Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Cảm ứng ở thực vật - đồng tháp...

Tài liệu Cảm ứng ở thực vật - đồng tháp

.DOC
17
7274
143

Mô tả:

TÊN CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT NHÓM: ĐỒNG THÁP Thành phần: 1/ Hồ Thanh Thúy: nhóm trưởng 2/ Đào Thị Lệ Quyên: thư kí 3/ Hà Đăng Khoa: thành viên 4/ Nguyễn Hồng Hải: thành viên 5/ Trần Thùy Trang: thành viên I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm 3 bài trong chương II thuộc phần A. Cảm ứng ở thực vật – Sinh học 11 nâng cao. Bài 23. Hướng động Bài 24. Ứng động Bài 25. Thực hành hướng động. 2. Nội dung kiến thức của chuyên đề KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI HƯỚNG ĐỘNG CÁC KIỂU CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI ỨNG ĐỘNG CÁC KIỂU CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 3. Thời lượng: - Số tiết học trên lớp: 3 tiết - Thời gian học ở nhà: 1 tuần làm dự án. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu chuyên đề Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức - Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ). - Nêu được các kiểu hướng động. - Nêu được ứng động là sự vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều kiện môi trường. - Nêu được các kiểu ứng động. - Phân biệt được hướng động với ứng động - Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể. - Nêu được vai trò của hướng động và ứng động đối với thực vật. - Vận dụng kiến thức hướng động ở thực vật để giải thích được: + Trong trồng cây Bonsai, tạo dạng các bộ rễ với các hình dạng khác nhau. + Trong trồng trọt, phải chú ý mật độ gieo trồng, tỉa thưa ở thực vật. + Sự khác nhau về bộ rễ của các loại cây sống ở các điều kiện nước khác nhau. - Vận dụng kiến thức ứng động ở thực vật để giải thích được: + Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ. + Vận động bắt mồi ở cây nắp ấm, cây gọng vó. + Vận động nở hoa + Hiện tượng thức ngủ - Đề xuất các ứng dụng của hiện tượng hướng động, ứng động vào thực tiễn sản xuất 1.2. Kĩ năng : Rèn luyện được các kĩ năng sau: - Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa. - Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp - Kỹ năng thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động (ánh sáng, nước,...) - Kĩ năng thực địa: (trồng cây trực tiếp ở ngoài đất) 1.3. Thái độ - Biết vận dụng cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn trồng trọt. - Có ý bảo vệ môi trường đất thông qua động tưới nước, bón phân hợp lí tạo điều kiện bộ rễ phát triển, trồng cây với mật độ phù hợp. - Không lạm dụng các hóa chất độc hại với cây trồng, hạn chế các chất thải độc hại vào môi trường không khí. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường. - Nhận thức được khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ. 1.4. Định hướng các NL được hình thành STT Tên năng lực 1 NL giải quyết vấn đề Các thành phần kĩ năng - Quan sát hình và xác định đúng các hình thức cảm ứng tương ứng với mỗi hình 2 NL sử dụng ngôn ngữ 3 NL tự học 4 5 6 7 8 9 10 - Nhận dạng được các kiểu hướng động và ứng động - Quan sát hình và xác định đúng các kiểu hướng động tương ứng với mỗi hình - Vận dụng cơ chế hướng động và ứng động để giải quyết tình huống cụ thể - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống cụ thể - Giải thích một số thuật ngữ Hán Việt: hướng động, ứng động - Trình bày bản chất của các khái niệm - Kể tên được các kiểu hướng động, ứng động - Tìm hiểu tác dụng sinh lý của auxin và Giberelin - Tìm hiểu cơ chế ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng - Phân biệt hướng động và ứng động - Tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của giáo viên NL tư duy Phát triển tư duy phân tích, so sánh ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng; hướng động và ứng động NL giao tiếp: Tăng khả năng sáng tạo, xử lí tình huống, hình thành kĩ năng tranh luận, hùng biện, tự tin khi trình bày vấn đề hay phát vấn, biết lắng nghe, ... NL sử dụng CNTT và Xử lí văn bản, tra hình ảnh, clip, nội dung kiến thức có liên quan truyền thông (ICT) trên mạng internet NL hợp tác Qua trao đổi thông tin trong nhóm học tập NL sáng tạo Trong tiế hành thí ngiệm để thu được mẫu đạt yêu cầu, đẹp NL tự quản lý Học sinh tự quản lý việc học tập của mình (qua thời gian biểu học tập) Năng lực khoa học Thành thành các kĩ năng quan sát thí nghiệm, đo đạt, đưa ra các tiên đoán khoa học và hình thành giả thuyết khoa học 2. Chuẩn bị của GV và HS 2.1. Chuẩn bị của GV - Tranh minh họa về các kiểu hướng động, ứng động. - Clip về các kiểu hướng động, ứng động. - Phiếu học tập: phân biệt hướng động với ứng động, phân biệt ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng. - Thiết kế dự án Tìm hiểu cảm ứng ở thực vật. 2.2. Chuẩn bị của HS Các phương tiện để thực hiện dự án Tìm hiểu cảm ứng ở thực vật: thiết bị chụp ảnh, quay phim; máy tính; các thiết bị và mẫu vật thực hành theo phân công của dự án 3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập * Hoạt động 1, 2: thời gian 30 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, phân loại cảm ứng ở thực vật (thời gian 15 phút) - GV cho HS quan sát 2 hình: + Hình 1. Chim sẻ xù lông khi trời lạnh. + Hình 2. Cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm Gợi ý: khi nhiệt độ thấp, chim sẻ phản ứng như thế nào? Khi tay chạm nhẹ vào lá trinh nữ thì lá có hiện tượng gì ?  HS hình thành khái niệm cảm ứng ? Từ đó phát biểu cảm ứng ở thực vật ? + Clip 1. Hướng sáng ở thực vật + Clip 2. Cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm Gợi ý: Hãy xác định tác nhân kích thích ở mỗi clip trên? hướng của tác nhân kích thích ở 2 clip trên khác nhau như thế nào?  Hình thành khái niệm hướng động và ứng động. - GV yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ khác về hướng động và ứng động. Kết luận: - Khái niệm cảm ứng: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật trước kích thích của môi trường. - Khái niệm cảm ứng ở thực vật: Cảm ứng là phản ứng của thực vật trước kích thích của môi trường. - Phân loại: hướng động và ứng động - Khái niệm hướng động: là hình thức phản ứng một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. - Khái niệm ứng động: là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân không định hướng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động và ứng động (thời gian 15 phút) a. Phân loại hướng động - GV cho HS quan sát hình hướng sáng (SH 11CB) để phân biệt hướng động âm, dương. - GV cho HS quan sát hình hướng đất, yêu cầu HS vận dụng xác định hướng động âm, dương ở các bộ phận của cây. Kết luận: - Hướng động dương: khi vận động hướng về tác nhân kích thích - Hướng động âm: khi vận động tránh xa tác nhân kích thích - Chồi ngọn hướng đất âm, đỉnh rễ hướng đất dương b. Phân loại ứng động - Cho hs quan sát 2 Clip + Clip 1. Cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm + Clip 2. Quấn vòng của cây thân leo - Clip nào có liên quan đến sự sinh trưởng của cây ? Kết luận: - Ứng động không sinh trưởng: là vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây - Ứng động sinh trưởng: là vận động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây c. Giới thiệu các kiểu hướng động và ứng động GV cho HS quan sát 8 hình tương ứng với các kiểu cảm ứng ở thực vật: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 5 Hình 4 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: GV gợi ý: sắp xếp các hình vào hình thức cảm ứng phù hợp ? Phân loại kiểu hướng động và ứng động cụ thể tương ứng với từng hình ? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hướng động Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Ứng động Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kiểu …………………………… Kết luận: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Ứng động sinh trưởng Hình 7 Hướng động Kiểu hướng đất Kiểu hướng sáng Kiểu hướng nước Kiểu hướng hóa Ứng động Ứng động không sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng Hình 8 Hoạt động 3. Dự án: “Tìm hiểu cơ chế hướng động, ứng động và thực hành hướng động, ứng động”. 3.1. Mục tiêu dự án: Sau khi hoàn thành dự án này, học sinh có khả năng: - Trồng đậu xanh để thấy được các hiện tượng: hướng sáng, hướng đất, hướng nước, hướng hóa - Sưu tầm 1 chậu cây trinh nữ - Sưu tầm 1 chậu dạng thân leo, sau đó 1 cây cắm trụ vào chậu để thấy hiện tượng quấn vòng - Sưu tầm hình ảnh và clip về hướng động và ứng động - Đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn sản xuất - HS chuẩn bị nội dung: + Trình bày cơ chế tác động của hoocmon Auxin, Giberelin + Trình bày cơ chế hướng sáng, hướng đất + Trình bày cơ chế ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng + Phân biệt hướng động và ứng động Thời lượng dự án: 1 tuần. 3.2. Mô tả dự án Theo đó, chia lớp thành 4 nhóm học sinh nghiên cứu và báo cáo cụ thể như sau: - Trồng đậu xanh để thấy được các hiện tượng: hướng sáng, hướng đất, hướng nước, hướng hóa - Sưu tầm 1 chậu cây trinh nữ - Sưu tầm 1 chậu dạng thân leo, sau đó 1 cây cắm trụ vào chậu để thấy hiện tượng quấn vòng - Sưu tầm hình ảnh và clip về hướng động và ứng động - Đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn sản xuất - HS chuẩn bị nội dung: + Trình bày cơ chế tác động của hoocmon Auxin, Giberelin + Trình bày cơ chế hướng sáng, hướng đất + Trình bày cơ chế ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng + Phân biệt hướng động và ứng động 3.3. Yêu cầu tiên quyết đối với học sinh - Có kiến thức về cảm ứng ở thực vật - Kỹ năng khai thác mạng và internet. - Kỹ năng soạn thảo văn bản. - Kỹ năng thực địa 3.4. Các địa chỉ website gợi ý: http://www.violet http://www.thuviensinhhoc.com http://www.youtube 3.5. Các bước tổ chức bài dạy: Nội dung Hoạt động của GV Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về hướng động và ứng động dẫn đến tên dự án Xây dựng các tiểu chủ - Tổ chức cho học sinh phát triển đề/ý tưởng ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề. - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề. Hoạt động của HS - Nhận biết chủ đề dự án. - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ. + Tìm hiểu cơ chế hướng động + Tìm hiểu cơ chế ứng động + Vai trò của hướng động, ứng động + Thực hành hướng động, ứng động - Căn cứ vào mục tiêu dự án và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm). + Thực hành (theo mục tiêu dự án đề ra) + Quan sát, theo dõi, ghi chép kết quả thí nghiệm + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Sưu tầm hình ảnh, clip có liên quan. + Viết báo cáo Lập kế hoạch thực hiện dự - GV nêu mục tiêu dự án và yêu án. cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án. - GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. + Tại sao chồi ngọn có thể hướng về phía ánh sáng còn rễ thì hướng về phía trọng lực? + Tại sao rễ cây có thể hướng về nguồn nước, phân bón? + Hãy giải thích hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm và cây phượng vĩ vào chiều tối? + Phân biệt hướng động và ứng động. + Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. + Đề xuất ứng dụng của hướng động và ứng động vào thực tiễn sản xuất. - Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm vụ cần thực hiện. Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) Thực hành, theo dõi thực Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. hành, tham khảo tài liệu nhóm - Thảo luận nhóm để xử lý - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử - Từng nhóm phân tích kết quả thu thông tin và lập dàn ý báo lí thông tin, cách trình bày sản thập được và trao đổi về cách trình cáo phẩm của các nhóm) bày sản phẩm. - Hoàn thành báo cáo của - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản xuất (90 phút) Báo cáo kết quả (45 phút) - Tổ chức cho các nhóm báo cáo - Các nhóm báo cáo kết quả kết quả và phản hồi - Trình chiếu Powerpoint. - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ - Trình chiếu dưới dạng các file sung cho các nhóm khác. video. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào Nhìn lại quá trình thực hiện dự án (30 phút) Nêu các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản xuất (15 phút) các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở. - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn sản xuất. - Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân. - Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm. - GV cho các nhóm thảo luận và lựa chọn một số biện pháp khả thi trong thực tiễn sản xuất - Sau khi mỗi nhóm báo cáo, yêu - HS các nhóm thảo luận trả lời câu cầu mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi phụ của giáo viên phụ để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, đồng thời cộng điểm khuyến khích cho những nhóm trả lời vận dụng tốt. Mỗi câu trả lời đúng yêu cầu sẽ đạt 1 điểm + Trong trồng cây Bonsai, tạo dạng các bộ rễ với các hình dạng khác nhau. + Trong trồng trọt, phải chú ý mật độ gieo trồng, tỉa thưa ở thực vật. + Sự khác nhau về bộ rễ của các loại cây sống ở các điều kiện nước khác nhau. + Trong thực tế, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp nào ? Phụ lục dự án: Phiếu đánh giá, mẫu biên bản nhóm, danh sách địa chỉ website gợi ý Biên bản làm việc nhóm Nhóm: ……… TT 1 2 3 4 5 6 …. Họ tên thành viên Nhiệm vụ cụ thể Thời gian hoàn thành Phiếu đánh giá báo cáo Điểm 2 1 0 Tiêu chí Hoàn thành trên 70% các yêu cầu nêu trong dự án Nội dung Diễn đạt Hình ảnh minh họa và Clip Xác nhận đóng góp Sản phẩm thực hành Tổng Trình bày logic, diễn đạt dễ hiểu Đầy đủ và sinh động, mới lạ Nêu rõ ràng và đầy đủ đóng góp của cá nhân và tập thể liên quan Đầy đủ 6 mẫu, mẫu đẹp 10 Hoàn thành 50% - 70% các yêu cầu nêu trong dự án Trình bày logic, diễn đạt nhiều chỗ chưa rõ ý. Đủ nhưng chưa phong phú, mới lạ Nêu được đóng góp của cá nhân và tập thể liên quan nhưng chưa rõ ràng Đủ 6 mẫu, mẫu không đẹp 5 Hoàn thành dưới 50% các yêu cầu nêu trong dự án Lủng củng không logic Thiếu hình hoặc clip Không nêu được đóng góp của cá nhân và tập thể liên quan Không đủ mẫu, mẫu không đẹp 0 III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội dung THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP 1. Khái niệm - Nêu được cảm ứng, khái niệm hướng động, cảm ứng, ứng động hướng động, ứng động ở thực vật Phân biệt khái niệm hướng động, ứng động Sắp xếp các ví dụ vào hình thức cảm ứng ở thực vật phù hợp - NL giải quyết vấn đề - NL sử dụng ngôn ngữ 2. Các kiểu - Kể tên hướng động và được các ứng động kiểu hướng động - Kể tên được các kiểu ứng động - Phân biệt các kiểu của ứng động. - Phân biệt các kiểu ứng động Sắp xếp các hình vào các kiểu hướng động và ứng động phù hợp - NL giải quyết vấn đề - NL sử dụng ngôn ngữ bày cơ - Giải thích hướng cơ chế gây ra hướng hướng đất, hướng sáng, bày cơ hướng nước, ứng hướng hóa - Vận dụng tính hướng động và ứng động vào trong thực tiễn trồng trọt - NL tự học - NL giải quyết vấn đề - NL tư duy - NL giao tiếp - NL hợp tác 3. Cơ chế hình thành các dạng hướng động, ứng động NHẬN BIẾT Trình chế sáng, đất. Trình chế VẬN DỤNG CAO Các năng lực hướng tới trong chủ đề động, sinh - So sánh trưởng. hướng động và ứng động - Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng 4. Vai trò và Trình bày ứng dụng của vai trò cùa cảm ứng ở thực hướng động vật và ứng động đối với đời sống của thực vật Phân tích các ứng dụng của hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất. 5. Thực hành - Thực hiện hướng động, được thí ứng động ngiệm - Nêu thêm các ví dụ về hướng động và ứng động Đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn sản xuất - NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) - Vận dụng tính hướng hóa, hướng nước trong trồng cây Bonsai, tạo dạng các bộ rễ với các hình dạng khác nhau”. - Vận dụng hướng sáng trong trồng trọt, phải chú ý mật độ gieo trồng, tỉa thưa ở thực vật. - Sự khác nhau về bộ rễ của các loại cây sống ở các điều kiện nước khác nhau. - Vận dụng ứng động trong việc thúc đẩy sự nở hoa, đánh thức chồi - NL giải quyết vấn đề - NL giao tiếp - NL sử dụng ngôn ngữ - Các kĩ năng khoa học - NL tự học - NL sáng tạo - NL tự quản lý - NL giao tiếp - NL hợp tác - NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) - Các kĩ năng khoa học 2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá 2.1. Trình bày khái niệm cảm ứng ở thực vật ? 2.1. Nêu khái niệm Hướng động ? 2.2. Nêu khái niệm Ứng động ? 2.3. Cho các ví dụ sau: (1) Đặt chậu cây gần cửa sổ, chồi ngọn hướng về phía ánh sáng. (2) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm (3) Hiện tượng khép lá của cây phượng vĩ (4) Hoa mười giờ nở vào thời gian khoảng 9h – 10h30. Các ví dụ trên, ví dụ nào là hướng động? Ví dụ nào là ứng động? 2.4. Hãy kể tên các kiểu hướng động? 2.5. Hãy kể tên các kiểu ứng động? 2.6. Cho các hình sau: Hình 1 Hình 3 Hình 2 Hình 4 Hình 5 Hình 7 Hình 6 Hình 8 Hãy sắp xếp chúng vào các hình thức hướng động (hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng hóa), ứng động (sinh trưởng, không sinh trưởng) phù hợp. 2.7. Tại sao chồi ngọn hướng đất âm, còn rễ hướng đất dương? 2.8. Tại sao chồi ngọn hướng sáng dương ? 2.9. Hãy phân biệt hướng động và ứng động về khái niệm, cơ chế, các kiểu cảm ứng, vai trò. 2.10. Hãy so sánh ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. 2.11. Dựa vào các kiểu hướng động, trong trồng trọt người ta cần chú ý tới những biện pháp nào nhằm nâng cao năng suất cây trồng? 2.12. Hãy nêu vai trò của hướng động và ứng động đối với đời sống của thực vật 2.13. Một nghệ nhân Bonsai phát biểu rằng: “Một cây Bonsai đẹp phải phơi cả rễ, có cây rễ phủ quanh cục đá Nếu một cây Bonsai mà gốc "cấm dùi" thẳng vào mặt đất thì chẳng còn gọi là Bonsai được.” Biện pháp tạo dáng bộ rễ Bonsai: Nếu thấy bên nào bị thiếu rễ thì tưới nước nhiều lần hoặc đợi mưa đất mềm để dễ làm. Moi đất chỗ bị trống rễ, rồi thò ngón tay trỏ xuống sâu dưới gốc thăm dò gặp rễ nào có khả năng rút được thì từ từ kéo lôi lên dần, khi thấy nó đã trồi hẳn thì lấp đất hố vừa moi, tiếp theo là banh sửa lại rễ và lấp đất. Dùng nguyên mảnh vỏ dừa đem đập dập rồi úp tủ kín cái rễ ấy để bảo vệ cho nó được an toàn. Nước và ánh sáng chiếm phần quan trọng còn lại trong việc săn sóc Bonsai. Thường Bonsai loại xanh muôn thuở, loại thông đều thích ở ngoài trời, tưới bằng vòi nước cho thật ướt cả cây lẫn đất, ... (Trính theo nguồn http://www.bonsaivietnam.com/ky-thuat-bonsai) 2.13.1. Trong kĩ thuật trồng Bonsai, để tạo ra bộ rễ đẹp thì chúng ta vận dụng kiểu cảm ứng chủ yếu là A. hướng sáng, hướng đất B. hướng nước, hướng hóa C. ứng động sinh trưởng và hướng đất. D. ứng động không sinh trưởng và hướng nước 2.13.2. Hãy khoanh đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau: Nội dung Muốn bộ rễ Bonsai phát triển về phía nào thì ta bón phân, tưới nước về phía đó Trong kĩ thuật trồng Bonsai không chú ý tới ánh sáng Đúng hoặc sai Đúng / sai Đúng / sai 2.13.3. Hãy điền từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: a. Vận động .............................. theo chiều lực hút của trọng lực trái đất chủ yếu là do sự phân bố ..................................................của .................................... ở ........................... của rễ b. Ngọn cây luôn .................................... hướng sáng do sự phân bố .......................(mà cụ thể là AIA) .................................................. c. Auxin vận chuyển chủ động về nơi ................... ánh sáng d. Ứng động không sinh trưởng là các vận động không có sự .............................. và .......................... của các tế bào của cây e. Vận động quấn vòng, thức ngủ, nở hoa là kiểu ứng động ................................................... f. Vận động bắt mồi của cây nấm ấm, cây gọng vó là kiểu ứng động ................................... ............................................ 2.13.4. Em hãy giải thích ý sau trong bài báo “Nước và ánh sáng chiếm phần quan trọng còn lại trong việc săn sóc Bonsai” ?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan