Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng anh và việc chuyển dịch sang tiếng việt...

Tài liệu đặc điểm thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng anh và việc chuyển dịch sang tiếng việt

.PDF
246
1281
122

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC CAO XUÂN HIỂN ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Hà nội – 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC CAO XUÂN HIỂN ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phúc Hà nội – 2009 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN D danh từ DĐ danh động từ Đ động từ KTM kỹ thuật mỏ kv khoáng vật T tính từ Th.ngữ thuật ngữ T.số tống số XHCN xã hội chủ nghĩa iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.............iii MỤC LỤC............................................................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3 3. Nguồn tư liệu nghiên cứu........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu...................................................................................5 6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................5 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm thuật ngữ.............................................................................................6 2. Việc nghiên cứu lý luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học..............................11 2.1. Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam......................................12 2.2. Bàn về phương cách xây dựng thuật ngữ...........................................................14 2.3. Bàn về chính tên gọi thuật ngữ..........................................................................15 3. Tính chất của thuật ngữ.....................................................................................16 3.1. Tính chính xác....................................................................................................16 3.2. Tính hệ thống.....................................................................................................17 3.3. Tính quốc tế.......................................................................................................18 3.4. Tính đơn nghĩa...................................................................................................19 3.5. Tính ngắn gọn....................................................................................................20 iv 3.6. Tính không biểu thị sắc thái tình cảm...............................................................20 4. Thuật ngữ gốc Ấn - Âu và thuật ngữ Việt........................................................21 4.1 Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn – Âu......................................................21 4.2. Đặc điểm của thuật ngữ Việt.............................................................................24 5. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam...................................................25 Chương II ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG ANH 1. Khái niệm thuật ngữ KTM..........................................................................29 2. Đặc điểm cấu tạo từ của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh..............................31 2.1. Những đặc điểm chung......................................................................................31 2.2. Các mô hình cấu tạo cơ bản của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh......................33 3. Đặc điểm về nguồn gốc của hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh.........................53 3.1. Nhận xét chung..................................................................................................53 3.2. Đặc điểm về nguồn gốc của thuật ngữ đơn gốc từ.........................................55 3.3. Đặc điểm về nguồn gốc của thuật ngữ đơn phái sinh....................................59 Chương III ĐẶC ĐIỂM HỆ THUẬT NGỮ KỸ THUẬT MỎ TIẾNG VIỆT QUA CHUYỂN DỊCH TỪ ANH SANG VIỆT 1. Đặc điểm chung..................................................................................................69 2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ KTM tiếng Việt..................................................72 2.1. Thuật ngữ đơn..................................................................................................73 2.2. Thuật ngữ phức.................................................................................................75 3. Đặc điểm về nguồn gốc......................................................................................79 3.1. Thuật ngữ thuần Việt........................................................................................79 v 3.2. Thuật ngữ là từ Hán - Việt................................................................................81 3.3. Thuật ngữ gốc Ấn - Âu......................................................................................83 4. Đặc điểm trong chuyển dịch Anh - Việt...........................................................85 KẾT LUẬN........................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................96 PHỤ LỤC..............................................................................................................1 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nghiên cứu thuật ngữ là vấn đề không còn hoàn toàn mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ của các ngành khoa học trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn v.v..., đặc biệt là tiếng Anh, một ngôn ngữ được coi là thông dụng trong các lĩnh vực khoa học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Bất kỳ một ngành khoa học nào, chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng Anh để làm công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin. Đối với các ngành khoa học kỹ thuật, tiếng Anh lại càng được sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, mỗi ngành khoa học kỹ thuật đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phương tiện nghiên cứu, giao tiếp và trao đổi thông tin. Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ càng sớm được hoàn chỉnh và có số lượng phong phú. Những ngành ra đời sau hoặc mới ra đời, cũng đều có chiến lược từng bước xây dựng cho mình một hệ thống thuật ngữ hoàn thiện, chuẩn hoá và thực sự tiện ích. Kỹ thuật mỏ (KTM) là một ngành khoa học có lịch sử lâu đời trên thế giới nên bản thân nó có một hệ thống thuật ngữ tương đối phong phú, đầy đủ; đã có từ điển dành riêng cho ngành, thậm chí cho cả chuyên ngành hẹp. Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ là các loại kim loại cơ bản, kim loại quí, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến, muối và kali cacbonnat v.v… Có thể nói, bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt, chăn nuôi hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hay nhà máy, nói chung là đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn còn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo, như dầu mỏ, khí thiên nhiên, thậm chí cả nguồn nước v.v… Khoảng 40.000 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng mọi thứ xung quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công cụ khai thác các khoáng sản. Sau một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mặt 1 trái đất, con người bắt đầu đào bới để tìm những thứ họ cần. Những cái mỏ đầu tiên chỉ là những cái hố nông nhưng rồi dần dần, những người khai mỏ sau buộc phải đào sâu thêm để tìm kiếm… Do đó, hệ thống thuật ngữ kỹ thuật mỏ khá phong phú và đã sớm được hoàn chỉnh trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu. Ở Việt Nam, khai thác khoáng sản với qui mô công nghiệp là một lĩnh vực còn khá non trẻ, nhưng vị thế của nó ngày càng được khẳng định. Trong c¬ cÊu nÒn kinh tÕ n-íc ta kÓ tõ sau ngµy hßa b×nh lập l¹i n¨m 1954, ngµnh c«ng nghiÖp khai kho¸ng lu«n ®ãng mét vai trß hÕt søc quan träng. C¸c khu má ®-îc th¨m dß vµ khai th¸c tõ thêi thuéc Ph¸p vẫn tiÕp tôc ®-îc duy tr× s¶n xuÊt và không ngừng phát triển … TiÕp ®ã, víi sù gióp ®ì vÒ c«ng nghÖ, m¸y mãc thiÕt bÞ cña Liªn X« vµ c¸c n-íc X· héi chñ nghÜa §«ng ¢u cũng cã ngµnh c«ng nghiÖp khai kho¸ng khá ph¸t triÓn nh- Ba Lan, Céng hßa d©n chñ §øc…, ViÖt Nam ®· tiÕn hµnh th¨m dß ®Þa chÊt ®Ó më réng c¸c khu má cò, t×m kiÕm c¸c khu má míi nh»m khai th¸c kho¸ng s¶n phôc vô c«ng cuéc b¶o vÖ vµ x©y dùng ph¸t triÓn kinh tÕ ®Êt n-íc. §Æc biÖt tõ sau khi cã chÝnh s¸ch ®æi míi cña §¶ng vµ nhµ n-íc, nhiÖm vô c«ng nghiÖp hãa hiÖn ®¹i hãa ®Êt n-íc ®-îc ®Æt lªn hµng ®Çu, cµng kh¼ng ®Þnh vai trß cña ngµnh c«ng nghiÖp khai thác kho¸ng sản ë ViÖt Nam, víi đủ c¸c lo¹i kho¸ng s¶n r¾n, như than ®¸, sắt, thiếc, đồng, chì…, kho¸ng s¶n láng nh- dÇu má, råi hiện nay lµ khÝ thiªn nhiªn v.v… Tuy nhiªn, cã mét thùc tÕ lµ c«ng nghÖ khai thác kho¸ng sản của ViÖt Nam hiện đang ở trong một tình trạng rÊt thÊp so víi c¸c n-íc ¢u - Mü. ChÝnh v× vËy mµ ViÖt Nam lu«n cÇn ®Õn sù trî gióp vÒ c«ng nghÖ, kĩ thuật cña các n-íc phát triển. Chẳng hạn, nh- thêi k× sau 1954 ®Õn cuèi nh÷ng n¨m 80 cña thÕ kØ tr-íc th× chñ yÕu lµ c«ng nghÖ, kĩ thuật của c¸c n-íc thuộc khối Xã hội chủ nghĩa nh- ®· nªu ë trªn. Cßn tõ thËp niªn 90 ®Õn nay chóng ta ngµy cµng sö dông nhiÒu c¸c ph-¬ng tiện kü thuËt , m¸y mãc vµ c«ng nghÖ cña c¸c n-íc ph-¬ng T©y. Song hµnh víi qu¸ tr×nh nµy lµ sù th©m nhËp ngµy mét s©u réng vµo ViÖt Nam c¸c tµi liÖu chuyÓn giao c«ng nghÖ, h-íng dÉn sö dông thiÕt bÞ m¸y mãc b»ng tiÕng Anh, vµ sù không ngừng gia t¨ng c¸c cuéc tiÕp xóc th-¬ng th¶o hîp ®ång, mua b¸n vËt t- thiÕt bÞ mµ trong ®ã ng«n ng÷ ®-îc sö dông chñ yÕu ®Òu lµ tiÕng Anh. 2 Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu đồng thời ứng dụng kỹ thuật khai thác mỏ ở trình độ ngày càng cao. Điều này đòi hỏi phải lưu tâm tới hệ thuật ngữ KTM bằng tiếng Anh của ngành để không những nghiên cứu, trao đổi thông tin mà còn để tiếp thu những tinh hoa của các nước phát triển trên thế giới phục vụ cho sự phát triển của ngành KTM nước nhà. Vì vậy, xây dựng hệ thuật ngữ KTM tiếng Việt đối với những người hoạt động trong ngành vừa nhằm tạo ra những thuận lợi và phát huy tốt công tác nghiên cứu kỹ thuật mỏ, vừa là một công việc xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của thực tế khách quan. Luận văn này, chúng tôi đi vào nghiên cứu khảo sát hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh, có sơ bộ so sánh với tiếng Việt, để lấy đó làm cơ sở đề xuất một số ý kiến để xây dựng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho các sinh viên đang theo học ngành này tại các trường đại học ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích ngiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh để từ đó rút ra được những đặc điểm của các thuật ngữ này về mặt cấu trúc, nguồn gốc xuất xứ; đồng thời cũng sơ bộ xem xét cả cấu trúc và nguồn gốc hệ thuật ngữ KTM đã được chuyển dịch qua tiếng Việt, từ đó từng bước nhằm cố gắng xác lập lại một danh sách các thuật ngữ KTM Anh – Việt chuyên ngành (thuần mỏ) hơn. Đồng thời, qua việc nghiên cứu này, chúng tôi cũng sơ bộ so sánh đối chiếu hai hệ thuật ngữ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. - Nghiên cứu hai hệ thuật ngữ này, đặc biệt là những kết quả của nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc biên soạn những giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM cho các sinh viên theo học ngành này hiện nay ở nước ta. 3 3. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thuật ngữ chuyên ngành KTM trong tiếng Anh được thu thập từ các nguồn tư liệu sau đây: 3.1. Các loại từ điển: 1. Từ điển kỹ thuật mỏ Anh - Việt, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1999. 2. Từ điển thuật ngữ chuyên ngành khai thác lộ thiên, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 2008. 3. Từ điển Địa chất Anh - Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2001. 4. Từ điển kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ Anh - Việt, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, 2008. 5. Thuật ngữ các khoa học trái đất Anh - Việt, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2003. 3.2. Các tài liệu khác: bao gồm các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành KTM đang được sử dụng tại trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội: 6. Special English for underground mining students – Tiếng Anh chuyên ngành ngành “khai thác hầm lò”. 7. Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành ngành “khai thác lộ thiên”. 8. English for mineral processing students - Tập bài giảng tiếng Anh dùng cho sinh viên ngành “tuyển khoáng”. 9. English for mining equipment and machines – Tiếng Anh chuyên ngành ngành “máy và thiết bị mỏ” 10. Tiếng Anh chuyên ngành ngành “trắc địa mỏ”. 11. Lecture – Note: English my speciality – Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dùng cho sinh viên ngành địa chất. 12. Một số tài liệu chuyên ngành liên quan, như xây dựng, điện và tự động hóa mỏ v.v..., trong kỹ thuật mỏ. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thống kê số lượng đối với các thuật ngữ KTM tiếng Anh và Việt đã thu thập để xác định đặc điểm của chúng. Mặt khác, chúng tôi cũng phân tích so sánh để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ KTM tiếng Anh và tiếng Việt. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Luận văn này cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích về hệ thuật ngữ KTM tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó có thể đề xuất một số ý kiến góp phần phục vụ công việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên và cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực KTM. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm của hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Anh Chương 3: Đặc điểm của hệ thuật ngữ kỹ thuật mỏ tiếng Việt qua chuyển dịch từ Anh sang Việt 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm thuật ngữ Thuật ngữ là một đề tài có sức cuốn hút đối với nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, trong ngôn ngữ học có một số lượng vô cùng lớn các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ, thậm chí "về điều này có thể viết cả một cuốn sách". Có những định nghĩa chỉ ra sự phân định giữa một bên là thuật ngữ, còn bên kia là từ thông thường. Chẳng hạn. H.П. Кузькин chỉ ra rằng: "Cả về hình thức lẫn nội dung không thể tìm thấy ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn thuật ngữ. Đường ranh giới hiện thực, khách quan giữa hai loại từ này về thực chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến" [75, 145]. Г.О. Винокур lại cho rằng: "Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt (...) đó là chức năng gọi tên" [72, 5 - 6 ]. А.И. Моисеев viết: "Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh" [76, 31]. B.B. Bиноґадов đã nêu rõ hơn: "Trước hết từ hiện thực chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một ký hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa logic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học"[71, 12]. Có thể thấy mối liên hệ giữa từ thông thường và thuật ngữ qua các thí dụ minh họa sau: trong tiếng Anh có từ “crane” là tên gọi “loài sếu, loài chim có cổ dài”, đồng thời trong từ vựng kỹ thuật có đơn vị từ “crane” nghĩa là “cần cẩu, cần trục” để chỉ một loại thiết bị xe máy có cần dài dùng để nâng và di chuyển các vật nặng (liên tưởng từ cổ của loài sếu); từ “branch” có nghĩa là “cành cây”, còn với tư cách thuật ngữ địa chất thì “branch” mang ý nghĩa là “nhánh sông suối” hay “vỉa mạch quặng”; từ “wall” trong vốn từ toàn dân có 6 nghĩa là “bức tường”, nhưng trong lĩnh vực Mỏ - Địa chất thì thuật ngữ “wall” lại có nghĩa là đá vây xung quanh một mỏ khoáng sản nào đó hay “bờ mỏ”; trong thuật ngữ tiếng Việt của ngành công nghiệp dệt có từ “máy lờ”, do xuất phát từ sự liên tưởng của những người công nhân gốc nông dân Việt nam giữa hình ảnh những chú cá bị mắc trong cái “lờ”- “một dụng cụ đan bằng tre dùng để bắt cá theo dòng nước chảy” với hình ảnh hàng vài trăm ống sợi trên khung treo của máy “ourdissoir” (tiếng Pháp), là chiếc máy đồ sộ nhất trên dây chuyền dệt vải công nghiệp; hay, trong tiếng Việt có từ “cũi lợn” chỉ nơi người ta dùng gỗ súc xếp quây lại thành chuồng để nuôi lợn rất quen thuộc ở các làng quê Việt Nam từ bao đời nay, nhưng cũng chính danh từ “cũi lợn” này lại cũng được sử dụng trong ngành khai thác hầm lò do những người thợ mỏ đã xếp gỗ chống lò (để tránh sụp lở trần và vách lò) tương tự như hình dạng chiếc “cũi lợn” thực sự. Và thế là có tên gọi “cũi lợn” và khái niệm “xếp cũi lợn” trong ngành khai thác hầm lò…v.v. Những ví dụ trên, chứng tỏ rằng đầu tiên người ta đã tận dụng các từ vốn có trong từ vựng toàn dân rồi gán cho chúng một nét nghĩa đặc biệt mang tính thuật ngữ. Việc gán nghĩa này dựa trên sự liên tưởng, so sánh về hình dạng, cấu tạo hay tính chất của các sự vật hiện tượng vốn đã được định danh trong vốn từ vựng toàn dân với những khái niệm sự vật trong kỹ thuật. Một số nhà ngôn ngữ học khác lại xác định thuật ngữ trong mối quan hệ giữa nó với khái niệm. Chẳng hạn, các soạn giả của "Đại Bách khoa toàn thư Xô viết" đã định nghĩa: "Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hoá về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó" [69, 473 - 474]. Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học", O.C.Aхманова giải thích: "Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kỹ thuật,…) được sáng tạo ra (được tiếp nhận hoặc được vay mượn,...) để biểu thị chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn" [68, 474]. 7 Một số nhà khoa học khác lại nhấn mạnh vấn đề khái niệm và định nghĩa thuật ngữ. Chẳng hạn, B.П. Даниленĸо chỉ ra rằng "Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu tương ứng với một khái niệm", và "Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân". Còn A.C. Γерд đã nêu rõ: "Thuật ngữ là từ mà một định nghĩa nào đó kèm theo nó một cách nhân tạo, có ý thức. định nghĩa này có liên quan với một khái niệm khoa học nào đó" [73, 35 - 36]. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng hết sức quan tâm đến lĩnh vực thuật ngữ và những định nghĩa về thuật ngữ ngày một đầy đủ hơn, chính xác hơn. Theo Hoàng Xuân Hãn, "Thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học nhất định" [19]. Nguyễn Văn Tu trong cuốn "Khái luận ngôn ngữ học" [37, 176] đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ như sau: "Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật... và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên". Năm 1968 ông đưa ra định nghĩa chỉ nhấn mạnh khái niệm mà các thuật ngữ biểu thị: "Thuật ngữ là những từ và những từ tố cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó..." [38, 114]. Theo ông, thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ. Thuật ngữ giống từ thường ở chỗ đều tuân theo quy luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Nhưng thuật ngữ khác từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm. Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa. Năm 1962, trong "Giáo trình Việt ngữ, tập II", Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa thuật ngữ trong đó đồng thời có sự nhấn mạnh rằng thuật ngữ không phải chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định. Theo ông, "Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hoá học, toán học, thương mại, ngoại giao,.. Đặc 8 tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định" [5, 167]. Năm 1983, Hoàng Văn Hành đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ, trong đó chỉ rõ thêm tính xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định, như sau: "Thuật ngữ là những từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ" [20, 26]. Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào lại đề cập về phương diện ngữ nghĩa của thuật ngữ. Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ "Thuật ngữ" phải được hiểu theo bốn nghĩa: "Thuật ngữ" được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chuyên ngành. "Thuật ngữ" được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học. "Thuật ngữ" được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học. "Thuật ngữ" được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học. [21, 124 – 125] Trong giáo trình “Từ vựng tiếng Việt” xuất bản năm 1978 và tiếp đến là giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản năm 1985, tái bản năm 1998, Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm khá ngắn gọn nhưng nêu được đầy đủ những đặc trưng cần và đủ của thuật ngữ. Theo ông, "Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và những cụm từ cố định là tên gọi chính xác 9 của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người" [12, 270]. Thuật ngữ, theo Nguyễn Thiện Giáp, có thể được cấu tạo dựa trên cơ sở các từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Như vậy, có thể thấy, thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Nó không phải là từ vựng chung mà là lớp từ vựng đặc biệt. Nét đặc biệt được thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa học là những từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định, chính xác và xác định về nghĩa. Qua những định nghĩa được nêu ra ở trên, chúng ta có thể thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ và cụm từ thông thường. Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê..., có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay một khách thể. Đỗ Hữu Châu đã xác định khá rõ ràng là: “Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng ... có trong thực tế, đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [6, 221 - 222]. Nguyễn Văn Tu cũng chỉ rõ: “Đặc điểm của thuật ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành)” [39, 114]. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó. Từ đó, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cần chú ý xung quanh khái niệm thuật ngữ là: - Về mặt cấu trúc: thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ. 10 - Về mặt nội dung (mặt biểu nghĩa): thuật ngữ biểu thị duy nhất một nghĩa - một khái niệm. - Về mặt sử dụng: thuật ngữ được sử dụng trong một ngành nhất định, một lĩnh vực khoa học nhất định. Từ các đặc điểm nêu trên, thuật ngữ được hiểu một cách ngắn gọn là: “Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể”. 2. Việc nghiên cứu lý luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hiện nay, khoa học kỹ thuật trên thế giới đang ngày càng phát triển như vũ bão nên nhu cầu sử dụng thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, số lượng các loại thuật ngữ, và nhu cầu nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng ra đời hết sức nhanh nhạy để đáp ứng những đòi hỏi thiết thực đó. Tiếng Anh, với vốn từ vựng phong phú và số lượng thuật ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn đang dần trở thành ngôn ngữ toàn cầu, ngôn ngữ của giao tiếp và khoa học kĩ thuật. Việc nghiên cứu thuật ngữ tiếng Anh, hoặc những nghiên cứu thuật ngữ có so sánh đối chiếu với tiếng Anh, do đó cũng đang được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển không ngừng của các ngành sản xuất công nghiệp, khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay cũng là một động lực góp phần thúc đẩy số lượng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày một nhiều hơn và từng bước hoàn thiện dần. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập. Chẳng hạn, những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật ngữ so với các thuật ngữ gốc, có khi chưa được hệ thống hoá và cách hiểu của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất. Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn - Âu ở nước ta hiện nay cũng chưa đảm bảo tính nhất quán. Những bất cập vừa nêu trên thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng. 11 Ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ các nhà nghiên cứu thuật ngữ chưa đủ mạnh và còn thiếu nhiều chuyên gia nghiên cứu thuật ngữ học. Vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nước ta nhằm tạo dựng những hệ thống thuật ngữ chính xác, dần khắc phục để tiến tới hoàn chỉnh những tồn tại không đáng có như đã nêu. Các nghiên cứu về thuật ngữ ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu tập trung ở một số nét chính như sau: 2.1. Bàn về yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam Khi đặt một thuật ngữ mới hoặc để thống nhất và chuẩn hoá các thuật ngữ đã có, các nhà khoa học ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã bàn rất nhiều đến những tiêu chuẩn (hay là các yêu cầu) của thuật ngữ. Ở Việt nam, người đầu tiên nêu ra một cách khá đầy đủ và có hệ thống các yêu cầu của một thuật ngữ là học giả Hoàng Xuân Hãn. Trong tác phẩm "Danh từ khoa học" [19], ông đã đưa ra các điểm sau: - Mỗi ý phải có một danh từ để gọi. - Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy. - Mỗi ý đừng có nhiều danh từ. - Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý. - Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc. - Danh từ phải gọn. - Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam. - Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia. Tuy nhiên, ý kiến của các nhà khoa học khác về vấn đề này cũng hết sức khác nhau. Chính vì tình trạng này mà cuối tháng 12/ 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập Hội nghị bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học, dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn. Tại hội nghị, nhiều đại biểu 12 đã tán thành quan niệm về các tiêu chuẩn của thuật ngữ mà bản báo cáo chính đã đưa ra: 1) Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có hệ thống, ngắn gọn; 2) Tính dân tộc, nghĩa là có màu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt; 3) Tính đại chúng, nghĩa là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc, tuy rằng mức độ nhất trí ở điểm này, điểm khác còn có chỗ khác nhau. Chẳng hạn, Lê Khả Kế cũng cho thuật ngữ vừa phải khoa học, nghĩa là chính xác và có hệ thống, vừa phải có tính dân tộc và đại chúng, phải đặt sao cho ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ [24, 110 114]. Học giả Lê Văn Thới cho rằng: - "Về nội dung: 1) Danh từ phải chỉ riêng một ý mà thôi; 2) Một ý không nên có nhiều danh từ; 3) Danh từ trong một bộ môn phải nằm trong một hệ thống chung; 4) Danh từ phải gợi đến ý chính. - Về hình thức: 5) Danh từ phải đặt ngắn gọn chừng nào tốt chừng ấy; 6)Danh từ phải nằm trong hệ thống chung của một ngôn ngữ" [36, 5]. Hồng Dân lại có phát biểu: "Những đặc điểm trên (ổn định về cấu tạo, ngắn gọn, có sức sản sinh ) tạo ra cho thuật ngữ tính đơn vị định danh, tính chất này đảm bảo cho thuật ngữ có khả năng tách biệt với mọi ngữ cảnh, không bị ngữ cảnh làm sai lạc nội dung mà nó biểu thị". Rồi dẫn lời Như Ý trình bày quan điểm tương tự và đi đến kết luận, "... Có thể khẳng định những yêu cầu cơ bản của thuật ngữ là: 1 - Tính định danh 2 - Tính chính xác 3 - Tính hệ thống 4 - Tính bản ngữ” [9, 117] Lưu Vân Lăng cho rằng: "Theo ý chúng tôi, thuật ngữ tiếng Việt phải: 1)Chính xác; 2) Có tính hệ thống; 3) Có tính bản ngữ (dân tộc); 4) Ngắn gọn, cô đọng; 5) Dễ dùng, trong đó có 3 tiêu chuẩn đầu là yêu cầu cơ bản mà tính chính xác là quan trọng nhất" [28, 2]. 13 Năm 1985, trong giáo trình "Từ vựng học tiếng Việt" [11], sau đó được tái bản năm 1998 [12], Nguyễn Thiện Giáp đã nêu những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ chỉ gồm: a) Tính chính xác; b) Tính hệ thống; c) Tính quốc tế. Như vậy, tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng các nhà khoa học đều nhất trí và nhấn mạnh ba đặc điểm cơ bản sau của thuật ngữ: Một là, thuật ngữ phải chính xác. Hai là, thuật ngữ phải có tính hệ thống. Ba là, (tùy từng ngành) phải có tính quôc tế. 2.2. Bàn về phƣơng cách xây dựng thuật ngữ Về chất liệu Để đặt thuật ngữ khoa học, các nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trước hết phải tận dụng kho tàng từ vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi người dân thường dùng. Điều này đảm bảo được tính dễ hiểu và bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc. Có thể dùng yếu tố Hán - Việt để đảm bảo tính chính xác và hệ thống khi các từ vựng trong tiếng Việt không đảm bảo hay đáp ứng yêu cầu trên. Ngoài ra, để đảm bảo mức chính xác khoa học cần thiết, chúng ta có thể mượn cả yếu tố ẤnÂu để tạo từ, có thể mượn những thuật ngữ nước ngoài phiên âm. Như vậy, có ba nguồn xây dựng thuật ngữ là: - Lớp thuật ngữ thuần Việt - Lớp thuật ngữ Hán - Việt - Lớp thuật ngữ Ấn - Âu Về mô hình thuật ngữ Nguyễn Văn Tu cho rằng: "Tạo những từ ghép. Phương thức này được dùng nhiều trong tiếng Việt như: đòn bẩy, đoạn thẳng, mặt phẳng, tam giác... cách này thường dựa vào vốn từ vị của ngôn ngữ toàn dân" [39]. Về nguyên tắc vay mượn Các nhà khoa học đều thống nhất mượn thuật ngữ nước ngoài để làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc. Nhưng vay mượn thuật ngữ nước ngoài một cách có sáng tạo, biến nó thành thuật ngữ khoa học của dân tộc ta, vừa chính xác, vừa có hệ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan