Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực trạng tiê...

Tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử ở trường trung học đề xuất giải pháp

.DOCX
10
1089
59

Mô tả:

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trường : THPT Phan Đình Phùng Địa chỉ: 67B Cửa Bắắc – 30 Phan Đình Phùng Điện thoại: 043 8.452.811 Email: [email protected] Tên tình huốắng: THỰC TRẠNG TIÊU CỰC TRONG KIỂM TRA, THI CỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐÊỀ XUẤẤT GIẢI PHÁP KHẮẤC PHỤC - Mốn học chính được vận dụng trong giải quyêắt tình huốắng: Toán học Các mốn học tch hợp: Sinh vật; GDCD; Văn học; Tin học Thống tn vêề học sinh: 1. Họ và tên: Bùi Thanh Hắềng Ngày sinh: 10/05/1997 2. Họ và tên: Nguyêễn Thùy Dương Ngày sinh: 21/10/1997 Lớp: 12D7 Lớp: 12D7 1 1. TÊN TÌNH HUỐNG: THỰC TRẠNG TIÊU CỰC TRONG KIỂM TRA, THI CỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng kiến thức các môn học, kết hợp các phương pháp phân tích để làm rõ các nội dung chính sau:  Thực trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.  Nguyên nhân của vấn đề tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.  Tâm lý của học sinh trước thực trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử  Đề ra giải pháp cho vấn đề tiêu cực trong kiểm tra, thi cử  Ý nghĩa của giải pháp. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Trong thập kỷ vừa qua, ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ đâu đâu người ta cũng có thể chứng kiến hiện tượng gian lận trong học đường và “tỷ lệ gian lận” này ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt. Năm 2013, hơn 30% sinh viên trong lớp quản trị kinh doanh của trường đại học trung tâm Florida (UCF) đã gian lận trong kì thi giữa kì. Kết quả là toàn bộ 600 sinh viên của lớp học này đã bị buộc phải làm lại bài thi. Trong kỳ thi kiểm tra năng lực để cấp bằng hành nghề dược sĩ cho sinh viên ngành dược và dược sĩ đã hành nghề trên toàn Trung Quốc diễn ra trong hai ngày 18 và 19-10-2014, những dược sĩ đã... mang tai nghe để nhận đáp án trắc nghiệm được chuyển qua sóng truyền thanh… Ở Việt Nam, tiêu cực trong kiểm tra, thi cử đang dần trở thành một vấn đề “nóng”. Năm 2006, Hà Tây có hàng loạt Hội đồng thi điểm cao bất thường. Ví dụ THPT Chúc Động, THPT Lê Quý Đôn 1 có điểm trung bình các môn tự nhiên là 9,5, trường dân tộc nội trú tỉnh Hà Tây thậm chí “xuất sắc” giành toàn điểm 10. Có phòng thi 24 thí sinh thì 23 em được điểm 10. Tại hội đồng thi Phúc Thọ, phòng thi 26 có tới 24 em đạt điểm tối đa. Tại kỳ thi tốt nghiệp năm 2012, sự việc tiêu cực thi cử diễn ra ở trường THPT Dân lập Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang gây chấn động lớn trong dư luận. 2 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để đưa ra giải pháp giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức các môn học: - Toán học: Thống kê, phân tích kết quả khảo sát tại một số trường THPT tại Hà Nội. - Sinh học và GDCD: Tìm hiểu tâm lí của học sinh và nguyên nhân của thực thực trạng tiêu cực trong thi cử. - Văn học: Sử dụng các ngôn ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp để trình bày bài viết. - Tin học: Sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin và soạn thảo văn bản. 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 5.1 Tầm quan trọng của trung thực trong giáo dục. Ngay từ bé, mỗi người lớn đã dạy con em mình là luôn luôn phải trung thực, phải nói thật, không được lừa dối mọi người. Cùng với đó, khi các em được đi học, từ cấp mẫu giáo nhỏ tuổi, cho tới những trường lớp lớn hơn sau này, thầy cô giáo luôn dạy các em phải biết nói sự thật, phải biết thật thà và hơn nữa là phải có thái độ chê bai, tố giác, lên án những hành vi gian dối, tiêu cực, gian lận bất kỳ trong hoàn cảnh và lĩnh vực nào của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, các hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, thật đáng tiếc là ngành Giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, mức độ tiêu cực ngày một trầm trọng, tới mức mà chính phủ phải đưa ra những văn bản chỉ đạo: Chỉ thị của Thủ tướng về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích 3 trong giáo dục. Không phải tự dưng mà một văn bản mang tính pháp lý nhà nước lại được ban hành để quy định về một hiện tượng xã hội như thế. Điều đó chứng tỏ rằng, hiện tượng xã hội đó đã tới mức báo động và cần được cả xã hội quan tâm, chú ý và chung sức để khắc phục, loại bỏ hoàn toàn. Đây thực sự là một công việc to lớn, lâu dài và là trách nhiệm của toàn dân chúng mà đi đầu là những thầy cô giáo trong nhà trường và lớn hơn là của cả nền giáo dục quốc dân và toàn dân. Tất cả vì mục tiêu loại bỏ tiêu cực trong nhà trường, làm trong sạch nền giáo dục, để thực sự nhà trường trở thành nơi tốt nhất ươm mầm những chồi non tương lai của đất nước. Chúng em, những học sinh phổ thông vẫn hàng ngày mắt thấy tai nghe những tiêu cực thực sự trong nhà trường, xin được chọn đề tài : “Tiêu cực trong kiểm tra, thi cử” làm chủ đề cho bài viết này. Đây chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ cả vấn đề lớn tiêu cực trong giáo dục, nhưng chắn chắn đây là vấn đề nhức nhối và đau đầu nhất cho cả ngành giáo dục hiện nay. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng em xin góp một phần nhỏ bé, một phần tâm huyết với nhà trường, với đất nước để chung sức giảm thiêu, tiến tới loại bỏ hoàn toàn 2 từ Tiêu cực trong giáo dục. 5.2 Thực trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử. Vấn đề tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước luôn ở mức xấp xỉ 100% dường như không còn xa lạ gì với toàn xã hội nữa. Từ nhiều năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn bị đánh giá là không trung thực, khách quan so với thực tế chất lượng giảng dạy và học tập. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở các địa phương gần như nhau, với con số lên đến 98%, 99%. Trong một vài năm gần đây, con số này vẫn được giữ nguyên hoặc thậm chí là năm sau cao hơn năm trước. Năm nay, mặc dù đã có nhiều đổi mới trong thi cử nhưng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở bậc giáo dục THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%). Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới, cải tiến nhằm đảm bảo cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc nhưng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn còn xảy ra sai phạm tại một số hội đồng thi khi học sinh vẫn ngang nhiên trao đổi bài, mang tài liệu vào phòng thi… 4 Sau đây là kết quả chúng em thu được sau đợt khảo sát tại các trường: trường THPT Phan Đình Phùng, trường THPT Chu Văn An, trường THPT chuyên HN-Ams, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT Phan Huy Chú, trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trường THPT Đoàn Thị Điểm, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tâm GDTX Đống Đa tháng 9/2014 (Tổng số phiếu phát đi: 2500 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 2285 phiếu) 5.2.1 Câu hỏi khảo sát 1: Theo bạn, hiện trạng quay cóp (chép bài của người khác hoặc sử dụng tài liệu) ở lớp bạn, trường bạn diễn ra như thế nào? A. Không hề có. B. Có một số ít. C. Khá phổ biến. D. Rất phổ biến. Mức độ quay cóp (chép bài của người khác hoặc sử dụng tài liệu) Phương án Số lượng phương án được chọn (lần) Tỷ lê phần trăm phương án được chọn (%) A B C D Tổng 319 1125 580 261 2285 14% 50% 25% 11% 100% Bảng 1 BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ QUAY CÓP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HÀ NỘI 11.00% 14.00% A B 25.00% C 50.00% D 5.2.2 Câu hỏi khảo sát 2: Nếu được điểm cao do quay cóp, bạn thấy thế nào? A. Tôi sẽ rất vui. B. Tôi thấy bình thường, nhiều bạn cũng thế mà! C. Tôi thấy hơi áy náy, không phục bản thân. 5 D. Tôi thấy xấu hổ. E. Phương án khác. Tâm lý sau khi quay cóp (chép bài của người khác hoặc sử dụng tài liệu) Phương án Số lượng phương án được chọn (lần) Tỷ lê phần trăm phương án được chọn (%) A B C D E Tổng 259 719 946 232 129 2285 11% 31% 42% 10% 6% 100% Bảng 2 BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT TÂM LÝ SAU KHI QUAY CÓP Ở TRƯỜNG THPT HÀ NỘI 6.00% 11.00% A B C D E 10.00% 31.00% 42.00% 5.2.3 Câu hỏi khảo sát 3: Nếu bị bắt trong khi quay cóp, bài kiểm tra bị điểm 0, hạnh kiểm bị hạ (hoặc trong kì thi thì bị đình chỉ thi), bạn nghĩ gì? A. Tôi coi đó là bài học đắng cay, không bao giờ vi phạm nữa. B. Tôi đen quá, còn đầy bạn vi phạm không bị bắt. C. Tôi sẽ thay đổi cách quay cóp tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. D. Tôi xấu hổ với thầy cô, bạn bè lắm, chắc phải chuyển trường thôi. E. Phương án khác. Tâm lý bị bắt khi quay cóp (chép bài của người khác hoặc sử dụng tài liệu) Phương án A B C D E Tổng 6 Số lượng phương án 103 được chọn (lần) 2 Tỷ lê phần trăm phương án được chọn (%) 45% 752 220 143 140 2285 33% 10% Bảng 3 6% 6% 100% BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT TÂM LÝ KHI BỊ BẮT TRONG KHI QUAY CÓP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HÀ NỘI 6.00% 10.00% A B 6.00% 45.00% 33.00% C D E 5.3. Tâm lý của học sinh trước thực trạng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử Qua số liệu tổng hợp ở Bảng 2 ta nhận thấy tâm lý của học sinh sau khi quay cóp bài: - Trường hợp C: Tôi thấy áy náy không phục bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất 946 trên tổng số 2285 lượt chọn (42%) - Trường hợp D: Tôi thấy xấu hổ chiếm tỷ lệ thấp nhất 232 trên tổng số 2285 lượt chọn (10%). - Theo sát đó là trường hợp A: Tôi sẽ rất vui chiếm 259 trên tổng số 2285 lượt chọn 11%. - Ở mức trung bình là trường hợp B: Tôi thấy bình thường, nhiều bạn cũng thế mà! chiếm 719 trên 2285 lượt chọn (31%) Trước khi khảo sát chúng em phỏng đoán: các trường chuyên có lẽ các bạn không quay cóp, nhưng thực không phải như vậy, ba trường chuyên kể trên tỉ lệ học sinh quay cóp không kém các trường khác là bao: Mức độ quay cóp (chép bài của người khác hoặc sử dụng tài liệu) ở các trường THPT chuyên 7 Phương án Số lượng phương án được chọn (lần) Tỷ lê phần trăm phương án được chọn (%) A B C D Tổng 15 63 47 27 152 10% 41% 31% 18% 100% BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ QUAY CÓP Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN 18.00% 10.00% A B 31.00% 41.00% C D Từ đây ta rút ra nhận xét: đa số học sinh sau khi quay cóp đếu cảm thấy áy náy và không phục bản thân mình. Số học sinh cảm thấy bình thường vì xung quanh còn nhiều bạn như thế chiếm tỷ lệ khá cao (31%) cho thấy tình trạng quay cóp đã trở thành một điều "bình thường". Vậy liệu chăng việc giáo dục ý thức và cách nhìn nhận vấn đề này cho học sinh đã và đang trở thành một điều cấp bách? Bên cạnh tâm lý của học sinh sau khi gian lận trong kiểm tra, thi cử, chúng em cũng tiến hành khảo sát tâm lý của học sinh khi bị bắt trong khi quay cóp. Qua Bảng 3 ta có thể kết luận rằng, trường hợp A: Tôi coi đó là bài học đắng cay không bao giờ vi phạm nữa với số % cao nhất (45%) cho thấy rất nhiều học sinh sau khi bị kỉ luật vì có hành vi quay cóp đều rất biết hối lỗi có tỏ ý muốn thay đổi, nhưng trong môi trường giáo dục vẫn có nhiều học sinh luôn định sẵn trường hợp B: Tôi đen quá, còn đầy bạn không bị bắt, D: Tôi xấu hổ với thầy cô, bạn bè lắm chắc phải chuyển trường thôi,trường hợp C: Tôi sẽ thay đổi cách quay cóp tinh vi hơn, khó phát hiện hơn thì 45% sẽ có được bao nhiêu phần trăm thậtt sự thay đổi và chấm dứt hành vi này? Làm sao để hướng thái độ học sinh tới giống như số ít chọn trường hợp D kia? Hãy cùng thảo luận và đề xuất các phương án ở phần sau. 5.4 Nguyên nhân của vấn đề tiêu cực trong kiểm tra, thi cử. 8 Qua quan sát hàng ngày cộng với phỏng vấn nhiều bạn học sinh, chúng em thấy có nguyên nhân của vấn đề tiêu cực trong thi cử có hai dạng: * Nguyên nhân chủ quan: - Ý thức học tập chưa tốt - Thầy cô trông thi, kiểm tra dễ dãi * Nguyên nhân khách quan: - Chương trình quá nặng phải học thuộc nhiều, kiến thức không thiết thực - Bệnh thành tích của nhà trường, gia đình, ép học sinh phấn đấu quá khả năng của mình Theo thống kê khảo sát ở các trường THPT thường, phương án các lý do được sắp xếp theo thứ tự là: Chương trình quá nặng phải học thuộc nhiều, kiến thức không thiết thực - Bệnh thành tích của nhà trường, gia đình, ép học sinh phấn đấu quá khả năng của mình - Ý thức học tập chưa tốt - Thầy cô trông thi, kiểm tra dễ dãi. Lý do Thầy cô trong thi, kiểm tra dễ dãi là lý do được xếp hạng thấp nhất. Điều này cho thấy rằng việc thầy cô coi thi chặt hay dễ không ảnh hưởng đến ý định quay cóp của học sinh. Dường như việc quay cóp đã ăn sâu vào ý thức, trở thành một điều rất đối bình thường với mỗi học sinh. Với mỗi đối tượng giáo viên khác nhau, học sinh có những cách thức quay cóp phù hợp khác nhau. Bởi vậy mà vấn đề này đối với học sinh không phải là một vấn đề nan giải. Kỹ thuật quay phao “trong suốt” 5.5 Đề ra giải pháp cho vấn đề tiêu cực trong kiểm tra, thi cử Chúng em xin đề xuất hai giải pháp như sau: a. Giải pháp 1: Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo trong đợt Đổi mới toàn diện Giáo dục sắp tới: Biên soạn chương trình bớt đi tính hàn lâm, sát với thực 9 tế cuộc sống hơn; Giảm việc học thuộc lòng cũng như nhớ máy móc công thức; Với một số bộ môn cho phép sử dụng sách giáo khoa, sử dụng bảng công thức khi làm bài. Bộ cũng cần ra các chính sách thiết thực hơn, chỉ đạo sát sao hơn việc chống bệnh thành tích ở các nhà trường, chống bệnh này cho cả phụ huynh học sinh. b. Giải pháp 2: Các nhà trường: Trước tiên là tổ chức coi thi, kiểm tra thật nghiêm túc – bắt đầu từ các thầy cô giáo, ai vi phạm, dù là học sinh hay giáo viên – phạt thật nặng. Đồng thời nhà trường giáo dục ý thức học tập đúng đắn cho học sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thầy, tuyên truyền, vận động sự tham gia của toàn xã hội. Việc này nội dung là cũ lắm rồi nhưng hiện nay có cách thể làm mới rất hiệu quả là sử dụng Website của trường, sử dụng facebook, sử dụng câu lạc bộ báo trường, sử dụng trang Confession… Đặc biệt, cần đăng bài tuyên dương những tấm gương dám đứng lên chống tiêu cực trong kiểm tra, thi cử (điều này trước đây chưa có). 6. Ý NGHĨA CỦA GIẢI PHÁP Thực hiện 2 giải pháp trên sẽ tạo ra những ý nghĩa hết sức thiết thực: - Nâng cao ý thức của học sinh. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết gữa thầy – trò thông qua các buổi tọa đàm và các tiết học giáo dục ý thức. - Tạo sân chơi bổ ích cho các học sinh khi tham gia cuộc thi quay phim, đồng thời tăng cường khả năng làm việc nhóm và giúp họ phát triển tài năng của mình. - Tạo ra sức mạnh chung của tập thể và truyền thông khi cho viết những bài đăng tuyên dương tấm gương sáng và phê phán những trường hợp vi phạm. - Tạo ra sự công bằng trong môi trường sư phạm. Chúng em hy vọng bài viết này đóng góp một phần vào công việc chống tiêu cực trong kiểm tra thi cử, chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Xin trân trọng cảm ơn thầy cô và các bạn đã đọc. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan