Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam...

Tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam

.PDF
98
1165
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HÙNG NHÂN ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ANH TUẤN HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ luật học Trần Anh Tuấn – Đại học Luật Hà Nội. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Trong quá trình thực hiện, Luận văn có tham khảo một số chuyên đề, các bài viết có liên quan nhưng được trích dẫn nguyên văn, nguồn tài liệu trích dẫn được nêu ra tại danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối Luận văn này. Tác giả Lê Hùng Nhân Lớp cao học luật khóa 2010 – 2012 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4 4. Đóng góp khoa học của đề tài ....................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM ......................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .......................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ......................... 7 1.1.2. Đặc điểm của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.................. 10 1.1.3. Ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .................... 13 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự .............................................................. 14 1.2.1. Cơ sở về lý luận .................................................................................... 14 1.2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19 1.3. Sơ lược về sự phát triển các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ở Việt nam sau 1945 ............................................ 23 1.3.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ............................. 23 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đến nay ........ 26 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ................................................................................................ 30 2.1. Các quy định về người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .............................................................................. 30 2.1.1. Các quy định về người ủy quyền trong tố tụng dân sự ......................... 30 2.1.2. Các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ... 37 2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ................................................................... 42 2.3. Các quy định về nội dung và hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự..... 45 2.3.1. Các quy định về nội dung ủy quyền trong tố tụng dân sự .................... 45 2.3.2. Các quy định về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự ................... 49 2.4. Các quy định về thủ tục ủy quyền trong tố tụng dân sự ....................... 52 2.5. Các quy định về thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự ..................... 56 2.6. Các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .................................................................................................... 57 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 60 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ........................................................................................ 60 3.1.1. Về quyền ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự .............................................................................. 60 3.1.2. Về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự ........................................ 67 3.1.3. Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự....... 69 3.1.4. Về đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n để giải quyết về phần tài sản trong viê ̣c ly hôn, trong việc dân sự thuâ ̣n tiǹ h ly hôn , yêu cầ u hủy việc kết hôn trái pháp luật ............................................................................ 72 3.1.5. Về thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự ............................................. 73 3.1.6. Về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ................... 74 3.2. Một số kiến nghị về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ............. 75 3.2.1. Kiến nghị về lập pháp ........................................................................... 75 3.2.2. Kiến nghị về thi hành pháp luật ............................................................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự BLTTDS: Tố tụng dân sự HĐTP: Hội đồng thẩm phán TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao UBND: Ủy ban nhân dân VKSND: Viện kiểm sát nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa các đương sự, giữa người tham gia tố tụng dân sự với cơ quan tiến hành tố tụng, giữa người tham gia tố tụng với người tiến hành tố tụng …được phát sinh trên cơ sở Tòa án thụ lý đơn yêu cầu của đương sự nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hoặc công nhận các sự kiện pháp lý khác. Quan hệ tố tụng dân sự là quan hệ hình thức phản ánh các quan hệ pháp luật nội dung thuộc các ngành luật khác như luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại….nên quan hệ tố tụng dân sự phản ánh thuộc tính của các quan hệ pháp luật nội dung như tính bình đẳng, thoả thuận, tự do, tự nguyện và quyền tự định đoạt của các đương sự. Việc đặt đương sự vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, xác định tư cách của các đương sự, quyền và nghĩa vụ của các đương sự, mối quan hệ giữa người tham gia tố tụng với cơ quan tiến hành tố tụng, với người tiến hành tố tụng … được xem là vấn đề trọng tâm của ngành luật tố tụng dân sự. Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự 2004 được xây dựng trong quá trình nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội , nhằ m thể chế hóa những quan điểm, đường lối về xây dựng pháp luật , cải cách tư pháp của Đảng , trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng trước đây. Đặc biệt các quy định của BLTTDS về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự đã thể hiện được đường lối cơ bản trong cải cách tư pháp, đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong viê ̣c bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của mình; quyền quyế t đinh ̣ và tự định đoạt, quyền nhờ người khác thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của đương sự đã được BLTTDS ghi nhận và có những quy định 1 khá cụ thể, chi tiết để bảo đảm thực hiện. Nếu đương sự vì một lý do nào đó như già yếu, ốm đau, đi lại khó khăn do khoảng cách về địa lý, do it́ kinh nghiê ̣m hoặc hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật mà không thể hoặc không muốn tự mình tham gia tố tụng, thì có thể ủy quyền cho người khác (thường là người thân trong gia đình, người có quan hệ trong công tác hoặc luật sư) thay mặt mình để tham gia giải quyết. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện uỷ quyền trong tố tụng dân sự cho thấy do các quy định của BLTTDS về vấn đề này còn có hạn chế nhất định, chưa đảm bảo nguyên tắ c biǹ h đẳ ng giữa các đương sự , dẫn tới sự lúng túng khi áp dụng của đương sự và các cơ quan tiế n hành tố tụng, chẳng hạn trong các trường hợp đương sự là người bị một hoặc một số hạn chế về thể chất như đui, mù, câm, điếc, cụt cả hai tay; người bị tâm thần. v.v… Nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã gây nhiều tranh luận như người được ủy quyền trong tố tụng dân sự có được ký đơn khởi kiện hay không; có được ủy quyền về phần tài sản và cung cấp chứng cứ trong các vụ án ly hôn không, trong trường hợp nào thì việc ủy quyền lại của pháp nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự được coi là hợp lệ; ngoài ra, đã có không ít trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị hủy hoặc sửa do có sai sót về đa ̣i diê ̣n theo ủy quyền trong tố tu ̣ng dân sự như vi phạm về thời hạn ủy quyền, vượt quá phạm vi ủy quyền, việc ủy quyền không đúng pháp luật, xác định không đúng tư cách của đương sự và người đại diện theo ủy quyền của đương sự v.v... Ngày 29 tháng 03 năm 2011, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004. Tuy nhiên hạn chế của các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự vẫn chưa được khắc phục. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấ n đề lý luận cơ bản, đánh giá luật thực định và thực tiễn áp dụng , từ đó đề xuất những kiến 2 nghị hoàn thiện pháp luật về đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n trong tố tu ̣ng dân sự là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài “Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một vài công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đại diện của đương sự như: Luận án tiến sĩ “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Công Bình; Khóa luận tốt nghiệp “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Hồ Nguyên Bình năm 2010 và của tác giả Nguyễn Thị Long năm 2011. Ngoài ra, còn có các bài viết trên một số tạp chí và báo như: “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2007; “Đại diện theo ủy quyền – Từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Minh Hằng đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5 (52), 5/2005; “Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh trên Tạp chí nghề luật số 06/2010; “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự - Những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Cường trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 02/2010, v.v... Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu khai thác dưới góc độ bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự hoặc mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, chỉ ra một số vướng mắc nhất định khi thực hiện quy định về đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng, chứ chưa nghiên cứu mô ̣t cách toàn diện và chuyên sâu về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu các các vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện là cần thiết. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Nêu rõ thực trạng áp dụng các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp cũng như về mặt thi hành pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. 4. Đóng góp khoa học của đề tài - Làm rõ được những vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Phân tích có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và rút ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành; - Đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn không nghiên cứu về đại diện theo ủy quyền trong hoạt động thi hành án, mà chỉ tập trung nghiên cứu về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự tại Toà án. Đề tài cũng không có tham vọng nghiên cứu các vấn đề pháp lý về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự trong tất cả các quy định về vấn đề này từ trước đến nay, mà chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi quy định của BLTTDS đang có hiệu lực thi hành, Bộ luật dân sự 2005 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, để có thể triển khai đề 4 tài một cách sâu sắc, việc nghiên cứu về lược sử các quy định có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được tiến hành. Đề tài cũng chỉ nghiên cứu thực tiễn thực hiê ̣n các quy đinh ̣ về đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n trong tố tụng dân sự từ năm 2005 đến nay. Cụ thể: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; - Nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. 6. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, các phương pháp nghiên cứu chủ yế u được áp dụng trong đề tài này là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát: Để nắm vững cơ sở lý luận của việc ủy quyền trong tố tụng dân sự, đề tài đi sâu phân tích những khái niệm, bản chất của quan hệ ủy quyền, mối liên hệ giữa đại diện theo ủy quyền trong dân sự và đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, khái quát những nguyên tắc chung của việc ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền. - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Bên cạnh chất lượng cuộc sống ngày càng đi lên, các tranh chấp, yêu cầu về dân sự tại Tòa án ngày càng phức tạp, việc ủy quyền tham gia tố tụng để giải quyết các yêu cầu của đương sự ngày càng nhiều, phong phú về hình thức. BLTTDS, Bộ luật dân sự 2005, các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc ủy quyền – nhất là các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC – ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết đó. Lấy thực tiễn đa dạng, phong phú để chứng minh, bổ sung cho lý luận và ngược lại là một trong những phương pháp nghiên cứu của đề tài này. 5 - Phương pháp mô tả kết hợp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các quy định về ủy quyền, về đại diện theo ủy quyền trong BLTTDS; trong BLTTDS với BLDS và với một số văn bản hướng dẫn khác, so sánh các quy định hiện hành với các quy định trước đây về ủy quyền trong tố tụng dân sự để tìm ra những quy định phù hợp với thực tiễn cuộc sống, từ đó việc kiến nghị sẽ hoàn thiện hơn. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu theo 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự Việt nam. Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự. Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và kiến nghị. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự do xác lập, thực hiện, định đoạt các hành vi không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội để phục vụ cho nhu cầu, sở thích của mình, quyền và lợi ích của người khác. Vì lý do nào đó mà các chủ thể trên không thể tự mình thực hiện được một phần hoặc tất cả công việc thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Khi bên ủy quyền và bên được ủy quyền xác lập một quan hệ ủy quyền, tức là đã xác lập sự thỏa thuận giữa các bên (có thể có thù lao hoặc không có thù lao), theo đó bên được ủy quyền được quyền thay mặt và nhân danh bên ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định trong phạm vi ủy quyền, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quyền lợi của bên ủy quyền hoặc của bên thứ ba liên quan. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên không phải mọi cá nhân đều có thể làm người đại diện theo ủy quyền, Điề u 143 BLDS 2005 quy đinh ̣ “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người được đại diện xác lập, thực hiện trong 7 phạm vi thẩm quyền đại diện. Giao dịch dân sự do người đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp được người đó chấp thuận. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản [26, tr.225]. Khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền làm đơn khởi kiện hoặc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Người khởi kiện; người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện; cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước; người có đơn yêu cầu Tòa án công nhận quyền hoặc công nhận sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; người bị kiện; người tuy không khởi kiện, không bị kiện, không có đơn yêu cầu nhưng việc giải quyết tại Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ được gọi là đương sự. Quá trình giải quyết tại Tòa án các tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực tư bao gồm: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động được gọi là tố tụng dân sự. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: "tố tụng" là việc thưa kiện (procès), "tố tụng pháp lý" là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocédure)" (Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, 1957, tr.302). Thời Pháp thuộc, người ta dùng hai chữ "tố tụng" để dịch chữ "procédure" (chữ Pháp procédure hay chữ Anh procedure đều bắt nguồn từ chữ La tinh processus nghĩa là quá trình, trình tự, thủ tục). Theo cuốn Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì tố tụng dân sự là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét giải quyết vụ án và thi hành án dân sự [26, tr.785]. Được ghép từ danh từ “tố tụng” là kiện thưa tại tòa án nói chung, nó gợi nên một cách thức cần thiết phải thực hiện để đạt được mục đích, và danh từ “dân sự” – civil đôi khi 8 được dùng tương đồng với danh từ prive – lĩnh vực luật tư, bởi bản chất thỏa thuận, bình đẳng của các bên trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Mặc dù đều dùng để chỉ định một cách thức tiến hành bắt buộc nhưng danh từ “thủ tục” bao hàm nghĩa rộng hơn trên nhiều mặt, vượt ra ngoài nghĩa của trình tự giải quyết vụ việc tại tòa án (như thủ tục nhập học, thủ tục đi xuất khẩu lao động…). Trong một thời gian dài của quá trình phát triển, danh từ thủ tục đã được sử dụng thay cho danh từ tố tụng như: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự, Thủ tục giải quyết vụ án kinh tế hay Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động… đã không thể hiện rõ được bản chất của hoạt động tư pháp. Việc sử dụng cụm từ tố tụng dân sự là sát nghĩa và có tính chất triệt để hơn cả trong giai đoạn hiện nay, nó được hiểu dưới góc độ pháp lý là một ngành luật tố tụng cụ thể, còn dưới góc độ thực tiễn là những cách thức thực tiễn do các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng tiến hành. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự, các đương sự có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định. Tuy nhiên trong thực tiễn, không phải trong mọi trường hợp đương sự đều có thể tự mình tham gia tố tụng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình hoặc cho bên thứ ba. Có thể có nhiều lý do khác nhau: Do hạn chế về trình độ pháp lý, do không hoặc ít có kinh nghiệm tham gia tố tụng, do điều kiện khó khăn về khoảng cách địa lí, do già yếu, ốm đau hoặc do hạn chế về thời gian v.v...mà đương sự không thể tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án được, việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ thông qua người đại diện. Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án [1, tr.115]. Đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm đại diện theo pháp luật và đại 9 diện theo ủy quyền. Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên đại diện theo ủy quyền dưới hình thức văn bản ủy quyền, đó cũng là cơ sở để bên đại diện tham gia tố tụng dân sự nhân danh và bảo vệ quyền lợi cho bên đương sự đã ủy quyền. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, dựa trên các khái niệm đại diện theo ủy quyền trong dân sự, tố tụng dân sự, đương sự trong tố tụng dân sự, có thể đưa ra khái niệm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự như sau: Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa bên đại diện và bên được đại diện thông qua văn bản ủy quyền, theo đó bên đại diện nhân danh và vì quyền lợi của bên được đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng trong phạm vi ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên được đại diện. 1.1.2. Đặc điểm của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự - Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự trên cơ sở quan hệ ủy quyền: Khác với quan hệ đại diện theo pháp luật là loại đại diện bắt buộc phải có do người đươ ̣c đa ̣i diê ̣n là người chưa thành niên , người bị hạn chế hoặc mấ t năng lựa hà nh vi dân sự, quan hê ̣ đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n đươ ̣c hình thành trên cơ sở thỏa thuâ ̣n , thể hiê ̣n ý chí giữa bên ủy quyền và bên đại diện theo ủy quyền. Khi đương sự không thể hoặc không muốn tham gia tố tụng dân sự thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Quan hệ ủy quyề n là cơ sở để người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia vào quan hệ tố tụng, có thể dựa trên quan hệ họ hàng, quen biết, tin tưởng, cũng có thể dựa trên cơ sở hợp đồng có thù lao. Việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự luôn tồn tại hai quan hệ: Quan hệ giữa bên đại diện theo ủy quyền với bên được đại diện, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên 10 nội dung và phạm vi ủy quyền, và quan hệ giữa bên đại diện theo ủy quyền với người thứ ba khác. Trong quan hệ thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền được trao quyền thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụng nhất định trong phạm vi và nội dung ủy quyền, nhân danh và thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền hoặc của người thứ ba liên quan. Quan hệ thứ hai là quan hệ bình đẳng giữa các đương sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, mặc dù người đại diện theo ủy quyền không phải là mô ṭ bên đương sự của vụ việc đang giải quyế t . Trong tố tụng dân sự, quan hệ giữa các đương sự là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; do người đại diện theo ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự được đại diện, vì vậy quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền với bên thứ ba khác là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Người đại diện theo ủy quyền thay mặt cho đương sự được đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người này, do đó có một số quyền nhất đinh đối với bên thứ ba là đương sự phía bên kia hoặc với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đó là quyền bình đẳng về việc cung cấp và chứng minh chứng cứ, tham gia hòa giải, tranh luận tại phiên tòa, đưa ra câu hỏi với người khác v.v... - Bên đại diện theo ủy quyền nhân danh bên được đại diện tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên được đại diện: Người đại diện theo uỷ quyền cho cá nhân hay cho cơ quan, tổ chức không phải là nguyên đơn, bị đơn hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, mà là người thay mặt cho đương sự đã ủy quyền để tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ho .̣ Đây là một trong những đặc điểm để phân biệt người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - một chủ thể tham gia tố tụng cũng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng không thay mặt cho đương sự như người đại diện theo ủy quyền. Mặc dù đều tham gia tố tụng để bảo vệ 11 quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với vị trí pháp lý tương đối độc lập với đương sự. Họ tham gia tố tụng trên cơ sở hợp đồng ký kết với đương sự hoặc người đại diện của đương sự và được sự chấp thuận của Tòa án. - Người đại diện theo ủy quyền có các quyền, nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện, tùy thuộc vào nội dung ủy quyền: Nếu như người đại diện theo pháp luật của đương sự có quyền thực hiện mọi hành vi tố tụng, kể cả khởi kiện, vì lợi ích của người được đại diện (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), thì người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự chỉ có quyền thực hiện các hành vi tố tụng trong phạm vi được uỷ quyền. Người đại diện theo ủy quyền không tự nhiên mà có được tấ t cả các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà mình đại diện. Họ có các quyền, nghĩa vụ này dựa trên cơ sở văn bản ủy quyền , do ngưởi ủy quyề n quyế t đinh. ̣ Đương sự là bên ủy quyền tùy theo địa vị tố tụng của mình mà có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, thông qua việc ủy quyền, họ có thể trao việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quyền, nghĩa vụ đó cho người đại diện theo ủy quyền của mình thực hiện. Giới hạn của việc thực hiện đó được xác định bởi nội dung và phạm vi ủy quyền trong văn bản ủy quyền. Bên đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự không được ủy quyền lại cho người khác, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên ủy quyền lúc đầu. Khi đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, thì bên ủy quyền chấp nhận hậu quả pháp lý của các hành vi do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi và thời hạn ủy quyền. Theo Điều 80 BLTTDS, đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự. Việc khởi kiện phải do người uỷ quyền quyết định, nếu cá nhân khởi kiện phải ký tên trong đơn khởi kiện, nếu pháp nhân khởi kiện, người đại 12 diện theo pháp luật của pháp nhân ký tên và đóng dấu. Người đại diện theo uỷ quyền có thể thay người uỷ quyền viết đơn khởi kiện nhưng không được thay người uỷ quyền ký đơn khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.1.3. Ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, nó khẳng định một trong những nguyên tắc căn bản nhất của pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Đương sự tùy theo địa vị tố tụng của mình là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tùy theo nội dung yêu cầu của mình đối với Tòa án mà có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau được quy định bởi pháp luật. Mọi đương sự đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau, còn năng lực hành vi tố tụng dân sự của mỗi đương sự là khác nhau, tùy theo khả năng đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng như thế nào. Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tự quyết định mình phải làm gì: Tự mình thực hiện hay trao cho người khác mà mình có thể tin tưởng thực hiện một phần hay toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó thông qua việc đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa khác: Một mặt, nó có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được đại diện. Mặt khác, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, và thông thường là những người có trình độ, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố tụng, nên việc đại diện theo ủy quyền còn có ý nghĩa giúp cho việc giải quyết vụ việc được nhanh gọn, chính xác và đúng thời hạn. Trong một số trường hợp như đương sự ở xa, già yếu hoặc hạn chế về hiểu biết pháp luật tố tụng, Tòa án thường gặp khó khăn khi triệu tập họ, thu thập hoặc đánh giá chứng cứ v.v..., các hoạt động này 13 thường dễ dàng, nhanh gọn hơn nhiều nếu Tòa án làm việc với người đại diện theo ủy quyền của họ. Hoặc trong thực tiễn đối với các vụ án dân sự tranh chấp thừa kế có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu quyền lợi của họ là thống nhất, không đối lập nhau và họ đều ở xa (chẳng hạn ở nước ngoài), nếu họ cùng ủy quyền cho một người tham gia tố tụng thì việc giải quyết vụ án sẽ nhanh gọn hơn, đảm bảo hơn về mặt thời hạn tố tụng, hạn chế sự hao tốn về tiền bạc, thời gian của chính các đương sự cũng như của Tòa án. 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự 1.2.1. Cơ sở về lý luận - Việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự dựa trên bản chất của quan hệ pháp luật nội dung: Khác với các quan hệ hình sự hay hành chính thường mang tính chất áp đặt, bất bình đẳng giữa một bên mang và nhân danh quyền lực Nhà nước với một bên bị buộc phải tuân theo những quyết định mà không thể nhờ người khác làm thay, quan hệ đại diện theo ủy quyền chủ yếu có mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người không có đủ điều kiện thực hiện những hành vi nhất định để tự bảo vệ, hay đem lại quyền lợi cho chính mình. Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và đại diện theo ủy quyền trong dân sự đều thể hiện được mục đích này. Bản chất của các quan hệ dân sự (và cũng của các quan hệ hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) là mang tính bình đẳng, tự do, tự nguyện xác lập và thực hiện, không bị cưỡng ép. Một bên trong quan hệ vì lý do nào đó mà không thể hoặc không muốn tự mình thực hiện một số hành vi, thì có thể tìm đến sự thỏa thuận với người thứ ba bên ngoài khác để “nhờ” họ thay mặt mình thực hiện các hành vi này; người được ủy quyền thực hiện các 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan