Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà...

Tài liệu Cái ngông từ thơ của nguyễn công trứ đến thơ tản đà

.PDF
55
1172
80

Mô tả:

Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị A. PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài Nguyễn Công Trứ và Tản Đà sinh ra và lớn lên vào hai giai đoạn khác nhau của lịch sử. Nhưng xét về bản chất, hai bối cảnh đó lại có những nét tương đồng: trong lòng xã hội nảy sinh những biến động bão táp làm xuất hiện nhiều trạng thái tõm lớ, nhiều tư tưởng mang tính chất phản xã hội, bộc lộ nhu cầu cá nhân... Cùng là những con người tài hoa, có cá tính độc đáo nờn dự khác nhau về thời gian nhưng hai ông lại có những cách biểu hiện, cách phản ứng lại xã hội tương đối giống nhau. Cả hai nhà thơ đều có một vị trí quan trọng trong đời sống văn chương thời đó, do hai ụng đó mở ra một lối sống mới, một cách thể hiện mới làm cho bộ mặt văn chương có phần thay đổi. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà chính là sự phản ánh rõ nhất cuộc đời tài hoa, tài tử, phá phách của hai ông. Từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà, chúng ta nhìn thấy một điểm rất chung: cả hai ông đều thể hiện mình hết sức độc đáo trong văn chương hay nói khác đi, chúng ta tìm thấy nột “ngụng” trong sáng tác của họ. Do vị trí đặc biệt của họ trên thi đàn nên việc nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ và Tản Đà đã được chú ý từ rất sớm. Ta có thể điểm qua tên của một số tác giả nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ: GS.TS Nguyễn Đăng Na, GS Phong Lê, PGS.TS Lê Thanh Bình, Nguyễn Bách Khoa, Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Trương Chính, Phạm Vĩnh Cư... Về Tản Đà: Trần Đình Hượu, Nguyễn Khắc Xương, Nguyễn Thiên Thụ, Xuân Diệu, Tầm Dương... Số lượng nghiên cứu về hai tác giả thì khá lớn nhưng việc khai thác nét “ngụng” như là một vấn đề, một luận điểm thì chưa có công trình nào đề cập đến. Qua quá trình tìm hiểu hai tác giả, và qua thao tác so sánh đối chiếu, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề khá hay, thể hiện được cá tính độc đáo của hai tác giả. Đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất xã hội. Với mong muốn góp Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị một phần nhỏ bé của mình vào kho tàng nghiên cứu về hai tác giả, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài báo cáo khoa học “Cỏi Ngông từ thơ của Nguyễn Công Trứ đến thơ Tản Đà”. II. Lịch sử vấn đề Một nhà thơ lớn Xô Viết Tvardovski nhận xét: " Mỗi thế hệ làm giàu thêm cho các tác giả cổ điển". Thật vậy, mặc dù còn bị nhiều hạn chế song cùng với năm tháng qua đi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương vẫn được các thế hệ tiếp nối khai thác và cũng ngày một trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Với Nguyễn Công Trứ và Tản Đà cũng vậy. Tuy các tác giả này sống chủ yếu vào nửa cuối thế kỷ XIX và đầu nửa đầu thế kỷ XX xong hai cụng cú những khía cạnh mà các thế hệ sau khai thác mãi không hết. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác giả này trên nhiều phương diện khác nhau. Về Nguyễn Công Trứ - một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn ở nhiều phương diện khác trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Người viết chỉ tóm lược những vấn đề có liên quan đến sự nghiệp thi ca của ông. Tác giả Chu Trọng Huyến đã nghiên cứu khá nhiều về Nguyễn Công Trứ. Hai cuốn sách xuất bản liên tiếp trong hai năm 1995 và 1996: "Nguyễn Công Trứ con người và sự nghiệp", "Nguyễn Công Trứ thơ và đời" đã tái hiện được bức chân dung con người Nguyễn Công Trứ cũng như thấy được tài năng trong sáng tác của ông. Cuốn sách đã trình bày nhiều vấn đề song chưa đi sâu vào nét đặc sắc độc đáo trong thơ Nguyễn Công Trứ mà mới chỉ đi sâu về tác giả, cuộc đời. Bên cạnh đó chúng tôi đánh giá cao ý kiến của Nguyễn Viết Ngoạn trong "Nguyễn Công Trứ tác giả - tác phẩm giai thoại" và PGS.TS. Nguyễn Đăng Na trong "Giáo trình văn học trung đại Việt Nam" tập 2. Ở đây các tác giả đi sâu vào tác phẩm, thâm nhập vào khái quát thành những luận điểm lớn cho Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị những mảng đề tài sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Đây cũng là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu này. Ngoài ra tác giả Hoàng Ngọc Hiến với bài viết "Dỏng kiờu và cốt kiêu của Nguyễn Công Trứ", "Con người tri thức Nguyễn Công Trứ" của giáo sư Phong Lê, "Sự lên ngôi của cỏ tôi - cá thể của Nguyễn Công Trứ" của giáo sư Nguyễn Đỡnh Chỳ, "Phân tích triết lý sống của danh nhân Nguyễn Công Trứ từ quan điểm truyền thông đại chúng nhằm rèn đức kẻ sĩ cho nhà báo hiện đại" của PGS.TS. Lê Thanh Bình. Đặc biệt gần đây một cuộc hội thảo khoa học quy mô và trang trọng do trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) kết hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở văn hóa thông tin du lịch Hà Tĩnh tổ chức đã tựu chung khoảng 40 giáo sư, tiến sĩ và các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian giàu kinh nghiệm cùng một số nhà văn, nhà thơ đã tham luận nhiều vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp con người Nguyễn Công Trứ. Những công trình nghiên cứu về thi sĩ Tản Đà cũng chiếm một số lượng khỏ nhiều.Chỳng ta phải kể đến cuốn sách " Tản Đà, thực và mộng" của Nguyễn Thiên Thụ ra đời khá sớm. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đây cũng là những tiếng nói đầu tiên nghiên cứu về Tản Đà. Tiếp theo là những tác giả: Trần Đình Hượu, Nguyễn Khắc Xương, Xuân Diệu.. cũng có nhiều bài viết khỏ sâu sắc về tác giả này. Nói chung đây là những bài viết mang tính chất nghiên cứu, tham khảo, quy mô nhỏ nên chưa thể đi sâu cụ thể, tường tận chính xác quy mô nhỏ từng vấn đề nhưng lại có sức gợi rất lớn, giúp cho người viết nhiều ý tưởng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Nói chung các tác giả chủ yếu được nghiên cứu riêng rẽ và trên bình diện khái quát hóa chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Chưa có ai nghiên cứu về vấn đề "ngông" trong sáng tác của hai tác giả. Do đó người viết gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện đề tài. Nhưng viết viết sẽ cố gắng tiến hành nghiên cứu vấn đề này để thử sức trên con đường nghiên cứu khoa học. Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung vào việc luận giải những biểu hiện của cái “ngụng” trong thơ của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà trên cơ sở giới thuyết khái niệm “ngụng” và “ngụng” trong văn học, từ đó cố gắng làm rõ sự khác nhau giữa hai tác giả (cả về mặt nội dung biểu hiện và nghệ thuật biểu hiện). IV - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp đối chiếu, so sánh + Phương pháp phân tích tổng hợp + Phương pháp liệt kê Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị B. PHẦN NỘI DUNG Chương I GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ “NGÔNG” VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÃ TRONG THƠ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ TẢN ĐÀ I - Vấn đề “ngụng” trong văn học 1. “Ngụng” là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, “ngụng” có nghĩa là: nói cử chỉ, hành động ngang tàng, khác hoặc trái với cái thông thường. Trong cuộc sống, ngông là một vấn đề thuộc về cá tính, phong thái, lối sống, quan niệm của con người về cuộc sống và những vấn đề tồn tại trong cuộc sống. Nó là sự ngạo nghễ, khinh bạc có phần ngông nghênh, vượt ra những quy chuẩn của xã hội. Thuộc về cá tính nên không phải bất cứ ai trong cuộc đời cũng “ngụng” được. Như một mệnh đề giá trị để khẳng định con người cá tính độc đáo hơn đời, khác đời, vấn đề “ngụng” là một vấn đề thuộc về phẩm chất cá tính nhiều hơn. “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” nên bất cứ ai tồn tại trong xã hội cũng đề chịu những tác động chung của xã hội mà họ đang sống. Nhưng cách phản ứng của mỗi người không phải ai cũng như ai. Trước bão táp của cuộc đời, có người khoanh tay đứng nhìn, có người bế tắc, có người lại đón nhận nó một cách rất bình tâm và coi nó như là một cuộc thử lửa để nung nấu cho mình những phẩm chất sắt đá, gan góc. Họ luôn luôn lạc quan có khi đến khinh bạc trước những khó khăn xảy đến với mình. Con người như vậy là con người nghị lực, con người luôn luôn vượt lên trên hoàn cảnh và tìm cách chiến thắng nó bằng nội lực bản thân. Cơ sở của lối sống đó là gì? Trước hết, nó xuất phát từ sự nhận thức của con người với cuộc sống. Cuộc sống luôn vận động và phát triển theo những quy luật nội tại của nó, nắm được bản chất của những quy luật đó, con người sẽ có được thái độ xử sự đúng đắn. Thứ hai, nó xuất phát từ ý thức sâu Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị sắc về tài năng. Con người tài năng sẽ bất chấp mọi khuôn khổ, mọi thử thách của hoàn cảnh. Dù cuộc đời có giăng ra trước mắt họ thiên la địa võng thỡ cỏnh chim đại bàng vẫn tung bay trên bầu trời cao rộng của nó. Cái “ngụng” càng lộ diện trong hoàn cảnh mà xã hội cương toả con người, kìm kẹp con người, xã hội phi cá tính. 2. Vấn đề “ngụng” trong văn học Trong văn học, vấn đề “ngụng” gắn chặt với việc thể hiện con người cá nhân, cá tính, con người vượt ra khỏi vòng cương toả của xã hội. Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, trong khi khẳng định cái “Ta” như một phẩm chất cao đẹp của con người thỡ nó cũng làm một công việc tiếp theo nữa là phủ định cá tính của cá nhân đó. Con người giai đoạn này là con người công dân, trách nhiệm nên ta không đặt vấn đề “ngụng” ở đây. Chỉ đến giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, vấn đề này mới được đặt ra như một bước phát triển mới trong việc thể hiện con người. Hia tác giả tiêu biểu là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Công Trứ. Không còn là con người “thần, tiên, thiền” nữa mà là con người trần tục, nhục cảm, vật chất, con người sống thành thật với chính mình. Ở Hồ Xuân Hương, chúng ta không nói đến vấn đề “ngụng” một cách trực diện mà gọi là cá tính thì đúng hơn, mặc dù bà là người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên phá bỏ nhiều những quy phạm, những nguyên tắc của xã hội. Lời tuyên ngôn “Vớ đõy đổi phận làm trai được- Thì sự anh hùng há bấy nhiờu” được coi như là một sự khẳng định cá tính một cách rõ rệt nhất. Ở văn học giai đoạn này, người quân tử với ý niêm an bần lạc đạo, giữ mình trong sạch không còn nữa, nhường chỗ cho con người tài tử, ngợi ca chữ Tài, chữ Tình, sống hành lạc: “Cuộc hành lạc chơi bao là lãi bấy- Nếu không chơi thiệt ấy ai bự” (Nguyễn Công Trứ). Chưa bao giờ con người trong văn học lại buông thả công khai, tự do như thế! Văn học là sự thể hiện con người một cách sinh động và sâu sắc nhất. Thời đại nào cũng có những con người thị tài, khoe tài và viết về tài mình Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị một cách sảng khoái. Từ cái “ngụng” của Nguyễn Công Trứ trong xã hội phong kiến đến cái “ngụng” của Tản Đà trong xã hội thành thị buổi giao thời là sự tiếp nối trong việc thể hiện con người cá nhân của hai nhà nho tài tử đồng thời lại biểu hiện những cung bậc sắc điệu khác nhau của hai con người, hai thời đại. Lấy việc thể hiện cái “ngụng” trong văn chương làm bệ phóng để nhìn sâu sắc hai cuộc đời, hai con người, hai cá tính, đồng thời qua đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về bối cảnh xã hội là vấn đề quan tâm của chúng tôi trong báo cáo này. II. Biểu hiện của cái “ngụng” trong thơ của Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà Xã hội phong kiến thời Nguyễn Công Trứ có nhiều nhiễu nhương, biến động đồng thời cũng là bối cảnh để thức dậy nhiều tư tưởng thời đại, thức dậy nhiều ý niệm mới về con người cá nhân với cá tính, tài năng và sáng tạo. Nguyễn Công Trứ - một bản lĩnh trong cuộc sống, một cá tính trong văn chương đã khẳng định mình như một nhà nho sống cao hơn những phép tắc, luật lệ của xã hội. Cánh buồm thơ của ông phăng phăng lướt trong gió mà không sợ một sự trở ngại nào. Ông ngông trong cuộc đời bao nhiêu thì văn chương của ông cũng lộng gió và khác đời bấy nhiêu. Cái “ngụng” của Nguyễn Công Trứ được thể hiện rõ nét nhất trong những bài hát nói phóng khoáng, mạnh mẽ, nói lên được cái chí tung hoành của con người toan xẻ núi lấp sông, coi thường thế tục trần ai, khoả sức vẫy vùng đồng thời được thể hiện trong những vần thơ “ngất ngưởng”. Cái “ngụng”của Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời và trong văn chương được xem như một sự khẳng định về một kiểu nhà nho mới trong văn học. Nó được thể hiện ở nhiều phương diện như quan niệm về chí trai, cái nhìn về hiện trạng xã hội và hành lạc- được xem như một biểu hiện rõ nhất của cỏi “ngụng” Nguyễn Công Trứ. 1. Cách thể hiện con người cá nhân 1.1. Quan niệm về công danh sự nghiệp của một đấng nam nhi Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Đối với một trang nam tử trong xã hội phong kiến, việc học hành, thi cử, đỗ đạt và làm quan là một điều tất yếu đặt ra như bổn phận. Chí theo đuổi lập công danh như ngọn lửa cháy sáng trong suốt cuộc đời mỗi người đọc sách thánh hiền. Bản thân Nguyễn Công Trứ, dù tài hoa học giỏi nhưng đường hoạn lộ cũng không phải đã dễ dàng, trôi chảy. Năm 1819, khi 42 tuổi ông mới trúng giải Nguyên trường thi Nghệ An. Nhưng có một điều đặc biệt là: trong lịch sử văn học nước ta chưa có một nhà nho nào lại ý thức về việc lập công danh sâu sắc như ông Thượng Thứ này. Sáng tác của ông có thể nói là sự khẳng định và đi tìm một cách khẳng định đúng đắn nhất về chữ công danh trong cuộc đời. Quan niệm về công danh sự nghiệp được Nguyễn Công Trứ gọi bằng những tên khác nhau: chí nam nhi, đường công danh, nợ công danh, nợ tang bồng... Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy có khoảng hơn 10 bài thơ ông luận về kẻ sĩ, về chí khí anh hùng, về công danh sự nghiệp. Và trong những bài thơ đầy trỏng chớ ấy, không lúc nào nhà thơ quên khẳng định về vị trí, vai trò của mình giữa cuộc đời. Ông cho rằng, việc mình sinh ra trên đời là việc hữu ý của trời đất: Thiên phú ngô, địa tỏi ngụ Thiên địa sinh ngụ nguyờn hữu ý (Trời che ta, đất chở ta Trời đất sinh ra ta là có ý) Ông cho rằng, mình sinh ra là phải làm tròn phận sự, coi mọi việc trong trời đất đều là việc của ta: - Vũ trụ chức phận nội (Việc vũ trụ là phận sự của ta) - Vũ trụ chi gian giai phận sự (Những việc trong vũ trụ đều là phận sự của ta) Đây là một nhân sinh quan tích cực hành động của con người không bao giờ biết thoái thác trách nhiệm của mình, ụng luôn giơ vai của mình ra mà Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị gánh càn khôn. Ở Nguyễn Công Trứ, quan niệm về “nợ cụng danh”cú phần kiêu căng, hơi ngạo nghễ. Ông dám báo trước những điều ông sẽ làm được: Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng Cờ báo tiệc giữa trời bay bướm nhẹ Tài bộ thế mà công danh lại thế Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong Nguyễn Công Trứ nói nhiều đến công danh. Nhưng không bó hẹp trong hai chữ công danh là lập thân nữa mà ông nhìn lên cao hơn, nhìn ra núi sông, vũ trụ. Ông mở rộng đường biên đến cõi bao la, vô tận. Công danh của ông được đặt trong mối tương quan với trời đất. Cũng chính vì vậy mà hình ảnh kẻ sĩ lên mang một tầm vóc, một kích thước khổng lồ: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Nợ tang bồng) Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thời nát với cỏ cây (Gánh trung hiếu) Như vậy, với Nguyễn Công Trứ, người nam nhi lập công danh vừa để thoả cỏi chớ của mình vừa để trả món nợ cho hoỏ cụng, để góp tiếng nói vào khúc hợp tấu của vũ trụ. Đây là quan niệm thật hào sảng, nó nâng tầm nhà nho lên tầm anh hùng cứu thế. Nó đưa kẻ sĩ đến việc “thực hiện một mẫu người tổng hợp, trong đó cú cỏi đạo đức của Trọng Ni, cái hùng dũng của Tử Lộ, cái thanh thản của Tăng Điểm. Kẻ sĩ của ông như thành một siờu nhõn” (Phạm Thế Ngũ). Quan niệm về công danh sự nghiệp không phải là quan niệm mới mẻ của kẻ sĩ thời trung đại. Nhưng nhắc đến nó như một “đặc sản” trong thơ thì quả là chỉ thấy trong thơ Nguyễn Công Trứ. Chính tần số xuất hiện và tính chất của nó đã chứng tỏ và đã khẳng định Nguyễn Công Trứmột nhà nho lệch chuẩn. Nổi bật trong tư tưởng của ụng khụng đơn giản là Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị nợ quân thân “chưa bỏo lũng canh cỏnh” (Nguyễn Trãi) nữa mà là hùng tâm trỏng chớ xoay chuyển vẫy vùng trong vũ trụ dọc ngang, ngang dọc. Không cú gỡ khỏc ngoài ta và vũ trụ! Một cánh buồm thơ lướt đi giữa trận cuồng phong mang theo khát vọng xẻ núi lấp sông, trả hết “nợ tang bồng”... “Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ xuất hiện dưới nhiều cạnh góc và hướng tới những mục đích khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh và tâm trạng. Ý chí đó, dù dưới góc cạnh nào cũng cú tớch cỏch cực đoan độc đỏo” (GS Nguyễn Duy Diễn). Không thể có một quan niệm về công danh sự nghiệp một cách sâu sắc và mới mẻ, lớn lao như vậy ở một nhà nho cả đời khắc kỉ phục lễ không biết vượt thoát khỏi bức tường thép của thể chế. Điều đó chỉ có thể nảy nở từ ý thức rất sâu sắc có khi tới mức cực đoan của nhà thơ về tài bộ của mình. 1.2 Ý thức sâu sắc về cái Tài Nguyễn Công Trứ là nhà nho “cú tài và thị tài” (Trần Đình Hượu). Sáng tác của ông là bài ca ca ngợi tài năng kiệt xuất của bản thân. Trong xã hội phong kiến, các bậc anh hùng hào kiệt thường hay ý thức về tài mình và coi đó là cái vốn để lập thân. Nguyễn Công Trứ cực đoan cái tài của mình trong một ý thức rất cao về bản ngã. ễng khoe tài một cách rất dõng dạc, như là một sự nổi loạn của cá tính: Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi (Cầm kì thi tửu) Trong trần ai ai kém ai đâu Tài bộ thế khoa danh ờ lại có (Đường công danh) Không tài tình quang cảnh có ra chi (Tài tình) Trước kia, Nguyễn Du cho tài năng là vô ích, là phù phiếm, mang tài là khổ:”Phàm sinh phụ kì ý- Thiên địa phi sở dụng”(Phàm sinh người có ý lạ- Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Trời đất không có chỗ dung) hay câu “Có tài mà cậy chi tài- Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Quan điểm này thật ngược với Nguyễn Công Trứ- con người luôn có ý thức lập phẩm rất cao và luôn mang cái tài của mình ra mà thách thức thiên hạ. Tài của Nguyễn Công Trứ là tài năng và tài tình. Tất cả những biểu hiện của nó đều được nhà thơ nhấn mạnh đến cực điểm. Chính quan niệm về cái tài như vậy nên Nguyễn Công Trứ tự cho mình có thể làm được nhiều điều không tưởng, vượt ra ngoài khả năng của con người bình thường. Ông khẳng định: Kộm gì nam bắc tõy đụng Đường thư kiếm vẫy vùng cho hết đất rồi: Trong lăng miếu ra tài lương đống Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương Điều này làm cho ông trở thành một kiểu mẫu nhà nho tài tử khác hẳn với kiểu nhà nho hành đạo. Dường như trong cõi đất trời này, chỉ có mình “hoàng độc thi nhõn”(Đào Tấn) là có tài mà thôi. Thiên hạ như nhỏ bé hơn dưới cái nhìn bao la của bậc tài tử. Và như thế thì tầm vóc của người quân tử cũng được nâng lên. Vì cậy tài và khoe tài nên Nguyễn Công Trứ luôn luôn đắc ý: Vũ trụ chức phận nội Đấng trượng phu một túi kinh luân Mang một “tỳi kinh luõn” đi khắp vũ trụ này, để vá lại càn khôn, để xoay lại trái đất- đó mới là cỏi chớ của bậc trượng phu quân tử. Chớnh vỡ quan niệm này mà sáng tác của Nguyễn Công Trứ như một sản phẩm truyền thống đang trong quá trình vật vã chuyển đổi để tìm và khẳng định thêm những chuẩn mới. Cái tài của Nguyễn Công Trứ là “tài bộ”: “ễng Hi Văn tài bộ đã vào lồng”, là cái tài vượt lên mọi chuẩn giá trị, mọi khuôn khổ và nhân gian luôn phải ngước nhìn. Chính cá tính ngụng đó làm cho Nguyễn Công Trứ có một quan niệm về cái tài một cách rất riêng như thế. Đồng thời, chính Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị quan niệm độc đáo về cái tài lại trở thành biểu hiện rất rõ của cỏi “ngụng” trong thơ ông. Đặc biệt trong “Bài ca ngất ngưởng” Nguyễn Công Trứ đã đề ra một “khuynh hướng thơ ngạo nghễ hiếm có trong làng thơ xứ Việt”. Có lẽ chưa có nhà thơ nào thời đú dám ngang nhiên xưng danh: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng ... Gồm thao lược đó nờn tay ngất ngưởng Bài thơ này được Nguyễn Công Trứ viết khi ông cáo quan về hưu (1848). Nó vừa như một hồi kí cuộc đời vừa như “một tuyờn ngụn” (Trần Thị Băng Thanh), một “bức chân dung tự hoạ về một cá tính mạnh mẽ, về một con người xuất chúng dám lấy cách sống ngang tàng, ngông ngạo, trái khoáy như một phương diện khẳng định bản ngó” (Nguyễn Đăng Mạnh). Từ ý thức về cái tài đến việc cụ thể hoỏ nó ở mức cực đoan trong sáng tác như không cần để ý đến cõi nhân gian bé tí ở dưới mình kia. Có thể nói, việc khẳng định cái tài như Nguyễn Công Trứ đã làm là một điều độc nhất, ta chỉ gặp trong cuộc đời và sáng tác của ông mà thôi. Nói như thế là để khẳng định: ngông như Nguyễn Công Trứ thì chỉ có một mà thôi! 2. Cái nhìn về hiện trạng xã hội Nguyễn Công Trứ sống hàn vi gần nửa kiếp người. Chính những trải nghiệm thực trong đời cùng những gì mắt thấy tai nghe đó giỳp nhà thơ có cái nhìn bản chất về hiện trạng xã hội tăm tối đương thời. Nếu là một người bi quan trong cơn vận cùng thế bĩ ấy chắc sẽ không khỏi chán nản và bế tắc. Nhưng Nguyễn Công Trứ đã trang bị cho mình một cách xử thế khác người, hơn đời. Ông vượt thoát ra khỏi bầu không khí u ám của xã hội bằng cái nhìn lạc quan, có phần khinh bạc, ngạo nghễ. Vì thế, chưa bao giờ ta thấy tầm vóc nhà thơ trở nên nhỏ bé hay bị lu mờ đi trước hoàn cảnh. Biểu hiện rõ nhất của cái nhìn về hiện trạng xã hội chính là sự khinh bạc cảnh nghèo và cái nhìn chua chát về thế thái nhân tình. 2.1. Khinh bạc cảnh nghèo Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, số lượng những bài thơ viết về cảnh nghèo, cỏi nghèo chiếm một số lượng không nhỏ. Chỉ sơ qua phần “Thiên địa sinh ngụ nguyờn hữu ý”, ta có thể thấy: có khoảng gần 10 bài thơ mà tác giả đặt chữ “nghốo” lờn ngay nhan đề bài thơ (Phận anh nghốo, Vịnh cảnh nghèo, Than cảnh nghèo, Tết nhà nghèo, Vui cảnh nghèo, Thế tình đối với người nghèo, Hàn Nho phong vị phú...).Viết về cảnh nghèo, nhà thơ không chỉ lột tả nỗi khổ của người nghèo: đói cơm, rỏch áo, nợ nần chồng chất, cuộc sống cùng quẫn, kiểu: ở thì : Bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ Đầu kèo mọt tạc vẽ sao, trước cửa nhẹn giăng màn gió mặc thì: Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu Khăn lau giắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần một bộ ăn chơi quỏ thỳ hay chua chát như: Chẳng phải rằng ngây, chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hoá bần thần (Vịnh cảnh nghèo) Do ý thức rất rõ về cảnh nghèo của mỡnh nờn Nguyễn Công Trứ coi cảnh nghèo chỉ là cuộc thử lửa. Một bên là thở than và oỏn trỏch số phận, chịu khoanh tay bó gối, một bên là đối diện và vượt qua bằng sức mạnh của cái nhìn lạc quan, không bao giờ lo lắng và đánh mất hi vọng. Nguyễn Công Trứ chọn cho mỡnh cỏch thứ hai. Chỉ có ông mới có cái nhìn đặc biệt theo kiểu: Tin xuõn đó có nhành mai đó Chẳng lịch song mà cũng biết giêng Đây là cỏi thú “nghèo mà vẫn sang” của nhà nho tài tử.ễng phủ nhận hoàn cảnh bằng cách tạo ra một thế giới giàu sang, sung túc của riêng mình. Hãy tưởng tượng ông ung dung rượu trà, nhưng tựu trung thì: Gúp lá bàng là vối, pha trà mựi chỏt chỏt, chua chua Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Rồi: Đồ chuyên trà, ấm đất sứt vòi Cuộc uống rượu be sành chắp cổ Trầu thì : Têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai, nhổ nhổ Có người cho rằng, ở đây Nguyễn Công Trứ là “nạn nhân của cuộc giằng co tranh chấp giữa hũan cảnh túng thiếu với sự lấp liếm giả vờ”. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, trong suốt 40 năm trời, Nguyễn Công Trứ đã ngang nhiên cười khẩy với cuộc đời và đương đầu với số mệnh bởi ụng luụn cho rằng “người giỏi thường nghốo”, “vốn dễ anh hùng mới cú nghốo”. Thật là ngông, ngông lắm! 2.2. Cái nhìn thế thái nhân tình Là nạn nhân trực tiếp của đồng tiền và của thế thái nhân tình đen bạc, nhà nho kiết xác Nguyễn Uy Viễn tướng công lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội tha hoá đầy rẫy xấu xa, bất công, giả dối. Ông như là một hoạ sĩ vẽ nên bức tranh hiện thực mang tính hoạt kê, ngoại cảnh mang nhiều đường nét tõn kỡ, ngộ nghĩnh, nhiều khi ta nghĩ là ông đang đùa vậy! Vốn đã thẳng thắn bao nhiêu với việc bày tỏ ý tưởng, hoài bão của một trang nam nhi cũng như khẳng định nhân cách sống của một kẻ sĩ trong cuộc đời nghèo khó thỡ ụng lại càng huỵch toẹt, đốp chát bấy nhiêu với thói đời đen bạc, với bọn người ươn hèn giả dối. Ông chửi cả xã hội, không trừ một ai. - Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt như nước ốc, bạc như vôi Tiền tài hai chữ son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi (Thế tình bạc bẽo) - Gớm chết nhân tình thế thái .... Gớm cho thế thái nhõn tình (Nhân tình thế thái) Ông lên án quan lại rất trực diện, đích đáng: Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Mặc sức đõm thựng rồi thỏo đỏy Tha hồ tráo đấu lại lừa thùng Xã hội đương thời dưới con mắt nhà thơ chỉ như một nắm giấy nát mà nhà thơ vo tròn lại rồi ném đi. Xã hội thật nhỏ bé dưới con mắt nhà thơ. Đem cả xã hội ra mà mắng chửi, thiết nghĩ, con người ấy cũng chẳng phải tay vừa! Và từ mệnh đề này ta có thể đi đến việc khẳng định cái “ngụng” của Nguyễn Công Trứ trong cái nhìn về thế thái nhân tình- một cái nhìn ngạo nghễ và rất khinh bạc. 3. Hành lạc - một biểu hiện rõ nhất của cỏi ngụng Nguyễn Công Trứ Ở các nhà nho khác, khi đường hoạn lộ gập ghềnh hay chốn tường đào nhiều bụi bặm, họ sẽ hành tàng và chọn cho mình con đường ẩn dật với lối sống thanh đạm, tri túc quả dục, tĩnh tại và suy tưởng, tâm linh và hướng đạo. Họ sống ẩn dật nhưng vẫn noi gương theo nhưng bậc thánh hiền, túc nho, không vượt ra khỏi cương thường lễ giáo như việc Nguyễn Trãi tỡm về với chốn Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm lập am Bạch Vân suốt ngày ngâm thơ, đọc sách thánh hiền. Nguyễn Công Trứ lại hướng cái nhàn vào kiểu sống cho cá nhân, cho cảm giác nên tuy nhàn mà cũng lại rất nhộn nhịp hăng say. Nhàn đồng nghĩa với hành lạc, là bày ra những trò vui để hưởng thụ về cảm giác, từ thú vui thanh cao đến thú vui trần tục nhất. Ở phương diện này Nguyễn Công Trứ mới thật là phá cách. Ông phá bỏ mọi quy chuẩn của nhà nho, của xã hội phong kiến quy định cho họ để tự tạo lập cho mình một lối sống riêng. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ chúng ta bắt gặp nhiều thú vui của ông như: thú ngao du, thú đàn cờ thơ rượu, thú đỏ đen, thú ả đào ca nhi... mà thú vui nào cũng say sưa. Nguyễn Công Trứ có nhiều bài thơ, thậm chí có cả những chùm thơ về những thú ăn chơi của mình như: Cầm kì thi tửu(3 bài), Phong lưu, Yên hoa, Thú thanh nhàn, Tài tình, Chơi xuân kẻo hết xuân đi...và xen kẽ trong nhiều bài thơ luận kẻ sĩ hay tự thuật. Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Trong bài Cầm kì thi tửu, ông viết: - Ai say ai tỉnh ai thua được Ta mặc ai mà ai mặc ai - Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ Rượu ba chung tiờu sỏi cuộc ngân hà Thú xuất trần tiên vẫn là ta Sách Hoàng Thạch, Xớch Tùng, ờ cũng đáng - Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý Rượu một bầu rút chộn lưu linh ... Lấy bút nghiên mà hẹn với non sông Trong một bài khác, ụng có viết: Trăm năm trong cõi người ta Sóc sổ tính ngày chơi đà được mấy ...Biết mùi chơi chưa dễ mấy người Đem ngàn vàng mà đổi lấy tiếng cười Phong lưu cho bõ kiếp người Ta thấy đặc biệt làm sao khi đọc mấy câu thơ này: Ngoài vòng cương toả chân cao thấp Trong thú yên hà mặt tỉnh say Liếc mắt coi chơi người lớn bé Vểnh râu bàn những chuyên xưa nay Của trời trăng gió kho vô tận Cầm hạc tiêu dao đất nước này (Tự thuật - bài 4) Đọc những vần thơ trên, chúng ta phải tưởng tượng ra cuộc chơi của Nguyễn Công Trứ, hình dung ra hình dáng, cử chỉ, điệu bộ của ụng thỡ mới thật thú! Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Nguyễn Công Trứ còn say mê thú hát ả đào, nhưng không phải lúc nào ông cũng dừng lại ở câu ca tiếng hát có tiếng “cắc tựng” mà còn đắm chìm vào cỏc tỳ vui vật dục. Nguyễn Công Trứ công khai: ... Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề Có yến yến hường mới thú Khi đắc ý mắt đi mày lại (Tài tình) Về vấn đề này, có người cho rằng Nguyễn Công Trứ đã sống quá cỡ: lúc nghĩ đến công danh là lúc dường như ụng quờn hết tất cả để lập cho được công danh: “Không công danh thời nát với cỏ cõy”, nhưng lỳc đó lao vào ăn chơi hưởng lạc lại cũng là lỳc ụng vứt bỏ mọi thứ kể cả chí bình sinh để tận hưởng mọi lạc thú trần gian, trong đó cú thú “hường hường yến yến”. Quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ được đẩy đến mức cực đoan - đõy chớnh là biểu hiện của cái “ngụng” họ Nguyễn mà trước đó không ai sánh kịp. Dự nó cũn nhiều hạn chế nhưng đó là một nét nổi bật trong cá tính của ông: luôn luôn cực đoan vấn đề đến mức cao điểm. Đõy chớnh là những nét vẽ của chữ “ngụng” mà thôi! III. Cỏi ngụng biểu hiện trong thơ Tản Đà. Chúng ta đều biết, sau khi Tản Đà thi không đỗ trở về, người mình yêu đi lấy chồng. Thế là “cử tỳ khụng – mà rể cũng khụng”, Tản Đà thực sự buồn nản.ễng nhỡn sân khấu cuộc đời với phường bất tài, bất trí, thương cho thân mình: lắm tài hoa mà đành khoanh tay chịu đựng cảnh nghốo… đó nung sụi lũng bực tức, ông đâm ra ngụng. Ngụng là thói khinh đời ngạo thế. Nó là cái trạng thái khi cái tri thức bị rượt đuổi đến bước đường cùng. Dường như đó là sự u uất không sao lý giải nổi, muốn lo cho đời mà đời lại chẳng cho lo, khiến tâm hồn bị đè nén đâm ra tư tưởng bất cần đời. Nói chung ngông là một tư tưởng chống đối thời thế đã không chiều lòng người. Chúng tôi đã nghiên cứu cái ngông của thi sĩ trên ba phương diện sau: Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị 1. Quan niệm về cái tài, mộng sự nghiệp Theo Freud “mộng có liên quan mật thiết với đời sống tình cảm và tinh thần con người”. Tản Đà cũng vậy. Bản chất mộng của thi sĩ đã đưa tiên sinh vào một chuỗi ngọc bích nối tiếp bằng mộng đẹp: mộng ái ân, mộng khoa danh, mộng tô bồi bức dư đồ rách. Trong đó, mộng văn chương được xây dựng trên nền ý thức sâu sắc về tài năng của mình, Tản Đà đã viết những trang thơ đầy chất ngông. Tản Đà vốn sinh ra trong một gia đình quan lại và khoa bảng, dòng dõi trâm anh thế phiệt. Anh của Tản Đà đỗ phó bảng, làm đốc học. Anh rể là Nguyễn Thiện kế đỗ cử nhân, làm tri huyện; thân phụ là Nguyễn Danh Kế làm án sát. Do vậy, mà Tản Đà cũng nung nấu khát vọng lập công danh chẳng kộm gỡ Nguyễn Công Trứ: - Sung sướng như chúng ta Thực là nhờ ông cha Giếng sâu mạch nước tốt Cây cao bóng rợp xa (Lờn tám) - Trời cho ta sẵn thông minh Chí chuyên cần tuổi xanh chẳng phụ Tản Đà cũng giống như Nguyễn Công Trứ gặp hội phong vân, bước ra đời gánh vác giang sơn: Hội giú mõy xoay vần mấy lúc Bực tài danh ta có học mà nên Nếu nguyễn Công Trứ nuôi mộng tang bồng hồ thỉ, lưu danh thiên cổ thì Tản Đà: Thân nam tử đứng trong trần thế Cuộc trăm năm có dễ ru mà Có đời mà cũng có ta Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị Sao cho thân thế không là cỏ cây Thật là éo le! Hi vọng càng cao thì thất vọng càng lớn.Tản Đà bao lần hăm hở lều chõng đi thi là một lần bị đỏnh gục.ễng rơi vào trạng huống chán nản bất cần đời và thốt lên cay đắng: Càng học để thi, thi cứ hỏng Thi tàn, học cũng tàn theo thi Từ đó Tản Đà trở thành một “cuồng sĩ” lang thang, phiêu bạt khắp nơi.Do vậy, cỏi ngông của Tản Đà sau khi thi hỏng là thái độ phản kháng với chế độ thi cử bất công, lạc hậu: Bởi ông hay quỏ ụng khụng đỗ Không đỗ ông càng tốt bộ ngông (Tự trào) Tản Đà tự nhận mình là “ụng” đầy ngạo nghễ, kiêu căng, khinh bạc. Trong lối xưng hô và cách lập luận ngược đời ấy (không đỗ vỡ quỏ hay) ta thấy có sự chua chát, bất bình, ngông cuồng ẩn giấu trong lời thơ. Chính sự thất bại của mộng khoa danh đã đưa Tản Đà đi vào giấc mộng văn chương. Tản Đà chính là người đầu tiên sống bằng nghề viết văn, viết báo. Văn chương không phải là một thú chơi tiêu khiển nữa mà thực sự đã thành một nghề, gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai người thi sĩ: Còn non còn nước còn trăng gió Cũn có thơ ca bán phố phường Với “túi thơ đeo khắp ba kỳ”, Tản Đà ôm trọn giấc mộng lớn nhưng cũng lắm truân chuyên. Tản Đà từng viết bài thơ:” Dạm bán áo đoạn” để mỉa mai tình cảnh của mình: Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi Bỏn áo mà mua giấy viết ngông Bán áo để mua giấy đã là hành động ngông lắm rồi và những điều viết lên mặt giấy kia sẽ cũn ngụng đến mức nào? Hành động ngông, cử chỉ Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP Báo cáo khoa học Duyên Vũ Thị Bích & Bùi Thị ngông dường như cả cái giấc mộng kia sẽ thành ngông nốt! Vỡ nó luụn đem lại sự thất bại, sự bế tắc mà mỗi lần như vậy Tản Đà càng thêm bất cần đời, càng ngông nghênh, ngạo nghễ hơn. Đến gần cuối đời, khi “Tiễn ông Công lên chầu trời” nhà thơ đã nghiệm ra đầy đau xót: Khi làm chủ bỏo lỳc viết mướn Hai chục năm dư cảnh khốn cùng Ngày xanh như ngựa đầu xanh bạc Chán cả giang hồ hết cả ngông Ông tự nhận mình có tài ngông: Thiên tào tra sổ xét vừa xong Đệ sổ lờn trỡnh thượng đế trông - Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới về tội ngông (Hầu trời) Nhưng cuối cùng thi sĩ nhận ra rằng: “chán cả giang hồ hết cả ngụng”. Rõ ràng, ngông là bản lĩnh của Tản Đà, gần như một thuộc tính của Tản Đà. Chớnh trong xã hội phong kiến mới sinh ra tội ngông. Tản Đà ngông cũng chính là một cách phản đối lại với đời.ễng khinh bạc tất cả.Giọng văn đầy khẩu khí, ngụng nghờnh.Tuy biết rằng mỡnh nghốo nhưng Tản Đà cất cao giọng mỉa mai đầy tự mãn, đầy chất ngông về bản thân: Làm quan vớ cú dễ như chèo Tớ đến năm nay đã chẳng nghèo (Lo văn ế) Hay: Người ta hơn tớ cái phong lưu Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo (Sự nghèo) Có người viết về cỏi ngụng của Tản Đà như sau:”Nếu đọc thơ Tản Đà trên mọi khía cạnh mà không đọc những bài thơ cũng như những đoạn văn về Líp: K56A - Khoa Ngữ văn Hà Nội Trường ĐHSP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan