Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty tnhh xây lắp và dịch vụ thương mại đà quảng

.DOC
50
189
135

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim LỜI MỞ ĐẦU Được sự tiếp nhận của Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng, em được đến đây thực tập, từ đó mới được tiếp cận gần với thực tế hơn, với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thức tế, từ đó em đã vận dụng những kiến thức đã học tại trường để áp dụng vào thực tế đã giúp em có thêm được những kiến thức bổ ích hơn. Trong kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng, mọi nhu cầu về thẫm mỹ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực, năng động trong quá trình sản xuất kinh doanh và đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự khẳng định mình, bước qua thử thách, phát huy năng lực để dành phần thắng trong các cuộc canh tranh gây gắt của nền kinh tế thị trường. Cho nên ngoài việc học hỏi, mở mang kiến thức, nâng cao tay nghề, nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng để có thể tạo nên những công trình có chất lượng cao thì các doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là một yếu tố cơ bản giúp các doanh nghiệp sản xuất tạo được thế cạnh tranh, uy tín với khách hàng có điều kiện tích luỹ tái sản xuất mở rộng, ổn định nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có thể nói rằng “giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà Công ty đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh” . Vì những lí do đó mà em quyết định chọn đề tài “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng để làm đề tài báo cáo thực tập với nội dung gồm 3 phần như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần II: Thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng. Báo cáo thực tập của em được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn tận tình của Giáo viên Nguyễn Thị Kim Hương cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của anh chị công nhân viên của Công ty, các anh chị ở phòng kế toán tài vụ. Mặc dù đã có sự cố gắng song do điều kiện còn hạn hẹp về thời gian cũng như hạn chế nhất định của bản thân, là một sinh viên chỉ mới học qua lý thuyết chưa có kinh nghiệm va chạm thực tế nên báo cáo không sao tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn cùng các cán bộ tại Công ty để báo cáo cuả em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Hồ Thị Ly Vy SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. Khái niệm về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và nhiệm vụ kế toán. 1. Khái nhiệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1 Khái nhiệm về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động vật hoá bỏ ra trong quá trình sản xuất được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.2 Khái niệm về tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến mặt khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. 2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháp tính giá thành thích hợp. - Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý, vạch ra những mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại của từng khâu sản xuất. - Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tính toán chính xác kịp thời giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra. Xác định kết quả kế toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. II. Phân loại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Phân theo chi phí sản xuất. 1.1 Phân theo yếu tố chi phí. Theo quy định hiện hành có 7 yếu tố chi phí sau: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu. + Yếu tố nhiên liệu. + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ + Yếu tố Khấu hao TSCĐ. + Yếu tố dịch vụ mua ngoài + Yếu tố chi phí khác bằng tiền. SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim 1.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. 1.3 Phân theo cách chuyển chi phí. + Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. + Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó không phải là một phần giá trị của sản phẩm được sản xuất ra. Nên được xem là các phí tồn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. 1.4 Phân theo quan hệ giữa chi phí và khối lượng công việc hoàn thành + Biến phí: là những chi phí thay đổi về mặt tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Nhưng tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính ổn định. + Định phí: là những chi phí không thay đổi về mặt tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Nhưng tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính biến đổi. 2. Phân loại giá thành sản phẩm: 2.1 Phân theo thời điểm tính giá thành và nguồn số liệu để tính giá thành. + Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế toán trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế; là giá thành được xác định trên cơ sở các hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất. 2.2 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí. + Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành toàn bộ ( giá thành tiêu thụ ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí gắn liền với việc sản xuất, chế tạo và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Giá thành toàn Giá thành sản xuất Chi phí bán bộ sản phẩm = sản phẩm + hàng + SVTH: Hồ Thị Ly Vy Chi phí quản lý doanh nghiêp Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim II. Đối tượng hoạch toán và pgương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1. Đối tượng hoạch toán và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất. 1.1 Đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất. + Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, quy mô công nghệ sản xuất. + Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doang nghiệp. + Yêu cầu trình độ của cán bộ kế toán. + Đặc điểm của sản phẩm và yêu cầu của công tác tính giá thành. 1.2 Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu tiên của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Nội dung của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: + Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định, kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất. + Phản ánh chi phí phát sinh vào các dối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất liên quan. Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí được tập hợp trực tiếp vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mhư: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều dối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp thành nhóm và phân bổ vào đối tượng tập hợp chi phí theo một tiêu chuẩn thích hợp. Hệ số phân bổ Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = chi phí Tổng tiêu chuẩn phân bổ Mức phân bổ chi phí Hệ số phân bổ = sản xuất cho đối tượng i Tiêu chuẩn phân bổ x chi phí chi phí cho đối tượng i + Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán chi phí phục vụ cho công tác kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2 Đối tượng hoạch toán và phương pháp hoạch toán giá thành sản phẩm. 2.1 Đối tượng hoạch toán giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán sản phẩm, công việc hoặc lao vụ doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải xác định giá thành. SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim Tuỳ đặc diểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, lao vụ, đặc điểm quy trình công nghệ để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. + Về mặt tổ chức sản xuất: nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu sản xuất hàng loạt thì tùng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. + Về quy trình công nghệ: Nếu sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. Nếu quy trình sản xuất liên tục, nhiều giai đoạn thì bán thành phẩm cũng có thể là đối tượng tính giá thành. 2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn ). Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng kế toán chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành đơn vị Giá trị spdd = sản phẩm Chi phí sản xuất p/sinh + Giá trị spdd - đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ + Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Giá thành sản Giá thành spdd = phẩm chính Chi phí sx Giá trị spdd + đầu kỳ PSTKỳ Giá trị sp - cuối kỳ phụ + Phương pháp hệ số. Phương pháp tính: * Quy đổi các sản phẩm khác nhau thành sản phẩm chuẩn. Tổng số lượng sản Tổng số lượng sản = phẩm quy đổi Hệ số quy đổi x phẩm loại i * Tính giá thành chung của các loại sản phẩm: Tổng giá thành sản Giá thành spdd Chi phí sx = + phẩm qui đổi đầu kỳ PSTKỳ * Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn: SVTH: Hồ Thị Ly Vy sản phẩm i Giá trị spdd cuối kỳ Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp Hương Giá thành đơn vị GVHD: Nguyễn Thị Kim Tổng giá thành sản phẩm qui đổi = sản phẩm qui đổi Số lượng sản phẩm đã qui đổi * Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị = Hệ số qui đổi x sản phẩm qui đổi i sản phẩm qui đổi sản phẩm qui đổi i + Phương pháp tỷ lệ: Tỉ lệ phân bổ Chi phí Giá trị spdd đầu kỳ(ttế) + Chi phí sx p/sinh tkỳ (ttế) - Giá trị spdd cuối kỳ (ttế) + Giá trị spdd p/sinh tkỳ (đmức) - Giá trị spdd cuối kỳ (đmức) = Chi phí sx đầu kỳ(đmức) Sau đó tính giá thực tế từng loại, bằng cách: Giá thành thực tế Giá kế hoạch(đmức) = đvị sp cùng loại Tỉ lệ phân bộ x đvị sp cùng loại chi phí + Phương pháp liên hợp: Trong thực tế thường kết hợp các phương pháp sau: * Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số ( hoặc tỷ lệ). Để xác định giá thành của từng thứ, từng loại sản phẩm khi đối tượng kế toán chi phí là nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm. Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí. Để xác định giá thành sản phẩm cuối cùng khi đối tượng kế toán là chi phí bộ phận sản phẩm. * Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số ( hoặc tỷ lệ) kết hợp với phương pháp tổng cộng. Để xác định giá thành sản phẩm cuối cùng khi đối tượng kế toán chi phí là các giai đoạn công nghệ, giai đoạn sản xuất, phân xưởng… IV. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 6 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim 1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.1 Chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu - Hoá đơn GTGT 1.2 Kế toán chi tiết: a. Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết TK 621 b. Phương pháp hạch toán Từ phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hoá đơn GTGT, liên quan đến chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh kế toán hàng ngày hoặc định ghi sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng phù hợp. 1.3 Kế toán tổng hợp a.Tài khoản sử dụng : TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kết cấu tài khoản: Nợ TK 621 Có SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: - Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng liệu xuất trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm - Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng vật liệu không hết để lại phân xưởng ( ghi đỏ). Nguyễn Thị Kim - Phản ánh giá trị nguyên vật dùng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí nguyên trực tiếp vào bên Nợ TK 154. TK 621 cuối kỳ không có số dư b. Phương pháp kế toán: SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp Hương TK 152 GVHD: Nguyễn Thị Kim TK 621 TK 152 Vật liệu xuất dùng trực tiếp sxsp Vật liệu xuất dùng để lại pxưởng(ghi đỏ) Vật liệu xuất dùng thừa nhập lại kho Vật liệu kỳ trước chuyển sang TK 111, 112, 331 TK 154 Mua về dùng ngay không qua kho Kết chuyển CPNVLTT để tính TK 133 Thuế GTGT 2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 2.1 Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2 Kế toán chi tiết. a. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết TK 622 b. Phương pháp hạch toán Từ bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp phát sinh kế toán hàng ngày hoặc định ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp trên SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim cơ sở các sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng phù hợp 2.3 Kế toán tổng hợp a. Tài khoản sử dụng: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp - Kết cấu tài khoản Nợ TK 622 - Phản ánh CPNCTT phát sinh thực tế trong quá trình sxsp. Tiền lương Có -Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 ,tiền công lao động và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định TK 622 cuối kỳ không có số dư b. Phương pháp kế toán TK 334 TK 622 TK 154(631) Tính tiền lương phải trả ăn ca TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX Kết chuyển CPNCTT TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 112, 141 Thanh toán cho NLĐ tạm thời SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 10 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 3.1Chứng từ sử dụng - Phiếu chi - Phiếu xuất kho - Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên pxưởng - Hoá đơn GTGT 3.2 Kế toán chi tiết a. Chứng từ sử dụng Sổ chi tiết TK 627 b. Phương pháp kế toán (627) Từ phiếu chi, phiếu xuất kho,bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương, hoá đơn GTGT, liên quan đến chi phí sản xuất chung phát sinh kế toán hàng ngày hoặc định ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng phù hợp 3.3 Kế toán tổng hợp a. Tài khoản sứ dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung 7 TK cấp 2 + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ + TK 6274: Chi phí KHTSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền Phân loại Chi phí sản xuất chung Sx theo công suất Chi phí SXC Chi phí SXC cố định TK 154 K/c TK 632 Kết chuyển Chi phí SXC biến đổi SVTH: Hồ Thị Ly Vy TK 154 Trang 11 Chuyên đề tốt nghiệp Hương SVTH: Hồ Thị Ly Vy GVHD: Nguyễn Thị Kim Trang 12 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim * CPSXC cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp không thay đổi số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí KHTSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng. * CPSXC biến đổi bao gồm những chi phí còn lại thay đổi theo số lượng sản hoàn thành - Kết cấu tài khoản (627) Nợ TK 627 Có - Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh - Các khoản ghi giảm CPSXC trong kỳ - K/chuyển CPSXC cố định không phân bổ vào GVHB - K/chuyển CPSXC cố định và biến đổi vào bên Nợ TK 154 hoặc Nợ TK 631 TK 627 cuối kỳ không có số dư b. Phương pháp kế toán TK 334, 338 TK 627 CP nhân viên pxưởng TK 152, 153 CP vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK 154 K/c CPSXC CĐ và CPSXC BĐ theo mức c/suất bthường TK 631 K/c CPSXC ( P.p kê khai thường xuyên) TK 111, 152 TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản giảm trừ chi phí TK 133 Thuế GTGT TK 111, 112 Chi phí khác bằng tiền SVTH: Hồ Thị Ly Vy TK 632 Khoản CPSXC CĐ ghi nhận giá vốn Trang 13 Chuyên đề tốt nghiệp Hương SVTH: Hồ Thị Ly Vy GVHD: Nguyễn Thị Kim Trang 14 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim V. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang - Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành và những sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Trong DN sản xuất, sản phẩm dở dang bao gồm: + Chi tiết bộ phận đang gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hay tại các vị trí sản xuất + Các bán thành phẩm tự chế nhập kho thành phẩm + Những sản phẩm dở dang không bao gồm các bán thành phẩm mua ngoài hoặc nguyên vật liệu nhận về phân xưởng nhưng chưa sử dụng - Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu - Việc đánh giá sản phẩm dở dang đảm bảo chính xác hợp lý có nghĩa quan trọng đối với việc quản lý đánh giá sản phẩm. Do đó, muốn đánh giá sản phẩm dở dang làm dở cuối kỳ sau đó tuỳ tính chất sản xuất và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà DN vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp: 1.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (ttiếp) * Điều kiện áp dụng : chỉ áp dụng cho những DN mà CPNVL chính (ttiếp) chiếm chủ yếu trong cơ cấu tính giá thành sản phẩm ( > 70%) * Công thức tính: Chi phí NVL trực tiếp tính cho spdd = CPNVL(ttiếp)DDĐK +CPNVLPSTKỳ(ttiếp) SLSPHT + SLSPDD x SLSPDD SDĐK(154) + SPSTKỳ Gtrị DDCK(154) = x SLSPDD SLSPHT + SLSPDD 1.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương * Trường hợp 1: Đối với DN mà chi phí nguyên vật liệu bỏ ra ngay từ đầu quá trình sản xuất * Nội dung: SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 15 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim + Chi phí nguyên vật liệu: 1 spht = 1 spdd CPNVL tính CPNVL DDĐK + CPNVL PSTKỳ = x SPDD (1) cho spdd SLSPHT + SLSPDD + Các chi phí khác: 1spht = 1 sp quy đổi SLsp quy đổi = Các CP khác SLspdd x Mức độ hoàn thành thực tế CP khác DDĐK + CP PSTK = x tính cho spdd SLSPHT + SLSPqui đổi (2) SLSP qui đổi Tính riêng cho từng khoản mục : 621(phụ), 622, 627 Giá trị DDCK = (1) + (2) * Trường hợp 2 : Đối với DN mà CPNVL bỏ vào từ từ theo quá trình sản xuất * Nội dung * CPNVL : 1spht = 1sp quy đổi Tất cả CP tính Các CPDD ĐK + Các CPPSTKỳ = x cho spdd SLSPHT + SLSP qui đổi SLSP qui đổi Tính riêng cho từng khoản mục : 621(phụ), 622, 627 Giá trị DDCK = Tổng tất cả các khoản mục tính cho spdd 1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% phí chế biến * Đối với DN mà CPNVL bỏ ra ngay từ đầu quá trình sản xuất nhưng mức độ hoàn thành thực tế là 50% + CPNVL : 1spht = 1spdd CPNVL tính CPNVL DDĐK + CPNVL PSTKỳ = cho spdd x SLSPDD (1) SLSPHT + SLSPDD + Các chi phí khác : 1spht = 1sp qui đổi SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 16 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim SLSP quy đổi = SLSPHT x Mức độ hoàn thành thực tế ( 50%) CPNVL tính CPNVL DDĐK + CPNVL PSTKỳ = cho spdd x SLSPqui đổi (2) SLSPHT + SLSP qui đổi Tính riêng cho từng khoản mục : 621 (phụ) , 622, 627 Giá trị DDCK = (1) + (2) 1.4 Đánh giá spdd theo giá thành kế hoạch, giá thành định mức ( chi phí kế hoạch, chi phí định mức) Giá trị DDCK = SLSPDD x Mức độ hoàn thành x Z 1KH(ĐM) ( Tính riêng cho từng khoản mục ) Z1KH : giá thành kế hoạch đơn vị Z1ĐM : giá thành định mức đơn vị Chú ý : + Nếu NVL được bỏ từ đầu quá trình sản xuất thì mức độ hoàn thành của CPNVL đươck tính 100% + Nếu NVL được bỏ từ từ vào quá trình sản xuất thì mức độ hoàn thành của CPNLV được tính độ hoàn thành thực tế. 2. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.1 Tài khoản sử dụng - TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kết cấu tài khoản Nợ TK 154 Có SDDDK: Spsx kinh doanh dở dang đầu kỳ Tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ + CPNVLTT + CPNCTT +CPSXC SDCK : Gtrị CP sxdd lúc cuối kỳ SVTH: Hồ Thị Ly Vy - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm hoàn thành Trang 17 Chuyên đề tốt nghiệp Hương SVTH: Hồ Thị Ly Vy GVHD: Nguyễn Thị Kim Trang 18 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim 2.2 Phương pháp kế toán - Cuối kỳ, kết chuyển CPSX (621, 622, 627) để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 - Sau đó ghi nhận giá thành sản phẩm Nợ TK 155 : nhập kho thành phẩm Nợ TK 157 : gửi bán Nợ TK 632 : bán trực tiếp tại phân xưởng Có TK 154 : Giá thành sản phẩm hoàn thành 2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 632 TK 154 SDĐK: xxx K/c CPNVLTT TK 152,111 Các khoản làm giảm chi phí TK 622 TK 155 K/c CPNCTT TK 157 Tổng Zsp Hthành TK 627 K/c CPNCTT Gửi bán TK 632 Tiêu thụ ttiếp SDCK: xxx Khoản CPSXC CĐ được ghi nhận vào GVHB SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 19 Chuyên đề tốt nghiệp Hương GVHD: Nguyễn Thị Kim Phần II : THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH XÂY LẮP VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐÀ QUẢNG A. Khái quát chung về CTy TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng I. Quá trình hình thành và phát triển của CTy TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng 1. Lịch sử hình thành của Cty Đứng trước sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, quá trình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi, nhu cầu xây lắp những công trình, nhà cửa cũng trở nên cần thiết đối với các tổ chức, cá nhân. Nắm bắt được tình hình đó Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng ra đời theo quyết định số 3202001206 do Sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng cấp ngày 28/3/2003, trụ sở Cty đóng tại số 03 Tô Hiệu - Liên Chiểu - Đà Nẵng. ĐT : 0511.3767267 - Tên giao dịch : Cty TNHH xây lắp và dịch vụ Thương Mại Đà Quảng - Mã số thuế : 0400454696 - Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đ - Vốn điều lệ thay đổi ngày 27/11/2008 là 4.000.000.000đ 2. Quá trình phát triển của CTy - Sau ngày thành lập Cty đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn do nguồn vốn còn hạn chế, nguyên vật liệu lại khan hiếm, chưa có được nhiều công trình để xây dựng, chưa có vị thế trên thị trường….Nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng tìm tòi học hỏi, mở rộng thị trường hoạt động nên đã tạo cho công ty một bước tiến rõ rệt về đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tích cực tìm hiểu các nhà cung ứng tạo nguồn nguyên liệu dồi dào bảo đảm cho nhu cầu sản xuất của công ty. SVTH: Hồ Thị Ly Vy Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan