầu hữu hiệu” của Keynes khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng tổng cầu thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Hàm tổng cầu của Keynes có thể chia thành cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, vì vậy kích cầu chính là kích cầu tiêu dùng và đầu tư. - Nền kinh tế không còn khả năng kích thích qua chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách tiền tệ nới lỏng là công cụ đầu tiên mà chính phủ các quốc gia thực hiện nhằm đưa một lượng vốn lớn vào thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên. Tuy nhiên chính 10 sách nới lỏng tiền tệ có thể không đủ sức kéo tổng cầu lên, ví dụ nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu.3 Tình trạng này được gọi là bẫy thanh khoản. 2.3 - Các điều kiện cần phải bảo đảm khi kích cầu Nhanh chóng, kịp thời Tổng cung suy giảm kéo theo một vòng xoáy không thoát ra được làm mức độ trầm trọng của nền kinh tế càng lúc càng tăng lên, chính vì vậy các chính sách kích cầu của chính phủ phải được thực hiện nhanh chóng nhằm giảm bớt thiệt hại một cách tốt nhất. - Đúng đối tượng Để kích cầu được hiệu quả thì gói kích cầu phải tìm đến những đối tượng mà gói kích cầu có tác dụng nhanh chóng, chi tiêu và đầu tư nhanh chóng đưa tổng cầu đi lên. Từ phương trình (2) cho ta thấy khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn thì số nhân càng lớn. vậy để đạt được hiệu quả cao nhất gói kích cầu phải hướng đến đối tượng là những người có thu nhập thấp vì những người này có khuynh hướng tiêu dùng biên cao, một đồng chi tiêu tăng thêm của họ có ý nghĩa hơn một đồng tăng thêm của người có thu nhập cao. “Trong tình trạng xuất khẩu tụt giảm, chính sách kích cầu thông dụng bơm tiền vào đầu tư công qua các tổng công ty nhà nước sẽ đem lại hiệu quả kém do hệ số ICOR của nền kinh tế đã quá lớn và mỗi đồng chi tiêu sẽ chỉ có tác động lan tỏa yếu do thất thoát đáng kể vào dòng nhập khẩu, vốn là đặc điểm của cấu trúc hiện có của kinh tế Việt Nam. Ngược lại, mỗi đồng chi tiêu vào khu vực nông nghiệp hay giới công nhân sẽ có tác động lan tỏa cao qua tác động kích cầu lớn hơn với các hàng sản xuất nội địa”4. - Chỉ kích cầu trong ngắn hạn Kéo dài kích cầu có khả năng làm giảm hiệu quả kích cầu, các dòng vốn kích cầu có thể không được sử dụng đúng mục đích làm chệch khỏi mục tiêu ban đầu. Kích cầu trong dài hạn khiến các doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất. Tăng trưởng chi tiêu và đầu tư trong ngắn hạn sẽ có tác dụng làm tăng tổng cầu nhưng trong dài hạn có thể gia tăng lạm phát, mất cân đối vĩ mô dẫn đến tăng trưởng kinh tế không tăng hoặc có thể giảm. 3 4 Nguồn Wikipedia tiếng Việt. Trích “Từ lạm phát đến kích cầu”, Phạm Đỗ Chí, NXB Trẻ, 2009 11 Theo Keynes chính phủ có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách để thúc đẩy sản xuất đi lên trong thời kì khủng hoảng nhưng phải được bù lại trong thời kì kinh tế phát triển. Tuy vậy kéo dài chính sách kích cầu có thể gây ra thâm hụt lớn trong ngân sách dẫn đến giảm giá trị đồng nội tệ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cấn cân thương mại bị thâm hụt. - Kiểm soát được các ảnh hưởng tiêu cực của kích cầu: Kích cầu có thể hiểu là việc cung ứng tiền tệ dễ dàng hơn đến các chủ thể trong nền kinh tế, và người gánh chịu thiệt hại chính là chính phủ, gây tổn hại cơ chế phân bổ nguồn lực của thị trường. Để kích cầu chính phủ phải chấp nhận rủi ro lạm phát, đôi khi phải hy sinh một trong hai mục tiêu này. Vì vậy chính phủ phải kiểm soát được các gánh nặng nợ của mình trong ngắn hạn và dài hạn, phải giữ vững tốt nhất các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỉ giá. Ví dụ việc in tiền để tài trợ cho gói kích cầu hay việc đầu tư không hiệu quả vào các dự án có thể làm tăng lạm phát. Công tác thực hiện cũng không kém phần quan trọng so với giá trị gói kích cầu và đối tượng nhắm đến. Trong trường hợp nguồn tiền kích cầu có thể quay ngược lại đầu tư vào các chứng khoán, ngoại tệ hoặc bất động sản làm nguy cơ bong bóng bùng nổ tăng lên, kích cầu sẽ trở lên phản tác dụng. Ngoài ra chính phủ không được lạm dụng công cụ kích cầu như một giải pháp duy nhất cho bài toán khủng hoảng mà phải kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và tài khóa. - Không gây ra hiệu ứng chèn lấn khu vực tư Theo phương trình (1) chi tiêu của chính phủ mở rộng lãi suất sẽ bị đẩy lên và triệt tiêu những cố gắng nới lỏng tiền tệ cho cá nhân và doanh nghiệp, làm giảm chi tiêu và đầu tư của dân chúng và doanh nghiệp. 2.4 Gói kích cầu của một số nước trên thế giới. 2.4.1 Tại Mỹ Từ 2008 đến nay Mỹ đã đưa ra hai gói kích cầu, một dưới thời chính quyền Bush và một do chính quyền tổng thống Obama thực hiện. Gói kích cầu thứ nhất (2/2008) dựa trên những dấu hiệu suy thoái từ cuối 2007 với trị giá 152 tỉ đôla bao gồm các biện pháp giảm thuế, trợ cấp, ưu đãi đối với doanh nghiệp. Gói kích cầu thứ hai (2009) được đưa ra nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng với trị gá 787 tỉ đôla: hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thêm khoảng 2,5 triệu việc làm, hỗ trợ 3000 USD đối với mỗi lao động thuê mới, đầu tư công cộng đặc biệt là vào y tế, công nghiệp 12 năng lượng sạch, hỗ trợ khó khăn và lập quỹ chống khủng hoảng tài chính5. Gói kích cầu của Mỹ được đánh giá chủ yếu làm tăng tính thanh khoản của thị trường (tỉ trọng đổ dồn vào các công ty, doanh nghiệp lớn đang khó khăn khá lớn). 2.4.2 Tại Châu Âu Do sự không thống nhất trong chính sách chung của khu vực kinh tế này nên chính sách kích cầu được đưa ra khá chậm. Liên minh châu Âu vào tháng 11 năm 2008 đã thông qua chương trình lên tới 200 tỷ euro, kế hoạch cụ thể sẽ do mỗi quốc gia tự phát triển. Ủy ban châu Âu khuyến khích các nước thành viên nên chi cho các gói kích cầu số tiền ít nhất là 1,2% GDP. 2.4.3 Nhật Bản Tính tới nay Nhật Bản đã đưa ra tất cả 3 gói kích cầu, gói thứ nhất 8/2008 trị giá khoảng 23 tỉ đôla, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ6, gói thứ nhất này bị coi là thất bại vì thất bại trong việc để tỉ lệ thất nghiệp lên cao nhất trong vòng sáu năm và giảm sút lớn nhất ở thị trường bán lẻ từ 1992; gói thứ hai 12/2008 trị giá 168 tỉ đôla tương đương khoảng 1,2% GDP đưa ra nhằm bơm tiền vào thị trường tài chính , miễn thuế, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ7; gói kích cầu thứ ba trị giá khoảng 154 tỉ đôla được dự tính dùng cho đầu tư vào các lĩnh vực như việc làm hay hỗ trợ mua xe ô tô mới8. 2.4.4 Trung Quốc Tháng 11 năm 2008, Trung Quốc thông qua gói kích cầu trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 586 tỷ đôla Mỹ thực hiện trong vòng 2 năm (mỗi năm khoảng 8% GDP) bao gồm hỗ trợ nông dân, cải thiện phúc lợi xã hội, trợ cấp tái thiết vùng động đất Tứ Xuyên, phát triển công nghệ, thúc đẩy công nghiệp năng lượng sạch - ngành công nghiệp mới thu hút nhiều lao động, tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, và tăng cường cho vay9. 2.4.5 Thái Lan Chính phủ Thái Lan 1/2009 đã đưa ra gói kích cầu trị giá 3.28 tỉ đôla nhằm giữ cho nền kinh tế sôi động trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, bao gồm chi cho người có thu Thông tin về việc thực hiện gói kích thích kinh tế thứ hai của Mỹ được công bố trên trang www.recovery.gov 5 6 Nguồn http://www.finance30.com/forum/topics/the-credit-crisis-timeline Nguồn http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&sid=aEyM5uJo19ZA 8 Nguồn http://www.dailyfx.com/story/special_report/special_reports/Japan_Announces_15_Trillion_Yen_12395977 07016.html 9 http://www.economist.com/blogs/theworldin2009/2008/11/chinas_stimulus_package 7 13 nhập thấp, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc y tế, phát triển du lịch, chương trình miễn phí 15 năm học cho khoảng 10 triệu học sinh sinh viên, hỗ trợ nông dân do giá giảm10. 2.5 Việt Nam kích cầu là đúng hay sai? Kích cầu đã trở thành một trào lưu của các nước trong cố gắng hạn chế thiệt hại do cuộc khủng hoảng đem lại và vực dậy nền kinh tế. Nhìn chung gói kích …….. Kích cầu thực sự không hề dễ dàng đặc biệt là khâu thực hiện và những hệ lụy mà khi thực hiện chính phủ phải chấp nhận. Dự án đường cao tốc Big Dig ở Boston đã phải mất hơn 20 năm mới hoàn thành, vượt dự toán 5 lần. Nhật cũng đã lãng phí tiền đầu tư vào các sân bay ít dùng, cầu đường dẫn đến các đảo ít người.Vậy câu hỏi là liệu nguy cơ khủng hoảng có đến với Việt Nam hay không và Việt Nam có nên kích cầu hay không? Dưới đây là so sánh tình hình kinh tế Thái Lan giai đoạn 1996-1997 và Việt Nam 2006-2008 nhằm làm rõ những nguy cơ mà Việt Nam phải đối mặt. Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu đi xuống: lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường bất động sản trấm lắng, thị trường chứng khoán tăng trưởng bong bóng và sau đó gần như sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm nổi lên những khiếm khuyết của một thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam, hệ quả từ nhiều năm sai sót trong cơ cấu, quản lí, chính sách và điều hành kinh tế. Thái Lan Việt Nam Các chỉ số 1996 1997 2007 2008 150891 68624,85 90644,97 GDP (triệu đô la) 181948 Tăng trưởng GDP (%) 5,9 -1,37 8,46 6,18 Lạm phát (%) 4 4,06 8,24 21,69 Vay ODA (%GNI) 0,4637 0,4239 3,7721 2,9112 Bảng 1 Thái Lan và Việt Nam – World Bank Việt Nam 2006-2008 có những điểm tương đồng khá rõ nét, có lẽ bởi vì Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của Thái lan một thập kỉ trước: - 10 Tăng trưởng kinh tế nóng không đi kèm với quản lí. Nguồn Fiscal Stimulus Package, Ministry of Finance, Kingdom of Thailand và http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_325584.html 14 Tốc độ phát triển cao, lãi suất hấp dẫn, cơ chế quản lí rộng mở là các lí do thu hút đông các nhà đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng nhanh ở Việt Nam và Thái Lan phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư của Thái Lan chiếm bình quân 40% GDP, còn ở Việt Nam là trên 40%. Tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP Tốc độ tăng trưởng GDP 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (sơ bộ) 0.47 0.5 0.52 0.54 0.57 0.67 0.68 0.72 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% Bảng 2 Tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2002-200911 Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP trên 40% cho thấy tăng trưởng dựa vào vốn là chủ yếu chứ chưa quan tâm đến tốc độ tăng trưởng, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam đang cần phải khuyến khích đầu tư những ngành nghề sử dụng nhiều lao động hơn vốn. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 3.3 3.4 4.2 5.6 6.9 4.9 5 4.4 4.5 4.9 5.5 6 Bảng 3 ICOR Việt Nam 1995-200612. Hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay thuộc dạng cao nhất khu vực nguyên nhân chính bởi vì trong các năm qua nguồn vốn được chính phủ rót vào các doanh nghiệp nhà nước vốn đã có hiệu quả sử dụng vốn thấp (ICOR của doanh nghiệp tư nhân là 3-4, của các công ty nhà nước là 6-7 và trong thời kì suy giảm kinh tế như hiện nay ICOR có thể còn cao hơn)13. Theo số liệu thống kê chính thức đầu tư công chiếm khoảng 18% GDP, 45% tổng đầu tư toàn xã hội. Trên thực tế con số này còn có thể cao hơn do vai trò quan trọng của Nhà nước trong nhiều công ty cổ phần. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - 0.5% - 0.3% 2.9% 3.0% 2.7% 5.3% 4.% 8,24% Bảng 4 Số liệu lạm phát Việt Nam – Nguồn: Vietnam Economic Indicators 11 2008 21,69% Nguồn http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/35124/ Nguồn: Vương Quân Hoàng, 2007, Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải. NXB Chính trị Quốc gia. 13 PGS.TS Trần Chí Thiện, 2009, Ngăn chặn suy giảm kinh tế - Từ lí thuyết đến thực tiễn Việt Nam. 12 15 Bùng nổ tín dụng trong giai đoạn 2006-2008 của Việt Nam rất giống Thái Lan 10 năm về trước, các khoản tiền được bơm ồ ạt vào thị trường làm giá chứng khoán, bất động sản, hàng hóa tăng lên nhanh chóng, cùng theo đó là lạm phát tăng cao. Cùng với bội chi ngân sách, hiệu quả đầu tư kém và lãng phí nhiều năm liền chúng ta đang phải đối mặt với hiệu ứng lạm phát nhiều tầng. Mà đặc biệt tầng đầu tư công do tích lũy nhiều năm đầu tư không hiệu quả14. - Thâm hụt mậu dịch. Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Thay đổi của năm 2008 so với 2007 Trung Quốc 12502 16056 28,43% Asean 15889 17594 10,73% Nhật Bản 6177 8124 31,52% Hàn Quốc 5333 7055 32,29% Đài Loan 6916 7805 12,85% EU 5139 5379 4,67% Mỹ 1699 2545 49,79% Australia 1059 1240 17,09% Bảng 5 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tại các thị trường chính 2007-2008 (triệu đôla) - Số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê. Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Thay đổi của năm 2009 so với 2008 Mỹ 11816 11200 -5,21% EU 10639 9300 -12,59% Asean 9894 8500 -14,09% Nhật Bản 7917 6200 -21,69% Trung Quốc 4568 4800 5,08% Hàn Quốc 2125 2500 17,65% Australia 3256 2200 -32,43% Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính 2008-2009 (triệu đôla) – Số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê. 14 Tham khảo VND định giá cao – coi chừng khủng hoảng. GS.TS Trần Ngọc Thơ 16 Từ bảng 3 và bảng 4 chúng ta thấy rõ xu hướng tăng mạnh nhập khẩu và giảm xuất khẩu. Điều này cũng đã từng xảy ra với Thái Lan, từ 1991 đến 1996 tổng cộng thâm hụt là 36.26 tỉ đôla, trong đó năm 1996 thâm hụt tới 9.3 tỉ đôla, một trong những lí do mà hai quốc gia bị thâm hụt cán cân mậu dịch là xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyến khích khi tỉ giá được neo cố định với đồng đôla thậm chí đồng Việt Nam còn lên giá mức độ nhẹ trong giai đoạn 2002-2006 (do gia tăng mạnh nguồn vốn FDI, FII, ODA, kiều hối,...). Năm Tỷ lệ nhập siêu so với (%) Xuất khẩu GDP 1996 3888 53,6 15,7 1997 2407 26,2 9 1998 2139 22,9 8 1999 20 1,7 0,7 2000 154 8 3,7 2001 1189 7,9 3,7 2002 3040 18,2 8,7 2003 5107 25,3 12,8 2004 5484 20,7 12,1 2005 4314 13,3 8,1 2006 5065 12,7 8,3 2007 14121 29,1 19,9 2008 17510 27,8 19,9 Bảng 7 Diễn biến nhập siêu qua các năm. Nguồn www.vinanet.com.vn - Mức nhập siêu (triệu USD) Bội chi ngân sách: Năm 1997 khủng hoảng xảy ra Thái Lan đã không có khả năng thanh toán. Thâm hụt ngân sách kéo dài do nguồn tiền bù đắp bội chi có thể vay được dễ dàng từ nước ngoài, nợ nước ngoài chiếm 70% GDP, dự trữ ngoại tệ thấp hơn nhiều lần, nguồn vốn đầu tư nước ngoài mang tính ngắn hạn, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn đẩy đất nước này lâm vào tình trạng vỡ nợ bất cứ lúc nào. Hội đủ các yếu tố trên Thái Lan 1997 đã lâm vào một cuộc khủng hoảng, khi thủ tướng Thái Lan Chavilit Yongchaiyudh tuyên bố thả nổi đồng Bath người dân đổ xô đi mua ngoại tệ khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến, dự trữ ngoại hối khánh kiệt và Thái Lan đã mất khả năng thanh toán. So sánh với Thái Lan 1996-1997 và Việt Nam 2006-2008 ta thấy Việt Nam đã hội đủ các yếu tố khủng hoảng nhưng ở Việt Nam mức độ là thấp hơn: tỉ lệ nợ trên GDP thấp hơn, 17 thâm hụt thương mại thấp hơn, đặc biệt niềm tin của dân chúng đối với Chính phủ và nền kinh tế cao hơn. Nhưng những biện pháp kịp thời, cụ thể là cần thiết nhằm tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, một trong những giải pháp mà chính phủ đưa ra là hai gói kích cầu - tác động của hai gói kích cầu này được cho là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa nền kinh tế vượt qua điểm trũng, bằng chứng là nền kinh tế sau khi chạm đáy quý I năm 2009 đã cải thiện tốc độ tăng trưởng ngay sau đó, ngoài ra gói kích cầu của Chính phủ mang lại niềm tin của dân chúng vào nền kinh tế sau giai đoạn suy giảm. III. Gói kích cầu tại Việt Nam Từ giữa giữa năm 2008 tình hình kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam và tác động ngày càng rõ rệt: hoạt động dản xuất kinh doanh giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, sức tiêu thụ giảm, hàng háo ứ đọng, hoạt động sản xuất có xu hướng thu hẹp nhất là ở các lĩnh vực và sản phẩm như thép, xi măng, xây dựng, nông sản xuất khẩu, thu ngân sách giảm, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, bất động sản trầm lắng, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đâu rút vốn, … ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Trước tình hình đó Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát mà Quốc hội đề ra nhằm ngăn đà sụt giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đạt được là rất khả quan tuy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong quản lí, điều hành và ra chính sách. Quý Tốc độ tăng trưởng GDP 2009 I 3,14% II 4,16% III 5.67% IV 5,2% Bảng 8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế các quý 2009 18 3.1 Hiệu quả của 4 nhóm giải pháp kích cầu 3.1.1 Gói hỗ trợ lãi suất 4% Theo quyết định của Chính Phủ gói hỗ trợ lãi suất 4% dành cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trung gian phân bổ gói hỗ trợ lãi suất này là: các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ ngay số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại. Gói hỗ trợ lãi suất được Chính phủ đưa ra với trị giá 17000 tỉ đồng, đây là một con số không nhỏ nhưng việc thực hiện còn rất nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao: Không phải sổ tiền 17000 tỉ đồng đều đến được tay doanh nghiệp. Có thể coi gói hỗ trợ lãi suất như một khoản trợ cấp và vì thế sẽ có một khoản mất mát vô ích, ngoài ra một Lãi suất khoản tiền lớn sẽ vào tay các ngân hàng thương mại. Phần NH hưởng S iS Mất mát vô ích i0 iD Phần DN hưởng D Q0 Qs Hình 5 Mất mát vô ích trong hỗ trợ Số tiền 19 Trong tình trạng sản xuất khó tìm được thị trường tiêu thụ việc quyết định đi vay sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng hơn vì vậy cầu quỹ cho vay sẽ co giãn hơn so với cung quỹ cho vay, ngân hàng sẽ là người hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có thống kê nào về hệ số co giãn cung cầu nên liệu 4% chỉ là con số mang tính chất định tính? - Cho vay sai đối tượng. Đối tượng của gói hỗ trợ lãi suất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất nhưng các ngân hàng lại thắt chặt yêu cầu cho vay, thủ tục vay vốn quá phức tạp và tốn thời gian nên các đối tượng ưu tiên của chính sách không mặn mà gì với khoản vay ngân hàng. Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân được vay lại là những doanh nghiệp lớn và người giàu hệ quả là làm giảm số nhân tổng cầu, hiệu quả kích cầu không cao. Con số 20% số doanh nghiệp được vay vốn lãi suất thấp là còn quá ít trong điều kiện sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, số đối tượng thuộc diện không được hỗ trợ còn làm giảm con số 20% kia tạo nên sự bất công bằng trong chính sách. - Cho vay sai mục đích. Một mặt các ngân hàng đã không làm tốt công tác kiểm tra, quản lí mục tiêu sử dụng vốn của doanh nghiệp, mặt khác món lợi từ nguồn vốn giá rẻ sẽ là động cơ của trục lợi của nhiều người. Rất nhiều doanh nghiệp đã đem nguồn vốn vay được để gửi lại vào ngân hàng để hưởng chênh lệch và người chịu thiệt hại lớn nhất là Nhà nước, làm lệch hướng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết lao động thất nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hiệu quả kích cầu trong trường hợp này gần như bằng không. Nguồn vốn kích cầu này được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản vì bản chất của nó là chính sách nới lỏng tiền tệ dựa trên việc hạ lãi suất giống như Mỹ đã làm. Nguy cơ bong bóng chứng khoán và bất động sản tăng cao, điều này là rất nguy hiểm bởi tính thanh khoản của thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng và chi phí kinh tế khi những bong bóng này vỡ là rất lớn. Mặt khác, việc đổ dồn vốn vào các chứng khoán làm thị trường vẫn tiếp tục khan hiếm vốn cho dù chính phủ đã rót một lượng vốn lớn vào thị trường, lãi suất tiếp tục tăng và các doanh nghiệp không được hỗ trợ lãi suất tiếp tục phải đi vay với lãi suất cao hơn. Điều này tương tự như việc các doanh nghiệp không được hỗ trợ lãi suất đi hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ lãi suất cho dù mong muốn của Nhà nước không phải như vậy15. 15 TS Nguyễn Đức Thành. Lí thuyết kinh tế vĩ mô kể từ Keynes và những hàm ý cho tầm nhìn chính sách ở Việt Nam. 20 Một điểm đáng lưu ý là quy định về đảo nợ của Chính phủ, việc cấm đảo nợ có thể hạn chế tiêu cực song cũng có những hạn chế của nó. Thứ nhất, đảo nợ có thể cứu sống doanh nghiệp đang gặp khó khăn bằng cách thay thế các khoản nợ lãi suất cao bằng các khoản vay lãi suất thấp hơn. Thứ hai, cấm đảo nợ các doanh nghiệp sẽ làm cho các doanh nghiệp không mặn mà với các khoản vay. Thứ ba, việc cho phép đảo nợ không khuyến khích các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị mới mà chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhờ đó lao động không bị mất việc làm và tổng cung cũng không tăng lên trong khi tổng cầu của nền kinh tế đang suy giảm mạnh. Tuy nhiên quy định về cho phép đảo nợ phải được quy định rõ ràng, chỉ dành cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp có quá trình hoạt động kinh doanh tốt nhưng gặp khó khăn16. - Chưa có sự thống nhất trong chính sách kích cầu. Trong khi các Nhà nước cố gắng hỗ trợ lãi suất doanh nghiệp để giảm chi phí thì Chính phủ lại đồng ý để giá xăng, điện tăng làm giảm nỗ lực kích cầu. Tuy nhiên không thể không kể đến những tác động tích cực mà gói hỗ trợ lãi suất mang lại: - Gói kích cầu này đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó làm giảm bớt chi phí kinh doanh, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, giúp cho các ngân hàng cải thiện việc huy động vốn. - Gói kích kích kinh tế mà Chính Phủ đưa với trọng tâm là Chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 4% đã tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được hưởng lợi nhiều nhất đã tác động tích cực nhất lên tăng trưởng kinh tế. Làm gia tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước. - Quan trọng hơn cả là quyết định dừng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng thời điểm vào cuối năm khi mà lo ngại về lạm phát tăng cao là cần thiết. Việc rút dần các gói hỗ trợ cho nền kinh tế có thể gây tác động đến sức khỏe của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. 16 Tham khảo tại http://vneconomy.vn/20090320094135996P0C6/ung-xu-the-nao-voi-hanh-vi-dao-no.htm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan