Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở việt ...

Tài liệu Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay

.PDF
64
655
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ HOÀNG MAI CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ HOÀNG MAI CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC MÃ SỐ: 60.22.85 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Một số vấn đề lý luận về công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội 1.1. Một số vấn đề lý luận về công bằng xã hội 1.2. Vai trò của công bằng xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 1.3. Những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội Chương 2 Những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp 2.1. Thực trạng tác động của những yếu tố cơ bản đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.2. Một số giải pháp điều tiết các yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 7 27 37 51 51 90 104 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI CBXH: Công bằng xã hội CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNXH: Chủ nghĩa xã hội KTTT: Kinh tế thị trường TBCN: Tư bản chủ nghĩa Tr.CN: Trước công nguyên XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công bằng xã hội là khát vọng, mục tiêu phấn đấu vươn lên của nhân loại từ xa xưa đến nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học công nghệ và nhu cầu nhân quyền, tiến bộ xã hội…, CBXH đã trở thành một động lực mạnh mẽ, một nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và của toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, hiện nay, tất cả các nước đều quan tâm thực hiện CBXH. Tuy nhiên, mỗi nước lại giải quyết vấn đề này một cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của quốc gia, dân tộc mình. Ở Việt Nam, CBXH vừa là mục tiêu vừa là động lực, một nhân tố của sự phát triển và ổn định xã hội. Hồ Chí Minh đã xác định: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Nước ta là một nước chậm phát triển, đi lên chủ nghĩa xã hội với một quyết tâm hướng tới mục tiêu xây dựng “một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" [8,17-18]. Mục tiêu ấy là khát vọng bao đời nay của nhân dân ta, đồng thời cũng là lý tưởng cao đẹp của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và toàn dân tộc. Mục tiêu đó được khẳng định rõ tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục… giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người" [8,77]. Việt Nam tiến hành đổi mới trong điều kiện, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều yếu tố mới tác động tích cực và cả tiêu cực đến việc thực hiện CBXH. Quán triệt quan điểm của Đảng về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển đất nước, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện CBXH, củng cố được lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Những thành tựu quan trọng đạt được đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định xã hội. Tuy vậy, trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã vấp phải nhiều khó khăn mới nảy sinh: khoảng cách chênh lệch giàu nghèo gia tăng nhanh, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội… vẫn tiếp tục gây nên bức xúc về mặt CBXH, vi phạm mục tiêu cần đạt tới của xã hội ta. Thực trạng trên khiến cho không ít người tỏ ra băn khoăn, lo ngại. Một số người cho rằng, để giữ vững định hướng XHCN cần hy sinh tăng trưởng kinh tế để đảm bảo CBXH, hoặc kiến nghị Nhà nước phải coi xây dựng chính sách an sinh xã hội là nội dung quan trọng nhất của CBXH,… Các ý kiến khác nhau trên đây tuy đều cho rằng cần thực hiện CBXH nhưng bản thân nội hàm của khái niệm CBXH lại chưa thật thống nhất, sự phân biệt giữa CBXH và bình đẳng xã hội chưa rõ ràng. CBXH có vai trò gì đối với sự nghiệp xây dựng CNXH? Thêm nữa, CBXH và tăng trưởng kinh tế có phải là những mục tiêu không tương dung nhau hay không? Thực hiện CBXH chịu tác động của những yếu tố nào? Những câu hỏi trên cho thấy vấn đề công bằng xã hội, trong đó có việc tìm hiểu những yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện CBXH ở nước ta vẫn đang là những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách cần được làm sáng tỏ để có cơ sở định ra chính sách, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn CBXH ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề "Công bằng xã hội và những yếu tố tác động đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Nghiên cứu về vấn đề CBXH và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện CBXH là một chủ đề lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. - Các đề tài, hội thảo nghiên cứu khoa học: Đề tài khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001): “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và CBXH trong tiến trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” do GS.TS Trịnh Quốc Tuấn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH; mối quan hệ và những tác động, thách thức của tiến bộ, CBXH đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đề tài khẳng định, Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững thì điểm mấu chốt phải giải quyết được vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, CBXH. Hội thảo khoa học "Vấn đề phân phối và phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta" của Bộ Lao động – Thương binh xã hội (2004) đã làm rõ khái niệm, cấu trúc và những điều kiện thực hiện CBXH, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay. Hội thảo khoa học quốc tế “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (10/2007), trong đó vấn đề CBXH được trình bày từ những vấn đề lý luận chung đến thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH; những vấn đề cụ thể trong thực hiện CBXH như: chính sách lao động, tiền lương, CBXH về giáo dục, công tác xóa đói giảm nghèo, bình đẳng về giới,… - Các luận án, luận văn có liên quan: Luận án Tiến sĩ Triết học "Công bằng xã hội và tiến bộ xã hội" của Nguyễn Minh Hoàn (2006) (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đề cập tới vai trò, vị trí của CBXH vừa với tính cách là động lực vừa là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội. Luận án cũng đã khái quát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc thực hiện CBXH thời kỳ từ đổi mới đến nay. Luận án Tiến sĩ Triết học “Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Đăng Thông (2000) (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tập trung trình bày vai trò của nhà nước đối với sự phát triển xã hội thông qua thực hiện chức năng xã hội của mình trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cơ bản là thực hiện định hướng XHCN đối với quá trình tăng tưởng kinh tế. - Các sách tham khảo và bài viết đăng trên tạp chí: Sách tham khảo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung” (2001) do Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Đà Nẵng,…, chủ biên, tập trung làm rõ mối quan hệ và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế và CBXH ở miền Trung. Sách tham khảo “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: vấn đề và giải pháp” (2007) do TS Nguyễn Thị Nga, chủ biên, nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với CBXH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, qua đó đề ra những giải pháp góp phần hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội, thực hiện CBXH. Ngoài ra, còn có các bài tạp chí, bài báo bàn xung quanh vấn đề CBXH như bài "Từ tư tưởng của C.Mác về công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội" của GS.TS Lê Hữu Tầng (Tạp chí Triết học số 2/1993), "Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" của tác giả Lương Việt Hải (Tạp chí Triết học số 4/2004), “Về vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Đình Hòa (Tạp chí Triết học số12/2002)… Qua tìm hiểu có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề CBXH dưới các góc độ khác nhau. Các công trình này là những tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn. Tuy vậy, phần lớn các công trình trên tập trung vào khai thác mối quan hệ giữa CBXH và tăng trưởng kinh tế, chưa có tài liệu nào nghiên cứu trực tiếp những yếu tố tác động đến thực hiện CBXH ở nước ta hiện nay. Do vậy, luận văn tập trung nghiên cứu chủ đề này để góp phần làm rõ cách thức và quá trình thực hiện CBXH ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ quan niệm, vai trò của việc thực hiện CBXH, những yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện CBXH, luận văn tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp điều tiết những yếu tố tác động đến thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ quan niệm về CBXH, vai trò của CBXH và những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình thực hiện CBXH; - Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của những yếu tố cơ bản đến thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực đến CBXH, nhằm thực hiện tốt hơn CBXH ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề CBXH. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo, tiếp thu một số kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này trong những năm gần đây. Đặc biệt, luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện CBXH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử . Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể của xã hội học như thống kê, so sánh,… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện CBXH với ba yếu tố: kinh tế, chính trị, toàn cầu hóa; Thực trạng tác động của những yếu tố này đến thực hiện CBXH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay). 6. Đóng góp của luận văn - Khái quát những yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện CBXH và thực trạng tác động của những yếu tố này đến thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động của những yếu tố tích cực, hạn chế tác động của những yếu tố tiêu cực trong thực hiện CBXH ở nước ta. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu chung về vấn đề CBXH, đặc biệt là quá trình thực hiện CBXH. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề có liên quan đến CBXH, thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm hai chương với năm tiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Kỷ yếu Hội thảo “Vấn đề phân phối và phân hóa giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn (CB)(2000), Tiến bộ xã hội: một số vấn đề lý luận cấp bách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 6, khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập (năm 1986), Tập 47, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Hà (8/2002), “Nguyên tắc phân phối vì mục tiêu công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (135). 11. Lương Việt Hải (8/2002), “Sự phân hóa giàu nghèo trong kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (135). 12. Đào Viết Hiền (2005), Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 13. Nguyễn Đình Hòa (12/2002), “Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, (139). 14. Nguyễn Minh Hoàn (2006), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 15. Nguyễn Minh Hoàn (2008), “Công bằng xã hội trong quan niệm của một số nhà triết học chính trị Mỹ”, Thông tin Khoa học xã hội, (2). 16. Lê Huy Hoàng (12/2001), “Xây dựng chính sách xã hội tạo sự công bằng, bình đẳng cho việc phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (127). 17. Nguyễn Tấn Hùng (2000), Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng nó trong nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta, Luận án tiến sĩ triết học, Trường ĐH KHXH & NV, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Huyên (7/2002), “Xây dựng nền kinh tế thị trường vì một xã hội nhân văn”, Tạp chí Triết học, (134). 19. Trương Giang Long (12/2004), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (24). 20. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 21. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 3 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 18 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 19 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 22 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 37 (1997), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 39 (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10 (2000) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Ngọc Minh(2/10/2007), “Kinh tế VN tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua”, Báo Thanh niên. 34. Phạm Xuân Nam (CB) (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Phạm Xuân Nam (2008), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Thông tin Khoa học xã hội, (2). 36. TS Nguyễn Thị Nga (CB)(2007), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: Vấn đề và giải pháp, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 37. Dương Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Nhớn (7/2002), “Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội”, Tạp chí Triết học, (134) 38. Trần Thảo Nguyên (6/2004), “Khái niệm công bằng trong triết học phương Tây hiện đại và vấn đề công bằng xã hội trong “Lý thuyết về công bằng” của Giôn Rols”, Tạp chí Triết học, (157). 39. Bùi Văn Nhơn (10/2007), “Công bằng xã hội - Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (130). 40. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Vũ Thị Ngọc Phùng (CB)(1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. PGS.TS Tô Huy Rứa, GS. TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Khắc Việt, PGS. TS Lê Ngọc Tòng (Đồng CB)(2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, Tập 1, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 43. PGS.TS Tô Huy Rứa, GS. TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Khắc Việt, PGS. TS Lê Ngọc Tòng (Đồng CB)(2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 – 2005, Tập 2, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 44. Nguyễn Hồng Sơn (2006), Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết học, Trường ĐH KHXH & NV, Hà Nội. 45. Lê Hữu Tầng (6/1993), “Từ tư tưởng của C.Mác về công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, (2) . 46. Lê Hữu Tầng (CB)(1997), Động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. TS Nguyễn Thị Thanh (2008), “Việt Nam 2007: Một số chính sách xã hội nổi bật”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1). 48. Nguyễn Đăng Thông (2000), Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. GS.TS Nguyễn Ngọc Trân (2002), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới, Hà Nội. 50. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 51. Đỗ Thế Tùng (8/2004), “Quan điểm của C.Mác về vấn đề bóc lột và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (15). 52. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (10/2007), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Hà Nội. 53. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1997), Chuyên đề “Tham nhũng - tệ nạn của mọi tệ nạn”, Thông tin Khoa học Xã hội. 54. Võ Khánh Vinh (1991), “Nguyên tắc công bằng và hình thức thể hiện nó trong pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2). 55. Hồ Văn Vĩnh (2007), “Để công tác xóa đói giảm nghèo tiến triển vững chắc”, Tạp chí Cộng sản, số 23(143). 56. GS.TS Nguyễn Hữu Vui (CB) (2002), Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Nguyễn Hữu Vượng (2004), Về tiến bộ xã hội trong kinh tế thị trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Trang web của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan