Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự việt nam hiện hành – lý luận và thực tiễ...

Tài liệu đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự việt nam hiện hành – lý luận và thực tiễn

.PDF
85
275
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2008 – 2012 ĐỀ TÀI: ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Khuê Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ý MSSV: 5086017 Lớp: Luật Hành Chính, khóa 34 Cần Thơ, Tháng 4 Năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN   .......................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ............................................................................. /. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN   .......................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ............................................................................. /. Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục MỤC LỤC      PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1.1 Sự cần thiết để ban hành chế định đại diện ........................................................ 4 1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định đại diện theo Bộ luật dân sự hiện hành ............................................................................................................... 5 1.2.1 Khái niệm về chế định đại diện ........................................................................ 5 1.2.2 Khái niệm về các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện .............................. 6 1.2.3 Đặc điểm của chế định đại diện........................................................................ 11 1.2.4 Ý nghĩa của chế định đại diện ......................................................................... 12 1.3 Phân loại đại diện ............................................................................................... 13 1.3.1 Đại diện theo pháp luật ................................................................................... 13 1.3.2 Đại diện theo ủy quyền ................................................................................... 14 1.4 Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đại diện ........................................... 15 1.4.1 Điều kiện để trở thành người đại diện ............................................................. 15 1.4.2 Quyền của người đại diện ............................................................................... 16 1.4.3 Nghĩa vụ của người đại diện ........................................................................... 17 1.5 Mối quan hệ giữa đại diện và giám hộ ............................................................... 19 1.6 Sơ lược lịch sử phát triển của chế định đại diện trong Bộ luật dân sự Việt Nam .................................................................................................................. 21 1.7 Những điểm mới về chế định đại diện của Bộ luật dân sự 2005 ....................... 23 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH 2.1 Chủ thể đại diện .................................................................................................. 27 2.1.1 Chủ thể đại diện theo pháp luật ....................................................................... 27 2.1.2 Chủ thể đại diện theo ủy quyền ....................................................................... 37 2.2 Xác lập quan hệ đại diện .................................................................................... 39 2.2.1 Xác lập quan hệ đại diện theo pháp luật .......................................................... 44 2.2.2 Xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền .......................................................... 45 2.3 Phạm vi đại diện ................................................................................................. 43 2.3.1 Phạm vi đại diện theo pháp luật ..................................................................... 44 2.3.2 Phạm vi đại diện theo ủy quyền ..................................................................... 45 2.4 Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.............................................................................................................. 46 2.5 Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện ............................................................................................... 47 2.6 Các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện ...................................................... 48 2.6.1 Các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện theo pháp luật .............................. 48 2.6.2 Các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền .............................. 50 2.7 Mối quan hệ đại diện trong Luật thương mại và Luật tố tụng dân sự............. 52 2.7.1 Quan hệ đại diện trong Luật thương mai ......................................................... 52 2.7.2 Quan hệ đại diện trong Luật tố tụng dân sự ..................................................... 56 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN 3.1 Thực trạng áp dụng chế định đại diện vào thực tiễn ........................................ 62 3.2 Những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về đại diện ........ 64 3.2.1 Bất cập trong việc xác định người đại diện theo pháp luật cho các chủ thể ...... 64 3.2.2 Bất cập trong việc xác định thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền ..... 66 3.2.3 Thiếu xót trong việc quy định các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền ............................................................................................................. 68 3.3 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế định đại diện ....................................................................................................... 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, để đáp ứng nhu cầu giao lưu dân sự, phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế,… pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới đã thừa nhận quyền tự do xác lập và thực hiện giao dịch thông qua người khác. Đây là điểm tiến bộ mà nhiều nước trên thế giới đã công nhận từ lâu. Điều này được thể hiện trong việc ghi nhận chế định đại diện trong luật ở các nước như Điều 164 Bộ luật dân sự Đức, Điều 1984 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804, Điều 797 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Ở nước ta hiện nay, thì điểm tích cực này được ghi nhận trong luật Thương mại, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, nhưng được quy định chung và cụ thể nhất trong Bộ luật dân sự 2005. Việc ghi nhận quy định pháp luật về đại diện trong Bộ luật dân sự 2005 đã đảm bảo được quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các chủ thể trong hoạt động pháp lý đời sống dân sự, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự, giao kết trong hoạt động thương mại, giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc xử lý các vụ việc có liên quan đến những chủ thể là đối tượng không có đầy đủ năng lực pháp lý và các vụ việc có yếu tố thay thế nhau trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch pháp lý dân sự, thương mại... Đồng thời tầm quan trọng của chế định đại diện còn được thể hiện trong các quy định về việc đại diện cho người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho những đối tượng này. Dù hệ thống pháp luật nước ta đã quy định khá cụ thể về chế định đại diện, tuy nhiên đời sống xã hội luôn luôn chuyển đổi, vận động đa dạng, những vấn đề về quan hệ đại diện vẫn còn những thiếu xót hoặc những mối quan hệ pháp lý về đại diện mới được nảy sinh. Do đó, hệ thống pháp luật đại diện đã không theo kịp để điều chỉnh và đã lộ những điểm hạn chế nhất định. Đó là những quy định điều có mục đích điều chỉnh quan hệ đại diện nhưng khi đưa vào thực tiễn để giải quyết một vụ việc cụ thể lại gây mâu thuẫn cho nhau; quy định pháp luật bị hiểu sai lệch về câu chữ và nội dung nên khi áp dụng sẽ gây bất cập; quy định về hình thức đại diện còn quá tùy nghi, thiếu tính cụ thể... Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật đối với chế định đại diện cũng như những thiếu sót và bất cập của chế định đại diện khi áp dụng vào đời sống dân sự người viết đã chọn đề tài “ Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - lý luận và thực tiễn” với mong muốn có được cái nhìn tổng quan, khoa học về chế định luật đại diện và khái quát được những nét căn bản về thực trạng hệ thống quan hệ pháp luật đại diện nước ta. Trên cơ sở của việc nghiên cứu đó có thể GVHD: Nguyễn Văn Khuê 1 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn rút ra được những kết luận, làm sáng tỏ những nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đại diện Việt Nam trong điều kiện đổi mới, hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về chế định đại diện trong luật dân sự là đi phân tích những điều luật quy định về hoạt động đại diện, những trường hợp cụ thể cần và có thể áp dụng chế định đại diện. Đi phân tích vai trò của chế định đại diện vào đời sống dân sự, qua đó có thể so sánh để tìm ra sự khác biệt giữa chế định đại diện trong quan hệ dân sự so với quy định về đại diện trong các ngành luật khác như đại diện trong thương mại hay đại diện trong tố tụng. * Mục đích nghiên cứu: Người viết lựa chọn nghiên cứu về chế định đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành nhằm mục đích: - Khái quát được những nét căn bản về sự hình thành và phát triển của chế định đại diện trong hệ thống pháp luật ở nước ta. - Phân tích và nêu lên một cách khái quát cơ sở lý luận về chế định đại diện trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay ở nước ta. - Nêu lên thực trạng áp dụng chế định đại diện trong đời sống dân sự hiện nay, đóng góp ý kiến góp phần củng cố và phát triển chế định đại diện trong hệ thống quan hệ pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển. 3. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đại diện trong đời sống dân sự trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập. Để đề tài được hoàn thành người viết đã dựa trên một số phương pháp khoa học chuyên ngành như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp logic, phương pháp so sánh, đối chiếu tham khảo từ sách báo, tạp chí, thu thập, tổng hợp tài liệu… 4. Phạm vi nghiên cứu Trước hết phải nói rằng, chế định đại diện là một hiện tượng pháp lý thông dụng luôn diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, đồng thời đây là vấn đề rất đa dạng đan xen với nhiều ngành luật khác nhau. Bởi vậy, luận văn không thể giải quyết được một cách toàn diện các nội dung về lý luận và vấn đề đặt ra từ thực tiễn GVHD: Nguyễn Văn Khuê 2 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn của chế định. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chế định đại diện; khái quát những nét chính về chế định đại diện mà pháp luật quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành, nêu lên thực trạng áp dụng chế định vào đời sống dân sự và phương hướng đóng góp đối với việc phát triển chế định đại diện vào hệ thống pháp luật Việt Nam. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về chế định đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự. Chương 2: Quy định của pháp luật về chế định đại diện Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật đại diện, những bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật. Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục CHƯƠNG 1 GVHD: Nguyễn Văn Khuê 3 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1.1 Sự cần thiết để ban hành chế định đại diện Trong đời sống thường nhật, mỗi con người đều phải tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội và hầu hết các nhu cầu sống của họ đều được đáp ứng thông qua mối liên hệ với người khác như: hôn nhân, gia đình, quan hệ làm ăn buôn bán, các nhu cầu thiết yếu của bản thân…Các nhu cầu này ngày càng đa dạng và có chiều hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội. Nhưng với nhịp sống ngày càng hiện đại hóa, nhu cầu thì lớn mà thời gian thì có hạn hoặc do những trở ngại về sức khỏe, địa lý và hạn chế về chuyên môn mà các chủ thể này không thể thực hiện hết các mong muốn của mình, để có thể thỏa mãn được những nhu cầu này các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự cần có người khác thay mình thể hiện ý trí nhưng vẫn mang tới sự ràng buộc cho chính bản thân họ. Bên cạnh những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tự mình hoặc bằng chính hành vi pháp lý của mình ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì còn có các đối tượng mà pháp luật coi là không có năng lực hành vi hoặc năng lực hành vi không đầy đủ nên không có khả năng tự bản thân tiến hành các giao dịch dân sự. Cụ thể quy định trong Bộ luật dân sự 2005 đối với người chưa thành niên tại Điều 20, người không có năng lực hành vi tại Điều 21 hay những người bị mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi được quy định tại Điều 22, Điều 23. Đối với những người này, họ cũng có nhu cầu rất lớn trong việc tham gia vào các hoạt động đời sống xã hội thông qua các giao dịch dân sự cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước người thứ ba, nhưng do hạn chế về năng lực hành vi nên họ cần tới sự hành động của người khác để xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là những chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, văn hóa…là thành phần góp phần quan trọng vào sự phát triển của một đất nước nên việc tham gia vào các giao dịch dân sự của các chủ thể này ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Vì những chủ thể này là một tập hợp gồm nhiều cá nhân khác nhau không thể xác lập thông qua tất cả mọi cá nhân hơn nữa hoạt động của những chủ thể này lại nhiều và đa dạng như giao kết nhiều giao dịch dân sự, tiến hành giao dịch ở nhiều địa điểm khác nhau, đòi hỏi có chuyên môn hóa…nên để đảm bảo các giao dịch được xác lập một cách thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể này cần có người đại diện để tiến hành mọi hoạt động. Nắm bắt được thực tiễn của xã hội và trên nguyên tắc tự do ý trí, pháp luật Việt Nam thừa nhận chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể tự mình xác lập và GVHD: Nguyễn Văn Khuê 4 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn thực hiện giao dịch hoặc có thể biểu lộ ý trí thông qua người khác. Và để điều chỉnh mối quan hệ xã hội này nhà nước ta đã quy định chế định đại diện trong Bộ luật dân sự nhằm phù hợp với xu thế tất yếu và khách quan của cuộc sống. 1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế định đại diện theo Bộ luật dân sự hiện hành. 1.2.1 Khái niệm về chế định đại diện Với tư cách là một chế định pháp lý, được quy định khá cụ thể trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 và các văn bản pháp luật khác, khái niệm về chế định đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện”. Qua khái niệm trên ta thấy: - Chủ thể của quan hệ đại diện gồm: người đại diện và người được đại diện. - Nội dung chính của chế định đại diện: là việc người đại diện sẽ thay mặt, nhân danh người được đại diện để tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được đại diện mới chính là chủ thể trực tiếp thụ hưởng quyền và lợi ích từ hành động của người đại diện mang lại chứ không phải người đại diện. So với khoản 1 Điều 148 Bộ luật dân sự 1995 thì khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 bổ sung không lớn nhưng đã có sự nhấn mạnh được trách nhiệm của người đại diện, phản ánh đúng bản chất của người đại diện. - Bản chất của chế định đại diện: + Đối với đại diện theo pháp luật: đây là mối quan hệ được xác lập bởi ý chí của nhà nước hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền nên tùy từng trường hợp mà quan hệ đại diện này được xác lập có mang tính miễn cưỡng, vì có những trường hợp người đại diện được pháp luật đặt vào mối quan hệ đại diện mà mình không có sự lựa chọn hoặc từ chối. Ví dụ:việc đại diện cho người mất năng lực hành vi, người chưa thành niên + Đối với quan hệ đại diện theo ủy quyền: bản chất của mối quan hệ này được thể hiện bằng sự tự do ý chí giữa các bên chủ thể tham gia trong mối quan hệ này và sự tin tưởng của người được đại diện đối với người đại diện cho mình. Vì như ta biết, một người chỉ bị ràng buộc vào một quan hệ pháp lý được xác lập bởi chính ý chí của mình mà không bị người khác ép buộc hay lừa dối, đồng thời chỉ khi nào tin tưởng vào đối tượng mà mình xác lập mối quan hệ thì người này mới chịu sự ràng buộc vào những hậu quả phát sinh bởi mối quan hệ này. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 5 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn - Phân loại: dựa trên cách xác lập quan hệ đại diện theo quy định của pháp luật ta có hai quan hệ đại diện là quan hệ đại diện theo pháp luật và quan hệ đại diện theo ủy quyền. Tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) đều có quyền có người đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền hoặc nếu là tổ chức thì có thể vừa có đại diện theo pháp luật vừa có đại diện theo ủy quyền) cho mình trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho quyền lợi của mình. Ngoại lệ: không phải mọi giao dịch dân sự đều được xác lập bởi người đại diện, có những giao dịch dân sự mà pháp luật quy định phải do chính chủ thể của luật dân sự tự mình xác lập, thực hiện. Như theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”. Ví dụ: cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình ký kết các hợp đồng dân sự nhưng không thể ủy quyền cho người khác thay mình đi đăng ký kết hôn hoặc làm chứng minh thư nhân dân. 1.2.2 Khái niệm về các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện Theo khoản 3 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 quy định quan hệ đại diện có thể được xác lập theo hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Các chủ thể trong quan hệ này bao gồm người đại diện và người được đại diện. * Khái niệm người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo pháp luật cho cá nhân là người do pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, người đại diện theo pháp luật của tổ chức là người ngoài quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể là người do tổ chức đó lựa chọn hoặc do tổ chức đó thống nhất cử ra nhằm mục đích đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó xác lập, thực hiên các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính 1… Người đại diện theo pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người đại diện theo pháp luật là cá nhân riêng đối với hình thức giám hộ có thể là tổ chức. Theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2005 thì người đại diện theo pháp luật bao gồm: - Cha, mẹ sẽ là đại diện đương nhiên cho con chưa thành niên; - Giám hộ có thể là giám hộ đương nhiên hoặc là giám hộ được cử, có thể là cá nhân hay tổ chức đối với người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi. 1 Người đại diện theo pháp luật, anh là ai. Nguồn: http://www.haimat.vn/article/nguoi-dai-dien-theo-phapluat-anh-la-ai, [28/10/2010] GVHD: Nguyễn Văn Khuê 6 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn - Người đại diện theo pháp luật đối với người bị hạn chế năng lực hành vi do Tòa án chỉ định; - Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc là người đại diện theo pháp luật trong quyết định thành lập pháp nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Người đại diện theo pháp luật đối với hộ gia đình là chủ hộ gia đình, người này có thể là cha, mẹ hoặc bất cứ thành viên nào của gia đình đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; - Người đại diện theo pháp luật đối với tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác được các thành viên của tổ hợp tác bầu ra. * Khái niệm người đại diện theo ủy quyền Người đại diện theo ủy quyền là người đảm bảo các điều kiện được pháp luật cho phép nhận sự ủy quyền của chủ thể khác để nhân danh và vì lợi ích của chủ thể này thực hiện những công việc đã thỏa thuận giữa hai bên và nếu có thỏa thuận thì người đại diện theo ủy quyền có quyền nhận thù lao nếu đã thực hiện xong công việc đại diện trong phạm vi, thẩm quyền đại diện của mình. Cũng như người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền phải đảm bảo đầy đủ về năng lực hành vi. Ngoại lệ: theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật dân sự 2005 thì “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Chủ thể đại diện gồm: - Cá nhân: người đại diện theo ủy quyền cho chủ thể khác để xác lập, thực hiện các hoạt động dân sự trong đời sống hàng ngày; Người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác ủy quyền; Người phải có chính chỉ hành nghề hay kinh nghiệm trong công việc như luật sư, chuyên viên pháp lý, tư vấn pháp luật, nhà tư vấn. Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đại diện theo ủy quyền trong một số trường hợp. - Tổ chức (bao gồm pháp nhân hay không phải pháp nhân) được thành lập với nội dung hoạt động là đại diện cho các chủ thể khác: văn phòng luật sư; doanh nghiệp đại diện cho thương nhân trong các hoạt động thương mại; các công ty quản lý và đại diện cho những người nổi tiếng…khi này tổ chức sẽ cử người trong tổ chức của mình đứng ra làm đại diện. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 7 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn * Khái niệm người được đại diện theo pháp luật Người được đại diện theo pháp luật là cá nhân là người không có hoặc không đủ khả năng bằng chính năng lực hành vi của mình để xác lập, thực hiện một phần hay tất cả các hoạt động pháp lý nhằm phục vụ các nhu cầu đời sống hàng ngày và bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Người được đại diện theo pháp luật là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác vì là một tập thể gồm nhiều cá thể nên cần tới sự đại diện của một cá nhân cụ thể để đứng ra thay mặt tập thể này xác lập, thực hiện một số hoạt động vì lợi ích chung của tập thể với người thứ ba, cơ quan nhà nước. - Đối với cá nhân thì người được đại diện theo pháp luật không được quyền tự mình chọn lựa người làm đại diện theo pháp luật của mình mà phải tuân theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tùy theo từng loại chủ thể và khả năng về năng lực hành vi của mình mà người được đại diện theo pháp luật được đại diện toàn phần hay từng phần. Theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2005, người được đại diện theo pháp luật bao gồm: + Người không có năng lực hành vi: người chưa đủ sáu tuổi được quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2005 và người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 223 Bộ luật dân sự 2005; + Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ: người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật dân sự 2005, người bị hạn chế năng lực hành vi được quy định tại Điều 235 Bộ luật dân sự 2005. Mục đích: vì các chủ thể này không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự nên pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người đại diện xác lập, thực hiện. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho người được đại diện. Tuy nhiên ở quy định đối với người có năng lực hành vi không đầy đủ vẫn còn hai ngoại lệ, khi có trường hợp rơi vào hai ngoại lệ này họ không cần thiết phải cần đến người đại diện. 2 Điều 21 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người không có năng lực hành vi dân sự “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. 3 Khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. 4 Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. 5 Khoản 2 Điều 23 bộ luật dân sự 2005 quy định về người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự “Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đén tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có ý kiến của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày”. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 8 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn Ngoại lệ thứ nhất: theo quy định tại khoản 1 Điều 206 và khoản 2 Điều 237 Bộ luật dân sự 2005 thì những cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi khi thực hiện các giao dịch có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày không cần tới sự đồng ý của người đại diện. Ngoại lệ thứ hai: tại khoản 2 điều 208 Bộ luật dân sự 2005 thì những cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần đến sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật với điều kiện là họ có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch đó. Đối với pháp nhân - Đối tượng được đại diện theo pháp luật là tổ chức, bao gồm: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Về năng lực chủ thể: khác với chủ thể được đại diện theo pháp luật là cá nhân, chủ thể được đại diện theo pháp luật là tổ chức phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự mới có thể trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra đối với pháp nhân phải được thành lập hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục nhà nước quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật có liên quan cho từng loại pháp nhân. + Điều kiện để trở thành người được đại diện theo pháp luật: Pháp nhân phải quy định rỏ trong điều lệ, giấy đăng ký kinh doanh hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân về người đại diện theo pháp luật cho mình. + Hộ gia đình để có thể có người đại diện theo pháp luật thay mặt hộ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm mang đến quyền và lợi ích cho hộ thì phải thống nhất với nhau về việc chọn lựa thành viên của hộ làm người đại diện vì theo quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ”. Việc thống nhất ý kiến của các thành viên trong hộ là rất quan trọng vì đây là yếu tố quyết định đến việc các thành viên còn lại trong hộ sẽ chịu trách nhiệm việc phát sinh quyền và nghĩa vụ với các giao dịch mà người đại diện xác lập, thực hiện. 6 Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. 7 Khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự 2005 “Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày”. 8 Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 “Trong trường hợp người từ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 9 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn + Tương tự, tổ hợp tác muốn có người đại diện theo pháp luật thay mặt tổ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm mang đến quyền và lợi ích cho tổ thì tổ hợp tác phải thành lập đúng quy định của pháp luật về tổ hợp tác, ngoài ra, các tổ viên phải thống nhất với nhau về việc cử ra người đại diện theo pháp luật cho tổ. * Khái niệm người được đại diện theo ủy quyền Người được đại diện theo ủy quyền là người có năng luật hành vi dân sự đầy đủ, thông qua sự thỏa thuận ủy quyền để trao quyền cho người khác thay mặt và nhân danh mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm mang tới quyền và lợi ích cho mình. Nếu chủ thể là cá nhân, sẽ bằng hành vi pháp lý của mình xác lập sự thỏa thuận đại diện theo ủy quyền với chủ thể đại diện. Nếu chủ thể là tổ chức, sẽ thông qua người đại diện theo pháp luật của mình để xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền với chủ thể đại diện. Khác với đại diện theo pháp luật là đại diện do quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để bảo vệ người không có năng lực pháp lý đầy đủ, đại diện theo ủy quyển là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên: bên đại diện và bên được đại diện, thông qua sự thỏa mà xác lập quan hệ ủy quyền bao gồm nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thẩm quyền ủy quyền. Do đó, người được đại diện cần có đủ năng lực hành vi để thực hiện việc xác lập quan hệ dân sự này, đồng thời, người được đại diện mới chính là người trực tiếp tiếp nhận hậu quả pháp lý từ những hoạt động mà người đại diện xác lập, thực hiện cho nên chủ thể này cần đảm bảo đầy đủ năng lực để tiếp nhận khi người đại diện đã thực hiện việc đại diện trong phạm vi, thẩm quyền của mình. Cũng giống với điều kiện để trở thành chủ thể được đại diện theo pháp luật, các chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác phải đảm bảo tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự mới trở thành chủ thể được đại diện theo ủy quyền. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của các tổ chức này sẽ thay mặt tổ chức xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền với người đại diện theo ủy quyền với điều kiện việc xác lập quan hệ này phải vì lợi ích của tổ chức, phải tuân theo hình thức ủy quyền nếu pháp luật có quy định. Chủ thể được đại diện theo ủy quyền sẽ chịu hậu quả pháp lý trực tiếp từ hoạt động pháp lý mà chủ thể đại diện cho mình xác lập, thực hiện. Người được đại diện theo ủy quyền có nghĩa vụ trả thù lao cho người đại diện cho mình nếu lúc ủy quyền có thỏa thuận và nếu người đại diện thực hiện theo đúng phạm vi, thẩm quyền đại diện của họ. 1.2.3 Đặc điểm của chế định đại diện GVHD: Nguyễn Văn Khuê 10 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn Với tư cách là một chế định pháp lý, chế định đại diện mang đầy đủ đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Ngoài ra quan hệ pháp luật đại diện còn có đặc điểm riêng sau đây: - Chế định đại diện có hai mối quan hệ pháp luật khác nhau là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài. + Quan hệ được hình thành giữa người đại diện với người được đại diện là quan hệ bên trong. Quan hệ này có thể được hình thành từ hợp đồng, từ sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2005 thì mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện. Điều này thể hiện mối quan hệ ở đây là giữa người đại diện và người được đại diện và nó được xác lập theo pháp luật. + Quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba là mối quan hệ bên ngoài. Ví dụ: ông Lâm Thanh và ông Trọng Phú xác lập hợp đồng đại diện theo ủy quyền, nội dung của hợp đồng ủy quyền này là ông Trọng Phú sẽ đại diện cho ông Lâm Thanh ký kết hợp đồng mua bốn mươi máy tính để bàn với chị Huỳnh Thư. Như vậy trong việc giao kết hợp đồng giữa ông Trọng Phú và chị Huỳnh Thư đã làm phát sinh mối quan hệ bên ngoài của quan hệ đại diện giữa người đại diện theo ủy quyền là ông Trọng Phú với người thứ ba là chị Huỳnh Thư. Tuy được phân biệt nhưng bản chất của việc đại diện là người đại diện sẽ thay người được đại diện thể hiện ý chí với người thứ ba. Cho nên, ta thấy hai mối quan hệ này cùng tồn tại song song và bổ trợ lẫn nhau, quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài. Quan hệ bên ngoài thực hiện vì quan hệ bên trong, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do người đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với người thứ ba đều thuộc về người được đại diện. Người đại diện có thể được hưởng những lợi ích nhất định từ người được đại diện do thực hiện hành vi đại diện với người thứ ba. + Trên thực tế vẫn tồn tại mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa người được đại diện và người thứ ba (còn gọi là mối quan hệ gián tiếp). - Trong quan hệ đại diện, người đại diện nhân danh người được đại diện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba. Ví dụ: ông Nguyễn Hùng là chủ một cửa hàng gạo, ông cần 2000 tấn gạo thơm để giao cho mối làm ăn. Ông Nguyễn Hùng đã ủy quyền cho anh Phạm Tuấn là người làm của cửa hàng gạo ký hợp đồng với ông Lâm Thanh cũng là chủ của cửa hàng gạo ở tỉnh khác. Khi này anh Tuấn đã xác lập hợp đồng không phải với tư cách của mình mà là với danh nghĩa của ông Hùng để ký hợp đồng với ông Thanh. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 11 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn Hợp đồng này không ràng buộc đối với anh Tuấn với ông Thanh mà nó buộc ông Hùng vào hợp đồng đó và vì anh Tuấn nhân danh ông Hùng trong giao kết hợp đồng với ông Thanh cho nên nếu anh Tuấn không nhân danh ông Hùng hay vượt quá phạm vi đại diện thì ở trường hợp này người viết sẽ phân tích ở chương hai. - Người đại diện hành động vì lợi ích của người được đại diện. Hay nói cách khác quyền và lợi ích trong quan hệ với người thứ ba thuộc về người được đại diện. Người được đại diện mới là chủ thể thu nhận mọi kết quả pháp lý do hoạt động của người đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện mang lại. Còn về phần người đại diện họ có thể được hoặc không được các lợi ích từ mối quan hệ đại diện: trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, trong quan hệ đại diện này họ có thể được nhận thù lao nếu có thỏa thuận. Còn trong các quan hệ đại diện theo pháp luật thì chỉ có nghĩa vụ theo pháp luật chứ người đại diện sẽ không có được lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ đại diện này. - Người đại diện tuy là nhân danh cho người được đại diện và thẩm quyền của họ được giới hạn trong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động và độc lập trong việc thể hiện ý chí của mình với người thứ ba trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm mang đến lợi ích cho người được đại diện. 1.2.4 Ý nghĩa của chế định đại diện - Như đã nói, quan hệ đại diện xuất phát từ nhu cầu thực tế nhất định, là một trong những chế định pháp luật lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và trong cơ cấu pháp lý. - Đại diện là chế định có chức năng trợ giúp xã hội, là một trong những thành quả của trí tuệ pháp lý của loài người, mang tính nhân văn, nhân đạo. - Đây cũng là một công cụ pháp lý hữu hiệu để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có thể thực hiện được tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. - Thể hiện được tính mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật, bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho người không có năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự. 1.3 Phân loại đại diện GVHD: Nguyễn Văn Khuê 12 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn Xuất phát từ sự khác nhau về quy chế pháp lý, chủ thể xác lập mối quan hệ đại diện, tính bền vững của mối quan hệ…Bộ luật dân sự 2005 đã chia đại diện thành hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. 1.3.1 Đại diện theo pháp luật Theo Điều 140 Bộ luật dân sự 2005 “Ðại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Đại diện theo pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho những người được được đại diện. Đặc điểm pháp lý: - Căn cứ xác lập: đại diện theo pháp luật được xuất phát từ ý chí của nhà nước nên căn cứ xác lập sẽ theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dựa theo đặc điểm pháp lý quan hệ đại diện này được chia làm các trường hợp: + Đại diện đương nhiên: là đại diện do pháp luật quy định. Ví dụ: Pháp luật quy định cha, mẹ là đại diện đương nhiên của con chưa thành niên; Chủ hộ gia đình là đại diện đương nhiên của hộ gia đình. + Đại diện theo chỉ định (đại diện bắt buộc): là đại diện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chủ yếu là tòa án) quyết định. Ví dụ: người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế năng lực hành vi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định. + Đại diện được cử: có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là đại diện do cơ quan có thẩm quyền cử hoặc đề nghị, chỉ áp dụng đối người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có đại diện đương nhiên. Ví dụ: theo Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 quy định ”Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người được giám hộ trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ”. - Hiệu lực pháp lý: xuất phát từ ý chí của nhà nước nên quan hệ đại diện này có tính chất mặc nhiên, bền vững và ổn định vì được dựa trên mối quan hệ huyết thống như cha, mẹ đối với con chưa thành niên, hay dựa trên mối quan hệ pháp lý được ghi nhận như quan hệ giám hộ hoặc trên tính tồn tại ổn định của các chủ thể là tổ hợp tác, hộ gia đình và pháp nhân9. 9 Giám hộ, đại diện trong bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự. Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/giam ho dai dien trong bo luat dan su va to tung dan su của THS. Nguyễn Việt Cường - Chánh Tòa Lao động, Tòa án nhân dân tối cao [23/2/2010]. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 13 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn - Năng lực chủ thể: người đại diện theo pháp luật phải là người có năng lực hành vi đầy đủ. Người được đại diện theo pháp luật đối với cá nhân phải là người không có hoặc có nhưng không đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người được đại diện theo pháp luật là tổ chức phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ đại diện theo pháp luật bao gồm đại diện theo pháp luật đối với cá nhân và đại diện theo pháp luật đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thể đại diện theo pháp luật trong từng trường hợp cụ thể sẽ được người viết phân tích rõ hơn ở chương hai của bài viết này. 1.3.2 Đại diện theo ủy quyền Khác với đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, đại diện theo ủy quyền là trường hợp đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên: bên đại diện và bên được đại diện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”. Đại diện theo ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết để tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng những hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm. Ngoại trừ một số trường hợp pháp luật không cho phép xác lập giao dịch thông qua người đại diện theo ủy quyền mà chủ yếu liên quan đến nhân thân, trình độ nghề nghiệp… Ví dụ: việc lập di chúc, làm chứng minh thư nhân dân, kết hôn… Đặc điểm pháp lý: - Căn cứ xác lập: xuất phát từ sự tự do ý chí giữa các bên chủ thể tham gia trong quan hệ, thỏa thuận ủy quyền cho nhau để tiến hành xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. - Hiệu lực pháp lý: phụ thuộc vào sự thỏa của các bên tham gia trong mối quan hệ này, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn ủy quyền này có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền 10. Mang tính ít ổn định hơn so với đại diện theo pháp luật thể hiện ở chỗ: quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi thỏa thuận giữa các chủ thể hết thời hạn; một trong các bên chủ thể có thể hủy bỏ thỏa thuận đại diện và đặc biệt khi một người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thì không thể ủy quyền trách nhiệm làm người đại diện cho người thứ ba được. Còn trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, nếu được người được đại diện đồng ý thì người đại diện có 10 Theo Điều 582 Bộ luật dân sự 2005 “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập ủy quyền”. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 14 SVTH: Nguyễn Thị Ý Đề tài: Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành – lý luận và thực tiễn thể ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện thay một số hành vi pháp lý nhất định trong phạm vi thẩm quyền đại diện của mình 11. Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động đại diện mang lại. Vì vậy khi ủy quyền phải xác định rõ phạm vi, thẩm quyền đại diện, thời gian đại diện… - Năng lực chủ thể: các chủ thể tham gia trong quan hệ đại diện theo ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật dân sự 2005 là “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dich dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Quy định này đã thay thế cho khoản 2 Điều 152 Bộ luật dân sự 1995 “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được làm người đại diện theo ủy quyền”. Từ hai quy định trên ta thấy Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng phạm vi người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện trong quan hệ đại diện theo ủy quyền có thể được hưởng một số lợi ích từ quan hệ đại diện nếu các bên có thỏa thuận. Chủ thể được đại diện theo ủy quyền bao gồm đại diện theo ủy quyền đối cá nhân, đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thể trong từng trường hợp cụ thể sẽ được người viết trình bày ở chương hai. 1.4 Điều kiện, thẩm quyền và nghĩa vụ của chủ thể đại diện 1.4.1 Điều kiện để trở thành người đại diện Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về điều kiện để một chủ thể trở thành người đại diện, nhưng qua thực tiễn về đại diện ta thấy: Để trở thành người đại diện nói chung trước tiên chủ thể này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người đại diện có quyền đại diện), vì như vậy người đại diện mới có đủ các khả năng tham gia vào các giao dịch dân sự thay cho người được đại diện. Trừ trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật dân sự 2005 mà “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể làm người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Đối với người đại diện theo pháp luật, để trở thành người đại diện thì phải là những người do pháp luật quy định hoặc do cơ quan có thẩm quyền chỉ định. 11 Theo quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự 2005 “Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định”. GVHD: Nguyễn Văn Khuê 15 SVTH: Nguyễn Thị Ý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan