Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách đối ngoại của hàn quốc đối với các nước đông bắc á (1989 2010) [ful...

Tài liệu Chính sách đối ngoại của hàn quốc đối với các nước đông bắc á (1989 2010) [full]

.PDF
196
290
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN HIỂN PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH HOA HUẾ, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Anh Thư Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Văn Hiển và PGS. TS. Hoàng Thị Minh Hoa - hai người hướng dẫn khoa học đã luôn đồng hành, tận tâm giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ Nhiệm Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận án. Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô giáo thuộc Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử thế giới của trường Đại học Khoa học và Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Thông tấn xã Việt Nam, Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Huế, tháng 02 năm 2016 Tác giả Phan Thị Anh Thư MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................12 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................12 6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................13 7. Bố cục của luận án ..............................................................................................14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010) .......................................................15 1.1. Yếu tố lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1948 – 1989) ......................................................................................................................15 1.1.1. Đối với Nhật Bản .......................................................................................15 1.1.2. Đối với Trung Quốc ...................................................................................21 1.1.3. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên .......................................24 1.2. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước từ sau Chiến tranh lạnh ....................31 1.2.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và sự thay đổi chiến lược của các nước lớn .......31 1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu cố kết quan hệ khu vực của Hàn Quốc ..35 1.2.3. Định hướng điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc ...................................39 CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010) .........................41 2.1. Trên lĩnh vực an ninh - chính trị .......................................................................41 2.1.1. Đối với Nhật Bản......................................................................................41 2.1.2. Đối với Trung Quốc .................................................................................50 2.1.3. Đối với CHDCND Triều Tiên ..................................................................57 2.2. Trên lĩnh vực kinh tế.......................................................................................68 2.2.1. Đối với Nhật Bản......................................................................................68 2.2.2. Đối với Trung Quốc .................................................................................77 2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội ........................................................................94 2.3.1. Đối với Nhật Bản......................................................................................94 2.3.2. Đối với Trung Quốc ...............................................................................101 2.3.3. Đối với CHDCND Triều Tiên ................................................................107 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 - 2010).......................................................119 3.1. Những điểm chung và riêng trong chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên (1989 – 2010) ............................................119 3.1.1. Những điểm chung...................................................................................119 3.1.2. Những điểm riêng ....................................................................................122 3.2. Những thành công và hạn chế trong chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010) ....................................................................................124 3.2.1. Những thành công đạt được .....................................................................124 3.2.2. Những hạn chế cơ bản ............................................................................131 3.3. Những bài học kinh nghiệm ...........................................................................136 3.3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với Hàn Quốc .................................................136 3.3.2. Hàm ý đối với Việt Nam ..........................................................................143 KẾT LUẬN .....................................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................154 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thị phần xuất - nhập khẩu của Hàn Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (các năm được chọn) ..........................................................................................................79 Bảng 2.2. Kim ngạch thương mại liên Triều (2001 - 2010) ............................................87 Bảng 2.3. Lộ trình thực hiện chính sách “mở cửa” của Chính phủ Hàn Quốc đối với Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa – xã hội (1988 - 2004)...................................................97 Bảng 2.4. Các giai đoạn phát triển “Hallyu” ở Trung Quốc ..........................................104 Bảng 2.5. Đoàn tụ các gia đình ly tán ở nước thứ ba (12-6-1989 đến 31-12-2000) ....113 Bảng 2.6. Trao đổi và đoàn tụ các gia đình ly tán qua các thời kỳ tổng thống.............114 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trao đổi thương mại liên Triều (1989 - 2000) ............................................86 Biểu đồ 2.2. Viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc cho CHDCND Triều Tiên ....................109 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  Tiếng Anh APEC : Asia-Pacific Economic Cooperation : Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APT : ASEAN Plus Three : ASEAN+3 ARF : ASEAN Regional Forum : Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations : Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Asia-Europe Meeting : Diễn đàn hợp tác Á - Âu CIA : Central Intelligence Agency : Cục Tình báo Trung ương Mỹ EAC : East Asian Community : Cộng đồng Đông Á EAEC : East Asian Economic Community : Diễn đàn Kinh tế Đông Á EAEG : East Asian Economic Group : Nhóm Kinh tế Đông Á EAFTA : East Asia Free Trade Area : Khu vực Thương mại tự do Đông Á EAS : East Asian Summit : Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EASG : East Asian Studying Group : Nhóm Nghiên cứu Đông Á EAVG : East Asia Vision Group : Nhóm Tầm nhìn Đông Á EDCF : Economic Development Cooperation : Qũy Hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại Fund EFTA : European Free Trade Association : Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu EPA : Economic Partnership Agreement : Hiệp định đối tác kinh tế EU : European Union : Liên minh châu Âu FDI : Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FITA : Foreign Investment Promotion Act : Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc) FTA : Free Trade Agreement FTACJK : FTA (China, Japan, Korea) : Hiệp định Thương mại tự do : Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc GDP : Gross Domestic Product IBRD : International Bank for Reconstruction : Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế and Development : Tổng sản phẩm quốc nội IAEA :International Atomic Energy Agency : Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IMF : International Monetary Fund KCFTA : (Republic of) Korea – Chile Free : Qũy Tiền tệ Quốc tế : Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc Trade Agreement – Chi lê KIC : Kaesong Industrial Complex : Tổ hợp Công nghiệp Kaesong KISC : Korea Investment Service Center : Trung tâm Dịch vụ đầu tư Hàn Quốc KOTRA : Korea Trade – Investment Promotion : Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Agency Hàn Quốc MOFAT : Ministry of Foreign Affairs and Trade : Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc MOTIE : Ministry of Trade, Industry and NEACI : Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng Energy lượng Hàn Quốc : Northeast Asian Cooperation : Sáng kiến Hợp tác Đông Bắc Á Initiative NGOs : Non-Government Organizations : Các Tổ chức phi chính phủ NICS : Newly Industrialized Countries : Các nước công nghiệp mới NPT : Nuclear Non-Proliferation Treaty : Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân NSC : National Security Council : Hội đồng An ninh Quốc gia (Hàn Quốc) ODA : Official Development Assistance : Viện trợ Phát triển chính thức OECD : Organization for Economic : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Cooperation and Development UNICEF : United Nations Childern’s Fund : Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc WB : World Bank : Ngân hàng Thế giới WFP : World Food Programme : Chương trình Lương thực Thế giới WHO : World Health Organization : Tổ chức Y tế Thế giới  Tiếng Việt CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CTTG : Chiến tranh thế giới TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta bị phá vỡ, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới sụp đổ, bàn cờ chính trị quốc tế được tái sắp xếp với những thay đổi hết sức căn bản. Một trật tự thế giới mới từng bước hình thành theo xu hướng “đa cực” cho thấy ý thức cân bằng quyền lực của các nước lớn trong sự đối trọng với Mỹ - siêu cường duy nhất của thế giới sau khi Liên Xô tan rã (1991). Trong bối cảnh mới, các nước đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cùng tồn tại hòa bình, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và phát triển. Ở góc độ song phương, nhiều mối quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược đã được thiết lập. Cùng với những diễn biến đa chiều của đời sống an ninh, chính trị thế giới, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng tác động rất lớn đến hệ thống quan hệ quốc tế toàn cầu. Những thành tựu từ cuộc cách mạng này đã góp phần khai sinh nền kinh tế tri thức và mở đường cho quá trình toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế khu vực và thế giới. Những đặc điểm nói trên đòi hỏi mỗi nước phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách phù hợp để chủ động hội nhập sâu rộng và hiệu quả vào đời sống quốc tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia - dân tộc. Từ trong bối cảnh ấy, hoạt động liên minh, liên kết khu vực và quốc tế đã ra đời, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia. Trường hợp liên kết khu vực Đông Bắc Á cũng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nói trên. Ngày nay, Đông Bắc Á đã và đang trở thành một trong những khu vực phát triển nhất của thế giới và được coi là đầu tàu tăng trưởng của châu Á - Thái Bình Dương. Ba nền kinh tế lớn trong khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn có tầm ảnh hưởng và sức chi phối nhất định đến quá trình phát triển cũng như xu thế hợp tác ở Đông Bắc Á. Nhật Bản luôn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hàn Quốc, nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên, phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Dù vậy, Nhật Bản vẫn chưa thể thoát khỏi hố sâu của suy thoái kinh tế đầu thế kỷ XXI, vai trò dẫn dắt nền kinh tế khu vực càng trở nên khó khăn. Đối với Trung Quốc, quốc gia này chủ trương tạo lập môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Bắc Á nhằm xây dựng một “không gian sinh tồn” và phát triển bền vững. Thế nhưng, sự trỗi dậy gần đây của Trung Quốc với những toan tính chính trị phức tạp đã gây quan ngại trong quan hệ hợp tác khu vực. Vị trí trụ cột trong hợp tác Đông Bắc Á 1 của Trung Quốc, vì thế, cũng chưa thực sự vững chắc. Trong khi đó, Hàn Quốc đang từng bước vươn lên trở thành một đối tác chiến lược, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác của cả khu vực Đông Bắc Á. Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới và là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) của các nước phát triển ngay từ năm 1996. Sau Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã tích cực điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên hợp tác với các nước Đông Bắc Á và thu được nhiều thành tựu quan trọng trong quan hệ khu vực cùng với sự gia tăng uy tín trên trường quốc tế. Nỗ lực và những kết quả bước đầu của Hàn Quốc đã cho thấy vị trí và vai trò của quốc gia này trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế so sánh và thành công, Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với không ít trở ngại và thách thức. Cho đến tận thế kỷ XXI, Đông Bắc Á vẫn là “vùng trũng an ninh” số một của Hàn Quốc. Để sinh tồn, phát triển và trở thành lực lượng lãnh đạo khu vực, Hàn Quốc buộc phải duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích dân tộc với CHDCND Triều Tiên. Trong quá trình này, việc vượt qua hàng loạt rào cản (ý thức hệ, bất đồng lịch sử, ký ức chiến tranh) sẽ là bước khởi đầu trên con đường tạo dựng quan hệ song phương và đa phương ở khu vực. Tuy nhiên, trong thực tế, bước đi đầu tiên này của ngoại giao Hàn Quốc lại chưa thể vượt qua cánh cửa của “chủ nghĩa dân tộc”. Sự chi phối của ký ức thời chiến và vai trò liên minh quân sự với Mỹ vẫn còn khá đậm nét trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ thống nhất đất nước và thống nhất khu vực của quốc gia. Nghiên cứu về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, vì lẽ đó, sẽ là điều cần thiết cho việc nhận diện các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc từ chỗ là đối tác toàn diện (2001) đã trở thành đối tác chiến lược (2009), do đó, nghiên cứu về Hàn Quốc lại càng có ý nghĩa to lớn cả về mặt khoa học và thực tiễn. Với những lý do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành: Lịch sử thế giới, mã số 62.22.03.11 nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á nói chung và chính sách của Hàn Quốc đối với các nước trong khu vực này nói riêng. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc nói chung và chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á nói riêng là một đề tài mới dù lịch sử nghiên cứu của nó đã gần hai thập niên. Từ sau khi Hàn Quốc giành được “kỳ tích sông Hàn” về phát triển kinh tế và gia nhập vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs) đầu những năm 80 của thế kỷ XX, chính sách của nước này đối với các siêu cường, các tiểu khu vực mới bắt đầu được dư luận chú ý, các học giả ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. 2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Được đánh giá như mẫu hình thành công trong nỗ lực kết giao với các nước thuộc Thế giới thứ nhất nhờ đường lối đối ngoại tích cực, cởi mở và thực dụng, Hàn Quốc ngày nay đã có tầm ảnh hưởng và sức chi phối lớn hơn đối với những đổi thay của tình hình khu vực và quốc tế. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của quốc gia này, vì lẽ đó, cũng được đi sâu khai thác trên nhiều bình diện nhưng tựu trung có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau đây: Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Hàn Quốc trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Bắc Á. Đối với nội dung này, đa phần các bài viết đều tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Hàn Quốc và khu vực trên một số khía cạnh riêng lẻ (kinh tế, an ninh - chính trị, khoa học và công nghệ…), chẳng hạn: Tôn Khánh Linh với“Một số khía cạnh chính trị và an ninh của cộng đồng Đông Á” (Nghiên cứu Quốc tế, 2001); Lưu Thanh Mai: “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Hàn Quốc” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2002); Trần Bá Khoa: “Hiện trạng và triển vọng hợp tác kinh tế Đông Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2003); Võ Hải Thanh: “Quan hệ hợp tác kinh tế của Hàn Quốc với các nước trong khu vực Đông Bắc Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2005). Đi sâu phân tích và luận giải về vai trò, vị trí của Hàn Quốc thông qua tiến trình hợp tác khu vực là hai ấn phẩm: “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2007 và “Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3” do Nguyễn Thu Mỹ chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2008. Dù cùng bàn luận về tiến trình và kết quả hợp tác Đông Á trong mối liên hệ mật thiết giữa Hàn Quốc với các nước nhưng điểm nổi bật của công trình khoa học thứ nhất là đề cập đến nhân tố Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác song phương Nhật Bản – Hàn Quốc và hợp tác đa phương Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc nhằm hướng tới Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) và hình thành hệ thống liên kết kinh tế ở Đông Bắc Á. Trong khi đó, 3 tác giả Nguyễn Thu Mỹ và cộng sự lại tập trung nêu bật vai trò của Hàn Quốc trong quá trình hoạch định đường lối và thực hiện các biện pháp hợp tác do Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG) đề xuất. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu chung và riêng về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh. Trước hết, tiêu biểu nhất trong mảng nghiên cứu chung về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong mối liên hệ với các quốc gia đồng minh và các chủ thể chính trị ở Đông Bắc Á là cuốn: “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” do Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành vào năm 2009. Với công trình này, các tác giả đã khái quát sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt, chính sách và quan hệ của Hàn Quốc đối với các nước Đông Á đã được tập thể tác giả nhìn nhận kỹ lưỡng và đánh giá khách quan dựa trên ba yếu tố: Một là, sự chuyển dịch nhạy cảm về cán cân so sánh lực lượng ở Đông Á từ sau Chiến tranh lạnh; hai là, yêu cầu định hình lại cơ cấu đối tác kinh tế; ba là, những toan tính mới trong ý đồ chiến lược của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên. Qua đó, công trình này khẳng định chính sách đối ngoại của Hàn Quốc hướng tới mục tiêu tạo lập môi trường khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế ở trong nước; đồng thời, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề an ninh – chính trị trên bán đảo Triều Tiên. Một nghiên cứu khác do Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Từ điển Bách khoa ấn hành (2012) có tên: “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” cũng dành một dung lượng đáng kể (35 trang) để phân tích và nêu bật những chuyển biến trong chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, lấy bối cảnh quốc tế làm trung tâm. Theo đó, từ chỗ duy trì “quan hệ băng giá” với các nước XHCN (Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc đã chủ động đa dạng hóa quan hệ khi tình hình quốc tế trở nên hòa dịu. Các tác giả cũng khẳng định, với chính sách đối ngoại linh hoạt, Hàn Quốc đang giữ thế chủ động trong việc đưa Đông Bắc Á tiến vào kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng thông qua 3 bước: (1) Theo đuổi giao lưu và hợp tác liên Triều, (2) thiết lập hệ thống hợp tác kinh tế khu vực và (3) xây dựng cơ sở hạ tầng cho một trung tâm giao vận và kinh tế. Ngoài các công trình nghiên cứu chung về chính sách của Hàn Quốc trong mối liên hệ với các cường quốc và khu vực còn có một số bài nghiên cứu riêng về chính sách của Hàn Quốc trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể. Nghiên cứu chuyên sâu về quan điểm lấy 4 kinh tế làm “bàn xoay” cho chính sách ngoại giao là các tin bài của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), điển hình là:“Chính sách ngoại giao cân bằng của Hàn Quốc” (Tin tham khảo thế giới, 25-6-2005); “Hàn Quốc thực thi chính sách ngoại giao thực dụng và có sáng tạo (Tin thế giới, 14-3-2008); “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc – thực dụng và có trọng điểm” (Tin thế giới, 21-01-2008); “Hàn Quốc sẽ có nhiều thay đổi về chính sách và ngoại giao trong năm 2008” – Đài KBS (Tin tham khảo thế giới 04-01-2008) và “Tổng thống đắc cử Hàn Quốc nhấn mạnh chính sách đối ngoại tăng cường hợp tác” (Tin thế giới 18-01-2008). Các tài liệu nói trên phân tích và làm rõ hai đặc điểm trọng yếu của ngoại giao Hàn Quốc, đó là: “ngoại giao vì sự ổn định kinh tế” và “ngoại giao tranh thủ sự ủng hộ của thế giới”. Nỗ lực tăng cường quan hệ với các đối tác do áp lực về năng lượng, tài nguyên và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế cũng là nội dung mấu chốt trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Đề tài này có các bài viết điển hình như: “Hàn Quốc - An ninh năng lượng và sự điều chỉnh chính sách ngoại giao năng lượng” của Thu Hường (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9, 2009); “Toàn cầu hóa và chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc trong thập niên cuối thế kỷ XX” của Trần Thị Duyên (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, 2008). Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng và nhận định, đánh giá về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh lạnh. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc không chỉ có tác dụng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực mà còn góp phần tăng cường vai trò và vị thế của chủ thể chính trị này trên trường quốc tế. Dù vậy, không phải chiến lược ngoại giao nào cũng mang lại “hiệu ứng thuận” cho nền chính trị Hàn Quốc. Thực tế này được các nhà bình luận chính trị - xã hội phản ánh qua hàng loạt tin bài của TTXVN và cũng được học giả trong nước thừa nhận: “Chiến dịch ngoại giao của Hàn Quốc – Thách thức với cả Bình Nhưỡng và Washington” (Tin tham khảo thế giới, 17-01-2002); “Hàn Quốc – Những hệ quả của chiến lược ngoại giao “xa ấm, gần lạnh” (Tin tham khảo thế giới, 17-122008); “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc dưới thời Lee Myung Bak” (Tin tham khảo thế giới, 19-01-2008); Trần Thị Nhung: “Sóng gió trong quan hệ liên Triều kể từ khi Lee Myung Bak lên cầm quyền” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 12, 2008)… Các tài liệu này tập trung phân tích sự chuyển hướng ngoại giao sang chiến lược “toàn cầu” của Tổng thống Lee Myung Bak cùng với những ảnh hưởng và tác động của nó trong quan hệ giữa Hàn Quốc với khu vực. Bên cạnh đó, chính sách “hướng tới tương lai” với Nhật Bản, “thành thật và cởi mở” với CHDCND Triều Tiên, tăng cường quan 5 hệ với Trung Quốc và “cải tổ có tính sáng tạo” trong quan hệ với Mỹ cũng là những nội dung quan trọng được phân tích thấu đáo trong các tài liệu nói trên. Đặc biệt, đi sâu phân tích về nguyên nhân, nội dung điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên và những tác động tới quan hệ liên Triều cũng như môi trường an ninh khu vực là mảng đề tài được tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân nghiên cứu khá thành công trong luận văn thạc sĩ: “Sự điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên trong thập kỷ 90” (Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao, 2002). Cùng với việc chỉ rõ những nhân tố tác động, phương hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện chính sách trong thời kỳ cầm quyền của hai tổng thống Kim Young Sam và Kim Dae Jung (chương 2 và chương 3), tác giả còn dự báo về xu hướng vận động của chính sách và đưa ra một số kịch bản thống nhất dân tộc thông qua con đường đấu tranh vũ lực hoặc đàm phán hòa bình. Trên cơ sở trình bày mối quan hệ giữa Hàn Quốc với lực lượng đồng minh, kết quả hợp tác giữa hai miền Triều Tiên từ sau Chiến tranh lạnh và quan điểm đối ngoại của các nước lớn trên bán đảo Triều Tiên, chính sách của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung cũng được đề cập gián tiếp trong luận án tiến sĩ của Bùi Thị Kim Huệ: “Quan hệ Hàn – Mỹ (1961-1993)” (Đại học Huế, 2009) và luận văn thạc sĩ của các tác giả: Lê Anh Sơn với“Quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc từ 1991 đến 2007” (Đại học Vinh, 2008); Nguyễn Văn Cương: “Quan hệ Hàn Quốc – CHDCND Triều Tiên (1991-2010)” (Đại học Huế, 2011); Nguyễn Thị Bích Ngọc:“Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ (19912001)” (Đại học Huế, 2010) và Nguyễn Thị Thu Thảo: “Chính sách của các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay” (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012)… Dù có mục tiêu và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng các công trình khoa học nói trên đều đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí của chính sách đối ngoại Hàn Quốc trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Đông Á. Ở Việt Nam, nhận định và đánh giá về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á vẫn là mảng đề tài bị “bỏ ngỏ”. Chưa có nhiều công trình khoa học phân tích nội dung này một cách toàn diện và hệ thống, nhất là về bối cảnh ra đời, đặc điểm, nội dung và tác động của các chính sách đối với quan hệ quốc tế của Hàn Quốc. Nguồn thông tin chính thống mà chúng tôi tiếp cận được vẫn là các tin bài của TTXVN và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành: “Hàn Quốc đàm phán với Bắc Triều Tiên, cải 6 biến chính sách Ánh dương” (Tin tham khảo thế giới, ngày 27-3-2002); “Hàn Quốc sẽ tiếp tục chính sách Ánh dương” (Tin tham khảo thế giới, ngày 03-7-2002); “Bán đảo Triều Tiên: Phần tối của chính sách Ánh dương” (Tin tham khảo thế giới, ngày 21-32002); “Liệu Hàn Quốc có thay đổi chính sách Ánh dương đối với Bắc Triều Tiên” (Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 08-01-2007); “Kiên trì theo đuổi “chính sách Hòa bình và thịnh vượng” của Hàn Quốc” (Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á). Đáng chú ý, tài liệu tham khảo số 12-2007 của TTXVN đã dành riêng một chuyên khảo về: “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc” nhằm phân tích chính sách đối ngoại và an ninh của quốc gia này trong tương quan địa – chính trị Đông Bắc Á theo chuỗi quan hệ móc xích: Hàn Quốc và Mỹ - liên minh không bình đẳng; Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên – liên minh hoài nghi; Hàn Quốc và Trung Quốc – liên minh cân bằng. Qua đó, nghiên cứu này đã đưa ra giả định về “chính sách nước đôi” của Hàn Quốc nhằm “mở nút” cho mối quan hệ “tay ba” trên bán đảo Triều Tiên. 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Ở nước ngoài, công tác nghiên cứu chuyên sâu về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á đã được các nhà khoa học Hàn Quốc và phương Tây triển khai từ khá sớm. Đây chính là nguồn tư liệu đa dạng, phong phú cả về lượng và chất được phản ánh thông qua ba nhóm nội dung lớn: Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Trước hết, các công trình nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thông sử: “Korea Old and New: A History” của tập thể tác giả: Carter Eckert, Ki Baik Lee, Michael Robinson, Edward W. Wagner (Ilchokak Publisher, 1991); “Korea’s Place in the Sun: A Modern History” của Cumings, Bruces (New York: Norton, 2005); “Everlasting Flower: A History of Korea” của Keith Pratt (Reaktion Book, 2007) và “A History of Korea: From Antiquity to the Present” của Michael J. Seth (Rowman and Little Field, 2010). Do phạm vi nghiên cứu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau (chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội) trong suốt tiến trình lịch sử nên ở các công trình nêu trên nội dung về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc chỉ được đề cập một cách sơ lược. Công trình tiêu biểu nhất viết về mảng đề tài này vẫn là cuốn “Understanding Korean Politics – An Introduction” (2001) của đồng tác giả Soong Hoom Kil và Chung In Moon (New York University, Albany) với việc tái hiện tương đối đầy đủ cơ sở lịch sử, chính trị, chính sách đối ngoại và chính sách thống nhất dân tộc của Hàn Quốc từ sau Chiến tranh lạnh. 7 Các công trình nghiên cứu khác đề cập trực tiếp đến chính sách đối ngoại của Hàn Quốc như Claude A.Buss: “The United States and the Republic of Korea: Background for Policy” (1982); Koen De Ceuste: “Pride and Prejudice in South Korea’s Foreign Policy” (2005); Choo Yong-Shik: “South Korea’s Foreign Policy: National Division and Its Implications for US – ROK Alliance” (2006); Weston S. Konishi, Mark E. Manyin: “South Korea - Its Domestic Politics and Foreign Policy Outlook” (CRS Report for Congress, 2009)… Những công trình nói trên tập trung phân tích, lý giải mối quan hệ đồng minh về an ninh - chính trị giữa Mỹ và Hàn Quốc với tư cách là một trụ cột, bảo đảm và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thể hiện thái độ và quan điểm tự chủ, giảm dần sự chi phối, lệ thuộc vào các siêu cường trong hoạch định chính sách đối ngoại. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á. Đây là nội dung được các học giả Hàn Quốc tập trung nghiên cứu khá sâu sắc, cung cấp cho tác giả luận án nhiều tư liệu quý giá, trong đó bao gồm cả các phân tích và nhận định khoa học. Đầu tiên, phải kể đến các công trình viết về những nhân tố tác động, đặc điểm và hoàn cảnh ra đời của chính sách đối ngoại Hàn Quốc, chẳng hạn: Kim Kyung Woong, Park Gun Young với “Kim Dae Jung Government’s North Korean Policy Direction” (The Korean Political Science Association, 2000); Lee Jay Cho, Chung Si Ahn, Choong Nam Kim: “Changing Korea in Relational and Global Contexts” (Seoul National University Press, 2004); Choong Nam Kim: “The Roh Moon Hyun Government’s Policy toward North Korea” (East-West Center Working Papers, 2005); Kim, S.H: “North Korean Policy of Lee Myung Bak Government” (Korean Institute for National Unification, Seoul, 2008); Kim KS: “Concept, Assessment and Future Task of the Perspective of The Evolution of the Policy” (Korea and World Polictics, 2008); Gilbert Rozman, In Taek Hyun, Shin Wha Lee: “South Korean Strategic Thought toward Asia” (2008)… Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này còn tập trung đánh giá, phân tích sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, những chuyển biến trong các vấn đề khủng hoảng hạt nhân, liên kết Đông Bắc Á – Đông Á và kết quả thiết lập trật tự quốc tế ở khu vực sau mỗi bước điều chỉnh đó. Các nghiên cứu của học giả Hàn Quốc cũng tập trung phân tích hai mặt thành công và hạn chế của chính sách Hàn Quốc đối với các nước trong khu vực, điển hình như: Choi WK với “The Sad Fate of Icarus: The Kim Young Sam’s Government Policy 8 toward North Korea” (Korea and World Politics, 1997); Norman D. Levin, Yong Sup Han: “Sunshine in Korea: The South Korean Debate Over Policies toward North Korea” (Published by RAND - Center for Asia Pacific Policy, 2002); Kim Hosup: “Evaluation of President Roh Moo Hyun’s Policy toward Japan” (Korea Focus, 2005); Sukhee Han: “From Engagement to Hedging: South Korea’s New China Policy” (The Korean Journal of Defense Analysis, 2008). Nổi bật nhất về đề tài này là nghiên cứu của Kim Young Sung với tiêu đề: “Success and Failure in Dealing with North Korea: Has Issue-Linkage Worked?” (The University of Warwick, 2009). Bài viết không chỉ nêu rõ hai điểm mạnh và yếu của chính sách Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên mà còn bày tỏ khá rõ ràng quan điểm, thái độ của các nước lớn như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… đối với đường lối đối ngoại của Hàn Quốc và giải mã lợi ích chiến lược của từng quốc gia khi cùng với Hàn Quốc tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực. Các công trình khoa học còn nghiên cứu đối sánh chính sách giữa các tổng thống cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử nhằm làm rõ tính kế thừa, sáng tạo của mỗi chính sách; qua đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho ngoại giao Hàn Quốc. Đây là đề tài được tác giả Young Whan Kihl khai thác qua hai bài viết: “The Past as Prologue: President Kim Dae Jung’s Legacy and President Roh Moo Hyun’s Policy Issues and Future Challenges” (2003) và “Transforming Korean Polititics: Democracy, Reform, Culture” (Armonk, New York: M. E. Sharpe, 2005). Điển hình về nội dung luận giải bài học lịch sử cho chính sách của Hàn Quốc với các nước Đông Bắc Á là công trình của Choi Jinwook (2012) với tiêu đề: “Korean Unification and a New East Asian Orded” (Korea Institute for National Unification). Công trình này đã rút ra những kinh nghiệm trong hoạch định chính sách dựa trên hai nhân tố: Truyền thống hợp tác và nhu cầu hợp tác giữa Hàn Quốc với các quốc gia trong khu vực từ sau Chiến tranh lạnh. Đặc biệt, các tác giả còn rất thành công trong việc phát hiện và lý giải ý đồ chính trị của các nước ở trong và ngoài khu vực khi đẩy mạnh chính sách can dự trên bán đảo Triều Tiên. Cho đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các bài viết khá phong phú của các tác giả Hàn Quốc, chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á còn được nhiều học giả phương Tây quan tâm nghiên cứu. Một số công trình đáng chú ý như: Dlynn Faith Armstrong: “South Korea’s Foreign Policy in the Post - Cold War Era: A Middle Power Perspective” (1997); Paul Chamberlain: “Korea 2010: The 9 Challenges of the New Millennium” (2001); Scott Snyder: “Lee Myung Bak and the Future of Sino-South Korean Relations” (2008); Weston S. Konishi, Mark E. Manyin: “South Korea: Its Domestic Politics and Foreign Policy Outlook” (2009)... Đây là những công trình viết riêng về Hàn Quốc hoặc viết chung về quá trình hợp tác khu vực, trong đó đề cập đến khả năng và triển vọng liên kết giữa Hàn Quốc với các quốc gia ở Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các tác giả còn xác định những thách thức trong quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước trong khu vực. Dù phản ánh nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau nhưng các công trình nghiên cứu trên vẫn cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn đầy đủ và trung thực về các giai đoạn thăng trầm trong lịch sử ngoại giao Hàn Quốc. Nhóm thứ ba, nghiên cứu về hệ quả chung và riêng của chính sách Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á. Tập trung phân tích hệ quả chung của chính sách (nâng cao vai trò, vị thế của Hàn Quốc và gia tăng liên kết khu vực) là bài viết của Kim Choong Nam với tiêu đề: “The Sunshine Policy and Its Impact on South Korea’s Relations with Major Powers” (Korean Observer, 2004); Zhao Lin: “Strategic Cooperation between China and South Korea, Strategic Structure of Northeast Asia” (2006); Lytton L. Guimaras: “South Korea’s Foreign and Security Policies and the Process of East Asia Integration” (2010)… Bàn về hệ quả riêng của chính sách Hàn Quốc đối với các nước (tăng cường hợp tác, phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên) trên các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế… từ sau Chiến tranh lạnh có các công trình tiêu biểu như: Seongho Sheen với hai bài viết “Japan-South Korea Relations: Slowly Lifting the Burden of History” (Asia-Pacific Center for Security Studies, 2003) và “Tilting towards the Dragon: South Korea’s China Debate” (APCSS Special Assessment – Honolulu, 2003); Dick K. Nanto, Mark E. Manyin: “The Kaesong North – South Korean Industrial Complex” (CRS Report for Congress, 2008); Francoise Nicolas với: “The Changing Economic Relations between China and Korea: Patterns, Trends and Policy Implications” (The Journal of the Korean Economy, 2009)… Các nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những “điểm sáng” và “góc tối” trong chính sách của Hàn Quốc với nỗ lực hợp tác khu vực, nhất là trên lĩnh vực an ninh – chính trị do đề cao quá mức chủ nghĩa quốc gia và lợi ích dân tộc. Điều này phần nào thu hẹp nhận thức về một chủ nghĩa khu vực mới đang dần hình thành ở Đông Bắc Á. Tựu trung lại, thông qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, chúng tôi rút ra ba nhận xét chính yếu sau: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan