Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học các môn văn - sử - địa - anh - toán...

Tài liệu Cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học các môn văn - sử - địa - anh - toán

.PDF
60
269
71

Mô tả:

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG MÔN NGỮ VĂN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách Mạng tháng Tám năm 1945 - Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân - Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng - Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng - Vội vàng – Xuân Diệu - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Tràng giang – Huy Cận - Chiều tối – Hồ Chí Minh - Từ ấy – Tố Hữu - Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX - Tuyên ngôn Độc Lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt (trích) – Kim Lân - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) - Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân - Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng 1 - Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng - Vội vàng – Xuân Diệu - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Tràng giang – Huy Cận - Chiều tối – Hồ Chí Minh - Từ ấy – Tố Hữu - Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân - Tuyên ngôn Độc Lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt (trích) – Kim Lân - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) - Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân - Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng - Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao - Đời thừa (trích) – Nam Cao - Nam Cao - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng - Vội vàng – Xuân Diệu - Xuân Diệu - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Tràng giang – Huy Cận - Tương tư – Nguyễn Bính - Nhật ký trong tù- Hồ Chí Minh - Chiều tối – Hồ Chí Minh - Lai Tân – Hồ Chí Minh - Từ ấy – Tố Hữu - Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân - Tuyên ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu - Tố Hữu - Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên - Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm 2 - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt (trích) – Kim Lân - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG – KHỐI C (Thời gian làm bài: 180 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Câu II. (3,0 điểm) Tuân Tử (313 – 235 trước Công Nguyên) nói: Người ta chê mà chê phải là thầy của ta, người khen mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 3 Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mường em thơm nếp xôi (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.88) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết trình bày ý nghĩa nhan đề một cách hợp lí; diễn đạt chuẩn xác, rõ ràng, ngắn gọn. b) Yêu cầu về kiến thức - Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa gắn với cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” nhưng lúc nhìn gần lại hiện lên sự thật phũ phàng của cuộc sống. - Nhan đề tác phẩm là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, đồng thời cũng là một ẩn dụ sâu sắc về cái nhìn nghệ thuật. c) Cách cho điểm - Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu trên. - Điểm 1: Trình bày được khoảng nửa các yêu cầu trên. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II. (3,0 điểm) a) Yêu cầu kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Kết cấu chặc chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo những hướng khác nhau, nhưng ý kiến phải hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. - Người chê phải và khen phải là chê và khen phải đúng, phải chính xác thì mới là thầy ta và bạn ta. Như thế cũng có nghĩa chê và khen không đúng thì không thể là thầy và bạn của ta được. - Còn những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta thì bất kỳ ở đâu cũng là kẻ thù của ta. Vì vuốt ve, nịnh bợ không bao giờ là một hành vi tốt, đáng trân trọng mà ngược lại, đó luôn là hành vi của kẻ tầm thường, giả dối. - Rút ra bài học về nhận thức và ứng xử trong cuộc sống. 4 c) II. Cách cho điểm Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 2: Trình bày được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để làm cảm nhận đoạn thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí sinh cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Bài viết có thể trình bày cảm nhận riêng và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song phải hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Cần nêu bật được những ý chính sau: - Nội dung: + Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện lên với những ấn tượng vừa hoang sơ, hiểm trở vừa thơ mộng, hùng vĩ. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được khắc họa trên cái nền thiên nhiên ấy với bao gian khổ, hi sinh mà vẫn mạnh mẽ, hào hùng. + Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt đoạn thơ là nỗi nhớ da diết bao trùm lên cả không gian, thời gian. - Nghệ thuật: + Hình ảnh: chân thực, sinh động, giàu chất thơ,… + Ngôn ngữ: sáng tạo, giàu giá trị tạo hình, nhạc điệu đa dạng,… - Đánh giá: Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn, tài hoa, tinh tế của Quang Dũng. c) Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phân tích nghệ thuật trào phúng của đoạn trích. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức 5 Trên cơ sở hiểu biết về Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, thí sinh cần chọn lọc và phân tích những vấn đề, chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nghệ thuật trào phúng của đoạn trích. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật những ý chính sau: - Tình huống trào phúng: + Mâu thuẫn được thể hiện trong cách đặt tên chương truyện chứa đầy nghịch lý: Hạnh phúc của một tang gia. + Mâu thuẫn giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm, thành kính và bát nháo nhố nhăng; giữa thật và giả,… - Chân dung biếm họa: Mỗi nhân vật có một niềm hạnh phúc riêng nhưng tất cả đều phơi bày thói đạo đức giả, đểu cáng, rởm đời,… - Ngôn ngữ trào phúng: + Cách so sánh, ví von hài hước. + Cách đặt câu chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lý; đảo lộn thật – giả, tốt – xấu,… + Cách tạo giọng văn: hài hước, sâu sắc, thú vị; kết hợp miêu tả với những lời nhận xét, bình luận, nói ngược thâm thúy, … c) Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG – KHỐI D (Thời gian làm bài: 180 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn về những chặng đường thơ của Tố Hữu. Câu II. (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.35) II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 6 Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà (Ngữ văn 12, Nâng cao tập một, NXB Giáo dục, 2008) của Nguyễn Tuân. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết trình bày kiến thức văn học sử một cách chuẩn xác, ngắn gọn, khúc chiết và có hệ thống. b) Yêu cầu về kiến thức Bài làm của thí sinh cần nêu được những ý chính sau về các chặng đường thơ Tố Hữu: - Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên yêu nước quyết tâm đi theo lý tưởng của Đảng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng Xích, Giải Phóng. - Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. - Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961) dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao: hướng về quá khứ để thấm thía những nổi đau của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước, ghi sâu ân tình của cách mạng; niềm vui lớn trước những đổi thay của cuộc sống mới; nổi đau chia cắt đất nước; niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông. - Hai tập thơ Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng. - Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu với những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. c) Cách cho điểm - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II. (3,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi ngữ pháp và chính tả. b) Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, kết cấu chặt chẽ. Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến: hành động của con người chính là sự biểu hiện cho mọi phẩm chất của đức hạnh. 7 Có thể làm rõ vấn đề theo các nội dung cơ bản: - Giá trị của một con người: đạo đức, nhân cách, tài năng được nhìn nhận, được khẳng định từ những việc làm cụ thể, nhằm hướng đến một mục đích nào đó. - Đức hạnh phải được biểu hiện thông qua hành động của con người trong công việc, trong các mối quan hệ gia đình, xã hội và môi trường. - Hành động tốt hay xấu là sự khẳng định con người có đức hạnh hay không. - Bài học nhận thức: con người có đức hạnh phải là biết hành động đúng trước cuộc sống và con người. Bởi vì, không có bất cứ giá trị nào thuộc về con người lại nằm ngoài hành động, lại không được thể hiện qua hành động. c) Cách cho điểm - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phân tích bài thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí sinh nhận biết được những nét cơ bản về hình tượng người lính cách mạng được khắc họa trong bài thơ. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng và lập luận theo nhiều cách khác nhau, song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Cần nêu bật được những ý chính sau: - Về nội dung: + Hình tượng người chiến sĩ cách mạng có lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. + Hình tượng người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn lãng mạn, yêu đời. - Về nghệ thuật: + Cảm hứng lãng mạn chi phối cái nhìn, cách miêu tả về hình tượng người lính Tây Tiến. + Nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc; ngôn ngữ tạo hình; cảm hứng lãng mạn. c) Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 8 Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và đoạn trích Người lái đò Sông Đà, thí sinh nhận biết những nét cơ bản về hình tượng Sông Đà được khắc họa trong đoạn trích. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng và lập luận theo nhiều cách khác nhau, song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Cần nêu bật được những ý chính sau: - Khái quát: Với sự quan sát công phu và tài năng sử dụng ngôn từ, Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng Sông Đà như một điển hình nghệ thuật độc đáo, một nhân vật văn học đặc biệt, vừa có ngoại hình, vừa có tâm tính. - Hình tượng Sông Đà hung bạo: + Sông Đà được miêu tả như một thực thể sống với sức mạnh dữ dội của thác, của đá, của lòng sông hiểm ác với những mưu mô và thủ đoạn quỷ quái, tinh vi. + Bằng tài năng sử dụng ngôn từ, Nguyễn Tuân đã miêu tả sự hung bạo, dữ dội của Sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. - Hình tượng Sông Đà trữ tình: + Sông Đà hiện ra vừa như một cố nhân, vừa như một tuyệt tác thơ mộng và kì vĩ của tạo hóa. Sông Đà được miêu tả với dòng chảy linh động, dáng vấp mềm mại, yên ả, trải dài và tâm tình sâu đậm. + Bằng trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân đã tạo dựng được một không gian nghệ thuật vừa êm đềm thơ mộng, vừa trang nghiêm cổ kính, khiến người đọc có cảm giác như lạc vào một thế giới thần tiên kì ảo. c) Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MÔN LỊCH SỬ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I, II và III (7,0 điểm) I. - Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 (những nội dung có liên quan đến lịch sử Việt Nam ở lớp 12) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với Việt Nam. Nội dung cơ bản của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7 - 1935). Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Việt Nam. 9 II. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) - Các nước Đông Bắc Á - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Các nước châu Phi và Mĩ Latinh - Nước Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh - Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 III. Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất - Phan Bội Châu và xu hướng bạo động. - Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách. - Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1918). IV. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 - Phong trào cách mạng 1930 – 1935 - Phong trào dân chủ 1936 – 1939 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. - Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) - Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1976 – 1986) - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) - Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) I. - Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) Các nước Đông Bắc Á Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Nước Mĩ Tây Âu Nhật Bản 10 II. - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) Đất nước trên đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) I. II. - Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên Các nước Đông Nam Á Ấn Độ và khu vực Trung Đông Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Nước Mĩ Tây Âu Nhật Bản Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946 11 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, gìn giữ hòa bình (1954 – 1960) Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1961 – 1965) Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965 – 1968) Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969 – 1973) Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam trong năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân 1975 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 A. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG – KHỐI C ĐỀ THI SỐ 1 (Thời gian làm bài: 180 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Trình bày sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1925 đến năm 1928. Câu II. (3,0 điểm) Từ tháng 9 – 1940 đến tháng 5 – 1945, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam được xây dựng và phát triển như thế nào? Câu III. (2,0 điểm) Nêu nhiệm vụ và mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tiến hành hòa bình ở Trung Đông đã diễn ra như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) I (2,0 Trình bày sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam Cách điểm) mạng Thanh niên từ năm 1925 đến năm 1928. a) Sự thành lập - Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2 – 1925) - Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. b) Hoạt động Điểm 0,50 0,50 12 - Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng tại Quảng Châu. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam. - Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền và vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị của công nhân. II. Từ tháng 9 – 1940 đến tháng 5 – 1945 lực lượng vũ trang cách (3,0 mạng Việt Nam được xây dựng và phát triển như thế nào? điểm) - Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9 – 1940) thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. - Năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên, thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I, sau đó là Trung đội Cứu quốc quân II. - Ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai cứu quốc quân hoạt động mạnh. Trong quá trình đó Trung đội Cứu quốc quân III ra đời (1944). - Ở căn cứ Cao Bằng, những đội tự vệ vũ trang, đội du kích được thành lập. Ngày 22 – 12 – 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. - Tháng 3 – 1945, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ. - Tháng 5 – 1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. III. Nêu nhiệm vụ và mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm 2,0 đ ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986) đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 – 1990: Tập trung sức người sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6 – 1991) đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà nước 5 năm 1991 – 1995: Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7 – 1996) đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của nhà nước 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần…phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội nền kinh tế. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) IV.a Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh (3,0 chấm dứt. điểm) Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới phát triển theo những xu thế chính sau đây: 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,75 0,50 0,75 0,75 13 IV.b (3,0 điểm) - Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc. - Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia. - Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó. - Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự… Sau Chiến tranh lạnh chấm dứt, tiến trình hòa bình ở Trung Đông đã diễn ra như thế nào? - Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ (12 – 1989) đã mở ra nhiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Trung Đông, cuộc xung đột liên miên giữa Ixaren và Palextin từng bước được giải quyết. - Tháng 8 – 1993, Ixaren chấp nhận đàm phán với Tổ chức giải phóng Palextin trên nguyên tắc “đổi đất lấy hòa bình”. - Tháng 9 – 1993, Hiệp định Gada – Giêricô được ký kết giữa Ixaren và Palextin. Thỏa thuận này là một bước đột phá tích cực trong tiến trình dàn xếp hòa bình ở Trung Đông. - Tháng 9 – 1995, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mĩ, chủ tịch PLO và Thủ tướng Ixaren đã kí chính thức hiệp định mở rộng quyền tự trị của người Palextin ở bờ Tây sông Gioocđan. - Tháng 10 – 1998, hai bên ký bản ghi nhớ Oai Rivơ, theo đó Ixaren sẽ chuyển giao trên 27% lãnh thổ bờ Tây sông Gioocđan cho Palextin trong vòng 12 tuần. - Tuy nhiên, tiến trình hòa bình ở Trung Đông tiến triển chậm, có lúc hầu như ngưng trệ. Cuộc xung đột hai bên vẫn tiếp diễn. 0,75 0,75 0,75 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 ĐỀ THI SỐ 2 (Thời gian làm bài: 180 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (3,0 điểm) Trình bày mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu II. (2,0 điểm) Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp từ tháng 6 – 1919 đến tháng 6 – 1923. Câu III. (2,0 điểm) Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980, Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì? II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến đã được đã được xây dựng như thế nào? 14 Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) I (3,0 Trình bày mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của Chiến điểm) tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. a)Mâu thuẫn Đông – Tây - Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. - Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. b) Sự khởi đầu Chiến tranh lạnh -Về phía Mĩ: + Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mĩ khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ… +Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra kế hoạch “Macsan” nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế, đồng thời tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. + Tháng 4 – 1949, Mĩ và các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). - Về phía Liên Xô: + Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế và khoa học – kĩ thuật. + Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị, quân sự, mang tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. + Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vásacva đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. II. Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian (2,0 ở Pháp từ tháng 6 – 1919 đến tháng 6 – 1923 điểm) - Tháng 6 – 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam - Giữa 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. - Tháng 12 – 1920, tại Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa. Báo Người Cùng Khổ là cơ quan ngôn luận của Hội do Nguyễn Ái Quốc làm người chủ nhiệm kiêm chủ bút. - Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống Điểm 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 0,25 15 công nhân và đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. III. Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980, (2,0 Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế điểm) gì? a. Thành tựu: - Khôi phục và phát triển kinh tế: + Nông nghiệp: diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu ha nhờ khai hoang, thâm canh, tăng vụ; trang bị thêm nhiều máy kéo các loại. + Công nghiệp: Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng (cơ khí, điện, xi măng,…). + Giao thông vận tải: khôi phục và xây dựng mới hàng nghìn kilômét cầu đường …Tuyến đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh được khôi phục sau 30 năm gián đoạn. - Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam: xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, chuyển các xí nghiệp tư bản vừa và nhỏ thành xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh; đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể; sắp xếp và tổ chức lại công nghiệp và thương nghiệp. - Văn hóa giáo dục: xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng; phát triển hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học… b. Hạn chế - Kinh tế mất cân đối, sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân thấp. - Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, có nhiều hiện tượng tiêu cực. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) IV.a Từ sau Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước (3,0 đông – xuân 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến đã được điểm) xây dựng như thế nào? - Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Tuyên ngôn chính cương và Điều lệ mới,…;đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng. - Tháng 3 – 1951, Mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt được thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam(Mặt trận Liên Việt). - Tháng 3 – 1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala họp Hội nghị đại biểu, thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù chung. - Tháng 5 – 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương thành tích phong trào thi đua ái quốc và tuyên dương 7 anh hùng. - Về kinh tế: Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, đẩy mạnh xây dựng kinh tế kháng chiến - Về văn hóa, giáo dục, y tế: tiếp tục cải cách giáo dục, vận động văn nghệ sĩ thâm nhập vào đời sống kháng chiến. Đẩy mạnh xây dựng đời sống mới, vệ sinh phòng bệnh và chăm lo sức khỏe nhân dân. IV.b Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 16 (3,0 điểm) Phan Châu Trinh ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 a) Phan Bội Châu - Sau những năm hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt ở Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam (1913 – 1917). Sau khi được trả tự do, Cách mạng tháng Mười và sự ra đời nước Nga Xô Viết đến với ông như một luồng ánh sáng mới. Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản nói về Cách mạng tháng Mười. - Phan Bội Châu viết Truyện Phạm Hồng Thái để ca ngợi tinh thần yêu nước của người thanh niên họ Phạm. - Tháng 6 – 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải, kết án tù và đưa về an trí ở Huế. b) Phan Châu Trinh - Sau khi sang Pháp, Phan Châu Trinh tiếp tục hoạt động yêu nước. Ông có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại Pháp. - Năm 1922, nhân dịp vua Khải Định sang Pháp, Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định - Phan Châu Trinh còn tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam; tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”… 0,75 0,25 0,50 0,50 0,50 0,50 CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG MÔN ĐỊA LÝ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Địa lý tự nhiên Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ. - Đất nước nhiều đồi núi. - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Địa lý dân cư - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. - Lao động và việc làm. - Đô thị hóa. Câu II. (3,0 điểm) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lý các ngành kinh tế - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp). - Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp). 17 Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch). Địa lý các vùng kinh tế - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. - Các vùng kinh tế trọng điểm. Câu III. (3,0 điểm) Kĩ năng - Về lược đồ: vẽ lượt đồ Việt Nam và điền một số đối tượng địa lý lên lược đồ. - Về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b). Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn, đã nêu ở trên. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) - Nội dung nằm trong chương trình Nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây: - Chất lượng cuộc sống (thuộc phần Địa lý dân cư). - Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần Địa lý kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế). - Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần Địa lý kinh tế - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp). - Vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần Địa lý kinh tế - Địa lý các vùng kinh tế ). * Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng Alat Địa Lý Việt Nam trong phòng thi. - ĐỀ THI SỐ 1 (Thời gian làm bài: 180 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật và khoáng sản. 2. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư của nước ta. Câu II. (3,0 điểm) 1. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của cả nước? 2. Phân tích những nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. Câu III. (3,0 điểm) 1. Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi). 2. Điền vào lược đồ đã vẽ các nội dung sau đây: a) Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.. b) Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Yaly. c) Các sân bay: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) 18 Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta. Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Ý Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) I. (2,0 1.Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật và 1,00 điểm) khoáng sản a) Tài nguyên sinh vật 0,50 - Giàu thành phần loài: hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. - Ven các đảo và quần đảo (nhất là ở Hoàng Sa và Trường Sa) quanh các rạn san hô có nhiều loài sinh vật biển. b) Tài nguyên khoáng sản 0,50 - Dầu mỏ, khí tự nhiên: trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam. - Quặng ti tan, cát, nhiều nơi làm muối ở ven biển. 2.Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư của nước ta 1,00 a) Dân cư nước ta phân bố không đều 0,50 - Giữa các vùng (dẫn chứng) - Giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng) b)Giải thích 0,50 - Điều kiện tự nhiên và lịch sử khai thác lãnh thổ. - Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng. II. (3,0 1. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao 1,00 điểm) cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của cả nước? a) Tình hình sản xuất cây công nghiệp 0,50 - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%). b) Giải thích 0,50 - Có giá trị kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. - Có nhiều thuận lợi cho sự phát triển (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất, nguồn lao động dồi dào; mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp). 2.Phân tích những nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển 2,00 kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng a) Thuận lợi 1,00 - Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70%, thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Tài nguyên nước phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng); diện tích mặt nước nuôi trồng 19 thủy sản rộng. - Tài nguyên biển (thủy sản, du lịch, cảng) - Khoáng sản (đá vôi, sét, cao lanh,…) và các tài nguyên thiên nhiên khác. b) Hạn chế - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp (chỉ 0,04 ha/người) và có xu hướng giảm. - Tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,…). - Một số lọai tài nguyên ( đất, nước mặt, …) bị suy thoái. - Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. III. (3,0 1. Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy điểm) thi) 2.Điền vào lược đồ đã vẽ các nội dung a) Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. b) Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Yaly. c) Các sân bay: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh). II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta a) Đồng cỏ - Diện tích đồng cỏ rộng (500 nghìn ha năm 2005), tập trung chủ yếu ở các cao nguyên thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. - Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, năng suất đồng cỏ ngày càng được nâng cao. b) Khí hậu: nóng, ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho đồng cỏ phát triển quanh năm. c) Nguồn nước - Dồi dào quanh năm. - Diện tích mặt nước rộng để chăn nuôi (vịt đàn,…). d) Giống vật nuôi Có nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa chất lượng tốt (dẫn chứng) Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa a) Trong cơ cấu ngành nói chung - Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản). Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao, nhưng chưa thật ổn định - Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. b) Trong nội bộ ngành - Khu vực I: + Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản. 1,00 1,50 1,50 2,00 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 2,00 0,25 0,25 0,50 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan