Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng việt...

Tài liệu đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng việt

.PDF
151
1058
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- HÀ THỊ THU HƢƠNG ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- HÀ THỊ THU HƢƠNG ĐẶC TRƢNG CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Thi HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cứu của riêng tôi . Các số liê ̣u nêu trong luâ ̣n văn là trung thực . Những kế t luâ ̣n khoa ho ̣c của luâ ̣n án chưa từng đươ ̣c ai công bố trong bấ t kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hà Thị Thu Hương Lời cảm ơn Trước hế t , tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắ c tới PGS .TS Hoàng Anh Thi, người đã trực tiế p hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suố t quá triǹ h nghiê n cứu luâ ̣n văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình và ba ̣n bè đã nhiê ̣t tình giúp đỡ , tạo điều kiện cho tôi cả về thời gian , vâ ̣t chấ t và tinh thầ n để tôi có thể hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2013. Tác giả Hà Thị Thu Hương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................... 2 3.Mục đích nghiên cứu................................................................................ 4 4. Đóng góp của luâ ̣n văn............................................................................ 5 5. Đối tƣợng và Pha ̣m vi nghiên cƣ́u ......................................................... 5 6. Tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u ..................................................... 5 7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn........................................................................................ 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 7 1.1. Hành vi ngôn ngữ ................................................................................. 7 1.1.1. Một số lí thuyết về hành vi ngôn ngữ .............................................. 7 1.1.2. Hành vi đánh giá và những lối nói đánh giá .................................. 9 1.1.3.Đặc trưng văn hóa trong hành vi ngôn ngữ................................... 13 1.2. Phương tiê ̣n thể hiê ̣n đánh giá trong tiếng Việt ................................. 19 1.2.1. Về các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định trong tiếng Việt..... 19 1.2.2 Về viê ̣c sử dụng các thành ngữ , tục ngữ, cụm từ cố định để đánh giá tích cực - tiêu cực .......................................................................... 25 Chƣơng 2: HÌNH THỨC CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT.................................................................................. 27 2.1. Các hình thức đánh giá tích cƣ̣c ....................................................... 28 2.1.1. Đánh giá bằng hình thức so sánh (công thức 1) ........................... 28 2.1.2. Đánh giá bằng hình thứtôn c cao đố i ta(công ́ c thức 2)............................. 29 2.1.3. Đánh giá bằ ng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái “được cái”(công thức 3) .................................................................................... 30 2.1.4. Đánh giá bằ ng hình thức cảm thán (công thức 4) ........................ 32 2.1.5. Đánh giá bằ ng hình thức sử dụng trợ từ “được”(công thức 5) ... 32 2.1.6. Đánh giá bằ ng hình thức khen, tán đồng (công thức 6) ............... 33 2.2. Các hin ̀ h thƣ́c đánh giá tiêu cƣ̣c ....................................................... 34 2.2.1. Đánh giá bằng hình thức hạ thấp đối tượng (công thức 1) .......... 35 2.2.2. Đánh giá bằng hình thức so sánh (công thức 2) ........................... 36 2.2.3. Đánh giá bằ ng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái: đời thủa nhà ai, đời thủa nào, ai đời, ai lại (công thức 3) ........................................... 37 2.2.4. Đánh giá bằng hình thức tách từ (công thức 4)............................ 39 2.2.5. Đánh giá bằng hình thức sử dụng “gì/ gì mà” (công thức 5) ...... 40 2.2.6. Đánh giá bằ ng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái “phải cái” (công thức 6) ........................................................................................... 40 2.2.7. Đánh giá bằ ng hình thức láy từ (công thức 7).............................. 41 2.2.8. Đánh giá bằ ng hìnhthức bác bo, ̉ hạ thấp đối tượng(công thức8) ....... 41 Tiể u kết chƣơng 2 ...................................................................................... 45 Chƣơng 3: NGƢ̃ NGHĨA CỦ A CÁC LỐI NÓI MANG TÍ NH ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT ................................................................................. 47 3.1. Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến ................................................ 48 3.1.1 Đánh giá tích cực ........................................................................... 49 3.1.2 Đánh giá tiêu cực ........................................................................... 52 3.2. Đánh giá đặc trƣng ổn định, khó thay đổi ....................................... 55 3.2.1 Đánh giá tích cực ........................................................................... 55 3.2.2. Đánh giá tiêu cực .......................................................................... 58 3.3. Đánh giá đặc trƣng biến động theo hoàn cảnh ............................... 61 3.3.1. Đánh giá tích cực .......................................................................... 62 3.3.2. Đánh giá tiêu cực .......................................................................... 65 3.4. Ẩn dụ nhƣ một biểu hiện ngôn ngữ văn hóa trong lời đánh giá tiếng Việt . 71 3.5. Đặc trƣng văn hóa xã hội trong lời đánh giá tiếng Việt ................. 75 3.5.1.Thể hiê ̣n văn hóa tôn ti................................................................... 75 3.5.2. Thể hiện văn hóa gia trưởng (nam tôn nữ ti)................................ 77 Tiể u kế t chƣơng 3 ...................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHƢ̃ VIẾT TẮT ThNTNCTCĐ Thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định DTĐG Danh từ đánh giá ĐG Đánh giá MĐĐG Mê ̣nh đề đánh giá TTĐG Tính từ đánh giá THTĐT Từ ha ̣ thấ p đố i tươ ̣ng KN Khẩ u ngữ DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 1: Tỷ lệ xuất hiện của biểu thức ĐG tích cực và tiêu cực ..................... 28 Bảng 2: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 6 công thức đánh giá tích cực.................. 34 Bảng 3: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 8 cấ u trúc đánh giá tiêu cực..................... 42 Bảng 4: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các nội dung đánh giá............... 47 Bảng 5: Bảng thống kê tần số xuất hiệ n của các biể u thức đánh giá đă ̣c trưng cố hữu bấ t biế n ................................................................................................ 49 Bảng 6: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức đánh giá đặc trưng ổn định, khó thay đổi....................................................................................... 55 Bảng 7: Bảng thống kê các nội dung đánh giá................................................ 71 Bảng 8 : Bảng thống kê mức độ sử dụng các loại hình ảnh đánh giá con người trong tiế ng Viê ̣t ................................................................................................ 73 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiê ̣n giao tiế p quan tro ̣ng của con người . Thông qua giao tiế p , con người có thể bô ̣c lô ̣ tư tưởng , tình cảm, từ đó để hiể u biế t lẫn nhau . Chỉ trong giao tiếp , ngôn ngữ mới chính là nó với mo ̣i biể u hiê ̣ n phong phú , dưới những tác đô ̣ng của nhân tố văn hóa xã hô ̣i . Chính vì vậy , ngôn ngữ nay đã chú tro ̣ng nghiên cứu ngôn ngữ ở da ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của nó, tức là ngôn ngữ trong hành động. Trong các hành đô ̣ng ngôn ngữ , hành động đánh giá đươ ̣c đă ̣c biê ̣t chú ý. Đánh giá cũng là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng giao tiế p giữa con người với con người trong xã hô ̣i. Mă ̣t khác , những lời đánh giá , trong khi đóng vai trò bô ̣c lô ̣ thái đô ̣, tình cảm , suy nghi ̃ của mình với m ột đối tượng khác (vâ ̣t, viê ̣c, hiê ̣n tươ ̣ng,…) trong xã hô ̣i, thì đồng thời cũng bộc lộ nhân sinh quan của người sử dụng, mà điều này là không giống nhau giữa các cộng đồng ngôn ngữ . Chính vì vậy, viê ̣c nghiên cứu những lố i nói có ý đánh giá trong tiếng Việt vừa là nghiên cứu về tiế ng Viê ̣t nói chung , vừa có thể góp phầ n tim ̀ ra sự khác biê ̣t trong tư duy , quan niê ̣m của người Viê ̣t so với các dân tô ̣c khác . Sở dĩ như vậy là vì, khảo sát những lố i n ói có ý đánh giá cũng giúp nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa, thể hiện trong cách thức đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá cũng như cách ứng xử - với tư cách là mô ̣t phầ n văn hóa c ủa người Việt. Giao tiế p bằ ng lời là hiǹ h thức ứng x ử phổ biến nhất , có tính xã hô ̣i nhấ t , khởi nguồ n cho các hiǹ h thức ứng xử khác . Mọi quan hệ giữa con người với con người trong xã hô ̣i đề u bắ t nguồ n bằ ng lời . Cho nên văn hóa của mô ̣t xã hô ̣i hay của vùng miền cũng thể hiện rõ rệt trong giao tiếp. Trên nề n tảng văn hóa của mỗi dân tô ̣c đề u tồ n ta ̣i những cách thức ứng xử khác nhau với môi trường tự nhiên, với xã hô ̣i, với con người… Trước mỗi mô ̣t cá nhân , mô ̣t sự vâ ̣t , sự viê ̣c nào đó , mỗi người đề u có mô ̣t cách nhiǹ 1 nhâ ̣n, xem xét để từ đó đưa ra những lời nói đánh giá khác nhau , có thể là tích cực (khen) và cũng có khi là tiêu cực (chê). Viê ̣c hiể u đươ ̣c bản chấ t , cấ u trúc cũng như ngữ nghiã của những hà nh vi khen – chê là rấ t quan tro ̣ng với cả người sử du ̣ng cũng như đố i với người tiế p nhâ ̣n. Tuy nhiên, các lối nói mang tính đánh giá này mới chỉ được nghiên cứu trên phương diện từ vựng, hoặc có nghiên cứu về cấu trúc thì nó vẫn dựa trên ảnh hưởng của nghĩa từ vựng. Chúng tôi cho rằng, cần thiết phải công thức hóa những biểu thức đánh giá, chỉ rõ các yếu tố cấu tạo, và cả tính ngữ pháp của chúng, bởi lẽ, đã là cấu trúc đánh giá chuyên nghiệp thì có lúc nó phải tách được khỏi ảnh hưởng của nghĩa từ vựng, có nghĩa là cấu trúc đó dù tách khỏi ngữ cảnh, nó vẫn báo trước sự đánh giá tích cực hay tiêu cực. Ngoài ra, khảo sát hành vi đánh giá không thể không khảo sát nhân tố văn hóa trong đó. Khảo sát hành vi đánh giá ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần thiết để có thể ứng dụng thiết thực cho giảng dạy ngôn ngữ đó với tư cách là tiếng mẹ đẻ cũng như với tư cách là một ngoại ngữ. Đích ngắm này chưa được đặt ra một cách toàn diện và cấp thời trong những công trình nghiên cứu trước đây. Bởi vậy, chúng tôi chọn “Đặc trưng các lối nói mang tính đánh giá trong tiế ng Viê ̣t ” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình, nhằm góp thêm một sự miêu tả toàn diện đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của những lối nói có ý đánh giá trong tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Những lời nói mang tiń h đánh giá trong tiế ng Viê ̣t đã nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm của nhiề u nhà nghiên cứu . Ta có thể kể đế n mô ̣t số công triǹ h đươ ̣c công bố gầ n đây như: Năm 1996, mô ̣t số luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ đã nghiên cứu về cấ u trúc ngữ nghiã của một số nhóm động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Viê ̣t như: Đinh Thi ̣Hà với đề tài nghiên cứu Cấ u trúc ngữ nghiã của động từ nói năng nhóm “bàn” , “tranh luận”, “cãi”; Lê Thi ̣Thu Hoa nghiên cứu về 2 Cấ u trúc ngữ nghiã của động từ nói năng : nhóm “khen”, “tâng”, “chê”; và Nguyễn Thi ̣Ngâ ̣n với Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng , nhóm “thông tin”. Các luận văn này đã đặt động từ nói năng trong h ội thoại và xây dựng đươ ̣c cấ u trúc ngữ nghiã của mô ̣t số đô ̣ng từ nói năng cu ̣ thể , trong đó có mô ̣t số đô ̣ng từ nói năng mang hàm ý đánh giá như “khen”, “tâng”, “chê”. Tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả đề câ ̣p trong luâ ̣n văn chưa đố i chiế u đươ ̣c cấ u trúc ngữ pháp đă ̣c thù của những đô ̣ng từ nói năng đó. Trong khi đó , ở lĩnh vực đối chiếu, luâ ̣n án tiế n si ̃ (1999) của Nguyễn Quang đã đă ̣t hành vi khen và tiế p nhâ ̣n lời khen trong sự khảo sát và so s ánh để tìm ra sự khác biệt trong sử dụng hành vi này giữa người Việt và người Mĩ. Trong luâ ̣n án của mình , tác giả đã đi sâu nghiên cứu cách sử dụng của lời khen chứ không đi vào mô tả cu ̣ thể về cấ u trúc của nó . Bên ca ̣nh đó, viê ̣c lấ y xuất phát điểm là tiêu chuẩn lịch sự trong tiếng Anh, dựa trên nền văn hóa Âu Mĩ để so sánh với ngôn ngữ Viê ̣t và văn hóa Việt đã bô ̣c lô ̣ những ha ̣n chế nhấ t đinh. ̣ Đế n năm 2007, luâ ̣n án tiế n si ̃ của tác giả Nguyễn Thi ̣ Hoàng Yến lần đầ u tiên đã đưa Sự kiê ̣n lơì nói chê trong tiế ng Viê ̣t (cấ u trúc và ngữ nghiã ) ra làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong luâ ̣n án này, tác giả đã mô tả cặn kẽ và khái quá hóa đươ ̣c những đă ̣c trưng , tính chất của hành vi chê và sự kiê ̣n lời nói chê, đồ ng thời chỉ ra những đặc trưng riêng của hành vi chê trong sử du ̣ng của người Việt . Sự kiê ̣n lời nói chê đươ ̣c t ác giả đi sâu nghiên cứu cả ở phương diê ̣n cấ u trúc và ngữ nghĩa dựa trên các đơn vị hội thoại , tạo dựng đươ ̣c mô hin ̀ h về hành vi chê và sự kiê ̣n lời nói chê trong tiế ng Viê ̣t , giúp nhâ ̣n diê ̣n và khu biê ̣t sự kiê ̣n lời nói chê với các sự kiê ̣n lời nói khác trong tiế ng Viê ̣t. Ngoài ra , luâ ̣n án c ũng chỉ ra một số nét văn hóa trong sử dụng hành vi chê của người Việt . Mă ̣c dù đã có sự đi sâu phân tić h cấ u trúc và ngữ nghĩa của những biểu thức ngữ vi chê trong tiếng Việt , song cũng giống như 3 các nghiên cứu trước đó , tác giả vẫn chưa chỉ ra được đâu là những cấu trúc đă ̣c thù của hành vi đánh giá. Nói chung , những công triǹ h trên đây đề u đã bước đầ u đă ̣t hành vi khen, chê làm đố i tươ ̣ng nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó vẫn còn đơn lẻ, hoă ̣c là chỉ nghiêng về cấ u trúc, hoă ̣c chỉ nghiêng về cách sử du ̣ng của mô ̣t hành vi, hoă ̣c khen, hoă ̣c chê. Chưa có công trình nào đă ̣t viê ̣c nghiên cứu song song hai hành vi đánh giá này làm mu ̣c đích nghiên cứu để thấ y đươ ̣c sự khác biệt trong các phương thức đánh giá khen – chê của người Viê ̣t , cũng chưa công trình nào khái quát hóa toàn bộ công thức của các biểu thức khenchê, nhất là trên cơ sở đó để tìm ra những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa trong hành động này. Trong luâ ̣n văn này , chúng tôi cũng nghiên cứu theo cách làm của tác giả Nguyễn Thi ̣Hoàng Yế n đó là nghiên cứu hành vi đánh giá cả ở phương diê ̣n cấ u trúc và ngữ nghiã . Tuy nhiên, do tác giả mới chỉ dừng la ̣i nghiên cứu sự kiê ̣n lời nói chê trong tiế ng Viê ̣t và chưa đưa ra đươ ̣c cấ u trúc đă ̣c thù của chúng, nên chúng tôi sẽ bổ sungthêm phầ n khảo sát về đánh giá khen, nhằ m làm đưa ra mô ̣t cái nhin ̀ sâu hơntrong cách nhìn nhận và đánh giá của người Việt. Như vâ ̣y, luâ ̣n văn của chúng tôi sẽ tâ ̣p trung đi sâu tim ̀ hiể u về cấ u trúc và ngữ nghĩa của những lời nói đánh giá, bao gồm cả đánh giá tích cực (khen) và đánh giá tiêu cực (chê). Ở đặc điểm cấu trúc, chúng tôi nêu ra các biểu thức làm phương tiện đánh giá, nhấn mạnh những biểu thức đă ̣c trưng, có tính báo hiệu đánh giá tích c ực hay tiêu cực. Ở đặc điểm ngữ nghĩa, chúng tôi đi sâu tim ̀ hiể u nô ̣i dung của những lời nói đánh giá có sử du ̣ng các thành ngữ , tục ngữ, cụm từ cố định… trong tiếng Việt. 3.Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu các biểu thức đánh giá thường được sử dụng trong tiếng Việt, chỉ ra các đặc trưng cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa và yếu tố văn hóa thể hiện trong các lối nói này. Với kết quả khảo sát, luận văn 4 sẽ có đóng góp vào nghiên cứu những biểu hiện ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt, đóng góp thêm một tài liệu tham khảo để giảng dạy cho người nước ngoài. 4. Đóng góp của luận văn. Cái mới của luâ ̣n văn này là c hỉ ra được các cấu trúc đặc thù của hai hình thức đánh giá mang t ính tích cực và tiêu cực , đồng thời đi sâu vào phân tích và so sánh nội dung ngữ nghĩa của cả hai hình thức đánh giá trên . Đây là vấ n đề mà các nghiên cứu trước đó chưa thực hiê ̣n. Thông qua luâ ̣n văn này , chúng tôi cố gắng chỉ ra được những nét khác biê ̣t trong cấ u trúc cũng như nô ̣i dung của những lời nói đánh giá ; chỉ ra được mô ̣t số nét văn hóa giao tiế p của người Viê ̣t Na m đươ ̣c thể hiê ̣n trong các lố i nói đánh giá của mình . Chúng tôi hy vọng , luâ ̣n văn sẽ có đóng góp hữu ích trong viê ̣c giảng da ̣y tiế ng Viêcho ̣t người Việt cũng như cho người nuớc ngoa.̀ i 5. Đối tƣợng và Pha ̣m vi nghiên cƣ́u Đối tượng nghiên cứu của luâ ̣n văn này là đ ặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của những lố i nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt. Phạm vi khảo sát là những lối nói đánh giá trong ngôn ngữ chuẩn của tiếng Việt, tức là bỏ qua những khác biệt phương ngữ, thổ ngữ. 6. Tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u Tƣ liệu Tư liê ̣u khảo sát trong luâ ̣n văn ph ần lớn được tập hợp từ các tác phẩm văn ho ̣c Viê ̣t Nam và mô ̣t phầ n từ các đố i thoa ̣i trực tiế p , khẩ u ngữ thông dụng trong đời sống hàng ngày . Những tư liệu này được thống kê, khái quát hóa để tìm công thức chung, tần số xuất hiện. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Để thực hiê ̣n luâ ̣n văn này , chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp như sau: 5 - Thố ng kê miêu tả : đươ ̣c sử du ̣ng đ ể tính đếm số lượng công thức, tần số xuất hiện của các công thức của những lối nói đánh giá tích cực và tiêu cực. - Phân tích ngữ nghiã : sử du ̣ng trong qu á trình phân tích n ội dung của những biểu thức đánh giá có sử du ̣ng các thành ngữ tu c̣ ngữ cu ̣m từ cố đinh… ̣ - So sánh đối chiếu biểu thức đánh giá ở 2 cực tích cực và tiêu cực. 7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn Luâ ̣n văn gồ m 151 trang, trong đó có 91 trang chính văn. Ngoài phần mở đầ u , kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , nguồ n tư liê ̣u trích dẫn , phụ lục, luâ ̣n văn gồ m 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Cấ u trúc của các lố i nói mang tính đánh giá trong tiế ng Viê ̣t - Chương 3: Đặc trưng ngữ nghĩa của các lối nói mang tính đánh giá trong tiế ng Viê ̣t 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Hành vi ngôn ngữ 1.1.1. Một số lí thuyết về hành vi ngôn ngữ J.L. Austin, nhà triết học Anh ở Trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mĩ) đã trin ̀ h bày 12 chuyên đề nghiên cứu. Những chuyên đề này , năm 1962, hai năm sau ngày ông mấ t đươ ̣c tâ ̣p hơ ̣p la ̣i và xuấ t bản thành sách với nhan đề “How to do things with word”. Tiêu đề này có người dịch là “Hành vi như thế nào bằ ng lời nói” , cũng có người dịch là “Nói tức là hành đ ộng”. Đồng thời cũng xuấ t hiê ̣n mô ̣t số thuâ ̣t ngữ khác nhau như : hành vi lời nói , hành vi ngôn từ , hành vi ngôn ngữ… Trong luận văn này , chúng tôi dùng thuật ngữ “Hành vi ngôn ngữ”. J.L.Austin cho rằ ng hành vi ngôn ngữ có thể chia làm ba loa ̣i là : hành vi ta ̣o lời , hành vi ở lời và hành vi mượn lời . Ngữ du ̣ng ho ̣c quan tâm nhiề u nhấ t đế n hành vi ở lời. Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết h ợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của hành vi ta ̣o lời đã là đố i tươ ̣ng nghiên cứu của ngôn ngữ ho ̣c tiề n du ̣ng ho ̣c. Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn n gữ, nói cho đúng hơn là mươ ̣n các phát ngôn để gây ra mô ̣t hiê ̣u quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe , người nhâ ̣n hoă ̣c ở chiń h người nói . Ví dụ, nghe thông báo trên đài phát thanh: “Ngày mai, 25 tháng 07 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấ p 4 cấ p 5 tức 40 đến 50 km một giờ” mô ̣t số người sẽ rấ t lo lắ ng, tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác ; mô ̣t số người khác trái la ̣i sẽ thờ ơ; mô ̣t số người khác nữa la ̣i có thể vui mừng vì trời 7 sẽ đỡ nóng bức . Hành động lo lắng, bực miǹ h hay thờ ơ , vui mừng đề u thuô ̣c hành vi mượn lời. Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng . Mô ̣t số hành vi ở lời như : hỏi, yêu cầ u , ra lê ̣nh , mời, hứa he ̣n , khuyên bảo , đánh giá… Hiê ̣u quả của chúng là những hiê ̣u quả thuô ̣c ngôn ngữ , có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ, khi nói “Anh quá quắ t lắ m” là ta đã thực hiện hành vi đánh giá tiêu cực , hành vi chê ngay khi chúng ta nói . Và người nghe dù có tán thành hay không tán thành v ề hành vi chê của ta thì cũ ng phải hồ i đáp la ̣i bằ ng mô ̣t phát ngôn nào đó. Khác với hà nh vi mươ ̣n lời , hành vi ở lời có ý định (hay có đích ), có quy ước và có thể chế , dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắ c vâ ̣n hành của chúng đươ ̣c mo ̣i người trong cô ̣ng đồ ng ngôn ngữ tuân theo mô ̣t cách không tự giác . Ví dụ, ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, khi ta hỏi về tuổ i tác , tình trạng hôn nhân với người đối thoại là đươ ̣c phép , là tỏ sự quan tâm của người hỏi với người được hỏi . Trái lại hỏi về đề tài đó ở xã hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự , là “dí mũi” vào đời tư của người ta. Như vâ ̣y, nắ m đươ ̣c ngôn ngữ không chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c biế t phát âm , dùng từ, đă ̣t câu… mà còn phải biế t sử du ̣ng ngôn ngữ đó th eo đúng những quy đinh ̣ ở lời mà ngôn ngữ đó đòi hỏi, tức phải nắ m đươ ̣c những quy tắ c điề u khiể n các hành vi ở lời trong ngôn ngữ sao cho đúng lúc , đúng chỗ, hơ ̣p cảnh, hợp người. Đánh giá mà chúng tôi khảo sát trong luận văn này bao gồm các hành vi ở lời. Trong tiế ng Viê ̣t, đánh giá thường đươ ̣c chia ra làm hai hướng : đánh giá tích cực - khen, đánh giá tiêu cực – chê. Khảo sát các lối nói đánh giá, chúng tôi tổng hợp những công thức tiêu biểu cũng như ngữ nghĩa của chúng, từ đó phát hiện đặc trưng văn hóa trong lời đánh giá khen chê của tiếng Việt. 8 1.1.2. Đánh giá và những lối nói đánh giá Theo từ điể n của Nguyễn Như Ý , đánh giá đươ ̣c đinh ̣ nghiã là : “Nhận xét, bình phẩm về giá trị: Tác phẩm được đánh giá rấ t cao” [49, 589] Cùng với đánh giá , nhâ ̣n xét là khái niê ̣m có ý nghiã gầ n tương tự như vâ ̣y. Nhận xét là đưa ra ý kiế n xét đoán , đánh giá về một đố i tượng như nhận xét tác phẩm văn học. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nhâ ̣n xét đươ ̣c đinh ̣ nghiã là “đưa là ý kiế n có xem xét và đánh giá về một đố i tượng nào đó”. [33, 713]. Như vâ ̣y, đánh giá có thể hướng về bấ t cứ đố i tươ ̣ng người hay vâ ̣t thể nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, đánh giá đố i vớ i con người đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng, bởi nó luôn bô ̣c lô ̣ quan hê ̣ giữa những người giao tiế p, cái mà người ta hết sức giữ gìn . Đây là nơi bộc lộ qui tắc ngầm của xã hội, thể hiện ý thức về chuẩn xã hội vốn khác nhau ở những cộng đồng khác nhau. Bởi vâ ̣y, chúng tôi giới hạn khảo sát của mình ở sự đánh giá về con người . Mô ̣t lời nhâ ̣n xét , đánh giá có thể đươ ̣c thể hiê ̣n thông qua rấ t nhiề u hành động như: khen, biểu dương, tâng bố c, chê, mắ ng, chửi… Đặc biệt, đánh giá có thể thể hiện ở các động từ ngữ vi , cả ở những lối nói không có động từ ngữ vi. Nhưng chúng tôi ta ̣m xế p chúng thành hai loa ̣i là: Đánh giá tích cực Đánh giá tiêu cực 1.1.2.1.Đánh giá tích cực Như trên chúng tôi đã đề câ ̣p , đánh giá tić h cực đươ ̣c thể hiê ̣n thông qua nhiề u hành đô ̣ng như khen, biể u dương, tâng bố c,… Trong đó: Khen là “nói lên sự đánh giá tố t về ai, về cái gì, viê ̣c gì với ý vừa lòng” [19, 497]. Ví dụ: Em bé đáng yêu quá! Lời khen có thể được diễn đạt thông qua một từ , mô ̣t ngữ , mô ̣t câu hay mô ̣t đoa ̣n,…Mô ̣t số đô ̣ng từ nói năng có ý nghĩa gần với ý nghĩa của động từ khen như: tán dương, tán thưởng, ca ngợi, ca tụng,… 9 Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm đánh giá này, cũng có tác giả chú trọng phân biệt từng hành vi nhỏ, cụ thể như sau. - Phân biê ̣t đô ̣ng từ khen với đô ̣ng từ tâng hay tâng bố c: Tâng hay tâng bố c đều là những động từ nói năng biểu thị những lời nói hay , nói tốt, đề cao người nào đó ngay trước mă ̣t người đó mô ̣t cách quá mức. [33, 900]. Ví dụ: Họ tâng anh ta lên để lấ y lòng. Họ tâng bố c anh ta lên tận mây xanh. Đó là sự phân biệt theo từ điển. Tuy nhiên, có thể thấy, hai đô ̣ng từ nói năng tâng, tâng bố c đều có điểm chung với động từ khen đó là sự đánh giá tốt về mô ̣t đố i tươ ̣ng nào đó. Cho dù nó được thực hiện với bấ t kỳ mục đích tư lợi nào, được đề cao quá mức và có thể là không thực chất, thì nó vẫn thực hiện một sự đánh giá, và đánh giá đó là tích cực. Bởi vậy, chúng tôi vẫn xếp các hành động tâng bốc, tán tụng… vào một nhóm và gọi chung là đánh giá tích cực. 1.1.2.2.Đánh giá tiêu cực Ngươc̣ la ̣i với đánh giá tić h cực , đánh giá tiêu cực là thể hiê ̣n sự đánh giá thấp, không cho là phải , là tốt, là đúng chuẩn của người nói về một vấn đề nào đó. Hành vi đánh giá tiêu cực cũng bao gồ m những hành đô ̣ng như : chê, mắ ng, chửi, trách móc,… Có nhiều cách định nghĩa chê khác nhau. Theo Từ điể n Tiế ng Viê ̣t chê là “tỏ ý không thích, không vừa ý vì cho là kém là xấ u” [33, 148]. Ví dụ: Chê chiế c áo này không đe ̣p. Tác giả Nguyễn Như Ý trong cuố n Đại từ điển tiế ng Viê ̣t đinh ̣ nghiã chê là “đánh giá thấ p , không cho là phải , là tốt” [49, 340]. Ví dụ: Ai cũng chê nó xấ u. Như vâ ̣y có thể nói : “chê” là sự bày tỏ thái độ đánh giá tiêu cực của người nói nhằ m tỏ thái độ chủ quan của mình về một người , mô ̣t sự vâ ̣t , sự viê ̣c mà người đó cho là không tố t, không thỏa đáng. 10 Người ta bày tỏ thái đô ̣ chê chỉ thông qua một câu mà ch ỉ được cấu tạo bằng mô ̣t từ như : Vứt! Hỏng! Hứ! Ôi dào!...; cũng có thể chê bằ ng mô ̣t văn bản trọn vẹn dài hoặc ngắn (một bài báo, một tác phẩm phê bình văn học ,…); hoă ̣c bàng những cử chỉ , điê ̣u bô ̣ như: cái nhếch mép, chun mũi, nụ cười ruồi, cử chỉ xua tay, lắ c đầ u,… Trong luâ ṇ văn này , chúng tôi chủ yếu xem xét những lố i nói , những biểu thức có hàm ý đánh giá tích cực hay tiêu cực chứ không đi sâu tìm hiể u cả một bài hay một tác phẩm phê bình. Thường thì 2 hướng đánh giá tích cực, tiêu cực được thể hiện khá rõ. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải viện đến bối cảnh mới phân biê ̣t được. Có nhiề u trường hơ ̣p mà lờ i nói rõ ràng có hình th ức của một biểu thức đánh giá tích cực , nhưng đă ̣t trong mô ̣t văn cảnh cu ̣ thể , kế t hơ ̣ p với ngữ đi ệu của người nói phát ra thì lời nói đó lại được hiểu là một đánh giá tiêu cực , mô ̣t lời nói mỉa. Ví dụ: Mẹ nói với cậu con trai: - Mày dạo này giỏi nhỉ! Hay: Giỏi! Rõ ràng trên bề mặt câu chữ thì đây là mô ̣t lờ i khen. Nhưng nế u lời nói trên đươ ̣c phát ra kèm theo ngữ điê ̣u kéo dài , nhấ n ma ̣nh ở cuố i câu , đă ̣c biê ̣t nế u từ nhỉ đươ ̣c nói kéo dài và nhấ n ma ̣nh thì người nghe la ̣i phải hiể u đây là mô ̣t lời chê, mô ̣t lời mắ ng. Cũng như đánh giá tích cực đã trình bày ở trên, có quan điểm phân biệt từng hành vi nhỏ trong nhóm đánh giá tiêu cực. Chẳng hạn, Nguyễn Thi ̣ Hoàng Yến trong luận án “Sự kiê ̣n lời nói chê trong tiế ng Viê ̣t” , đã phân biệt như sau. Hành vi chửi: “Chửi là bật ra những lời lẽ thô tục, cay độc để làm nhục người khác kèm theo cử chỉ nóng giận , bực tức” [33, 413]. Ví dụ: Giố ng lợn , đồ chó! 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan