Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp kế toán công tác hạch toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh t...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp kế toán công tác hạch toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh tm dv cẩm phát

.DOC
58
93
120

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa của nước ta hiện nay mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế luôn có sự cạnh tranh gay gắt nhằm mục đích đưa doanh nghiệp của mình hoạt động có hiệu quả để thu được kết quả và lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu của các doanh nghiệp có đạt được kết quả hay không còn tùy thuộc vào yếu tố cơ bản đó là vốn bằng tiền của doanh nghiệp thể hiện bằng lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhằm mở rộng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế thị trường hạn chế sự trao đổi bằng tiền mặt, tăng cường trao đổi vốn và các khoản nợ giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua ngân hàng. Và đó cũng là việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển về mọi mặt. Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn bằng tiền, em đã chọn đề tài “hạch toán vốn bằng tiền” làm báo cáo tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM - DV Cẩm Phát” để học hỏi, tham khảo kiến thức về nghiệp vụ kế toán đã học ở trường khi áp dụng vào thực tiễn, rút ra kinh nghiệm bổ ích cho công việc kế toán của em sau này. Em mong được sự quan tâm góp ý của các Thầy Cô và Anh Chị phòng tài chính kế toán của công ty TNHH TM - DV Cẩm Phát để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Chuyên đề này gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng về công tác hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH TM - DV Cẩm Phát. Phần III: Một số nhận xét, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện về công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH TM - DV Cẩm Phát. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Đạo SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1 Khái niệm vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tại Ngân hàng, các công tài chính và các khoản tiền đang chuyển. 1.2 Đặc điểm vốn bằng tiền Hạch toán vốn bằng tiền phản ánh và giám sát một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vốn bằng tiền. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi chép theo giá trị và biễu diễn bằng tiền, trường hợp doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi Ngân hàng phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ bằng đồng Việt Nam thì phải qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên có TK 1112, 1122 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112, 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia truyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước (như là một loại hàng hoá đặc biệt). Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như: Chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá... Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là thủ tục hạch toán đầu tiên và bắt buộc phải có đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.3 Vai trò hạch toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Hạch toán vốn bằng tiền là nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp vì vậy nó có vai trò quan trọng trong quá trình cung vấp thông tin tài chính cho những người ra quyết định, cung cấp thông tin cho Nhà quản lý kinh tế, cho nhà đầu tư, cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.4 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. - Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở TK vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đã quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và trị giá từng thứ, từng loại và được tính theo giá trị thực tế (giá hoá đơn, hoặc giá được thanh toán). Khi xuất thì có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang + Phương pháp bình quân gia truyền + Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh + Phương pháp nhập trước, xuất trước + Phương pháp nhập sau, xuất trước - Ở các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong các hoạt động cản xuất kinh doanh thì ta phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán thì hạch toán vào TK 413 “chênh lệch tỷ giá” hoặc TK 515 “ doanh thu hoạt động tài chính”, TK 635 “chi phí tài chính” tuỳ từng giai đoạn cụ thể của quá trình hoạt động, đồng thời ngoại tệ lại được hạch toán chi tiết cho từng loại nguyên tệ trên Tk 007 “nguyên tệ các loại”. 2. Nội dung hạch toán vốn bằng tiền. 2.1 Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền + Phản ánh một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình tăng giảm biến động và tồn các khoản tiền. + Phản ánh rõ ràng, chính xác các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn các khoản công nợ, đôn đốc nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm kỷ luật thanh toán, chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn không hợp lý. + Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình vay Ngân hàng và trả nợ Ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng hạn nhằm sử dụng một cách tiết kiệm nhất. + Kế toán phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng và kiểm tra các loại tiền theo chế độ Nhà nước qui định. + Phản ánh các khoản tiền đang chuyển. + Đối với Nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh các pháp chênh lệnh và chế độ thuế, chế độ kế toán tài chính, các nghĩa vụ với chính quyền địa phương, đối với cơ quan bảo hiểm xã hội. + Đối với cán bộ công nhân viên phải giải quyết hợp lý các quyền lợi vật chất và tinh thần người lao động, tính lương đầy đủ, kịp thời thanh toán bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ. 2.2 Những yêu cầu cơ bản về quản lý vốn bằng tiền. Tiền mặt tại quỹ phải được bảo đảm và bảo quản trong két, hòm sắt điều kiện an toàn, chống trộm cắp, mất trộm, chống cháy, chống mối mọt. Đối với các khoản tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do các đơn vị khác có cá nhân ký cược, ký quỹ gởi doanh nghiệp đều được quản lý hạch toán như các tài sản bằng tiền của doanh nghiệp. Riêng đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết về cân, đếm số lượng, trọng lượng và kiểm tra chất lượng, sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người gửi và thủ kho, thủ quỹ đơn vị. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Giám đốc các đơn vị chỉ định nhân viên làm thủ quỹ, mọi hoạt động liên quan đến thu chi giữ bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ thực hiện. Thủ quỹ không được nhờ người làm thay mình và chỉ xuất nhập tiền khi có đầy đủ phiếu thu, phiếu thu phải hợp lệ do kế toán lập. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra quỹ đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên quỹ. 3. Kế toán tiền mặt tại quỹ. 3.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ 3.1.1 Khái niệm: Tiền mặt tại quỹ bao gồm: Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do thủ quỹ bảo quản. Trong các doanh nghiệp sản xuất bao giờ cũng có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2 Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ. Việc phản ánh vào TK 111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý .... thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Còn đối với khoản thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt tại đơn vị) thì không được hạch toán vào TK 111 mà hạch toán vào TK 113 “tiền đang chuyển” + Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý ... do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại đơn vị thì trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đong, đếm và giám định chất lượng, niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ và được hạch toán như các tài sản bằng tiền của đơn vị. + Chỉ được nhập, xuất quỹ tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi (hoặc chứng từ nhập, xuất vàng bạc...) và có đủ chữ ký của người nhập, người giao, người cho phép nhập, xuất theo quy định của chế độ kế toán, trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập xuất quỹ đính kèm. + Kế toán tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt để ghi chép hàng. Liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý ...và tính giá tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm còn vàng, bạc... nhận ký cược ký quỹ phải có một sổ riêng để theo dõi. + Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc... hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của quỹ đối chiếu với số liệu của quỹ sổ tiền mặt và sổ kế toán quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang 3.2 Kế toán chi tiết tiền mặt giải quyết. 3.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng + Phiếu thu : Mẫu số 01-TT/BB + Phiếu chi : Mẫu số 02 TT/BB + Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ : Mẫu số 06 TT/BB + Biên lai thu tiền : Mẫu số 05 TT/BB + Bảng kiểm kê quỹ : Mẫu số 07 TT/BB 3.2.2 Sổ sách kế toán sử dụng Kế toán tiền mặt sử dụng các loại chứng từ sau: + Sổ quỹ tiền mặt: dùng để theo dõi số tiền mặt tồn quỹ và tình hình biến động của quỹ tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp. + Sổ theo dõi vàng, bạc, đá quý: hàng ngày thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để vào sổ quỹ tiền mặt, cuối ngày tính ra tổng số thu, chi và số dư cuối ngày, sau đó chuyển sổ quỹ tiền mặt kèm theo các chứng từ gốc thu, chi tiết tiền mặt trong ngày gửi bộ phận kế toán. Căn cứ và phiếu thu, phiếu chi và chứng từ liên quan, thủ quỹ thu, chi tiền mặt sau đó ghi sổ quỹ. Cuối ngày sau khi ghi tất cả các phiếu thu, chi trong ngày vào sổ quỹ, thủ quỹ phải lập báo cáo quỹ làm 2 bản: 01 bản thủ quỹ lưu, 01 bản thủ quỹ gửi cho kế toán kèm theo chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ. Số liệu của sổ quỹ tiền mặt được đối chiếu với sổ kế toán tiền mặt, nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ thì phải kiểm tra lại để xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch đó. 3.3 Kế toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ 3.3.1 Tài khoản sử dụng TK 11 “tiền mặt”: tài khoản này phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quỹ tại quỹ của doanh nghiệp. Kết cấu TK 111 như sau: Nợ TK 111 Có SDĐK: Số tiền mặt hiện có đầu kỳ. SPS tăng phản ánh các nghiệp vụ SPS giảm phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt trong kỳ. làm tăng tiền mặt trong kỳ. Tổng SPS tăng. Tổng SPS giảm SDCK: Phản ánh số tiền mặt cuối SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang kỳ. * TK 1111 “tiền Việt Nam”: phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền Việt Nam (cả ngân phiếu) * TK 1112 “Ngoại tê”: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo trị giá quy đổi ra đồng Việt Nam. * TK 1113 “vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”: phản ánh tình hình vàng, bạc ... nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt. 3.3.2 Phương pháp hạch toán 3.3.2.1 Hạch toán tiền mặt là Việt Nam đồng Các nghiệp vụ liên quan đến nhập quỹ tiền mặt + Thu tiền mặt về việc bán hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng và nhập quỹ. Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 511 : Bán thành phẩm, hàng hoá thu tiền mặt Có TK 512 : Doanh thu nội bộ Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) + Nhập quỹ tiền mặt từ các khoản thu hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711 : Các khoản thu nhập khác Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp + Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt Nợ TK 111 : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 112 (1121) : Thuế GTGT phải nộp + Thu nợ của khách hàng hoặc nhập tiền ứng trước của khách hàng về nhập quỹ. Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 131 : Phải thu khách hàng + Nhận tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn và nhập quỹ. Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 338 (3388) : Phải trả khác (nếu ký cược, ký quỹ ngắn hạn) Hoặc Có TK 344 : Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn + Thu hồi tiền ký cược, kế toán ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn và nhập quỹ. Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Có TK 144 : Ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244 : Ký cược, ký quỹ dài hạn + Thu hồi từ các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn nhập quỹ Nợ TK 111 (1111) : Tiền mặt (VNĐ) Có TK 121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 128 : Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 221 : Đầu tư chứng khoán dài hạn Có TK 222 : Góp vốn liên doanh dài hạn Có TK 288 : Đầu tư dài hạn khác - Tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê quỹ. + Chờ xử lý: Nợ TK 1111 : Tiền mặt Có TK 3381 : Phải trả, phải nộp thuế + Xử lý: Nợ TK 3381 : Có TK 411, 711 : + Nuế xử lý trực tiếp Nợ TK 1111 : Có TK 411, 711 : * Các nghiệp cụ liên quan đến xuất quỹ tiền mặt + Xuất tiền mặt gửi vào TK tại Ngân hàng, khi nhận được giấy báo có hay bảng sao kê Ngân hàng. Nợ TK 112 : TGNH Có TK 1111 : Tiền mặt + Dùng tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn. Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn. Có TK 1111: Tiền mặt. + Dùng tiền mặt mang đi thuế chấp, ký cược, ký quỹ: Nợ TK 144: Thuế chấp ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn. Có TK 111 (1111): Tiền mặt. + Dùng tiền mặt mua TSCĐ đưa vào sử dụng, mua NVL, CCDC, hàng hóa chi cho công tác đầu tư XDCB ghi: Nợ TK 211: TSCĐHH Nợ TK 213: TSCĐVH SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Nợ TK 152: NVL Nợ TK153: Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hóa Nợ TK 611: Mua hàng hóa (Nếu theo phương pháp KKĐK) Nợ TK 241: XDCB dở dang. Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí bằng TM theo PX, BH, QLDN. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 1111: Tiền mặt. + Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền mặt: Nợ TK 811, 635: Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền mặt Có TK 1111: Tiền mặt + Dùng tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả kế toán ghi: Nợ TK 311, 341: Vay ngắn hạn, vay dài hạn. Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ TK 331: Phải trả cho người bán Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 1111: Tiền mặt. - Tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê: + Chờ xử lý: Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý. Có TK 1111: Tiền mặt + Xử lý: Nợ TK 415, 8111: Quỹ dự phòng tài chính, CP khác Có TK 1381 3.3.2.2/ Hạch toán tiền mặt là ngoại tệ (TK 1112) + Doanh thu bán chịu phải thu bằng ngoại tệ: Nợ TK 131: Phải thu khách hàng: Tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu. Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. + Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng ngoại tệ: Nợ TK 111 ( 1112): Ngoại tệ nhập quỹ: Tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ Có TK 131: Phải thu khách hàng: tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Có TK 515: Tỷ giá thực tế > tỷ giá lúc ghi nhận nợ Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế < tỷ giá lúc ghi nhận nợ + Doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ: Nợ TK 111 (1112) Ngoại tệ nhập quỹ: Tỷ giá thực tế Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp + Mua sắm vật tư hàng hóa, TSCĐ phải chi bằng ngoại tệ: Nợ TK 151: Hàng mua đi đường. Nợ TK 152: NVL ( TG thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ) Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hóa Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Nợ TK 312: TSCĐ vô hình Có TK 111 (1112): Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Có TK 515: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ > tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. + Các khoản chi phí phát sinh phải chi bằng ngoại tệ. Nợ TK 627 : Chi phí SXC Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Nợ TK 635: Chi phí tài chính Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 111 (1112) : Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Có TK 515: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ > tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. + Phản ánh khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ về việc mua chịu vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc được cung cấp nhiệm vụ. Nợ TK 151, 152, 153, 156: Nợ TK 211, 213, 241: ( Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ) Nợ TK 627, 641, 642: Có TK 331: Tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả. + Chi ngoại tệ phải trả nợ cho người bán Nợ TK 331: Tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải trả. Có TK 111 (1112): Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Có TK 515: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả > tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế ghi nhận nợ phải trả < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. * Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ: - Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng > tỷ giá đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ: + Chênh lệch tăng vốn = tiền hoặc nợ phải thu bằng ngoại tệ do tỷ giá tăng. Nợ TK 111 (1112), 131: Có TK 413: + Chênh lệch tăng nợ phải trả = ngoại tệ do tỷ giá tăng. Nợ TK 413: Có TK 311, 315, 341, 342: - Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng < tỷ giá đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ: + Chênh lệch giảm vốn bằng tiền hoặc nợ phải thu bằng ngoại tệ do tỷ giá giảm: Nợ TK 413: Có TK 111 (1112), 131: + Chênh lệch giảm nợ phải trả bằng ngoại tệ do tỷ giá giảm. Nợ TK 311, 315, 331, 341, 342: Có TK 413: 3.3.2.3. Hạch toán tiền mặt là vàng, bạc, đá quý, kim khí quý. + Mua vàng, bạc, đá quý... nhập quỹ: Nợ TK 111 (1113): Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn. Có TK 111 (1111), 112 (1121): Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn. + Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng, bạc, đá quý: Nợ TK 111 (1113): Giá thực tế nhập Có TK 338 (3388): Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 344: Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn + Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng vàng, bạc, đá quý: Nợ TK 111 (1113): Giá thực tế khi được thanh toán Có TK 131: Giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải thu Có TK 515: Giá thực tế lúc được thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ phải thu. Hoặc Nợ TK 635: Giá thực tế lúc được thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ phải thu. + Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng vàng, bạc, đá quý: Nợ TK 338 (3388) Hoặc Nợ TK 344 Có TK 111 (1113): Theo giá thực tế lúc nhận ký cược, ký quỹ. + Xuất vàng, bạc, đá quý đem ký cược, ký quỹ: Nợ TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Nợ TK 244: Ký cược, ký quỹ dài hạn. Có TK 111 (1113): Theo giá thực tế xuất. + Xuất vàng, bạc, đá quý để thanh toán nợ cho người bán. Nợ TK 331: Theo giá lúc ghi nhận nợ phải trả Có TK 111 (1113): Theo giá thực tế xuất Có TK 515: Chênh lệch do giá thực tế xuất < giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả. Hoặc Nợ TK 635: Giá thực tế xuất > giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Sơ đồ hạch toán TK 111 TK 511, 512 Doanh thu bán hàng (chưa có GTGT) TK 515, 711 TK 151, 152, 153, 156 Chỉ mua sắm vật tư, hàng hóa (chưa có thuế GTGT TK 211, 213 Doanh thu HĐTC x HĐ khác (chưa có GTGT) TK 3331 Thuế GTGT đầu ra Tính theo giá bán TK 112 Rút TGNH về nhập quỹ TK 141 Chỉ mua sắm TSCĐ (chưa có GTGT) TK 621, 627, 641, 642, 635, 811 Các khoản CP HĐ SXKD TK 331, 311, 333, 334 Thanh toán các khoản nợ phải trả TK 338 Thu tạm ứng TK 131, 136, 138 Các khoản phải thu TK 144, 244 Thu ký cước, ký quỹ Hoàn trả các khoản nhận ký cước, ký quỹ TK 112 Gửi tiền vào Ngân hàng TK 144, 244 Chi ký cước, ký quỹ TK 121, 128, 221, 228 Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn TK 338 Nhận tiền ký quỹ, ký cước SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 TK 333 Thuế GTGT đầu vào (tính theo giá mua) Trang 12 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang 4. Hạch toán TGNH: 4.1. Nội dung TGNH tại Ngân hàng: TGNH của doanh nghiệp bao gồm những khoản tiền gửi của Doanh nghiệp tại ngân hàng, tại kho bạc nhà nước hoặc tại các Công ty tài chính (nếu có) để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản TGNH được thanh toán vào thu nhập hoạt động tài chính cửa Doanh nghiệp. 4.2. Nguyên tắc hạch toán TGNH: Khi hạch toán TGNH cần chú ý: - Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là giấy báo Có, giấy báo Nợ, hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, sé bảo chi.) - Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán TGNH của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng tư của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối mỗi tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng, và khoản chênh lệch sẽ được hạch toán vao bên nợ TK 138 (1381) (Nếu số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kể ngân hàng) hoặc thanh toán vào bên có TK 338 (3381) (Nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng). Sang tháng sau, phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ. - Kế toán TGNH, phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. - Kế toán tổng hợp sử dụng TK 112 “TGNH” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của TGNH (kho bạc, hay công ty tài chính) - Một doanh nghiệp có thể mở TK tại nhiều ngân hàng, do đó phải mở sổ để hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng. 4.3. Tài khoản sử dụng: Khi hạch toán TGNH ta sử dụng TK 112: TGNH + Kết cấu tài khoản: Nợ TK 112 Có SDĐK: Số tiền gửi NH hiện có ĐK SPS tăng: Phản ánh các nghiệp vụ SPS giảm: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền làm giảm tiền Tổng SPS tăng SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Tổng SPS giảm Trang 13 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang SDCK: * TK 112 có 3 TK cấp 2: + TK 1121: Tiên Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gửi tại Ngân hàng. + TK 1122: Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam. + TK TK 1123: Vàng, bạc, kim khi quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý... đang gửi tại Ngân hàng. 4.4. Phương pháp hạch toán: 4.4.1/ Hạch toán TGNH là Việt Nam đồng: * Các nghiệp vụ liên quan đến tăng TGNH: - Xuất quỹ TM gửi vào ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 112 (1121, 1122): TGNH Có TK 111 (1111, 1112): TM - Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị, kế toán ghi: Nợ TK 112 (1121, 1122) : TGNH Có TK 113 (1131, 1132): Tiền đang chuyển. - Nhận tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112: TGNH Có TK 131: Phải thu của khách hàng. - Nhận lại tiền đã ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn bằng chuyển khoản, kế toán ghi: Nợ TK 112: TGNH Có TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244: Ký cược, ký quỹ dài hạn. - Nhập vốn góp liên doanh do các đơn vị thành viên chuyển đế bằng TGNH. Nợ TK 112: TGNH Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. - Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp thu bằng chuyển khoản. Nợ TK 112: TGNH Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: Thu nhập khác SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 14 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn và nợ ngắn hạn bằng chuyển khoản, kế toán ghi: Nợ TK 112: TGNH Có TK 138: Phải thu khác ( ghi theo giá vốn) Có TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 515: Thu nhập hoạt động tài chính (Ghi sổ chênh lệch số thu > giá vốn) * Các nghiệp vụ liên quan đến giảm TGNH - Rút TGNNH về nhập quỹ TM, kế toán ghi: Nợ TK 111: TM Có TK 112: TGNH - Chuyển TGNH để đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Nợ TK 121: Chứng khoán ngắn hạn. Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác. Nợ TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn. Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh dài hạn. Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác. Có TK 112: TGNH - Chuyển TGNH để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn: Nợ TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Nợ TK 244: Ký cược, ký quỹ dài hạn Có TK 112: TGNH - Chuyển TGNH để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp: Nợ TK 311: Vay ngắn hạn. Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ TK 331: Phải trả người bán Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp NSNN Nợ TK 338 : Các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ TK 341: Vay dài hạn Nợ TK 342: Nợ dài hạn Có TK 112: TGNH SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 15 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang Trả tiền mua vật tư, hàng hóa... đã nhập kho, TSCĐ hoặc chi phí phát sinh đã được chi bằng chuyển khoản: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241: Nợ TK 621, 627, 641, 642: Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112: TGNH - Phản ánh tiền lãi của TGNH Nợ TK 111, 112 :TM, TGNH Có TK 515 - TGNH thừa, thiếu: + TGNH thiếu: TGNH tại ngân hàng < TGNH tại Đà Nẵng. Nợ TK 1381: TS thiếu chờ xử lý Có TK 112: TGNH + TGNH thừa: TGNH tại ngân hàng > TGNH tại Đà Nẵng. Nợ TK 112 : TGNH Có TK 3381: TS thừa chờ xử lý. 4.4.2. Hạch toán TGNH là ngoại tệ: + Doanh thu bán chịu phải thu bằng ngoại tệ: Nợ TK 131: phải thu khách hàng: Tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu. Có TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. + Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng ngoại tệ: Nợ TK 112 (1122): Ngoại tệ nhập quỹ: Tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu. Có TK 131: Phải thu khách hàng : Tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu Có TK 515: Tỷ giá thực tế > tỷ giá lúc ghi nhận. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế > Tỷ giá lúc ghi nhận. + Doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ: Nợ TK 112 ( 1122): Ngoại tệ nhập quỹ: Tỷ giá thực tế. Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 16 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang + Mua sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ phải chi bằng ngoại tệ. Nợ TK 151: Hàng mua đi đường Nợ TK 152: NVL ( Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ) Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hóa Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Nợ TK 312: TSCĐ vô hình Có TK 112 (1122): Tỷ giá thực tế xuất, ngoại tệ Có TK 515: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ > Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. + Các khoản chi phí phát sinh phải chi bằng ngoại tệ Nợ TK 627: Chi phí sản xuất Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ). Nợ TK 635: Chi phí tài chính Nợ TK 811: Chi phí khác. Có TK 112 ( 1122): Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Có TK 515: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ > tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ < tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. + Phản ánh khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ về việc mua chịu vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc được cung cấp dịch vụ. Nợ TK 151, 152, 153, 156: Nợ TK 211, 213, 241: Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nợ TK 627, 641, 642: Có TK 331: Tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả. + Chi ngoại tệ để trả nợ cho người bán: Nợ TK 331: Tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải trả Có TK 112 (1122): Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Có TK 515: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả > tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. Hoặc Nợ TK 635: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả < Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 17 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang * Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ: - Nếu tỷ giá bình quân liên ngân hàng > tỷ giá đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ: + Chênh lệch tăng vốn = tiền hoặc nợ phải thu bằng ngoại tệ do tỷ gia tăng: Nợ TK 112(1122), 131: Có TK 413: + Chênh lệch tăng nợ phải trả bằng ngoại tệ do tỷ giá tăng Nợ TK 413 Có TK 112 (1122), 131 + Chênh lệch giảm nợ phải trả bằng ngoại tệ do tỷ giá tăng Nợ TK 311, 315, 331, 341, 342: Có TK 413 4.4.3. Hạch toán TGNH là vàng bạc, kinh khí quý, đã quý. + Mua vàng bạc, đá quý... nhập quỹ: Nợ TK 112 ( 1123): Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn Có TK 111 (1111), 112 (1121): Giá mua thực tế ghi trên hoa đơn + Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng bạc, đá quý. Nợ TK 112 (l1123): Giá thực tế nhập. Có TK 338 (3388): Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Có TK 344: Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn. + Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp bằng vàng bạc, đá quý Nợ TK 112 (1123): Giá thực tế khi được thanh toán Có TK 131: Giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải thu Có TK 515: Giá thực tế lúc được thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ phải thu. Hoặc Nợ TK 635: Giá thực tế lúc được thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ phải thu. + Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng vàng bạc, đá quý. Nợ TK 338 (3388) Hoặc Nợ TK 344: Có TK 112 (1123): Theo giá thực tế lúc nhận ký cược, ký quỹ + Xuất vàng bạc, đá quý đem ký cược, ký quỹ. Nợ TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 244: Ký cược, ký quỹ dài hạn Có TK 112 (1123): Theo giá thực tế xuất. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 18 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang + Xuất vàng bạc đá quý để thanh toán nợ cho người bán. Nợ TK 331: Theo giá lúc ghi nhận nợ phải trả. Có TK 112 (1123): Theo giá thực tế xuất. Có TK 515: chênh lệch do giá thực tế xuất < giá thực tế lúc ghi Nhận nợ phải trả>. Hoặc Nợ TK635: giá thực tế xuất (vẽ hình trang 10) giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả. Sơ đồ hạch toán: TK 1112 TK 511 Doanh thu bán hàng (TGTT) TGTT TK 111, 112, 333 TK 151, 152, 153, 156 Chỉ mua sắm v/tư, h/hóa (TGTT BQ) TGTT 413 (CLTG TK 111, 112, 3331 (TGTT BQ) (TGTT BQ) Trả nợ TK 131 TK 131 Thu nợ (TGTT) Bán ngoại tệ TGTT (TGTT) (TGTT BQ) 635/515 5/ Hạch toán tiền đang chuyển. 5.1/ Nội dung tiền đang chuyển: Là tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hat đã làm thủ tục chuyển từ TK tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo có hay bản sao kê của ngân hàng. Bao gồm tiền VN và tiền ngoại tệ đang chuyển như: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng. - chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị. - Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc nhà nước). 5.2/ Nguyên tắc hạch toán tiền đang chuyển. * Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm: phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền... * Kế toán tổng hợp sủ dụng TK113: tiền đang chuyển để phản ánh tiền đang chuyển của doanh nghiệp. SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Hữu Trường Giang 5.3/ TK sử dụng. - TK113: tiền đang chuyển. Kết cấu TK113 như sau: Nợ TK 113 Có - Các khoản tiền đang chuyển phát - Kết chuyển tiền đang chuyển vào sinh trong kỳ tài khoản 112 hoặc tài khoản khác. - Số dư: Tiền đang chuyển đến cuối kỳ của DN TK113 có hai tài khoản cấp 2. * TK1131: TVN, phản ánh số TVN đang chuyển. * TK1132: ngoại tệ, phản ánh số tiền ngoại tệ đang chuyển. 5.4/ Phương pháp hach toán. + Thu tiền bán hàng hoăch thu nợ của khách hàng bằng TM hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, kho bạc không qua nhập quỹ, cuối kỳ chưa nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc. Nợ TK113: tiền đang chuyển. Có TK131: phải thu của khách hàng. Có TK511: doanh thu bán hàng. Có TK333: thuế GTGT phải nộp. + Xuất quỹ TM gửi vao ngân hàng, nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Nợ TK113: tiền đang chuyển. Có TK111: TM + Làm thủ tục để chuyển từ TK của ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán ghi. Nợ TK113 Có TK112 + Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng séc, đơn vị đã nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Nợ TK113: Có TK 131: phải thu của khách hàng. + Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị. Nợ TK112: Có TK113: + Ngân hàng báo Nợ về số tiền đã chuyển trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ. Nợ TK331: phải trả cho người bán. Có TK113 SVTH: Phạm Văn Đạo - Lớp 06K2 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan