Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Căn cứ địa cách mạng ở trung trung bộ trong kháng chiến chống mỹ (1954 1975) [...

Tài liệu Căn cứ địa cách mạng ở trung trung bộ trong kháng chiến chống mỹ (1954 1975) [tt]

.PDF
57
304
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS Trần Ngọc Long 2: PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ HUẾ - NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Huế Phản biện 1:……………………………………… Phản biện 2:……………………………………… Phản biện 3:……………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Đại hoc Huế họp tại:………………………………………. Vào hồi…..giờ……ngày…….tháng ……năm Có thể tìm đọc tại Thư viện…………………. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Thúy Hiền (2011), “Căn cứ K20 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 234. 2. Trần Thúy Hiền (2011), “Khu Sông Đà trong kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số 1. 3. Trần Thúy Hiền (2012), “Đấu tranh bảo vệ Căn cứ Trà Bồng trong kháng chiến chống Mỹ (1959-1965)”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số 3. 4. Trần Thúy Hiền (2013), “Kế hoạch chống phá căn cứ địa kháng chiến ở các tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong “Chiến tranh đặc biệt”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 255. 5. Trần Thúy Hiền (2014), “Tìm hiểu một số căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú trong kháng chiến chống Pháp (19451954)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 8. 6. Trần Thúy Hiền (2014), “Hoạt động giáo dục – đào tạo ở căn cứ địa miền núi các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú trong kháng chiến chống Mỹ, những năm 1954-1965”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số 13. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh hay vận động cách mạng, vấn đề căn cứ địa – hậu phương trở thành vấn đề mang tính quy luật, đồng thời là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, khởi nghĩa hay các cuộc cách mạng. Tiến trình lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định điều này. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào nước ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức chú trọng vấn đề xây dựng căn cứ địa, đây là một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi một phần là nhờ có Căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, Căn cứ địa Cao Bằng, Khu giải phóng Việt Bắc và hàng chục chiến khu trong cả nước. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn và xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Nhiều vùng tự do, căn cứ địa – hậu phương đã được xây dựng trên khắp cả nước: Thanh – Nghệ – Tĩnh, Nam – Ngãi – Bình – Phú, Đồng Tháp Mười, U Minh, Chiến khu Đ… Đây là một nhân tố hết sức quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Từ năm 1954 đến 1975, để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ – một nước đế quốc mạnh nhất thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đảng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng to lớn này, ngoài việc xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, Đảng ta còn chủ trương xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam như Trị Thiên, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… Do tác động của mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng đặt ra, cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực, vùng miền mà ở miền Nam thời chống Mỹ có nhiều loại hình căn cứ địa với các quy mô khác nhau. Mặt khác, các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ có những điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều nét riêng do điều kiện lịch sử địa phương quy định. Song, tất cả các căn cứ địa đã góp phần tạo ra tiềm lực to lớn để quân và dân miền Nam đánh thắng các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Với vai trò và vị trí to lớn trên đây, vấn đề căn cứ địa trở thành một phận hữu cơ của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Đây là một đối tượng lịch sử cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ vai trò và vị trí của một phương thức chiến tranh cách mạng, góp phần làm sáng tỏ đầy đủ về lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại do dân tộc ta tiến hành. Vấn đề căn cứ địa thời chống Mỹ không chỉ cần và phải được khôi phục, đánh giá một cách khách quan với những biểu hiện của nó, mà còn phải làm rõ những điểm nổi bật có tính vùng miền của các căn cứ địa trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam. Để góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu căn cứ địa cách mạng ở khu vực Trung Trung Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) cũng đặt ra hết sức cần thiết. Đây là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng ở Khu V; là cửa ngõ từ Biển Đông vào miền Trung và Tây Nguyên; là bàn đạp để tỏa đi các hướng chiến lược và các chiến trường khác, đồng thời cũng là điểm đầu tiếp nhận sự chi viện từ miền Bắc vào bằng đường bộ và đường biển. Vì vậy, Trung Trung Bộ là địa bàn giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Tại đây, nhiều căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng như: Khu Sông Đà (Đà Nẵng), Nước Oa, Nước Là, Sơn – Cẩm – Hà, Tiên Sơn (Quảng Nam), Trà Bồng, Sơn Tây (Quảng Ngãi), Núi Bà, Hòn Chè (Bình Định), Thồ Lồ, Vân Hòa (Phú Yên)… Các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại địa bàn cũng như trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ nói chung của cả dân tộc. Lịch sử hình thành, phát triển cùng những đóng góp của các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ mới chỉ được đề cập một cách khái lược trong các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Khu V cũng như trong các công trình tổng kết lịch sử truyền thống địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (19541975) sẽ mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học, luận án làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vai trò, vị trí, đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, bổ sung một số tư liệu làm rõ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề căn cứ địa; sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động tổ chức, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các vùng miền. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và chiến lược xây dựng căn cứ địa đã được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Trung Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần bổ sung kiến thức nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, đặc biệt là đối với Trung Trung Bộ nói riêng. Về ý nghĩa thực tiễn, từ những cứ liệu nghiên cứu để bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm là một yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận an ninh – quốc phòng trên địa bàn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, là cơ sở để trùng tu và bảo tồn các di tích căn cứ địa kháng chiến thời chống Mỹ. Đây còn là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu và dạy học về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở các bậc học. Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn vấn đề Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Từ năm 1954 đến năm 1975. Tuy nhiên, để việc trình bày nội dung chính được logic, luận án có đề cập khái quát các căn cứ địa cách mạng trước năm 1954. Về không gian: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Trung Trung Bộ bao gồm các địa phương: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ tháng 7-1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam gồm 9 quận: Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang, Quế Sơn, Thượng Đức và thị xã Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Tín gồm 6 quận: Hậu Đức, Hiệp Đức, Lý Tín, Tam Kỳ, Tiên Phước và Thăng Bình. Về phía chính quyền cách mạng, từ cuối năm 1962 đến năm 1967, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được tách lại thành 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Tỉnh Quảng Nam (chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi là tỉnh Quảng Tín) gồm các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My. Tỉnh Quảng Đà (địch gọi là tỉnh Quảng Nam) gồm các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, thị xã Hội An và thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1964 đến tháng 111967, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy V, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà, gồm 3 quận: quận Nhất, quận Nhì và quận Ba. Tháng 11-1967, trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành Đặc khu Quảng Đà. So với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, mặc dù Quảng Nam – Đà Nẵng là địa bàn trải qua nhiều lần tách, nhập, song về cơ bản địa giới hành chính của địa phương này không thay đổi. Do vậy, từ đây đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Trung Bộ bao gồm: Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Như vậy, về cơ bản địa bàn Trung Trung Bộ không có sự thay đổi, chủ yếu vẫn bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng; những yếu tố tác động đến quá trình phục hồi, xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa (điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, tình hình kinh tế – xã hội, truyền thống lịch sử; tình hình xây dựng căn cứ địa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ); những âm mưu, thủ đoạn đánh phá căn cứ của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa trong mỗi giai đoạn cách mạng; hoạt động xây dựng căn cứ về các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội; các cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ; đặc điểm, vai trò và một số bài học đúc rút từ quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích: Nghiên cứu, phục dựng một cách căn bản và tương đối đầy đủ về hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục truyền thống và bổ sung tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, luận án góp phần cung cấp những luận cứ cho việc xây dựng thế trận an ninh – quốc phòng ở địa bàn Trung Trung Bộ trong tình hình mới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Luận giải và làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ. - Phân tích những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong việc xóa bỏ căn cứ địa; chủ trương, biện pháp xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng của Trung ương Đảng và đảng bộ các địa phương; hoạt động của quân và dân các tỉnh Trung Trung Bộ trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ địa, hậu phương tại chỗ. - Luận giải và làm rõ những đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đặt trong mối quan hệ đối sánh với căn cứ địa ở một số vùng miền; đúc rút những bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn tư liệu bao gồm: - Các văn kiện: Hệ thống các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Tác phẩm của các vị lãnh tụ và lãnh đạo: Tác phẩm của Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc. - Tài liệu lưu trữ: Các tài liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hiện được lưu trữ ở Bộ Tư lệnh Quân khu V; Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Viện Lịch sử Đảng; Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. - Các công trình nghiên cứu đã công bố: Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Mác – Lênin, Viện Lịch sử Đảng; Các chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây; Các công trình Lịch sử Đảng bộ, Lịch sử kháng chiến và Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân địa phương các tỉnh, thành phố, quận (huyện) trên địa bàn; Các luận án, luận văn về đề tài căn cứ địa cách mạng đã được bảo vệ và xuất bản. - Tài liệu khảo sát thực tế: Tài liệu khảo sát thực địa tại các di tích căn cứ địa cách mạng trên địa bàn nghiên cứu. - Các hồi ký cách mạng: Hồi ký và lời kể của các cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử sống và hoạt động ở địa bàn Trung Trung Bộ. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu văn bản, thực địa và tiếp xúc nhân chứng lịch sử. Riêng đối với nguồn tư liệu khai thác từ các nhân chứng lịch sử, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh với các tư liệu văn bản để chọn lọc, khai thác những thông tin có giá trị tin cậy. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Luận án phục dựng một cách tổng thể về hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Thông qua những phân tích, luận giải có tính khoa học, luận án khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong quá trình vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng căn cứ địa – hậu phương vào thực tiễn cách mạng ở Trung Trung Bộ. - Đánh giá một cách tương đối khách quan về vai trò của căn cứ địa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Trung Trung Bộ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống ở Trung Trung Bộ. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học liên quan đã công bố, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Khôi phục và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ (1954-1960) Chương 3: Kết hợp xây dựng với bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ (1961-1975) Chương 4: Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan đến nội dung luận án có các nhóm công trình sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng nói chung 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ 1.1.3. Nhóm các công trình phản ánh trực tiếp hoạt động xây dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN - Một là, phương pháp luận nghiên cứu vấn đề căn cứ địa cách mạng: Nắm vững lý luận, khảo cứu tài liệu và tham chiếu thực tế, so sánh giữa các vùng miền. - Hai là, những vấn đề lý luận về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc: Điều kiện xây dựng căn cứ địa, việc lựa chọn địa bàn phù hợp, hoạt động xây dựng căn cứ vững mạnh toàn diện, kết hợp hoạt động xây dựng và chiến đấu bảo vệ, xây dựng căn cứ lòng dân. - Ba là, hệ thống tư liệu về căn cứ địa cách mạng ở các vùng miền khác nhau để có cái nhìn tổng quan, trên cơ sở đó tiến hành so sánh, đối chiếu, tìm ra những đặc điểm riêng của căn cứ địa ở Trung Trung Bộ. - Bốn là, những kết quả nghiên cứu về một số căn cứ tiêu biểu ở các địa phương Trung Trung Bộ trên các phương diện: quá trình ra đời, tổ chức hoạt động, vai trò của căn cứ địa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU - Phục dựng một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trên các lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. - Luận giải, làm rõ hơn âm mưu, thủ đoạn đánh phá của quân Mỹ – VNCH đối với căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong mỗi giai đoạn lịch sử trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế. - Trên cơ sở khảo cứu, bổ sung và hệ thống hóa tư liệu từ nhiều nguồn để xây dựng góc nhìn “đa chiều” về căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ. - Rút ra và khái quát những đặc điểm của căn cứ địa ở Trung Trung Bộ, đặt trong sự tham chiếu với căn cứ địa ở Cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các căn cứ khác ở miền Nam. - Kết quả nghiên cứu sẽ nhằm tiếp tục khẳng định và làm nổi bật những đóng góp to lớn của các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong quá trình đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền VNCH trên chiến trường Khu V. CHƯƠNG 2 KHÔI PHỤC VÀ BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ (1954-1960) 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Trung Trung Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Địa bàn này có những thuận lợi trong việc xây dựng căn cứ địa: vùng rừng núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, có thế liên hoàn nối liền với Tây Nguyên và Lào, có hành lang chiến lược Bắc – Nam đi qua; có tiềm năng kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng; cộng đồng cư dân ở đây giàu truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, bền bỉ trong gian khó, cần cù trong lao động, đoàn kết trong đấu tranh. 2.1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Trung Trung Bộ Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, nhân dân Trung Trung Bộ giàu truyền thống yêu nước, chống áp bức, bất công, chống xâm lược. Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp đã nổ ra tiêu biểu như: phong trào Nghĩa hội ở Quảng Nam, phong trào Ðông Du, phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế… Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, Trung Trung Bộ là một trong những địa bàn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền sớm trong cả nước. 2.1.3. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong quá trình vận động cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp Trước ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Trung Trung Bộ xây dựng các căn cứ ở Phú Túc, Ô Rây, Đồng Xanh, Đồng Nghệ (Hòa Vang, Quảng Nam); Chiến khu Vĩnh Tuy (Sơn Tịnh) và Chiến khu Núi Lớn (Mộ Đức) ở Quảng Ngãi và hậu cứ ở An Đỗ, An Sơn (Hoài Nhơn), Lộc Giang, Lộc Bài (Hoài Ân), Đại An, Đại Bình (An Nhơn) tỉnh Bình Định. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp có các căn cứ: Khu Sông Đà; Chiến khu Trung Man (Đà Nẵng); Căn cứ Tiên Phước; Khu kháng chiến Hạ Lào (Quảng Nam); Các chiến khu của đội du kích Ba Tơ: Cao Muôn (Ba Vinh, Ba Tơ); Núi Lớn (Tây Mộ Đức); Vĩnh Tuy (hay Vĩnh Sơn, Sơn Tịnh) ở Quảng Ngãi; Căn cứ Khu ủy Khu V ở Hoài Ân, Bình Định; Căn cứ Thồ Lồ ở Phú Yên. 2.2. QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ (1954-1960) 2.2.1. Âm mưu và thủ đoạn xóa bỏ căn cứ địa cách mạng của địch * Âm mưu của địch: Sử dụng lực lượng quân sự và gián điệp tiến hành dồn dân, chiếm đất, lập dinh điền, cướp bóc, bao vây, phá hoại kinh tế, cắt đứt quan hệ giữa miền núi và đồng bằng, tìm mọi cách kiểm soát nhân dân để tiêu diệt các căn cứ địa miền núi, đồng thời xây dựng căn cứ quân sự tại đây. *Các thủ đoạn xảo quyệt được áp dụng: - Về quân sự: Xây dựng hàng loạt các đồn bốt ở miền núi, tổ chức bắt lính trong đồng bào dân tộc, mở hàng chục cuộc hành quân càn quét đánh vào các căn cứ địa miền núi. - Về chính trị: Tiến hành củng cố bộ máy hành chính miền núi, phát triển lực lượng gián điệp, kiểm soát gắt gao hoạt động của nhân dân, mua chuộc các tù trưởng, già làng, chia rẽ sự đoàn kết Kinh – Thượng, đẩy mạnh hoạt dồn dân vào các khu tập trung. - Về kinh tế: Phong tỏa về kinh tế, độc quyền mua rẻ các loại lâm thổ sản miền núi. Trong các cuộc hành quân càn quét, địch ra sức cướp bóc, phá hoại tài sản của nhân dân. 2.2.2. Chủ trương của ta Đối với hoạt động xây dựng và bảo vệ căn cứ địa, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) năm 1959, Nghị quyết Hội nghị Liên khu ủy V mở rộng (4-1960)… đã chỉ rõ: Để bảo vệ các cơ quan đầu não và che giấu cán bộ, cần xây dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn. Khẩn trương xây dựng Tây Nguyên và miền Tây thành căn cứ địa vững chắc, làm trở lực mạnh mẽ cho đồng bằng, tạo thế chung cho cách mạng ở miền Nam. 2.2.3. Quá trình phục hồi căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Từ năm 1954-1957, các địa phương Trung Trung Bộ tích cực đẩy mạnh việc xây dựng, phục hồi các căn cứ: Khu Sông Đà (Đà Nẵng), khu B1 (Quảng Nam); Vĩnh Thạnh (Bình Định), Thồ Lồ (Phú Yên), Liên khu ủy V (Bến Hiên, Bến Giằng, Quảng Nam)... Trong những năm 1958-1960, ở miền núi phía Tây Trung Trung Bộ các căn cứ địa được xây dựng, củng cố và mở rộng: - Căn cứ Nước Oa (hay Vườn Cam) thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My. Từ giữa năm 1960 đến năm 1973, Nước Oa trở thành nơi đứng chân của Khu ủy và BTL Quân khu V. - Căn cứ Nước Là (Mật khu Đỗ Xá), thuộc xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Căn cứ Nước Là là nơi đứng chân của Liên Khu ủy – Ban Quân sự Khu V từ năm 1960 đến năm 1963. - Khu căn cứ miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam bao gồm các huyện Hiên, Giằng và miền Tây Hòa Vang. Đây là nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Khu căn cứ miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 19 xã thuộc huyện Trà Bồng, 10 xã Sơn Tây, 8 xã Sơn Hà, 13 xã Ba Tơ và 4 xã Minh Long. - Khu căn cứ miền Tây tỉnh Bình Định bao gồm hầu hết huyện Vĩnh Thạnh, toàn bộ vùng cao huyện An Lão và 3 xã vùng cao huyện Vân Canh. - Khu căn cứ miền Tây tỉnh Phú Yên bao gồm các xã Quang Hiển, Tân Vinh, Phước Tân, Phước Thuận, Đá Mài, Phú Mỡ thuộc các huyện Miền Tây, Sơn Hòa. 2.3. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Về chính trị, tư tưởng: Cán bộ, đảng viên luôn bám sát quần chúng, hòa mình vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc để tuyên truyền, vận động họ tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ căn cứ địa. Bên cạnh đó, cũng tìm cách tranh thủ, lôi kéo các tầng lớp trên, đặc biệt là già làng, trưởng bản, vận động họ ủng hộ các phong trào đấu tranh của quần chúng và tham gia hoạt động bảo vệ căn cứ địa. Về công tác bố phòng chiến đấu, chống gián điệp xâm nhập: Các căn cứ tổ chức rào làng; cắm chông, thò; xây dựng các tuyến chiến đấu, đẩy mạnh công tác phòng gian bảo mật, chống gián điệp xâm nhập. Về tổ chức đấu tranh chống chính sách dồn dân của địch: Qua đấu tranh đồng bào Vĩnh Thạnh (Bình Định), Thồ Lồ (Phú Yên) đã thất bại âm mưu dồn dân của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, bảo vệ vững chắc các căn cứ cách mạng. CHƯƠNG 3 KẾT HỢP XÂY DỰNG VỚI BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ (1961-1975) 3.1. CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” (1961-1965) 3.1.1. Tiếp tục củng cố các căn cứ địa miền núi, phát triển căn cứ địa ở vùng đồng bằng Đến cuối năm 1965, tại các vùng giáp ranh và đồng bằng, các căn cứ mới được xây dựng: K20, Sơn – Cẩm – Hà, Triều Tiên, Đà Lạt, Liên Xô, Núi Bà, Hòn Chè, Vân Hòa, Đá Bàn, Hòa Kiến không ngừng được củng cố, phát triển. Một số căn cứ ven biển đồng thời là bến bãi tiếp nhận hàng vận chuyển trên biển cũng được thành lập ở Vũng Rô (Phú Yên), Lộ Diêu (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi). 3.1.2. Đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Trong giai đoạn 1961-1965, quân dân Trung Trung Bộ đã đập tan các cuộc càn điển hình của địch: “Lam Sơn 7”, “Lam Sơn 8”, “Bình Châu” đánh vào căn cứ Sơn – Cẩm – Hà, “Chiến dịch quyết thắng 202” đánh vào căn cứ Mang Xinh, chiến dịch “Dân thắng” đánh vào Căn cứ Vân Hòa… 3.2. CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG, GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965-1968) 3.2.1. Phát triển thực lực căn cứ địa cách mạng đáp ứng yêu cầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, căn cứ địa ở Trung Trung Bộ tiếp tục được xây dựng toàn diện trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quân sự. 3.2.2. Tổ chức chiến đấu, đánh thắng các cuộc hành quân càn quét của địch vào căn cứ Các căn cứ tăng cường công tác bố phòng xây dựng các hầm chông, bãi mìn, chủ động phối kết hợp giữa các lực lượng, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích chống địch càn quét, từng bước làm thất bại các cuộc tấn công của địch vào các căn cứ: K20, Sơn – Cẩm – Hà, rừng dừa Bảy Mẫu, Vân Hòa, Núi Bà. 3.2.3. Phát huy vai trò hậu phương tại chỗ của căn cứ địa cách mạng Trong giai đoạn 1965-1968, các căn cứ địa ở Trung Trung Bộ đã góp sức cùng hệ thống căn cứ địa, căn cứ du kích, “lõm chính trị” ở Khu V động viên tại chỗ được số quân bằng 43% tổng số quân tuyển tại chỗ trong suốt cuộc chiến tranh; đã khai thác tại chỗ được 78% tổng số lương thực, 94% số thực phẩm sử dụng tại chiến trường. 3.3. KHÔI PHỤC CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG, TẠO THẾ VÀ LỰC MỚI GÓP PHẦN KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN (1969-1975) 3.3.1. Củng cố căn cứ địa cách mạng sau Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (1969-1973) Sau Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đã nhanh chóng phục hồi, củng cố thực lực về mọi mặt: sản xuất tự túc được đẩy mạnh; đời sống văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; các phong trào thi đua yêu nước diễn ra sôi nổi; một số căn cứ mới được hình thành và mở rộng: Khu A, Căn cứ Quế Tiên, Căn cứ lõm Bầu Bính, Chiến khu Tiên Sơn, Căn cứ Tây Nam. 3.3.2. Đẩy mạnh phát triển thực lực căn cứ địa cách mạng (1973-1975) Từ sau Hiệp định Paris, căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ được củng cố, phát triển trên nhiều mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Với thực lực không ngừng được củng cố, phát triển, trong mùa Xuân lịch sử năm 1975, quân dân căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ đã huy động cao độ sức người, sức của để đóng góp cho sự nghiệp giải phóng quê nhà. CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ 4.1.1. Các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ phong phú về loại hình, đa dạng về quy mô và hình thức tổ chức Việc xây dựng hệ thống căn cứ địa cách mạng với sự phong phú về loại hình, đa dạng về quy mô và hình thức tổ chức đồng thời tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi là một sự lựa chọn sáng tạo, phù hợp với quy luật phát triển của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhờ đó, quân dân Trung Trung Bộ đã giải quyết được vấn đề đất đứng chân tương đối an toàn, xây dựng, củng cố lực lượng, tạo thế đứng vững chắc về quân sự để trường kỳ kháng chiến. 4.1.2. Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ thường xuyên có sự biến động Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ thường xuyên có sự biến động do điều kiện địa hình, do bị địch đánh phá ác liệt, do quá trình chia tách, sáp nhập. Để khắc phục sự biến động này, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, ý thức phòng gian bảo mật của quân dân nhằm bảo vệ căn cứ vững chắc. Mặt khác, cũng đẩy mạnh phong trào kháng chiến ở các địa phương, qua đó, ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động của các căn cứ địa. 4.1.3. Căn cứ địa ở Trung Trung Bộ có khả năng đảm bảo sản xuất tự túc, tự cấp Trong quá trình kháng chiến, các căn cứ địa ở Trung Trung Bộ đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo sản xuất tự túc, tự cấp. Tuy nhiên khả năng này bị hạn chế do đất đai kém màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai xảy ra thường xuyên, giao thông khó khăn... Vì vậy, để duy trì cuộc chiến đấu lâu dài, các căn cứ rất cần sự chi viện từ hậu phương miền Bắc. Đây chính là nguồn lực cơ bản để tăng cường sức mạnh về mọi mặt cho các căn cứ địa ở Trung Trung Bộ. 4.1.4. Hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ dễ bị chia cắt, cô lập khi địch tập trung lực lượng đánh phá mạnh Do địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, các căn cứ chủ yếu tập trung ở miền rừng núi với quy mô vừa và nhỏ, khả năng dự trữ về hậu cần không nhiều... nên khi địch tập trung lực lượng đánh phá mạnh, phong tỏa từ nhiều hướng, các căn cứ dễ bị chia cắt, cô lập. Vì vậy, để bảo vệ các căn cứ, bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan