Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyen de tin 6 (chuan)

.DOC
24
211
56

Mô tả:

Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: - Cũng như những môn học khác, mục tiêu của môn Tin học là không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ của một người lao động, mà hơn thế là hình thành năng lực làm việc, chuẩn bị cho các em bước vào xã hội của thời đại mói. Chỉ có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH), phương pháp kiểm tra, đánh giá chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Theo tinh thần đổi mới PPDH, đổi mới sách giáo khoa đã phần nào nâng cao kết quả học tập của học sinh: học sinh có cơ hội hoạt động nhiều hơn, tự lực hơn. Thế nhưng tính tích cực của các em chưa được phát huy cao nên việc nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức còn hạn chế. Nhiều em học sinh chưa nắm được trọng tâm của bài nên việc giải quyết một số câu hỏi và bài tập còn rất khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chú trọng đến kiến thức bài học, làm thế nào để khai thác hết nội dung kiến thức của bài, nhưng ít chú trọng đến việc tiếp thu tri thức của học sinh rằng: các em đã lĩnh hội được bao nhiêu phần trăm kiến thức của bài học và liệu kiến thức đó các em có kỹ năng vận dụng tốt không. Các kỹ thuật “ Động não”, “ Các mảnh ghép”, “ Sơ đồ KWL” và kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” là những kỹ thuật dạy học tích cực giúp đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 1 Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, cũng như chưa phát huy tối đa hiệu quả của tiết dạy. Kết quả học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động và không hề tư duy. Chính vì lí do đó, chúng tôi chọn chuyên đề “ Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích trong dạy học môn Tin học””. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ được sự tiếp thu và góp ý của các đồng nghiệp để có những quan điểm tốt hơn trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: " SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC” II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ : 1. Cụ thể hóa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Giúp giáo viên có những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng mới. 3. Qua hoạt động của chuyên đề này sẽ góp phần nho nhỏ cho việc nâng cao chất lượng dạy – học của GV và HS, cập nhật các phương pháp học mới ở bậc THCS. 4. Các giáo viên Tin học trong cụm 3 có điều kiện cùng trao đổi kinh nghiệm, học tập và hỗ trợ nhau cùng tiến bộ trong chuyên môn nghiệp vụ. III. ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC: Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Phương pháp này đề cao vai trò của người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não của để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực cụ thể là: Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” - Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã trải nghiệm. Giáo viên nên đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp học sinh tìm ra những câu trả lời đúng, các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “” khai phá”” ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất. - Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác. Trong dạy và học tích cực, giáo viên không được bỏ quên sự phân hóa về trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học. Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của học sinh. - Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, học sinh được chủ động chọn vấn đề mà mình cần quan tâm, ham thích, tự lực tìm hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả. - Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm tòi, giáo viên sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng định học sinh có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động. - Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên. 3 - Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực được thể hiện ở sơ đồ sau: B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Kỹ thuật dạy học là gì ? Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy... Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” 2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực - Kỹ thuật động não: là một kỹ thuật nhằm phát huy những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của học sinh trong thảo luận. Các em được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Ưu điểm: + Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian. + Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ. + Do không được phép đánh giá trong quá trình thu thập ý kiến, nên mọi ý kiến đều được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động. Nhược điểm: + Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ rang. + Việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất có thể sẽ mất thời gian. + Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây tình trạng một số thành viên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia. + Việc lưu trữ kết quả thảo luận là khó khăn và dễ gây lãng phí. - Kỹ thuật các mảnh ghép: là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nhằm nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Ưu điểm: + Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực. + Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai. 5 + Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm. + Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân. Nhược điểm: + Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả. + Nếu số lượng học sinh không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu. - Kỹ thuật sơ đồ KWL ( Know – Want – Learned): Là kỹ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả. Ưu điểm: + Giúp học sinh thể hiện những gì các em đã học, so sánh kiến thức mới và kiến thức đã biết và làm rõ những ý kiến của các em. + Giúp học sinh tập trung và thích thú với nội dung và là một cách để giúp các em đi đúng hướng những gì đang học. + Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập kế tiếp. Nhược điểm: + Sơ đồ cần phải được lưu trữ cẩn thận sau khi hoàn thành hai bước K và W, vì bước L có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể phát triển. Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” - Kỹ thuật bản đồ tư duy: là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “ thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Ưu điểm: + Dễ nhìn, dễ viết. + Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh. + Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. + Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. Nhược điểm: + Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy cũng có một vài khuyết điểm nhỏ là học sinh vẽ sơ đồ tư duy cần phải có một chút năng khiếu về trình bày và kĩ năng vi tính (nếu muốn sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy). Còn nếu không thì cần phải chọn khổ giấy to để vẽ những sơ đồ tổng hợp kiến thức ngoài ra còn phải chuẩn bị bút màu và một chút năng khiếu vẽ. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học mới giúp phát triển năng lực học sinh. Nhưng việc thực hiện chưa được đồng bộ trong toàn nhà trường. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối 7 hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. 2. Khó khăn: - Thực tế dạy học ở nhà trường hiện nay nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. - Năng lực học không đồng đều giữa các đối tượng học sinh, còn nhiều học sinh có ý thức tiếp nhận kiến thức còn hạn chế. - Hầu hết các em chưa có máy tính ở nhà hoặc có nhưng việc tự học, tự nghiên cứu kiến thức của học sinh còn ít. - Việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. III. BIỆN PHÁP 1. Các yếu tố quan trọng khi sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: - Giáo viên tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của học sinh - Tạo một môi trường hỗ trợ học tập (gắn với bối cảnh thực). - Khuyến khích học sinh phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích giao tiếp - Tăng cường trách nhiệm học tập - Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, chia sẻ, trao đổi, tranh luận,… - Kết nối để học tập. - Cung cấp đầy đủ cơ hội để học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo - Giảng dạy như quá trình tìm tòi. Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” 2. Các câu hỏi luôn được đặt ra trong quá trình giảng dạy: - Điều gì là quan trọng cho học sinh của mình? - Chiến lược nào (hay bằng cách gì ) có nhiều khả năng để giúp học sinh của mình học ? - Kết quả học tập ra sao và tác động tới giảng dạy trong tương lai thế nào? 3. Cách thức tiến hành: a. Hoạt động kiểm tra bài cũ: Có thể sử dụng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy và trình bày kiến thức đã học theo câu hỏi của giáo viên. Qua hoạt động này giúp học sinh ghi nhớ tổng quát, rèn luyện tư duy logic, đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng trình bày. Giúp cho giáo viên dễ phân hóa trong đánh giá các đối tượng học sinh. Ví dụ câu hỏi kiểm tra bài cũ: Trình bày bằng lược đồ tư duy Cấu trúc chung của máy tính điện tử (Bài 4-Máy tính và phần mềm máy tính) + Đối với học sinh trung bình: 9 + Đối với học sinh khá giỏi: b. Hoạt động dạy học kiến thức mới: - Sử dụng kỹ thuật tích cực trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. - Trong tiết học sử dụng các kỹ thuật tích cực để dạy học gồm có nhiều hoạt động nhưng có thể tổng hợp thành các hoạt động cơ bản sau:  Kỹ thuật động não: + Hoạt động 1: Học sinh nêu ra ý kiến của mình về vấn đề, câu hỏi mà giáo viên đưa ra. + Hoạt động 2: Tập hợp các ý kiến của từng học sinh trong nhóm. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện câu trả lời. + Hoạt động 3: Lựa chọn phương án tối và báo cáo kết quả. Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” * Ví dụ minh họa 1: Dạy học tiết 5 Em có thể làm được gì nhờ máy tính? Mục tiêu: - Một số khả năng của máy tính - Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bước 1: Hệ thống câu hỏi: - Em hãy cho biết một số khả năng của máy tính? - Có thể dùng máy tính vào những việc gì? Bước 2: Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân trong cùng nhóm Bước 3: Các thành viên trong nhóm thảo luận, bổ sung Bước 4: Đại diện nhóm đưa ra phương án trả lời Một số khả năng của máy tính + Khả năng tính toán nhanh + Khả năng tính toán với độ chính xác cao + Khả năng lưu trữ lớn. + Khả năng làm việc không mệt mỏi Máy tính được dùng vào những việc gì. + Thực hiện các tính toán + Tự động hóa các công việc văn phòng + Hỗ trợ công tác quản lí 11 + Công cụ học tập và giải trí + Điều khiển tự động và robot + Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến Bước 5: Giáo viên nhận xét và tổng kết lại. * Ví dụ minh hoạ 2: Dạy học tiết 28-Bài tập Mục tiêu: - Vai trò, nhiệm vụ của hệ điều hành - Cách tổ chức thông tin trong máy tính - Các thành phần cơ bản của HĐH Windows. Bước 1: Hệ thống câu hỏi: - Hệ điều hành là gì? Nêu vai trò, nhiệm vụ của hệ điều hành? - Hãy nêu những hiểu biết của em về hệ điều hành windows? Bước 2: Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân trong cùng nhóm Bước 3: Các thành viên trong nhóm thảo luận, bổ sung Bước 4: Đại diện nhóm đưa ra phương án trả lời Hệ điều hành là: - Một chương trình máy tính - Là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy - Có nhiều hệ điều hành như: Dos, linux, windows… Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” Vai trò của hệ điều hành: - Rất quan trọng: điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Nhiệm vụ của hệ điều hành: - Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình. - Cung cấp giao diện cho người dùng - Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính. Hệ điều hành Windows là phần mềm hệ thống. Hệ điều hành Windows là sản phẩm của hãng phần mềm Microsoft. Hệ điều hành windows có nhiều phiên bản: Windows 98, windows XP, Windows 7, Windows 8… Hệ điều hành windows gồm các thành phần + Màn hình làm việc chính: - Màn hình nền - Một vài biểu tượng chính: My Computer, Recycle Bin… - Các biểu tượng chương trình: Word, Paint… + Nút Start và bảng chọn Start: Nút Start là nơi bắt đầu mọi công việc trong windows. Bảng chọn start chứa các lệnh cần thiết và các chương trình được cài đặt trong máy tính. + Thanh công việc: Nơi chứa biểu tượng các chương trình đang mở. + Cửa sổ làm việc: 13 - Thanh tiêu đề - Thanh bảng chọn - Thanh công cụ - Thanh cuốn dọc, ngang - Nút phóng to - Nút thu nhỏ - Nút đóng cửa sổ. Bước 5: Giáo viên nhận xét và tổng kết lại. * Kỹ thuật “Các mảnh ghép”: - Vòng 1: Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ. Các học sinh trong nhóm đưa ra ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao Hoạt động 2: Thảo luận đưa ra câu trả lời. Đảm bảo mỗi học sinh trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. - Vòng 2: Hoạt động 1: Hình thành nhóm mới .Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các học sinh trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau Hoạt động 2: Thảo luận trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2. * Ví dụ minh họa 1: Dạy học tiết 23 – Hệ điều hành Windows Mục tiêu: - Hiểu được hệ điều hành là một phần mềm máy tính Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” - Biết vai trò, nhiệm vụ của hệ điều hành. Bước 1: Hệ thống câu hỏi: Nhiệm vụ 1: - Hệ điều hành là gì?. - Vai trò của hệ điều hành?. - Nhiệm vụ của hệ điều hành? Nhiệm vụ 2: Em hãy cho biết những hiểu biết của em về hệ điều hành?. Bước 2: Học sinh đưa ra ý kiến và cùng thảo luận đưa ra phương án trả lời tối ưu nhất. Đảm bảo tất cả các thành viên của nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Bước 3: Các học sinh trong nhóm tách ra và hình thành nhóm mới. Học sinh chia sẽ thông tin ở nhiệm vụ 1. Bước 4: Thảo luận, đưa ra ý kiến của nhóm về nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 1: + Hệ điều hành là: - Một chương trình máy tính - Là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy - Có nhiều hệ điều hành như: Dos, linux, windows… + Vai trò của hệ điều hành: - Rất quan trọng: điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin. + Nhiệm vụ của hệ điều hành: 15 - Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình. - Cung cấp giao diện cho người dùng - Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính. Nhiệm vụ 2: HS thảo luận và đưa ra những hiểu biết về hệ điều hành. Bước 5: Giáo viên nhận xét và tổng kết lại. * Ví dụ minh họa 2: Dạy học tiết 43 - Chỉnh sửa văn bản Mục tiêu: - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản - Biết cách thực hiện và biết sự khác nhau giữa các thao tác: xóa, sao chép, di chuyển phần văn bản. Bước 1: Hệ thống câu hỏi: Nhiệm vụ 1: - Thế nào là xóa văn bản. Nêu các thao tác xóa phần văn bản. - Thế nào là sao chép văn bản. Nêu các thao tác sao chép một phần văn bản. - Thế nào là di chuyển văn bản. Nêu các thao tác di chuyển một phần văn bản. Nhiệm vụ 2: Xóa, sao chép, di chuyển văn bản khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ minh họa. Bước 2: Học sinh đưa ra ý kiến và cùng thảo luận đưa ra phương án trả lời tối ưu nhất. Đảm bảo tất cả các thành viên của nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” Bước 3: Các học sinh trong nhóm tách ra và hình thành nhóm mới. Học sinh chia sẽ thông tin ở nhiệm vụ 1. Bước 4: Thảo luận, đưa ra ý kiến của nhóm về nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 1: + Xóa phần văn bản là làm cho phần văn bản đó không tồn tại trên trang. Các bước xóa một phần văn bản là: Bước 1: Chọn phần văn bản cần xóa Bước 2: Nhấn vào phím Backspace hoặc phím Delete. + Sao chép văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác. Cách thực hiện: Bước 1: Chọn phần văn bản cần sao chép và nháy vào nút lệnh Copy Bước 2: Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy vào nút lệnh Paste + Di chuyển phần văn bản là đưa phần văn bản từ vị trí này sang một vị trí khác. Cách thực hiện: Bước 1: Chọn phần văn bản cần di chuyển và nháy vào nút lệnh Cut Bước 2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí mới và nháy nút lệnh Paste. Nhiệm vụ 2: Xóa, sao chép, di chuyển phần văn bản khác nhau ở chỗ: - Xóa: Phần văn bản bị mất đi, không tồn tại trên trang 17 - Sao chép: Sao chép phần văn bản đến một vị trí mới. Phần văn bản gốc vẫn giữ nguyên. - Di chuyển: Sao chép rồi xóa đi phần văn bản gốc. - Ví dụ minh họa: Học sinh thực hành trên máy để minh họa. Bước 5: Giáo viên nhận xét và tổng kết lại. * Kỹ thuật “Sơ đồ KWL”: - Hoạt động 1: Phát phiếu học tập cho học sinh sau khi giáo viên đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học. * Tên bài học (chủ đề):……………………………………………. * Tên học sinh:………………………..Lớp:…. Know (Điều đã biết) Want (Điều muốn biết) Leared (Điều học được) - Hoạt động 2: Học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập, cột K và cột W - Hoạt động 3: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, HS xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết quả học tập, sự tiến bộ của mình. * Ví dụ minh họa: Câu hỏi bài tập 4- tiết 59-Trình bày trang văn bản và in Chuyên đề: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học ” Mục tiêu: Hiểu và biết cách sử dụng hộp thoại Print để in văn bản. Bước 1: Câu hỏi: Một văn bản có 10 trang. Hãy thử tìm hiểu xem em có thể chỉ in hai trang đầu của văn bản được không? Bước 2: Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập (sơ đồ KWL) * Tên bài học: Làm thế nào để in 2 trang đầu của một văn bản có 10 trang * Tên học sinh: Nguyễn Văn A Know (Điều đã biết) Want (Điều Lớp: 6A muốnLeared (Điều biết) học được) - Để in văn bản nháyLàm sao in được vào nút lệnh Print trêntrang 1 và trang 2 thanh công cụ trong văn bản có 10 trang? Bước 3: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và điền thông tin vào cột Leared Know (Điều đã biết) Want (Điều muốnLeared (Điều biết) - Để in văn bản nháy- Làm sao in được vào nút lệnh Printtrang 1 và trang 2 trên thanh công cụ được) - Chọn học lệnh Print… trong bảng chọn File. trong văn bản có 10- Ở mục page gõ vào trang? các trang cần in. - Nháy vào nút lệnh OK Bước 4: Giáo viên nhận xét và tổng kết lại. 19 * Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”: Hoạt động 1: Lập Sơ đồ tư duy: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo các nhân hoặc nhóm với các gợi ý liên quan đến chủ đề kiến thức bài học Hoạt động 2: Báo cáo thiết minh về sơ đồ tư duy: Học sinh hay đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp giáo viên biết rõ việc hiểu kiến thức của học sinh, vừa rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng trước đông người. Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy: Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về một kiến thức nào đó (giáo viên là người cố vấn để dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm) Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẳn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp cần tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh. * Ví dụ minh hoạ: Dạy học tiết 33 – Ôn tập Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức về hệ điều hành, cách tổ chức thông tin trong máy tính, các thành phần chính của HĐH Windows, giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức đã học. Bước 1: Hệ thống câu hỏi: + Tìm hiểu khái niệm hệ điều hành, vai trò, nhiệm vụ của Hệ điều hành, cách tổ chức thông tin trong máy tính, tìm hiểu một số thành phần cơ bản của hệ điều hành Windows. Bước 2: Đại diện nhóm lên báo cáo, thuyết minh sơ đồ tư duy của nhóm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng